Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi thực hiện tốt thói quen vệ sinh

doc 18 trang vanhoa 8275
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi thực hiện tốt thói quen vệ sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_thu.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi thực hiện tốt thói quen vệ sinh

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của cả dân tộc. Mà sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của quốc gia. Vì vậy việc đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt thì cần được sự chăm sóc của gia đình - nhà trường - xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc trẻ. Mặt khác việc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh tốt là việc làm hết sức cấp thiết. Bởi xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, con người ngày càng chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt nhiều vi rút gây bệnh mới xâm nhập gây tổn hại đến sức khỏe trẻ. Hiện nay, đa số các em nhỏ đặc biệt là các cháu Mầm non rất dễ mắc phải bệnh “Tay, chân, miệng” căn bệnh này cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa chỉ phòng bệnh là chính.Vì vậy việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ sẽ giúp trẻ phòng chống được một số bệnh, đồng thời giúp trẻ tạo được một số thói quen vệ sinh cần thiết khi còn nhỏ. Nhiều nhà khoa học đã qua nghiên cứu và cho rằng việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng có tác dụng hơn mọi loại vắc xin. Bởi vậy bản thân là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, thế hệ tương lai của nước nhà. Các cháu mầm non với đôi mắt trong veo đầy thơ mộng, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì tròn, còn không khéo thì méo mó. Bản thân tôi xác định trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi giáo viên. Nó giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được những bệnh tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nền nếp tốt. 1
  2. Con người sức khỏe là vốn quí nhất, có sức khỏe là có thể làm được tất cả mọi công việc. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái, môi trường sống trong sạch thì việc vệ sinh hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Con người cần phải rèn luyện và biết bảo vệ giữ gìn chăm sóc sức khoẻ thì con người mới khỏe mạnh được. Nhưng đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này trẻ còn yếu và chậm, vì vậy việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân cho trẻ là hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết, vệ sinh cho trẻ là phòng tránh được bệnh tật, tăng cường sức khỏe hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, nhờ có sức khỏe mà giúp trẻ phát triển về đức, trí, thể, mĩ. Nhiệm vụ chính của chúng ta là hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ bản thân. Là cô giáo mầm non tôi nghĩ mình cần phải đầu tư nhiều vào việc giáo dục vệ sinh cho trẻ. Bởi thực tế qua nhiều năm đứng lớp bán trú, tôi thấy trẻ trước khi đến trường chưa có những thói quen và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân. Hầu hết trẻ chưa biết đánh răng, lau mặt, rửa tay như thế nào cho sạch và đúng cách. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi cách để hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt. Xuất phát từ những lí do đó, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi thực hiện tốt thói quen vệ sinh ” để làm đề tài nghiên cứu. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Hình thành ở trẻ những thói quen, kĩ năng vệ sinh đúng cách, đúng quy trình và vì sao cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhằm giúp trẻ thấy được khi cơ thể thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ mang đến một cơ thể khỏe mạnh. III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Việc hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh tốt có tác dụng rất to lớn đối với sức khỏe trẻ. Đối với bất kì trẻ ở lứa tuổi nào, ở bất kì nơi đâu chúng ta cũng có thể 2
  3. áp dụng được, nhưng bản thân tôi là một giáo viên Mầm non dạy lớp 5 - 6 tuổi nên tôi muốn tập trung vào việc giáo dục vệ sinh cho trẻ ở độ tuổi này. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non. B. PHẦN NỘI DUNG I.THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU Thói quen hành vi văn minh là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hoá. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi luôn xác định giáo dục vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện, có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành nhân cách trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, giáo dục vệ sinh cần phải bắt đầu từ trường mầm non và cần phải được duy trì thường xuyên. Hiện nay, các giáo viên ở trường mầm non tuy có tâm huyết và có tinh thần trách nhiệm cao. Chưa quan tâm thường xuyên nhắc nhở đến việc vệ sinh cho trẻ và chưa rèn cho trẻ rửa tay rửa mặt theo qui trình mà chỉ cho trẻ tự rửa lấy, chưa quan tâm chú ý đến cách rửa của trẻ mà trẻ chỉ thích nghịch với xà phòng, với nước, chưa có nề nếp rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, chưa tuyên truyền phối hợp với gia đình để cùng thực hiện các thói quen vệ sinh cho trẻ. Đặc biệt các tranh ảnh tuyên truyền về vệ sinh còn ít, phương tiện đồ dùng cá nhân còn sơ sài. Một số phụ huynh vẫn coi nhẹ việc vệ sinh cá nhân của con em mình nên chưa thực sự quan tâm đến. Và trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi : - Được sự quan tâm tạo điều kiện của BGH nhà trường và phòng Giáo dục, phụ huynh học sinh giúp đỡ về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. - Các cháu đều ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rải, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho vệ sinh. 3
  4. - Bản thân là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục vệ sinh cá nhân đối với sức khỏe trẻ. * Khó khăn: - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ hiếu động . - Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy - Phần lớn các cháu trong lớp đều là con em trong gia đình bố mẹ làm ruộng, lao động tự do cả ngày nên có ít thời gian chăm sóc và giáo dục con cái. - Đối với vùng nông thôn cha mẹ hàng ngày chân lấm tay bùn nên việc giáo dục vệ sinh chưa được phụ huynh thực sự chú trọng, phụ huynh chỉ quan tâm trẻ học được chữ gì, có được làm toán như ở tiểu học không. * Kết quả khảo sát thực tế Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát lớp, với tổng số 36 cháu nhưng có 20 cháu là nam, còn 16 cháu nữ. Phần đa các cháu rất hiếu động, chưa nắm vững được các thao tác vệ sinh cá nhân đúng cách như lau mặt, rửa tay, đánh răng Qua quá trình tiếp xúc, trò chuyện quan sát và tiến hành thực hành các kĩ năng vệ sinh của trẻ cho kết quả như sau: Số trẻ Số trẻ TT Nội dung Tỷ lệ % tham gia đạt được Thói quen tự vệ sinh thân 1 36 20 55,6% thể của trẻ Thói quen vệ sinh môi 36 2 19 52,8% trường của trẻ. 3 Kĩ năng rửa tay 36 22 61,1% 4 Kĩ năng lau mặt 36 21 58,3% 5 Kĩ năng đánh răng 36 20 55,6% 4
  5. Từ những đặc điểm và tình hình thực tế của bản thân và của lớp mình, tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp thích hợp, để từng bước giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh. Để làm được điều đó tôi sử dụng một số biện pháp sau: II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Biện pháp 1: Giáo viên nắm vững nội dung và các quy trình giáo dục vệ sinh cho trẻ. + Nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ: - Cô giáo hướng dẫn cho trẻ được nội dung yêu cầu: Các cháu mẫu giáo tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu những kiến thức thông thường. Vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu. - Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu: Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân. Vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập trước cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo. Ví dụ: Thao tác ch¸u tËp rửa tay. - Đầu tiên cô phải nêu tác dụng của việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch nó giúp cho đôi tay luôn sạch sẽ và quan trọng nhất khi các con sử dụng tay để cầm quà ăn hay khi cầm thìa ăn cơm thì tránh cho các vi khuẩn theo đó đi vào cơ thể chúng ta. (Cho trẻ xem hình ảnh) - Tiếp theo cô giới thiệu với trẻ quy trình rửa tay đúng cách gồm có 6 bước, cô dùng lời lẽ súc tích hướng dẫn trẻ 1 cách chính xác, cô có thể vừa làm vừa giải thích hoặc cho một trẻ đã được tập trước lên làm cho cả lớp xem. Nhắc nhỡ các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu bên trong. 5
  6. Ví dụ: Cháu Thiện Nhân sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy khó chịu và không chịu đi ngủ. Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ 5 - 6 tuổi có thói quen vệ sinh tốt thì trước hết giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỉ năng thực hành cho trẻ, cụ thể: Thói quen vệ sinh cần rèn: - Trẻ tự lau mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện, chải đầu, - Biết gấp, cất trải nệm, gối. - Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. - Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: Không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch. - Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh. - Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. - Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp lớn, ngoài ra cần rèn cho trẻ như: Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn; Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi , ho + Quy trình giáo dục vệ sinh cho trẻ: Để hình thành cho trẻ những yêu cầu kĩ năng trên, bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các đồng nghiệp đi trước, nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Qua đó tôi đã tiếp thu các quy trình đúng về rửa tay, lau mặt, đánh răng và áp dụng vào dạy trẻ. - Quy trình rửa tay bằng xà phòng có 6 bước: + Bước 1: Làm ướt hai tay bằng nước sạch, xoa xà phòng vào lồng bàn tay, chà xát hai lồng bàn tay. + Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay nay cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 6
  7. + Bước 3: Dùng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại. + Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẻ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại. + Bước 6: Xả sạch xà phòng dưới vòi nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. - Quy trình lau mặt: Bước 1: Lau mắt Bước 2: Lau mũi Bước 3: Lau miệng Bước 4: Lau trán,má, cằm Bước 5: Lau cổ - Quy trình đánh răng (mô tả bằng hình ảnh), cách súc miệng bằng nước muối Bản thân tôi thường xuyên đọc sách báo sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện về giáo dục vệ sinh cho trẻ viết vào sổ bồi dưỡng chuyên môn, tự học để lồng ghép vào các tiết dạy, giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt nhanh hơn. * Biện pháp 2: Rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh - Vệ sinh môi trường nền nếp của lớp. Các cháu ở lớp thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ mọi sinh hoạt của lớp có nền nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm, thông thoáng sạch sẽ, tất cả những cái đó đều ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ như: Lớp học sạch đẹp cháu không nỡ vất rác bừa bãi, không vất đồ chơi lung tung . Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt. - Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu, vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn luyện bản thân và 7
  8. tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. - Đặc thù của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Để tạo cho trẻ một thói quen luôn giữ gìn vệ sinh môi trường lớp cũng như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tôi luôn nhắc nhở động viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời hay lồng ghép vào các tiết dạy để trẻ có được thói quen biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở trường cũng như ở nhà . Như khi ở nhà trẻ không vứt giấy, lá bừa bãi làm bẩn và ô nhiễm môi trường sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Khi ở lớp trong giờ học không khạc nhổ bừa bãi ra lớp, không vứt đồ chơi lung tung, không xô đẩy bàn ghế, như thế đã hình thành cho trẻ một thói quen đã biết giữ vệ sinh chung. VD: Trong giờ tạo hình “Cắt dán ô tô tải” khi học xong tôi nhắc trẻ nhặt giấy vụn vào thùng rác, cuối giờ tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng. VD: Trong giờ hoạt động góc, khi chơi không được ném lung tung, chơi nhẹ nhàng không tranh nhau . Tôi hỏi trẻ để cho các đồ chơi được sạch sẽ bền đẹp thì chúng ta phải cất đồ chơi như thế nào? Nếu trẻ chơi xong mà quên thì tôi nhẹ nhàng nói với trẻ: Con cất đồ chơi vào đúng nơi qui định. VD: Trong giờ hoạt động ngoài trời khi cho trẻ chơi tự do đồng thời giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh không vứt rác, vứt giấy ra sân trường. Không nghịch đất cát, không vẽ bừa bãi lên tường, lên cửa lớp hoặc biến giờ chơi của trẻ thành hoạt động bổ ích dạo chơi sân trường nhặt lá vàng , nhặt rác để vào đúng nơi quy định. Để cho môi trường lớp và cá nhân trẻ được sạch sẽ cô luôn động viên nhắc trẻ ở mọi lúc mọi nơi thì mới tạo cho trẻ một thói quen vệ sinh môi trường và vệ sinh sạch sẽ. Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy trong các hoạt động, trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ như : Nhìn thấy lá rụng tự nhặt bỏ vào thùng rác, nhìn thấy vỏ hộp sửa của các em nhà trẻ vứt 8
  9. chạy ra nhặt bỏ vào thùng rác không cần cô giáo nhắc nhở. Vì vậy, rèn luyện cho trẻ thói quen hành vi văn minh là một vấn đề rất quan trọng. * Biện pháp 3: Lồng ghép các nội dung giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Không như những bậc học khác, ở bậc học Mầm non hoạt động học tập luôn gắn liền với hoạt động vui chơi. Ở trường cô giáo đóng vai trò như người mẹ thứ hai, hướng dẫn giúp đỡ trẻ khi cần thiết trong tất cả các hoạt động, cô luôn chủ động chuyện trò tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ. Bởi vậy tôi luôn tranh thủ thời gian để lồng ghép các nội dung giáo dục về thói quen vệ sinh và kỉ năng thực hành trong ngày. + Trong giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng thức dậy như: Sáng ngủ dậy con làm những gì? Con làm như thế nào? Vì sao phải làm như thế? Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình và cô khen trẻ động viên trẻ những việc làm đúng cần phải phát huy, những việc làm chưa đúng thì cô nhắc nhở, hướng dẫn trẻ làm đúng hơn. Ngoài ra cô dặn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân như cắt móng chân, móng tay, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước sạch. + Trong giờ hoạt động học có chủ đích tôi thường lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh vào những tiết học phù hợp. Ví dụ: Ở tiết học âm nhạc: Dạy hát “Em tập đánh trăng” tôi giáo dục trẻ hằng ngày sau khi thức dậy mỗi buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ, nhắc trẻ đánh răng đúng cách. + Tiết học Môi trường xung quanh “Các bộ phận trên cơ thể bé” Tôi kết hợp trò chuyện và lồng ghép giáo dục cho trẻ biết: Để có sức khỏe tốt ngoài thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì phải thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ. Hay tiết “Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể trẻ” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách nhẹ nhàng trên từng chi tiết. VD: Khi nói đến đôi chân thì hỏi trẻ: Bảo vệ đôi chân thì phải làm thế nào? Đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì? chứ không giáo dục chung chung trẻ sẽ mau quên. 9
  10. + Ở giờ hoạt động ngoài trời: Khi dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, cho trẻ trò chuyện sau đó cho trẻ cùng làm mô phỏng các thao tác thực hành cùng cô qua đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra tôi còn đưa những câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục vệ sinh để đọc, để kể cho trẻ nghe như câu chuyện “Thỏ con bị đau răng”, đọc thơ giờ ăn để từ đó trẻ làm gương. Trẻ biết vì sao bạn không thường xuyên đánh răng vào buổi tối sau khi ăn kẹo bánh thì sẽ bị sâu răng?. Nhắc trẻ có thói quen sau khi đi đại tiện xong thì nhớ rửa tay bằng xà phòng cho sạch, lúc đó mới giữ gìn vệ sinh tốt. + Trong giờ hoạt động góc: Ở góc phân vai tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa mặt cho em búp bê, rửa tay cho em búp bê, hay chơi nấu ăn luôn nhắc nhở trẻ trước khi chế biến thức ăn thì phải rửa tay sạch sẽ, chơi xong nhắc nhở trẻ sắp xếp đồ chơi gọn gàng và rửa tay sạch sẽ. Ở góc thiên nhiên môi trường giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên, không hái hoa bẻ cành và trong quá trình chơi với bạn bè: biết nhường nhịn bạn khi chơi, không đánh nhau, cãi nhau. + Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, mời bạn, cầm muỗng bằng tay phải. Trong khi ăn không được nói chuyện, nhai nhồm nhoàm, không đi lại lung tung, không bỏ dở suất ăn, ¨n xong c¸c con còng nªn nhí röa tay, röa mÆt s¹ch sóc miÖng b»ng n­íc muèi ®Ó ®Ò phßng c¸c bÖnh vÒ r¨ng. Nhắc trẻ khi uống nước từ từ, không rót quá đầy, thò tay vào bình nước +Trong giờ hoạt động chiều: Tôi thường ôn luyện các thao tác, vệ sinh như tập cho bé tửa tay, lau mặt đánh răng đúng cách Đây là thời điểm tôi hướng dẫn lại cho trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh một cách cụ thể theo quy trình. Ngoµi ra t«i cßn rÌn luyÖn cho c¸c ch¸u cã thãi quen gi÷ g×n th©n thÓ s¹ch sÏ. VÝ dô: T«i th­êng d¹y cho c¸c ch¸u c¸ch ch¶i ®Çu tãc, biÕt sửa sang l¹i ¸o quÇn gän gµng, biÕt cµi nót ¸o sao cho ®Ñp, mang mÆc quÇn ¸o sao cho phï hîp víi thêi tiÕt ®Ó c¬ thÓ khoÎ m¹nh, s¹ch sẽ, tù tin 10
  11. * Biện pháp 4: Tổ chức tốt giờ hoạt động vệ sinh cho trẻ. - Ngay từ đầu năm học, cô phải hướng dẫn thật tỉ mỉ cho trẻ vệ sinh cá nhân như thế nào cho đúng: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên tắm gội sạch sẽ, đánh răng hằng ngày, móng tay và móng chân phải được cắt ngắn, tóc cũng phải được cắt hoặc buộc lên cho gọn gàng, mặc quần áo sạch sẽ đến lớp học, để dép ngoài cửa trước khi vào lớp, bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định Việc tổ chức tốt hoạt động thói quen vệ sinh cho trẻ rất quan trọng, vì khi tổ chức cho trẻ trẻ được thực hành, được trải nghiệm. Từ đó giúp trẻ có thao tác vệ sinh thành thạo hơn. Ví dụ: Dạy trẻ cách rửa tay, lau mặt. 1. Chuẩn bị: - Nước (Vòi xả ở nhà vệ sinh) - Xà phòng, khăn khô lau tay cho trẻ. - Chậu đựng khăn bẩn 2. Cách tiến hành: * Ổn định giới thiệu bài: Cùng nhau hát bài hát: ‘Tay thơm tay ngoan’ đi tới vòi nước. - Các con vừa hát xong bài gì? À! đúng rồi đấy là bài hát “tay thơm tay ngoan”, muốn cho đôi bàn tay của chúng mình thơm tho sạch sẽ, khuôn mặt không bẩn thì chúng mình phải làm gì? (rửa tay, lau mặt). - Đúng rồi nhưng các con ạ ! rửa tay, rửa mặt cũng phải biết cách, có thế tay và mặt của chúng ta mới sạch được. Muốn làm được như vậy các con chú ý xem cô làm trước nhé! *Cô làm mẫu + Rửa tay. - Khi rửa tay cô kéo cao tay áo lên. 11
  12. - Đầu tiên xoa xà phòng vào tay rồi cô rửa cổ tay, mu bàn tay, các ngón tay sau đó cô đan 2 lòng bàn tay vào nhau để rửa các kẽ ngón tay, chụm tay lại và kỳ vào giữa lòng bàn tay kia và ngược lại. - Khi rửa cô hướng tay xuống dưới vòi nước chảy. - Rửa xong cô búng tay vào bồn cho hết nước ở tay và nhớ không được vẩy tay ướt vào mặt các bạn. - Sau đó lấy khăn khô để lau tay cho khô các con nhớ chưa nào. + Lau mặt. - Để lau mặt, đầu tiên cô trải khăn rộng ra trên lòng bàn tay. - Khi lau cô dùng 2 ngón tay cái của tay để lau mắt, tiếp đó cô dịch khăn để lau mũi. Tiếp theo cô dịch khăn để lau miệng. Tiếp theo cô gấp đôi khăn lại để lau trán, má, cằm hai bên, sau đó cô gấp đôi khăn lau cổ, trở khăn lau gáy.Khi lau xong cô bỏ khăn mặt bẩn vào chậu. Thế là cô đã có đôi bàn tay và khuôn mặt sạch rồi đấy! * Trẻ thực hiện: - Bây giờ lần lượt các con lên rửa tay trước nào. - Cho trẻ rửa tay, cô bao quát hướng dẫn, nhắc nhở những trẻ chưa làm được. Sau khi rửa tay xong ra giá lấy khăn mặt đúng kí hiệu của mình để lau mặt. Cô nhắc nhở trẻ làm đúng thao tác. Như vậy các con đã rửa mặt, rửa tay thật sạch sẽ rồi đấy!cô thấy bạn nào cũng sạch sẽ và đáng yêu quá!cô khen tất cả các con nào! Trên đây là một bài soạn về cách hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động vệ sinh. Để hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ thì chúng ta phải thực hiện ngay khi trẻ đã vào nề nếp của lớp. Biện pháp quan trọng nhất là hằng ngày cô phải kiểm tra vệ sinh trẻ về một số vấn đề đơn giản như: Trước khi đi học các con đã rửa tay chưa? Chân tay mặt mũi sạch sẽ chưa? Đã chải tóc chưa? Đã đánh răng khi ngủ dậy chưa? Và giáo viên phải tuyên dương, động viên kịp thời khi trẻ thực hiện đúng một trong những vấn 12
  13. đề vệ sinh trên, bên cạnh đó, động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện được lần sau cố gắng. Thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, đến lớp treo áo, mủ, để dép vào giá, dọn bàn ghế lại cho gọn gàng .cứ như thế hằng ngày cô động viện kịp thời trẻ, vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ dần dần hình thành thói quen vệ sinh tốt. * Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục vệ sinh cho trẻ. Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ. Tôi thiết nghĩ với bất kì một hoạt động nào của trẻ ở trường Mầm non thì việc phối kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là điều không thể thiếu. Tôi thường tận dụng khoảng thời gian đón trẻ và trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa và tác dụng của việc thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. Gợi ý cho phụ huynh xem những hình ảnh về nội dung giáo dục vệ sinh, hướng dẫn phụ huynh cách vệ sinh đúng để ở nhà phụ huynh quan sát cháu thực hiện, giúp đỡ nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh đung quy trình. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh tốt. Để có một sức khỏe tốt và hình thành thói quen cho trẻ một thói quen vệ sinh các nhân sạch sẽ tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các cháu vì các cháu còn bé việc đầu tiên là không cho trẻ mang quà đến lớp, nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ, ăn cơm xong súc miệng nước muối, cắt móng tay, thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để cùng thống nhất cách rửa tay, rửa mặt ở lớp cũng như ở nhà nên rửa tay bằng xà phòng, rửa tay dưới vòi nước sạch. Trao đổi gặp riêng với bậc phụ huynh nào có cháu thường xuyên ăn mặc chưa gọn gàng, mặt mũi nhem nhuốc 13
  14. Tôi đưa ra một vài minh chứng về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đối với sức khoẻ của con người đặc biệt là với trẻ. Trẻ còn non nớt, sức đề kháng chưa cao. Tôi đưa một số hình ảnh về trẻ bị chân, tay, miệng và cho phụ huynh biết bệnh đó nguyên nhân chính là do vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. Vì vậy nếu giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì có thể tránh được 90% nguy cơ mắc bệnh. Đối với cháu chưa có ý thức tốt tôi gặp riêng phụ huynh trao đổi để phụ huynh và cô giáo cùng tìm ra biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Từ việc kết hợp với các bậc phụ huynh tôi nhận thấy trẻ đã có nhiều thay đổi hơn trong việc vệ sinh hàng ngày. Đã biết ăn mặc sạch sẽ, quần áo gọn gàng đến lớp, biết giữ gìn vệ sinh ở lớp cũng như ở nhà, biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định và không còn tình trạng trẻ đến lớp mà đầu tóc rối bù, mặt mũi nhem nhuốc nữa. Điều đó cho thấy phụ huynh đã thật sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho con em mình. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Sau một thời gian vận dụng và thực hiện các biện pháp trên để giáo dục vệ sinh cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, các cháu còn chưa nắm rõ các thao tác vệ sinh rửa tay, lau mặt chưa biết lúc nào nên rửa tay, lúc nào đánh răng lau mặt. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cùng với sự chung sức của các bậc phụ huynh quan tâm đến giáo dục vệ sinh cho trẻ, đến nay lớp đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: 1. Đối với trẻ: Đa số trẻ có thói quen vệ sinh tốt như : Biết tự rửa tay khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn cơm, biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết đánh răng sau khi ăn, biết tự rửa mặt khi ngủ dậy. -Kết quả khảo sát sau khi thực hiện các giải pháp của lớp tôi như sau: Số trẻ Số trẻ đạt Tỷ lệ TT Nội dung tham gia được % Thói quen tự vệ sinh 1 36 34 94,4% thân thể của trẻ 14
  15. Thói quen vệ sinh môi 36 2 33 91,7% trường của trẻ. 3 Kĩ năng rửa tay 36 35 97,2% 4 Kĩ năng lau mặt 36 35 97,2% 5 Kĩ năng đánh răng 36 34 94,4% Từ kết quả trên cho thấy, ý thức vệ sinh của trẻ tăng lên rõ rệt, phần lớn trẻ trong lớp tôi đã biết tự vệ sinh thân thể khi cần thiết theo đúng quy trình. Đặc biệt năm vừa qua ở lớp tôi phụ trách cũng như trường Mầm non chúng tôi không xảy ra dịch bệnh “Tay, chân, miệng” và các bệnh ngoài da. 2. Đối với giáo viên: Việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều. Vì vậy, qua thời gian thực hiện đề tài tuy thời gian không dài nhưng bản thân tôi đã biết lập kế hoạch phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách. Bản thân nắm vững chắc các quy trình, các thao tác rửa tay, lau mặt, đánh răng, đồng thời biết vận dụng các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung về giáo dục vệ sinh khi hướng dẫn trẻ thực hiện nên tao sự hứng thú, tích cực cho trẻ giúp trẻ nắm bắt các thao tác nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn. 3.Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh cũng được tuyên truyền có kiến thức kĩ năng vệ sinh cá nhân để khi ở nhà làm gương cho con trẻ noi theo. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ vệ sinh thân thể, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; số lượng phụ huynh học sinh tham gia đông hơn kết quả lượng phụ huynh dự họp trong cả hai kỳ họp vừa qua ở các lớp đều đạt trên 85%. 15
  16. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái nhiều hơn, tốt hơn, cha mẹ cảm thấy thỏa mãn khi con mình đã dần dần có ý thức tự vệ sinh cá nhân mỗi sớm ngủ dậy chuẩn bị đến trường mà không cần phải để bố mẹ nhắc nhở, ở nhà trước sau khi ăn cơm hay khi đi vệ sinh xong biết rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Hình thành cho trẻ có thói quen vệ sinh tốt là việc làm có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành nhân cách trẻ. Bởi nếu mỗi cá nhân không được tạo lập và hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh cho chính bản thân mình thì chắc chắn sẽ không thể có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng. Là một giáo viên mầm non tôi luôn nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh đối với trẻ, nên tôi luôn cố gắng nổ lực tìm tòi mọi biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ có kĩ năng vệ sinh tốt, giúp trẻ khỏe mạnh. Bằng việc thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tôi thấy sức khỏe trẻ ngày một tốt hơn, trẻ năng động hoạt bát, tiếp thu các kiến thức nhanh hơn, tham gia vào các trò chơi cùng bạn giúp cho tuổi thơ của trẻ có nhiều kỉ niệm đẹp. Không những thế nó còn giúp đào tạo thế hệ tương lai của đất nước có ý thức hơn trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng trước sự tấn công của dịch bệnh. Giáo dục vệ sinh cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết nhằm chống lại những mầm móng bệnh tật có khả năng lây truyền cho trẻ khi trẻ không được vệ sinh sạch sẽ như dịch tay, chân, miệng và đại dịch NCOV- 19. Chính vì vậy bản thân tôi cũng luôn mong muốn các bạn đồng nghiệp, các bậc phụ huynh, mỗi một bản thân trẻ ngày càng nâng cao hơn nữa ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân để có một cuộc sống thật khỏe mạnh II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành thói quen vệ sinh tốt cho trẻ. Bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: 1. Đối với phòng giáo dục: 16
  17. Trang cấp thêm tài liệu, sách báo liên quan đến giáo dục vệ sinh để mỗi giáo viên đều biết được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn kĩ năng vệ sinh cho trẻ. 2. Đối với nhà trường và địa phương: Cần tạo điệu kiện cho chị em học hỏi, sưu tầm thêm các bài hát, bài thơ, câu chuyện hay những hình ảnh mang tính giáo dục vệ sinh cho trẻ. Cần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện các chuyên đề vệ sinh như chuyên đề “Bé học đánh răng”, chuyên đề “Bé học rửa tay” giúp trẻ nắm được thao tác và trình tự các bước. Trên đây là một số biện pháp tôi thực hiện để giúp trẻ 5- 6 tuổi thực hiện tốt thói quen vệ sinh . Tôi mong rằng những biện pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến và tích cực đổi mới trong quá trình vận dụng. Trong quá trình thực hiện chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ, góp ý của hội đồng nhà trường, của hội đồng chuyên môn bậc học Mầm non để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 17