Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê

pdf 29 trang binhlieuqn2 5833
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê

  1. - Chọn những giáo viên có năng lực làm nòng cốt cho phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. - Cần tập trung vào những vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. - Những sáng tạo về đồ dùng dạy học, cách sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học hiện đại cũng như cách giữ gìn bảo quản. - Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm sau đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Đưa những sáng kiến hay áp dụng thực tế trong toàn trường. - Bồi dưỡng thông qua viết sáng kiến kinh nghiệm là phương thức tự học, tự bồi dưỡng tốt nhất cho giáo viên.Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như quá trình viết và trao đổi kinh nghiệm, trình độ mọi mặt của giáo viên được nâng lên một cách tích cực nhất . 3.2.2.10. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hội thi: Việc tổ chức cho giáo viên tham gia các hội thi là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu chuyên môn, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ hiểu biết. Học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh được nhiều ý hay. Qua hội thi giáo viên có điều kiện để vận dụng và phát huy năng lực sáng tạo của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn . - Các hội thi trong năm học của nhà trường: + Thi “Giáo viên dạy giỏi”. + Các kỳ thi chọn học sinh giỏi bộ môn văn hóa, thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng + Thi “Làm đồ dùng dạy học” + Thi "Khoa học kĩ thuật" + Thi " Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn" + Thi “Tìm hiểu Lịch sử quê hương”. + Hội thi “Các trò chơi dân gian”. Đây là những hội thi lớn trong năm học được đưa vào kế hoạch ngay từ đầu năm và được bàn bạc cụ thể trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm. Giúp giáo viên chủ động có kế hoạch tự bồi dưỡng để khi tham gia các hội thi mang lại kết quả cao. Sau mỗi hội thi đều có tổng kết đánh giá động viên khen thưởng những cá nhân đạt thành tích cao, góp ý những cá nhân chưa có sự cố gắng. Tổ chức rút kinh nghiệm để hiệu trưởng có phương hướng chỉ đạo tốt hơn, đồng thời giúp cho giáo viên tự rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. - 18 -
  2. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 3.3.1. Động viên giáo viên tự bồi dưỡng: Giáo dục bậc THCS là giai đoạn giáo dục của việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Những kết quả đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời của con người. Điều này phụ thuộc nhiều vào các thày cô giáo, người mẹ hiền thứ hai của học sinh và chúng ta cũng thấy rằng thế giới đang thay đổi, mọi nhu cầu và phương pháp giáo dục đang được phát triển nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng đó. Đây chính là lý do mà mỗi giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng để đáp ứng với nhu cầu xã hội đòi hỏi người giáo viên sẽ tự học như thế nào? Có nhiều hình thức tự học phù hợp như: + Đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế, theo học một lớp hàm thụ, nghe thảo luận, tự đọc sách. + Học theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. + Học trên băng hình, sách vở, báo chí, các thông tin đại chúng + Học các bạn đồng nghiệp (qua dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm ) + Vào mạng khai thác những bài giảng, tư liệu phục vụ giảng dạy Qua tự học giáo viên sẽ tìm những điểm hay, những cái mới và tập vận dụng vào thực tiễn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao khả năng Vận dụng được những phương pháp dạy học tích cực vào trong giáo dục phổ thông. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp theo chủ điểm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, kích thích tìm tòi khám phá, phát hiện tìm kiếm. Qua đó tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hiệu quả hơn. 3.3.2. Sử dụng công tác quản lý phù hợp Muốn quy tụ được đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm tốt, đoàn kết nội bộ, phục tùng cấp trên thì người cán bộ quản lý phải biết sử dụng phương pháp phù hợp, bao gồm 4 phương pháp quản lý sau: - Phương pháp thuyết phục: Cán bộ quản lý tác động vào nhận thức của con người bằng lý lẽ làm cho con người nhận thức đúng đắn và tự nguyện, thừa nhận các yêu cầu của người quản lý, từ đó có thái độ hành vi phù hợp với các yêu cầu đó. Nhận thức là bước hành động đầu tiên của con người, bản chất của con người là tốt và không ưa sự cưỡng bức về tư tưởng. Vì vậy nhẹ nhàng thuyết phục sẽ làm cho con người tự nguyện nhận ra cái đúng, cái sai của mình để rồi có những cử chỉ, ứng sử và hành vi đúng. - 19 -
  3. - Phương pháp kinh tế: Cán bộ quản lý, tác động đến giáo viên thông qua lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cực của giáo viên. Đó là tác động vào nhu cầu cơ bản của con người. Đề ra các chỉ tiêu thưởng phạt vật chất gắn liền với chất lượng thực hiện công việc được giao. - Phương pháp hành chính tổ chức: Cán bộ quản lý tác động đến giáo viên trên cơ sở và quyền lực hành chính, bất kì một hệ thống quản lý nào cũng đều có mối quan hệ tổ chức, có quan hệ, quyền uy và phục tùng, quan hệ cá nhân và tổ chức. Đây là phương pháp cưỡng bức đơn phương một bên là hiệu trưởng ra quyết đinh, một bên là giáo viên phục tùng. Phương pháp này nhằm khơi dậy sức mạnh tổ chức, xác lập trật tự kỷ cương của bộ máy giúp cho quyết định của cán bộ quản lý được thi hành một cách nhanh chóng và chính xác. - Phương pháp tâm lý giáo dục: Cán bộ quản lý tác động đến giáo viên thông qua đời sống tâm lý giáo viên như: Tâm tư tình cảm, nguyện vọng . nhằm khai thác tiềm năng con người, kích thích ở giáo viên niềm say mê của con người, ý thích tự nguyện tự giác trong công việc. - Trong những năm làm công tác quản lý, đặc biệt là năm 2013-2014 tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý nêu trên. Tùy từng hoàn cảnh, tùy từng cá nhân để áp dụng phương pháp quản lý sao cho phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng một biện pháp (phương pháp) duy nhất trong tình huống quản lý. Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là đối tượng chủ yếu của các nhà quản lý mà con người vốn lại rất phức tạp và đa dạng. Vì vậy, khi sử dụng các phương pháp trong tình huống quản lý đòi hỏi phải hết sức khéo léo, linh hoạt và tế nhị bởi lẽ các phương pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ còn quyết định thành công lại phụ thuộc chính vào tài năng vận dụng các phương pháp của người cán bộ quản lý. 3.3.3 . Cán bộ quản lý luôn tự hoàn thiện mình Cán bộ quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình: Lâu nay cán bộ quản lý thường vẫn hay đòi hỏi giáo viên phải thế này, phải thế kia mà không cần để ý đến mình đã làm những gì và làm như thế nào trước đội ngũ giáo viên. Như vậy công việc hiệu quả sẽ không cao, giáo viên sẽ không phục tùng, người cán bộ quản lý sẽ hoàn toàn không có uy tín đối với cấp dưới. Vì vậy, để tạo được uy tín đối với cấp dưới thì bắt buộc người cán bộ quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của người quản lý với những năng lực và phẩm chất cơ bản sau: - Về phẩm chất: Người cán bộ quản lý phải có phẩm chất chính trị tốt, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước. Luôn gương - 20 -
  4. mẫu đi đầu trong các hoạt động và các phong trào thi đua của nhà trường. Sống hòa mình với tập thể giáo viên làm việc nhiệt tình nhất. Tích cực học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cho bản thân. - Về năng lực: Người cán bộ quản lý trước hết phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm vững nội dung chương trình phương pháp dạy của các môn học, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Có như vậy mới đủ điều kiện chỉ đạo kiểm tra và giúp đỡ giáo viên về chuyên môn. Đồng thời người cán bộ quản lý còn phải có năng lực thuyết phục vận động giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chung, tổ chức làm việc khoa học đảm bảo đúng kỷ cương, nề nếp sư phạm. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Với những phương pháp, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên. Đến cuối năm học: 2014 - 2015 đã thu được kết quả sau: 3.4.1. Về quy mô phát triển trường lớp Năm học 2014 - 2015 tổng số lớp là 19 với 63 học sinh. Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí của toàn thể Hội đồng sư phạm, bộ mặt nhà trường từng bước thay đổi, gặt hái nhiều thành công. 3.4.2. Về công tác quản lý Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, đồng chí Hiệu trưởng phụ trách chung đã chủ động hơn trong kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; phân công cho hai đồng chí hiệu phó cùng các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết thực thi kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có biện pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy và giáo dục. Có kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức như tập trung cả trường, theo tổ nhóm chuyên môn, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng. Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục tiêu huy động được nhiều nhất số giáo viên tham gia bồi dưỡng. 3.4.3. Về tình hình đội ngũ: * Tình hình chung: - Tổng số CBQL, giáo viên, NV của trường đến thời điểm này là 43 trong đó 25 trình độ đại học, 16 giáo viên trình độ cao đẳng, 02 trung cấp. - 21 -
  5. - Ban giám hiệu gồm có 3 đồng chí (01Hiệu trưởng phụ trách chung, 2 phó hiệu trưởng). - Tổ chuyên môn gồm 4 tổ. *Đội ngũ giáo viên Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng. Về chất lượng thì đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần cầu tiến. Hằng năm, chất lượng chuyên môn được nâng cao dần từng bước. Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng ngoài những thời điểm bồi dưỡng tập trung. Cụ thể kết quả đến cuối năm học như sau: Kết quả xếp loại chuyên môn nghiệp vụ từng GV tính đến cuối tháng 3/2015 Xếp loại từng mặt Phẩm Thực Thực Xếp chất hiện Giờ Giờ hiện TT Họ và tên loại chính quy dạy 1 dạy 2 các trị, đạo chế nhiệm chung đức, lối chuyên vụ sống môn khác 1 Nguyễn Hồng Phương Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 2 Thân Ngọc Khơi Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 3 Nguyễn Thị Chuyên Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 4 Phạm Thị Hoạt Tốt Khá Khá Khá Khá Khá 5 Nguyễn Thị Khen Tốt Khá Giỏi Khá Khá Khá 6 Trần Thị Minh Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 7 Nguyễn Thị Thuỷ Tốt Khá Giỏi Giỏi Tốt Tốt 8 Hoàng Thị Sang Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 9 Đặng Thị Khới Tốt Tốt Khá Giỏi Tốt Tốt 10 Nguyễn Thị Dinh Tốt Tốt Khá Giỏi Tốt Tốt 11 Nguyễn Văn Mười Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 12 Nguyễn Thị Nụ Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 13 Lê Thị Thu Khuyên Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 14 Bùi Thị Thu Tâm Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 15 Nguyễn Huy Trọng Tốt Khá Khá Giỏi Khá Khá - 22 -
  6. 16 Nguyễn Văn Hiếu Tốt Khá Khá Giỏi Khá Khá 17 Cao Ngọc Hoa Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 18 Dương Thị Phượng Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 19 Nguyễn Thị Huyền Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 20 Phạm Thị Thuý Phượng Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 21 Đỗ Hương Thảo Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 22 Bùi Thị Thu Hương Tốt Tốt Khá Giỏi Khá Tốt 23 Trương Thị Hương Tốt Tốt Khá Khá Khá Khá 24 Phan Thị Thanh Phượng Tốt Tốt Giỏi Giỏi Khá Tốt 25 Phạm Thị Huệ Tốt Tốt Khá Giỏi Khá Tốt 26 Nguyễn Thị Liên Tốt Tốt Khá Khá Khá Khá 27 Hoàng Thị Giang Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 28 Đặng Thị Thái Hương Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 29 Nguyễn Thị Lệ Thu Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 30 Trịnh Quang Hưng Tốt Tốt Giỏi Giỏi Khá Tốt 31 Nguyễn Văn Sơn Tốt Tốt Giỏi Khá Tốt Tốt 32 Đinh Thị Thuý Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 33 Nguyễn Thị Tâm Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 34 Lê Thị Nguyên Tốt Tốt Giỏi Giỏi Tốt Tốt 35 Nguyễn Thị Thảo Tốt Tốt Giỏi Khá Tốt Tốt * Danh hiệu thi đua đề nghị cấp trên xét: Chiến sỹ Lao động Giáo viên giỏi thi đua tiên tiến Năm học Cấp cơ Cấp Cấp Cấp Cấp sở tỉnh trường cơ sở tỉnh 2014 - 2015 11 3 30 17 04 43 * Chất lượng GV đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp trong năm 2014 - 2015 Năm TS GV Loại xuất sắc Loại khá Loại TB Loại kém 2014- 2015 35 28 7 0 0 - 23 -
  7. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên cuối năm Xếp loại từng mặt Xếp loại chung Phẩm chất Thực hiện Thực hiện chính trị, đạo quy chế Giờ dạy các nhiệm vụ đức, lối sống chuyên môn khác Tốt Khá Tốt Khá Tốt Khá Giỏi Khá TB Tốt Khá 35 0 30 5 48 22 26 9 27 8 3.4.4. Về các tổ chức đoàn thể trong nhà trường *Chi bộ Đảng gồm 15 đồng chí, thực sự là những hạt nhân tiêu biểu trong chuyên môn. Chi bộ Đảng nhà trường luôn vạch ra được các chủ trương ngày càng phù hợp với tình hình hoạt động của trường và mang tính khả thi. * Tổ chức Công đoàn nhà trường luôn làm tròn trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên giáo viên, cán bộ nhân viên, phát động và duy trì tốt các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm học. * Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn giữ vững được kỷ cương, trật tự nề nếp học tập, sinh hoạt của học sinh, làm tốt phong trào thi đua học tập tốt, lao động tốt. Từ đó, tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi và những sân chơi bổ ích trong nhà trường. *Các tổ chuyên môn được thành lập, các tổ trưởng và nhóm trưởng thực sự có vai trò quan trọng, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. * Nhận định về chất lượng đội ngũ giáo viên: Ưu điểm: Đa số giáo viên trong trường luôn nhiệt tình, thực hiện nghiêm chỉnh nội qui, qui chế của nhà trường, thực hiện đầy đủ chương trình kế hoạch giáo dục, yêu thương tôn trọng học sinh, có tinh thần trách nhiệm, cố gắng học tập phấn đấu để vươn lên tự khẳng định mình. Nắm được quan điểm mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng đổi mới. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao, có khả năng lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh theo hướng đổi mới. Có khả năng viết sáng kiến kinh nghiệm, và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. - 24 -
  8. Có khả năng soạn giảng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động đạt kết quả tốt. Với những phương pháp, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đã thực hiện như trên, đội ngũ giáo viên đã tiến bộ về nhiều mặt. Từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội trong đổi mới giáo dục về công tác giáo dục cho học sinh lứa tuổi THCS. Hạn chế: Trình độ của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên cao tuổi dẫn đến việc tiếp thu và vận dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học mới và việc sử dụng các thiết bị hiện đại còn nhiều hạn chế. Tóm lại: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tốt sẽ thực hiện được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS và giải quyết được những vấn đề cơ bản của ngành học. 3.4.5. Bài học kinh nghiệm. Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và sự phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra mang tính cấp bách là: Về phía Ban Giám hiệu, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trường cấn có sự phối kết hợp đồng bộ làm tốt một số vấn đề sau: Một là, vấn đề lập kế hoạch nhân sự đội ngũ. Hai là, vấn đề phân công, bố trí giáo viên. Ba là, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên các phương diện: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; bồi dưỡng kiến thức; bồi dưỡng kỹ năng sư phạm. Bốn là, thực hiện biện pháp động viên, khuyến khích vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Đối với giáo viên: Có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Linh hoạt khi sử dụng các phương pháp dạy học, luôn tự học tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mọi mặt để đáp ứng được với yêu cầu và mục tiêu của giáo dục trong thời kỳ mới. - 25 -
  9. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Để thích ứng với sự phát triển về kinh tế, xã hội hiện nay của đất nước ta, những người lao động và nhất là đội ngũ giáo viên mầm non phải thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội có nghĩa là phải năng động, sáng tạo, học tập, suy nghĩ để vận dụng kiến thức vào thực tế và phải có thái độ đúng đắn, truyền thụ cho học sinh những cái xã hội cần theo yêu cầu của sự phát triển. Muốn vậy trước hết người làm công tác phải luôn gương mẫu về mọi mặt, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảng dạy, luôn đi sâu đi sát trong việc kiểm tra chuyên môn, biết đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên.Trên cơ sở đó có phương hướng, biện pháp bồi dưỡng thích hợp, kịp thời, cụ thể. Người quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: * Nắm vững chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy một cách đầy đủ và toàn diện: Người làm công tác quản lý phải nắm được phương pháp lên lớp từng loại tiết của các bộ môn, kể cả các thủ thuật kinh nghiệm lên lớp tốt nhất. Có như thế mới tham gia giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế. Muốn vậy người quản lý phải có kế hoạch nghiên cứu thêm tài liệu chuyên môn, tự bồi dưỡng về lý luận và học tập các kinh nghiệm điển hình tiên tiến. Đó là cái vốn quí mà người cán bộ quản lý nào cũng phải trang bị cho mình để hoàn thành tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Để làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên người cán bộ quản lý phải luôn có ý thức vươn lên, tự học, tự rèn để kịp thời nắm bắt những kiến thức mới, chọn lọc cho phù hợp, vận dụng một cách sáng tạo vào công tác bồi dưỡng, vững vàng trong chuyên môn để giáo viên tin cậy và là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên. * Phải có kế hoạch và phương thức bồi dưỡng cụ thể: Để nâng dần trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên thì phải: Nắm chắc khả năng trình độ của giáo viên sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Trang bị cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giảng dạy như: Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, phân phối chương trình, đồ dùng dạy học. Có kế hoạch cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, thăm quan học tập kinh nghiệm ở các trường điểm. - 26 -
  10. Xây dựng mạng lưới giáo viên nòng cốt giúp ban giám hiệu nhà trường trong việc nghiên cứu, chỉ đạo chuyên môn theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng trong toàn trường. Tăng cường công tác bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn. Có kế hoạch triển khai các chuyên đề, xây dựng lớp điểm, tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, bồi dưỡng. Tổ chức tốt các hội thi nhằm khai thác hết tiềm năng bên trong của mỗi giáo viên. Tóm lại: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phải là một qui trình khép kín từ bồi dưỡng lý luận đến thao tác tay nghề là một quá trình lâu dài và phức tạp không thể nóng vội, không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai. vì vậy người cán bộ quản lý phải kiên trì và có quyết tâm cao, có như vậy mới đi đến thành công. 2. Kiến nghị Đối với nhà trường THCS Bình Khê: Cần tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên và phải thực hiện thường xuyên công tác này. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, có kế hoạch đồng bộ về việc bồi dưỡng phát triển giáo viên. Đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm hơn tới đội ngũ cán bộ giáo viên ( về chế độ đãi ngộ cần được thoả đáng để chị em yên tâm công tác tốt hơn). Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận cho đội ngũ giáo viên. Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường để có đủ điều kiện phấn đáu đạt chuấn Quốc gia. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong Hội đồng thi đua các cấp xét duyệt và bổ sung những ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi. Đông Triều, ngày 20 tháng 3 năm 2015 Người viết Phạm Văn Thịnh - 27 -
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược giáo dục đào tạo hiện nay. 2. Luật giáo dục 2005. 3.Một số định hướng đổi mới trong chương trình Giáo dục phổ thông 4.Chiến lược GD từ 2001 đến 2002 và 2020 - Vụ Giáo dục Trung học 5.Tài liệu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường PT 6.Tài liệu tập huấn bồi dưỡng hè CBQL . 7. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014-2015. - 28 -
  12. MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5. Phương Pháp nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biên pháp 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO-PHỤ LỤC NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM - 29 -