Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non
- 20 Tại ngày hội, các bé được giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng sống, tự tin trong giao tiếp, rèn luyện tố chất nhanh, mạnh, khéo léo thông qua các trò chơi: Bật qua 5 vòng, ném bóng, đi thăng bằng trên ghế thể dục cùng các tiết mục văn nghệ do chính các bé trong trường biểu diễn. Ngày hội thể dục thể thao của bé Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ cho phụ huynh và các tổ chức xã hội, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ Đồng thời khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu trẻ, yêu nghề của tập thể giáo viên, từ đó có những điều chỉnh về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Với ngày hội tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu, phối hợp cùng các giáo viên trong tổ tận dụng mọi thời điểm, mọi không gian, khai thác triệt để đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học để dạy trẻ. Không những thế các cô còn bổ sung đa dạng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ tham gia tích cực, hứng thú, sảng khoái và đem lại sự vui sướng, làm thỏa mãn nhu cầu cho trẻ thông qua các hoạt động vận động mà nhà trường tổ chức cho trẻ như: Đi, bò, trèo, bật Ngày hội cũng là dịp để các giáo viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong cách làm đồ dùng, đồ chơi, các hình thức tổ chức nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ, tuyên truyền, phối
- 21 hợp với phụ huynh và cộng đồng để giúp trẻ mạnh dạn hơn, tham gia các hoạt động ngày càng tích cực. Khi thực hiện giải pháp phát triển thể chất thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày tôi thấy rất yên tâm và thấy hiệu quả rất khả quan, trẻ được phát triển thể chất một cách toàn diện, không những sức khỏe của trẻ được cải thiện đáng kể mà kỹ năng thực hiện các vận động thô, vận động tinh được trẻ thực hiện một cách khéo léo và nhanh nhẹn hơn e) Biện pháp 5: Tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ. Phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm một số nguyên vật liệu làm đồ dùng để dạy trẻ Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau nhưng dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao, đặc biệt là trong quá trình tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên tôi đã suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, trong buổi họp tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ và đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. Qua giờ đón - trả trẻ tôi luôn trao đổi thường xuyên về tình hình sức khỏe và khả năng vận động của trẻ, để phụ huynh nắm rõ tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, qua đây tôi cũng hiểu thêm ở mỗi trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Ngoài ra tôi còn tuyên truyền, vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu mở, hỗ trợ giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi vận động cho trẻ. Như chúng ta đã biết, đồ dùng đồ chơi tự tạo không chỉ giúp trẻ thêm hứng thú, gây sự tò mò mà còn giúp tiết kiệm chi phí, từ việc huy động nguyên vật liệu mở đã giúp cho
- 22 giáo viên, phụ huynh và nhà trường thêm gắn kết chặt chẽ với nhau hơn, phụ huynh thêm tin tưởng nhà trường và cũng nhằm mục đích giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, chống lãng phí. Đối với giải pháp này, tôi đã có ý thức ngay từ khi có ý tưởng thực hiện đề tài, ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch thiết kế những đồ dùng trong lớp, thiết kế đồ chơi mà nhà trường giao nhiệm vụ thiết kế khu phát triển thể chất ngoài trời, tôi đã chia nhóm, vận động nhóm phụ huynh ủng hộ lốp xe máy cũ, nhóm ủng hộ lon sữa, nhóm ủng hộ tre để làm thành các dụng cụ phục vụ cho hoạt động dạy và học. Ví dụ: Từ những những lốp xe máy cũ tôi đã sơn màu nhờ phụ huynh đóng thêm chân cho bánh xe nhằm phục vụ cho vận động bò chui qua ống, khi mang sản phẩm tới lớp trẻ rất thích, hứng thú tham gia vào vận động. Phối hợp với phụ huynh ủng hộ ngày công lao động, làm xích đu, bập bênh để bổ sung cho khu phát triển vận động mà trường giao cho lớp tôi phụ trách, tôi phân công phụ huynh mang cưa, búa, dao, khoan Nhóm phụ huynh nữ sơn, dóc ống tre, nhóm phụ huynh nam cưa ống tre, khoan lỗ, thiết kế bập bênh bằng tre, xích đu từ lốp xe ô tô cũ Từ việc phối hợp với phụ huynh thì đến thời điểm hiện tại, lớp tôi đã có đủ các đồ dùng, dụng cụ cơ bản cho trẻ hoạt động như ghế thể dục, thang leo, bập bênh, vòng, gậy, cờ, nơ, cho trẻ luyện tập. Đặc biệt hơn là phụ huynh đã nhận thức được sâu sắc về sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ như thông qua một số việc làm ở nhà, phụ huynh không làm thay trẻ những việc đơn giản mà trẻ thích làm, cho trẻ được trải nghiệm thực tế phù hợp với lứa tuổi như nhổ cỏ, quét nhà, lau bàn ghế III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền): - Không xác định đượcgiá trị do không phát sinh giao dịch 2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền): *Giá trị làm lợi khác Qua thời gian nghiên cứu, khảo sát thực trạng, áp dụng những biện pháp vào thực tiễn, tôi đã đạt kết quả. Đó là sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi. Bên
- 23 cạnh đó tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tinh thần, động viên tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi đã thu được kết quả như sau: * Về phía trẻ: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ vận động, thích vận động, tự tin, nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thể lực của trẻ ngày được nâng lên rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh và tăng cân đều, trẻ được chăm sóc trong môi trường an toàn, lành mạnh. Các chỉ tiêu đề ra đều đạt như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, không xảy ra tai nạn thương tích, dịch bệnh. * Kết quả so sánh đối chứng: Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt STT Nội dung Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% Trẻ mạnh dạn, tích 1 cực tham gia các hoạt 20 62,5 12 37,5 31 96,8 1 3,2 động Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 19 59 13 41 2 30 93,7 2 6,3 tham gia các hoạt động Trẻ khỏe mạnh,nhanh 3 nhẹn, có thể lực tốt 22 68,7 10 31,3 90,6 3 9,4 Trẻ có kỹ năng, kỹ 4 22 68,7 10 31,3 30 93,7 2 6,3 xảo vận động tốt * Về phía giáo viên: - Bản thân tôi ngày càng có kinh nghiệm sâu sắc hơn trong việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. - Đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ luôn làm cho các bài giảng trở nên phong phú hơn, luôn sinh động, hấp dẫn, mang
- 24 tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Bản thân cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. - Bản thân được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao về công tác giảng dạy và khả năng tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Được phụ huynh tin tưởng, quý mến. * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh cảm thấy tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại luôn thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, ủng hộ nguyên vật liệu giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi. Phụ huynh thấy yên tâm khi gửi con mình cho nhà trường, cho cô giáo. - Phụ huynh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ. Khi ở trường, thường xuyên quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và các hoạt động của trẻ khi ở nhà. Giáo dụcphát triển thể chất cho trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là hoạt động vô cùng thiết thực, trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, để trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng phát triển thể chất của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó, chúng ta có hướng tác động phù hợp tới trẻ làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những giải pháp dạy học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới với những người tâm huyết với nghề, với trẻ. Qua 2 năm nghiên cứu và thực hiện, với kết quả đạt được cho thấy nếu biết tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng sẽ đạt được kết quả cao.
- 25 Trên đây là giải pháp của tôi về đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non”. Với những kinh nghiệm thực tế đã áp dụng tại lớp. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. Tôi xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN . . Phạm Thị Ngọc Cài . XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO