Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi

doc 17 trang Đinh Thương 15/01/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi

  1. VD: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật. ( Hình ảnh minh họa nội dung truyện: “ Cáo, Thỏ và Gà trống”) 2.4. Giải pháp 4. Dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm. - Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số tác phẩm văn học, nên bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thể loại thơ, truyện, cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ, truyện, hình ảnh Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học. Trẻ được nghe nhiều lần, được đọc thơ theo cá nhân, theo nhóm, luyện tập cho trẻ cách đọc thơ diễn cảm. Giáo viên cần giới thiệu cho trẻ biết tên bài thơ, tác giả của bài thơ hay câu truyện. 12
  2. - Đặc biệt một số trẻ phát âm chưa rõ ràng, còn nói lắp, nói ngọng, vốn từ còn nghèo nàn, chủ yếu là phát âm theo cô, sự sáng tạo ra các tác phẩm chưa có. Do vậy để bồi dưỡng khả năng đọc thơ, kể chuyện của trẻ chúng ta cần tạo môi trường, cơ hội cho trẻ tri giác, tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh; rèn luyện phát âm chuẩn, chính xác, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ. - Cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kĩ năng nói, phát âm, giọng đọc kể rõ ràng, cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Tập cho tret biết tự điều chỉnh nhịp độ, cường độ, giọng đọc, kể phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh. - Trong những năm tháng dạy trẻ và luôn được dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn chế dẫn đến sự hiểu biết còn nghèo nàn, việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện đã được thực hiện nhưng chưa sâu. Vì trẻ mới đọc, kể lại như thuộc một bài thơ, câu truyện mà chưa có sự sáng tạo trong khi kể. Vậy nó đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động sáng tạo của cô giáo. Trước hết cô phải là người kể sáng tạo dựa trên những cơ sở khoa học, những biện pháp cụ thể để dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo. - Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi này thì hoạt động vui chơi là chủ đạo. Việc thay đổi hình thức kể chuyện và đọc thơ là rất cần thiết.Vì vậy, tôi luôn thiết kế giờ dạy một cách hợp lý, linh hoạt, sáng tạo và thu hút trẻ nghe truyện, đọc thơ mang lại hiệu quả. VD : Câu chuyện “ Mỗi người một việc ” Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nói nhanh. Cô nói đến bộ phận nào trên cơ thể thì trẻ nói nhanh đến bộ phận đó. - Hay trò chơi : Thi nói tiếp. Cô nói : mắt để Trẻ nói : nhìn. - Sau đó tôi giới thiệu câu chuyện và kể chuyện theo tranh cho trẻ nghe. Trẻ thoải mái tâm lý, tiếp thu bài một cách tích cực. Khuyến khích trẻ kể sáng tạo để trẻ phát triển ngôn ngữ, liên tưởng và tư duy sáng tạo cho trẻ là rất tốt. Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của cá nhân trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ được nghe, được thấy, được trải nghiệm. Đây là một hình thức giúp trẻ phát triển tư duy, óc 13
  3. tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin và các chức năng tâm lý cá nhân Tập kể chuyện sáng tạo giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Đối với trẻ 4-5 tuổi, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn chủ động trong việc chọn nội dung và ý tưởng cho truyện. Câu chuyện của trẻ vẫn đơn thuần là mô phỏng lại mẫu của người lớn. Tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo với trẻ 4-5 tuổi có thể được tiến hành dưới dạng: Tập đặt tên cho truyện được nghe; kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi; kể chuyện theo tranh: truyện tranh (2 đến 3 tranh) hoặc tranh có chủ đề; kể chuyện theo kinh nghiệm. VD: Khi trẻ gặp khó khăn với việc đặt lời kể, cô sử dụng các câu hỏi để hỗ trợ trẻ như: Thỏ anh làm gì?; Thỏ em nhìn thấy gì? sau đó giúp trẻ ghép các câu trả lời vào câu chuyện. Ngoài ra, trong các giờ hoạt động, tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung truyện, nhớ truyện, thuộc truyện và đọc kể diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch Mỗi câu chuyện hay một bài thơ, tôi lại thiết kế một cách khác để phát huy tính tò mò, ham hiểu biết thế giới xung quanh của trẻ. 2.5. Giải pháp 5. Trao đổi với phụ huynh. - Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nguyên vật liệu để chúng tôi làm đồ dùng các góc, nhất là góc làm quen với văn học. - Ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức họp phụ huynh, trao đổi với cha mẹ trẻ vào các giờ đón, trả trẻ để tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường để được làm quen với trường lớp, với các bạn. 14
  4. - Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà để cô giáo và phụ huynh cùng kết hợp dạy trẻ. - Đặc biệt tôi đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động “ Làm quen với văn học” vì đây là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, rõ ràng, phát triển khả năng cảm thụ văn học. - Có kế hoạch mời phụ huynh thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động trẻ làm đồ dùng, đồ chơi. Tổ chức cho trẻ trưng bày các sản phẩm đồ dùng, đồ chơi mà cô và cả lớp đã làm cho phụ huynh xem. - Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: giấy, sách, lọ nhựa, vải vụn để làm rối kể chuyện cho trẻ. - Đối với những trẻ tiếp thu chậm tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh để cùng đưa ra những biện pháp giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: - Sau khi áp dụng một số biện pháp cho trẻ cảm thụ văn học trong năm học đã cho thấy: + Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi tham gia hoạt động làm quen văn học. + Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc hơn. + Trẻ thích được đóng kịch. + Trẻ thích đọc thơ, kể truyện. + Trẻ ghi nhớ, thuộc thơ, truyện lâu hơn. + Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách nhẹ nhàng, linh hoạt. + Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. 1. Kết quả trên trẻ như sau: Đầu năm Cuối năm Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ % % Trẻ hứng thú 35/40 87,5 38/40 95 Trẻ hiệu nội dung bài thơ, câu chuyện 32/40 80 35/40 87,5 15
  5. Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc 28/40 70 32/40 80 Trẻ đọc thơ diễn cảm 29/40 72,5 33/40 82,5 Trẻ kể chuyện diễn cảm 27/40 67,5 28/40 70 Với kết quả nghiên cứu được đánh giá tương đối chính xác, sát và phù hợp với thực tiễn, tâm lý của trẻ. Theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, đề tài này không chỉ vận dụng cho việc dạy dỗ và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi mà còn có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi trẻ ở trong các trường Mầm Non. 2. quả từ phụ huynh, giáo viên. - Sau khi áp dụng đề tài này, phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con em mình đã tiến bộ hơn rất nhiều, trẻ thích được nghe kể chuyện, tự kể chuyện sáng tạo, thuộc nhiều bài thơ hơn, đọc to, rõ ràng, diễn cảm - Các bậc phụ huynh học sinh thường xuyên hỗ trợ cho giáo viên về nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ. - Bản thân giáo viên luôn tự tin khi truyền đạt cho trẻ các tác phẩm văn học bằng chính sự say mê, bằng lòng yêu nghề mến trẻ, đem lại cho trẻ những hiểu biết, những tình cảm với quê hương đất nước, người thân trong gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh 3.Bài học kinh nghiệm cho bản thân. Với những biện pháp và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có những phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu cho hợp lý. - Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Sử dụng tốt mô hình rối dẹt, rối tay, rối que - Tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn và tập cho trẻ đóng kịch. - Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh họa cần phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học, gọn gàng, đúng lúc. - Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh truyện, sách báo - Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc, tránh lạm dụng, ôm đồm. - Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi. 16
  6. - Bản thân luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức. - Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: ngày hội, ngày lễ, hoạt động sân khấu IV.Cam kết không sao chép vi phạm bản quyền T«i xin cam ®oan néi dung b¸o c¸o s¸ng kiÕn trªn ®©y kh«ng cã sù sao chÐp hoÆc vi ph¹m b¶n quyÒn cña ng­êi kh¸c. Trªn ®©y lµ b¸o c¸o s¸ng kiÕn kinh nghiÖm vÒ : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi”. Trong thêi gian ng¾n, kh¶ n¨ng nghiªn cøu vµ viÕt s¸ng kiÕn kinh nghiÖm cßn h¹n chÕ ch¾c ch¾n kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, rÊt mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp cña héi ®ång xÐt duyÖt c¸c cÊp, b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®Ó s¸ng kiÕn cña t«i hoµn thiÖn h¬n vµ ®­îc ¸p dông réng r·i trong thùc tiÔn, b¶n th©n t«i cã thªm nhiÒu kinh nghiÖm ®Ó thùc hiÖn tèt c«ng t¸c ch¨m sãc gi¸o dôc trÎ cña m×nh. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! R¹ng §«ng, ngµy 26 th¸ng12n¨m 2018 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Xiêm . . XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA BTC HỘI THI GIÁO VIÊN MẦM NON GIỎI TỈNH NAM ĐỊNH . 17