Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

docx 19 trang Đinh Thương 15/01/2025 450
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

  1. 10 Để giờ thơ, truyện có kết quả cao, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ hứng thú học hỏi, tìm tòi nhiều hơn, các cô cũng cần chuẩn bị đồ dùng đẹp, màu sắc phù hợp, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Đối với các tranh vẽ phải sống động, phù hợp với câu truyện và có chữ to để giúp trẻ nhận biết và phát triển vốn từ được thuận lợi hơn. Khi đọc thơ hay kể chuyện, giáo viên cũng phải thuộc truyện, giọng đọc trong sáng, diễn đạt biểu cảm, ngữ điệu thể hiện đúng nội dung, tình huống, nhân vật được nhắc tới. Sau khi kể chuyện, đọc thơ, các cô kết hợp cho các con xem tranh, giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong câu chuyện, thơ, từ đó trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện và từ ngữ mình vừa được học. Đồng thời, sau khi kết thúc câu chuyện, cô giáo sẽ lấy một nhân vật làm ví dụ để giáo dục cho trẻ về lòng yêu thương, giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn Trong hoạt động đọc thơ, giáo viên cần sửa lỗi nói lắp, nói ngọng cho các con, để các con nhớ và không lặp lại khi giao tiếp. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc: Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, giáo viên cần có những sáng tạo trong phương pháp dạy học để đạt hiệu quả với tất cả các trẻ trong độ tuổi từ 24 - 36 tháng. Đặc biệt, hoạt động âm nhạc ở trên lớp sẽ giúp các con tiếp xúc với nhiều dụng cụ âm nhạc như kèn, trống, mõ, lắc trẻ được học hát, học múa với những giai điệu vui tươi, trong sáng. Từ đó, giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn, nhận thức vốn từ phong phú hơn, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng, tài năng ca múa nghệ thuật của mình, giúp trẻ yêu âm nhạc hơn. Qua những giờ học hát, học múa, trẻ được vận động nhẹ nhàng theo nhịp điệu, theo lời bài hát giúp trẻ biết kết hợp giữa ngôn ngữ, cử chỉ và các động tác thuần thục hơn khi diễn đạt, miêu tả những sự vật, hiện tượng xung quanh. * Thông qua hoạt động giáo dục nhận biết, hoạt động góc Ở giai đoạn từ 24-36 tháng tuổi, trẻ bắt đầu học nói, song bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn chỉnh, do đó, trẻ thường nói thiếu từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên rất cần các hoạt động nhận biết và hoạt động góc chơi để gây hứng thú cho trẻ, giúp tể rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, nghe, hiểu và giao tiếp tự tin hơn. Trong một số giờ học giáo viên sẽ đưa các hình ảnh thực của sự của sự vật, hiện tượng ở đời sống vào lớp học để giúp các con nhận biết về tính chất của sự vật, hiện tượng đó, giúp các con tăng thêm sự hiểu biết và vốn sống thực tế.
  2. 11 Ví dụ trong giờ học nhận biết về quả “dưa hấu”, để trẻ nhận biết quả dưa hấu có những gì? Các cô sẽ chuẩn bị một quả dưa hấu bổ sẵn để trẻ quan sát, tích cực đưa các con cảm nhận bằng các giác quan như nhìn, sờ, ngửi để các con cảm nhận về quả dưa hấu, từ đó giúp các con ghi nhớ tính chất của sự vật. Khi tham gia hoạt động nhận biết, giáo viên sẽ chuẩn bị các câu hỏi như: “Đây là quả gì? - “Quả dưa hấu”; “Quả dưa hấu khi chín bên trong có màu gì?” - “màu đỏ”; “Khi ăn quả dưa hấu có vị gì?” - “vị ngọt” Khi cô giáo đưa ra các câu hỏi, các con sẽ trả lời, nếu bạn nào trả lời cộc lốc, không đúng, cô sẽ sửa trực tiếp cho các con để các con ghi nhớ. Ví dụ về hoạt động góc: Giáo viên hướng dẫn các con làm thiệp tặng mẹ ngày 8-3. Trong hoạt động này, giáo viên sẽ chuẩn bị các dụng cụ như giấy, kéo, keo dán và giúp trẻ tạo những tấm thiệp đơn giản nhất. Khi hướng dẫn trẻ làm, cô giáo sẽ hỏi các con một số câu hỏi như: “Con đang làm gì vậy?”, “Bông hoa con gắn trên thiệp màu gì?”, “Con làm thiệp này muốn tặng ai nào?” Thông qua các câu hỏi, giao tiếp với trẻ, trẻ sẽ chủ động trả lời, diễn tả bằng cảm xúc của mình, đồng thời rèn cho trẻ sự kiên nhẫn, khéo léo hơn. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động thực tế ngoài trời Ở trường mầm non, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động ngoài trời như: đi dã ngoại, đi dạo quanh sân trường, đi chợ giúp mẹ, ươm mầm trồng cây xanh để trẻ được tiếp xúc thực tế với các tình huống ngoài đời thực. Việc hỏi trẻ các câu hỏi liên quan đến hoạt động như: “Cây hoa hồng các con nhìn thấy có màu gì?”, “Cây này để làm gì?”, “Quả xoài chín màu gì”, sẽ giúp trẻ nhận biết mọi vật xung quanh dễ dàng hơn, trẻ sẽ tích lũy được vốn từ mới nhiều hơn khi trực tiếp được nhìn, quan sát, tiếp xúc. Đồng thời, trong giai đoạn này, có rất nhiều trẻ nói trống không, nói không có nghĩa. Khi đó, cô giáo sẽ là người giúp trẻ, nhắc nhở trẻ, uốn nắn cho trẻ nói đúng. 3.1.2. Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi Đối với trẻ mầm non, phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất. Trò trơi giúp trẻ tích lũy nhiều vốn từ, sử dụng vốn từ thành thạo, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn, nói lưu loát hơn. Không những thế trò chơi còn tạo ra sân chơi khiến trẻ hứng thú hơn khi bước vào bài học, tiếp thu nhanh và thoải mái hơn. Ví dụ: Trò chơi: Chi chi chành chành Chuẩn bị
  3. 12 Tiến hành chơi: Kho¶ng 4-5 trÎ mét nhãm. Mét trÎ lµm "c¸i" xoÌ bµn tay ra. C¸c trÎ kh¸c ®Æt ngãn tay vµo lßng bµn tay trÎ lµm "c¸i". TrÎ làm "c¸i" võa gâ ngãn tay vừa ®äc theo lêi bµi h¸t chi chi chành chành. §Õn tõ "Ëp", trÎ lµm "c¸i" n¾m tay vµo ®Ó b¾t c¸c ngãn tay cña c¸c b¹n. C¸c b¹n rót nhanh ngãn tay ra khái bµn tay cña trÎ lµm "c¸i". Ai bÞ "c¸i" b¾t ngãn tay th× xoÌ bµn tay ra cho c¸c b¹n ch¬i tiÕp. 3.1.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua sự kết hợp với phụ huynh Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, bên cạnh các hoạt động ở trường, lớp, vai trò của bậc phụ huynh rất quan trọng. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là việc làm rất cần thiết, luôn được giáo viên trong các trường mầm non quan tâm, thường xuyên tuyên truyền về các biện pháp dạy trẻ từ khi trẻ bắt đầu tập nói. Thông qua trao đổi với phụ huynh, giáo viên sẽ tìm hiểu khả năng giao tiếp của từng trẻ ở góc độ như: phát âm, vốn từ, có nói ngọng hay không, trẻ nhút nhát hay mạnh dạn sau đó, sẽ phối hợp cùng phụ huynh rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ hằng ngày bằng việc khuyên các bậc ông, bà, cha, mẹ thường xuyên dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, uốn nắn trẻ từng câu, từng từ khi trẻ nói, diễn đạt chưa đúng. Đặc biệt, ông, bà, cha, mẹ phải làm gương cho trẻ về vấn đề không nói tục, chửi bậy, dùng những từ ngữ lịch sự khi giao tiếp; Dạy trẻ biết lễ phép, vâng lời, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. Đối với những trẻ nói lắp, nói ngọng, phụ huynh nên phối hợp với cô giáo trò chuyện với trẻ, sửa âm bị lắp, bị ngọng giúp trẻ hình thành thói quen nói chính xác. Khi ở nhà, các bậc phụ huynh có thể sưu tầm những mẩu chuyện ngắn, những bài thơ có hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ để đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với các từ ngữ mới. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: III.1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền): - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi nên không tốn kém về kinh phí. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền(nếu có)): * Về phía trẻ
  4. 13 Sau một năm học áp dụng các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng ở trường mầm non Nghĩa Trung, phần lớn các bạn nhỏ học trong lớp đều có vốn từ rất khá, khả năng nghe hiểu ngôn ngữ tốt hơn, giao tiếp rõ ràng, mạch lạc hơn, trẻ tự tin, mạnh dạn hơn, nhiều bạn đã nói đủ câu ngắn hoàn chỉnh, tình trạng nói ngọng, nói lắp còn ở một số trẻ nhỏ, cụ thể các số liệu thống kê được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 3.1. Bảng khảo sát cuối năm về phát triển ngôn ngữ của trẻ 24-36 tháng tuổi Phân loại khả năng Tốt Khá Trung bình Yếu ngôn ngữ của trẻ SL % SL % SL % SL % Vốn từ 11 36,7 9 30,0 8 26,7 2 6,7 Khả năng phát âm 9 30,0 13 43,3 7 23,3 1 3,3 Khả năng nghe hiểu 10 33,3 11 33,0 9 30,0 0 0 Khả năng nói đủ câu, rõ 10 33,3 11 33,0 8 26,7 1 3,3 ràng, mạch lạc * Về phía giáo viên Sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng ở trường mầm non Nghĩa Trung, hầu hết giáo viên đã nắm được đặc điểm sinh lý của trẻ theo từng lứa tuổi, hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, nhà trường và đội ngũ giáo viên của trường cũng tạo môi trường thân thiện, cởi mở và gần gũi hơn với các con. Các chương trình phát triển ngôn ngữ sáng tạo được áp dụng, lồng ghép song song với chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường, lớp. Đa số các giáo viên trong trường đều quan tâm, chia sẻ, thường xuyên trò chuyện với các con ở mọi lúc mọi nơi, nhất là trong việc phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục nuôi dạy trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần hoàn thiện nhân cách, trí tuệ cho trẻ ngay từ khi ở trường mầm non. * Về phía phụ huynh Sau khi triển khai các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng tại Trường mầm non Nghĩa Trung, đa số các bậc phụ huynh đều ủng hộ và nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ông, bà, cha, mẹ cũng rất phối hợp với giáo viên tại trường cùng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
  5. 14 Đặc biệt, các bậc phụ huynh đã có những chuyển biến rõ rệt trong ứng xử, giao tiếp với con em mình, họ cũng rất vui và hài lòng khi thấy con ngoan, lễ phép hơn. Khi về nhà các cũng cũng biết chia sẻ công việc cùng với ông, bà, bố, mẹ. Hơn nữa, mỗi ngày được gia đình đưa đến lớp, các bé đều rất vui, không còn bỡ ngỡ như những ngày đầu nữa, các con cũng biết chia sẻ với bạn bè đồ chơi, biết bày tỏ cảm xúc, tâm tư của mình với cô giáo, bạn bè, người thân. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người cũng như nhận thức của trẻ em. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi từ 24-36 tháng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, phương pháp dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác, nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc góp phần phát triển tư duy, trí tuệ và nhân cách của trẻ ngay từ khi còn nhỏ, là nền tảng cơ sở để trẻ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình, xã hội. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một quá trình lâu dài cần có sự phối hợp thường xuyên, liên tục của cả gia đình và nhà trường. Ở trường mầm non, giáo viên cần kiên trì, bền bỉ trong việc chỉ bảo, giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Ở nhà, ông, bà, cha, mẹ và người thân là tấm gương sáng về ngôn ngữ cho trẻ noi theo. Ở mọi lúc, mọi nơi gia đình, cô giáo phải luôn gần gũi, thường xuyên trò chuyện, giao lưu cảm xúc với trẻ để trẻ hoàn thiện mọi kỹ năng về ngôn ngữ và nhân cách, tránh giáo dục theo phương pháp dập khuôn, máy móc, gây áp lực cho trẻ trong thời gian tập nói. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (xác nhận) Hoàng Thị Thảo (Ký tên, đóng dấu)
  6. 15 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế