Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_c.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng
- 17 lợi cho việc phát triển vận động của trẻ. Nên cho trẻ vận động ở khuôn viên của trường hoặc mặt bằng rộng rãi, thoáng mát để trẻ thỏa sức chạy nhảy, leo trèo. Không nên cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết quá nắng, lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với hoạt động ngoài trời, trẻ cũng thường xuyên được tiếp xúc với nắng, gió, với thiên nhiên giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại những tác nhân có hại từ môi trường. Trẻ ra ngoài trời tham quan vườn rau * Hoạt động ăn, ngủ, nghỉ của trẻ Để giúp trẻ phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ xương trong cơ thể, nhà trường cần thay đổi thực đơn, tính toán khẩu phần ăn hợp lý, cân đối giữa các nhóm chất và chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ. Trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ đi rửa tay, lấy ghế ngồi vào bàn ăn, trẻ tự đi lấy xuất ăn để rèn luyện cho vận động đi của trẻ. Khuyến khích trẻ tự cầm thìa xúc trong giờ ăn, vận động trẻ xúc ăn hết xuất ăn, nhặt cơm rơi vào đĩa sẽ giúp trẻ phát triển cử động của bàn tay, ngón tay. Giáo viên nên tạo cảm giác thoải mái để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Sau khi ăn xong, giáo viên tập cho trẻ cách xếp bát, thìa vào chậu, lau tay, rửa tay, uống nước đây là những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Sau bữa trưa, giáo viên cần tổ chức giấc ngủ tốt để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Giáo viên cần cho trẻ nghỉ ngơi tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Giáo viên cần chuẩn bị tốt giờ ngủ cho trẻ gồm thời gian ngủ trưa, tư thế ngủ của trẻ, nhiệt độ, ánh sáng trong phòng cần được đảm bảo cho phù hợp để trẻ ngủ ngon, sâu giấc để sau khi ngủ dậy trẻ có sức khỏe và hứng thú tham gia các hoạt động thể chất. Sau giờ nghỉ trưa, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia các hoạt động buổi chiều, ôn luyện các trò chơi vận động, trò chơi dân gian để trẻ không phải thụ động chờ phụ huynh đón. Thông qua các hoạt động buổi chiều, trẻ đã chủ động thực hiện vận động, không sợ ngã hoặc không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Từ đó tăng tính tự giác của trẻ , giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động
- 18 Trẻ vui vẻ ăn trưa cùng các bạn c. Biện pháp 3: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, hệ thống, phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng mà giáo viên cần xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối giữa vận động tay chân, vận động tinh để rèn luyện thể chất, sức bền, khéo của cơ thể trẻ. Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ, trước hết giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ, để xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động cho phù hợp. Trong giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ, giáo viên cần tăng dần độ khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ khối lượng vận động ít đến nhiều để cơ thể trẻ quen dần với các vận động; đồng thời thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ thông qua các bài tập. Tránh đưa các nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến cho trẻ không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và khối lượng vận động quá cao sẽ khiến trẻ sợ hãi, khó tiếp thu. Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch rèn luyện tập đi thăng bằng cho trẻ, giáo viên sẽ cho trẻ tập đi thăng bằng trên ghế thể dục, sau đó cho trẻ đội đầu đầu vượt qua chướng ngại vật để đi thăng bằng. d. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ phát triển vận động
- 19 Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường mà cần phải rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học và đề ra phương hướng chăm sóc, giáo dục, phát triển vận động cho trẻ. Xây dựng góc tuyên truyền ở ngoài lớp, nơi phụ huynh có thể nhìn rõ (ngay ở hàng lang đi lại của phụ huynh) với những nội dung phong phú, kế hoạch một ngày của bé được cụ thể hóa bằng các hình ảnh sinh động, lôi cuốn để phụ huynh dễ nắm bắt thông tin, kịp thời kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc phát triển thể lực cho các con. Ngoài nội dung tuyên truyền về các hoạt động thể chất, giáo viên cần thay đổi theo các chủ đề như công khai thực đơn theo tuần, theo mùa để phụ huynh hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của bữa ăn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trong thời gian đón, trả trẻ, giáo viên cũng trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề khác như ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ Nhắc nhở phụ huynh khuyến khích cho trẻ ăn hết khẩu phần, đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên vận động thể dục để cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường; đồng thời, theo dõi sức khỏe của trẻ theo biểu đồ tăng trường định kỳ, thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe. Với những phụ huynh bận rộn, ít có thời gian quan tâm, chăm sóc, rèn luyện thể lực cho trẻ, giáo viên sẽ tìm hiểu các hình thức trao đổi như gọi điện thoại, in những bài viết nổi bật về phát triển thể lực cho trẻ rồi gửi về nhà cho phụ huynh đọc. Hoặc giáo viên có thể cho trẻ tập ở lớp quay video lại sau đó gửi lên nhóm lớp cho tất cả phụ huynh được xem. Từ đó cũng gắn kết mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh Ngoài ra, giáo viên có thể vận động phụ huynh sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu và đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện thể chất của trẻ đạt kết quả Hoạt động vận động thể chất là lĩnh vực không thể thiếu đối với việc giáo dục và phát triển của sự. Sự phát triển vận động của trẻ được đánh giá qua các bài tập, các hoạt động phát triển vận động thường xuyên của trường mầm non.
- 20 Bảng tuyên truyền tới các bậc ph của lớp Buổi họp phụ huynh đầu năm học III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1.Hiệu quả kinh tế Những năm học trước khi tổ chức trò chơi vận động, trẻ còn khá ít đồ dùng, dụng cụ, nhờ có sự sáng tạo của giáo viên, nhiều đồ dùng mới được làm cho trẻ chơi, có thể tận
- 21 dụng để chơi ở những năm học tiếp theo, khi chơi trẻ khá hứng thú, qua đó tiết kiệm chi phí cho nhà trường, lớp học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng vận động phụ huynh mang những đồ dùng, nguyên liệu không sử dụng ở nhà đem đến để tái sử dụng làm đồ chơi, đồ dùng phục vụ rèn luyện thể lực cho trẻ đạt hiệu quả cao, đồng thời cũng tiết kiệm tiền mua đồ chơi cho trẻ. 2. Hiệu quả về mặt xã hội a. Giá trị làm lợi cho môi trường Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học thân thiện đẹp mắt an toàn bằng các nguyên vật liệu phế thải để trẻ sử dụng trong các hoạt động như là chơi ở các góc hoạt động có chủ định, hoạt động ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó phụ huynh cũng đã hiểu rõ. Được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho con em mình và ủng hộ thu gom các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động như vỏ lon bia, mảnh vải vụn, bìa cát tông. b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động * Đối với trẻ: Khi áp dụng các phương pháp trên, trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất, có tinh thần tự giác tập luyện, các kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Kết quả nhận thức của trẻ đạt chất lượng cao hơn, 89% trẻ thực hiện thành thạo các kỹ năng vận động theo độ tuổi, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. 100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, có thói quen vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi, các kỹ năng cơ bản như chạy nhảy, đi hoặc vận động tinh (ngón tay, bàn tay) được củng cố và phát triển. Đặc biệt, một số trẻ nhút nhát đã mạnh dạn tham gia các hoạt động một cách tự tin, tích cực. Thông qua các hoạt động vận động thể dục, trẻ có sức khỏe và dẻo dai, nhanh nhẹn, khéo léo, có tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội. STT Nội dung khảo sát Số trẻ Xếp loại khảo sát Đạt Tỉ lệ (%) Chưa đạt Tỉ lệ (%)
- 22 1 Kỹ năng vận động 32 30 94% 2 6% của trẻ Tính mạnh dạn, tự 2 tin của trẻ khi tham 32 30 94% 2 6% gia vận động Khả năng ứng thú 3 của trẻ khi tham 32 32 100% 0 0% gia vận động * Đối với giáo viên Bằng việc ứng dụng các biện pháp trên, giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp giáo dục thể chất. Biết cách tổ chức hoạt động thể chất đạt hiệu quả cao, nắm được đặc điểm vận động của từng trẻ. Tập chính xác các động tác, hướng dẫn cho trẻ thành thành các kỹ năng, biết lựa chọn hoạt động phù hợp. Hơn nữa, giáo viên còn biết cách thu hút, hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thể chất bằng nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên cũng có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài tập, các trò chơi trong các hoạt động, tạo được sự thi đua về chất lượng giáo dục thể chất giữa các lớp với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. * Đối với phụ huynh Phụ huynh phấn khởi trước những kết quả vận động mà trẻ đạt được, thấy rõ con mình khỏe mạnh hơn, nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn, tự tin, thích đi học hơn, yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, phụ huynh cũng nhận thấy con có nhiều kỹ năng cần thiết cho quá trình nhận thức và phát triển nên rất yên tâm, tin tưởng nhà trường khi cho con đi học. Hơn nữa, phụ huynh cũng có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của vận động đối với sự phát triển của trẻ, xóa bỏ nhận thức trẻ vận động nhiều là tinh nghịch, khó bảo, sẽ mệt, không học được các môn khác. Từ đó, phụ huynh cũng quan tâm, ủng hộ nhà trường thực hiện các việc khuyên góp nguyên vật liệu, kinh phí làm đồ dùng cho trẻ vận động
- 23 c. Giá trị làm lợi khác: Khả năng áp dụng và nhân rộng Các nội dung này đã được triển khai và tổ chức thực hiện khá hiệu quả ở lớp giáo viên được phân công phụ trách với nhóm trẻ từ 24-36 tháng tuổi. Đây sẽ là tiền đề để tiếp tục áp dụng cho các nhóm trẻ khác trong năm học tại các trường mầm non khác, kể cả ở các trường mầm non ở vùng núi, vùng sâu vùng xa hoặc các nhóm trẻ ở các nhà trẻ tư thục. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là báo cáo sáng kiến do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Hoàng Thị Thảo
- 24 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIÊN Trường Mầm non xã Nghĩa Trung xác nhận sáng kiến “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng” của đồng chí Hoàng Thị Thảo- giáo viên nhóm trẻ 24-36 tháng trường mầm non xã Nghĩa Trung có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường mầm non xã Nghĩa Trung năm học 2023-2024 Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 5 năm 2024 Hiệu Trưởng Vũ Thị Luyến XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
- 25 MỤC LỤC I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 4 II. Mô tả giải pháp kỹ thuật 5 II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 8 II.2. Mô tả kết quả sau khi có sáng kiến 8 a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ 9 b. Biện pháp 2: : Lồng ghép các hoạt động chăm sóc, giáo dục và vận động 12 thể chất cho trẻ hằng ngày c. Biện pháp 3: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, hệ thống 18 phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ d. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ phát triển vận 18 động III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 18 1. Hiệu quả kinh tế 20 2. Hiệu quả về mặt xã hội 20 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 22