Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc kể lại chuyện tham quan, trải nghiệm

docx 23 trang Đinh Thương 15/01/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc kể lại chuyện tham quan, trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_dien_dat.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc kể lại chuyện tham quan, trải nghiệm

  1. 6 c. Biện pháp 3: Dạy trẻ kể lại chuyện theo vai Bước cuối cùng giáo viên tổ chức cho trẻ kể lại chuyện theo vai. Trẻ có thể chọn mình là người kể lại câu chuyện, cũng có thể tham gia hội thoại cùng các bạn kèm theo các động tác, cử chỉ, điệu bộ. Trẻ đóng vai kể lại chuyện Ở bước này giáo viên chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ, sửa sai cho trẻ khi cần thiết. Với những trẻ diễn đạt kém cô động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tự tin mạnh dạn hơn. Đánh giá của giáo viên cũng là phương thức dạy học, trẻ học được những điều cô khen và tránh những điều cô phê phán. Sự đánh giá có ảnh hưởng không những đối với một trẻ, một câu chuyện mà còn có tác dụng tới những chuyện kể sau của những trẻ khác d. Biện pháp 4: Luyện tập kể chuyện thường xuyên Để có kỹ năng diễn đạt tốt trẻ không chỉ cần luyện tập trên lớp mà cần được 0diễn
  2. 7 ra thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi này tâm lý trẻ thường mau nhớ chóng quên. Trong các giờ trẻ vui chơi, giờ đón, trả trẻ, giáo viên có thể trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học, giúp trẻ ghi nhớ câu chuyện đã kể cũng như có kỹ năng diễn đạt tốt. Ví dụ, Chủ đề Nghề nghiệp, trò chuyện về người thân của trẻ: Bố mẹ con làm nghề gì? Làm ở đâu? Làm ra sản phẩm gì?; trò chuyện về một số ngành nghề con thích hoặc ước mơ sau này của con Cô giáo trò chuyện với trẻ Trong giờ đón trẻ, rèn cho trẻ thói quen chào cô, chào bố mẹ. Sau đó cô nhẹ nhàng gợi hỏi để trẻ trả lời: - Hôm qua chủ nhật, con được đi đâu? - Con được về quê có thích không? - Con đi bằng phương tiện gì? - Con được ăn những món gì? Qua đó, trẻ sẽ hứng thú kể lại cho cô và các bạn cùng nghe. Mặt khác, cô có
  3. 8 điềukiện tiếp cận gần gũi với trẻ hơn, dễ dàng sửa ngôn ngữ chưa chính xác cho trẻ. e. Biện pháp 5: Thi kể chuyện Thi kể chuyện là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ tự tin, hứng thú kể lại chuyện mà không tạo cho trẻ cảm giác nhàm chán. Thông qua các cuộc thi trẻ được thi đua với nhau, các câu chuyện được trẻ kể lại rõ ràng và diễn cảm nhất. Trẻ cố gắng sao cho bản thân hoặc đội chơi của mình sẽ giành chiến thắng, được tuyên dương, khen ngợi. Tuy nhiên, khi tổ chức các cuộc thi kể lại chuyện cho trẻ giáo viên cần có sự linh hoạt và sáng tạo. Cần có nhận xét, thưởng cho những trẻ kể tốt bởi tâm lý trẻ rất thích được khen. Tuyệt đối không nên phạt hay trách mắng trẻ chưa kể được mà cần nhẹ nhàng động viên, sửa sai cho trẻ. Cô và trẻ đóng vai tham gia diễn kịch trong hội thi “Bé với an toàn giao thông” f. Biện pháp 6: Phối hợp với gia đình của trẻ Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ: Cha mẹ trẻ có thể tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình như: hoạt động trải nghiệm, tổ chức ngày hội, lễ “Khai giảng năm học mới”, “ngày hội trăng rằm”, “Xuân yêu thương, tết sum vầy”, “Ngày vui của bà, của mẹ”, tổ chức ngày sinh
  4. 9 nhật cho trẻ. Môi trường giao tiếp chủ yếu của trẻ là nhà trường và gia đình chính vì vậy phối hợp với gia đình là biện pháp không thể thiếu. Giáo viên tổ chức các buổi trao đổi, gặp mặt với phụ huynh trẻ để cùng nhau xây dựng hướng giáo dục phát triển toàn diện trong đó có phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh tham gia trải nghiệm mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Bố mẹ là những người đầu tiên cần có phát âm chính xác, từ ngữ biểu cảm và lịch sự. Sau một ngày trẻ đến trường bố mẹ trò chuyện cùng con về hoạt động con được tham gia, trải nghiệm thú vị của con, Chẳng hạn như: “Hôm nay con được tham gia những hoạt động gì? Hãy kể cho bố mẹ nghe nhé!” “Con được chơi trò chơi gì? Con cảm thấy như thế nào?”,
  5. 10 Phối hợp cha mẹ trẻ cùng tham gia các hoạt động Trong chủ đề Động vật, phụ huynh cho trẻ tham quan vườn bách thú, cùng trò chuyện về những con vật yêu thích của trẻ. Tất cả đều giúp trẻ mở rộng vốn từ, trau dồi hiểu biết, bố mẹ hiểu nhu cầu cũng như khả năng của trẻ hơn từ đó mà ngôn ngữ, nhân cách trẻ dần dần phát triển. g. Biện pháp 7: Tham quan, trải nghiệm Những chuyến đi tham quan hay những trải nghiệm gây cho trẻ niềm vui, những bài học quý giá từ thực tế. Việc đến những nơi trẻ được nghe, được quan sát trong sách vở càng làm trẻ hào hứng và nhớ rất lâu. Cô hướng dẫn giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, làm tâm hồn các cháu phong phú, giúp các tích lũy những hình ảnh, biểu tượng về thế giới xung quanh. Bằng những câu hỏi hướng dẫn, giáo viên giúp trẻ nhận xét, tìm từ ngữ trả lời đúng câu hỏi đặt ra. Trong buổi tham quan có mục đích, giáo viên cần chuẩn bịnhững từ ngữ mới cung cấp cho trẻ, hướng dẫn trẻ nói câu hoàn chỉnh đầy đủ cú pháp.
  6. 11 Trẻ tham gia trải nghiệm gói bánh chưng Trẻ cùng cô tham quan siêu thị
  7. 12 Trẻ tham gia trải nghiệm cùng chú cảnh sát trên sân chơi giao thông Cô và trẻ trò chuyện cùng các chú bộ đội
  8. 13 Chuyến đi tham quan của trẻ tại chùa Liêu Hải Sau mỗi chuyến đi, giáo viên cần hỏi trẻ “Điều gì làm con ấn tượng hoặc thích nhất?”. Câu trả lời vừa giúp trẻ nhớ lại những gì trẻ quan sát được, điều gì làm trẻ thích nhất đồng thời khi trẻ có thể nói lên suy nghĩ nhận xét của mình một cách thoải mái tự tin thì kỹ năng bộc lộ và diễn đạt cũng được nâng lên đáng kể.
  9. 14 Chuyến tham quan trải nghiệm của trẻ tại trường tiểu học III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Qua gần một năm đi sâu nghiên cứu cùng sự ủng hộ của đồng nghiệp và các bậc cha mẹ trẻ, tôi đã đạt được những kết quả rất tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc kể lại chuyện tham quan, trải nghiệm”. Những kết quả đó được thể hiện như sau: III.1. Hiệu quả về mặt kinh tế Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu trong quá trình tôi chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trên thực tế nên không tốn kém về kinh phí. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội a. Về phía giáo viên Giáo viên sáng tạo hơn trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ cho trẻ Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ thật tốt. Tạo được lòng tin của phụ phuynh, có mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ trong việc giáo dục trẻ.
  10. 15 b. Về phía phụ huynh Phụ huynh quan tâm đến trẻ hơn, thường xuyên trao đổi trò chuyện với giáo viên để phối kết hợp rèn ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ. Tạo được niềm tin nơi phụ huynh với sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. c. Về phía trẻ Qua thực tế mà chúng tôi áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc kể lại chuyện tham quan, trải nghiệm” ở lớp tôi, tôi nhận thấy có những thay đổi rõ rệt ở trẻ: + Hầu hết trẻ đều có thái độ hứng thú tham gia vào giờ hoạt động cùng cô, tăng khả năng tập trung, chú ý ở trẻ. + Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều khi tham gia vào hoạt động kể lại chuyện. + Thông qua hoạt động kể lại chuyện tôi đã khắc phục được đáng kể tình trạng nói ngọng, nói lắp ở trẻ, giúp trẻ biết nói đủ câu, nói to, rõ ràng, mạch lạc. + Cũng qua kể chuyện mà nhân cách của trẻ được phát triển. Trẻ biết yêu quý những đức tính tốt, biết trân trọng cái hay, cái đẹp, làm phát triển đời sống tình cảm cho trẻ. Từ đó trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn hơn *Khả năng áp dụng và nhân rộng Mô hình này đã được áp dụng đạt kết quả tốt trong các trường mầm non. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi cam kết không sao chép, không vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 05 năm 2024 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Lê Thị Lệ
  11. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trường Mầm non xã Nghĩa Trung xác nhận sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc kể lại chuyện tham quan, trải nghiệm” của đồng chí Lê Thị Lệ - Giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non xã Nghĩa Trung có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Trung năm học 2023 - 2024. Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 5 năm 2024 HIỆU TRƯỞNG Vũ Thị Luyến XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  12. MỤC LỤC I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến . 1 II. Mô tả giải pháp kỹ thuật 2 II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 2 II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 3 a, Biện pháp 1: Định hướng chủ đề kể lại chuyện cho trẻ : 3 b, Biện pháp 2: Xây dựng dàn ý câu chuyện: 4 c, Biện pháp 3: Dạy trẻ kể lại chuyện theo vai: 6 d, Biện pháp 4: Luyện tập kể chuyện thường xuyên: 6 e, Biện pháp 5: Thi kể chuyện: 8 f, Biện pháp 6: Phối hợp với gia đình trẻ:. 8 g, Biện pháp 7: Tham quan, trải nghiệm: 10 III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 14 III.1. Hiệu quả kinh tế 14 III.2. Hiệu quả về mặt xã hội 14 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 15
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục mầm non, Bộ giáo dục và đào tạo. 2. Kế hoạch số 01/KH, TMN NTr ngày 15/08/2023 của trường mầm non xã Nghĩa Trung về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL,GVMN năm học 2023-2024. 3. Thông tư 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục mầm non. 4. Nguyễn Xuân Khoa (2004), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 5. Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Oanh (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. 7. Đinh Thị Uyên (số 1/2006), Tạp chí Giáo dục mầm non 8. Trang web: www.mamnon.com.