Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp các em học sinh Lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm

docx 46 trang Đinh Thương 15/01/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp các em học sinh Lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_cac_em_hoc_sinh.docx
  • pdf02_TH_Nghia_Hung_Nguyen_Thi_Ngan_TH_Nghia_Binh_936895a5b4.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp các em học sinh Lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm

  1. 25 Ví dụ: Quan sát cây bàng, học sinh cần quan sát tư thế, vị trí của nó; gốc, rễ, thân, tán lá, hoa, quả, để tìm ra các nét riêng của cây. Để hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng trên sân trường.Tôi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng bằng những câu hỏi gợi ý sau: Câu hỏi 1: Em quan sát cây bàng từ xa đến gần? (Tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp của cây).Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? Trông nó giống cái gì ? (cái ô khổng lồ, cây nấm, ) Câu hỏi 2: Quan sát đặc điểm từng bộ phận của cây: rễ cây, gốc cây, thân cây, cành cây, lá, hoa, quả. Em hãy dùng tay sờ xem lớp vỏ của thân cây bàng như thế nào ? (sần sùi, hơi ram ráp, ) Câu hỏi 3: Môi trường sống và những điều có liên quan đến cây như nắng, gió, chim chóc, ong bướm, Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài vật nào ? Chúng làm gì ? Với mỗi bộ phận của cây, tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập những thông tin vừa quan sát được vào sơ đồ tư duy.
  2. 28 Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp trải nghiệm mang lại hiệu quả cao. Sơ dồ tư duy trong dạy học giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và in đậmđiều mà mình suy nghĩ, viết ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, sử dụng sơ đồ tư duy huy động tốiđa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập một cách tích cực. Không những thế sơđồ tư duy còn giúp tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em cảm thấy viếtđoạn văn dễ dàng hơn, khơi dậy năng khiếu của các em, khơi dậy khả năng tư duy, tạo thói quen tích cực suy nghĩ và tự tin trong học tập.
  3. 29 Những hìnhảnh học sinh quan sátở vườn trường, và vườn thực nghiệm
  4. 32 Hìnhảnh các em chia nhóm quan sát cây
  5. 34 Hìnhảnh học sinh thảo luân nhóm vẽ sơ đồ tư duy và viết bài.
  6. 37 Sau một số năm thực hiện, bằng sự nỗ lực của thầy và sự rèn luyện chăm chỉ của trò, chất lượng các bài viết của học sinh lớp tôi nâng cao rõ rệt nhất là với những HS có nhận thức chậm.Các em đã viết được những câu văn ngắn gọn nhưng đầy đủ ý, những đoạn văn, bài văn không còn là những bài sao chép, vay mượn.Câu văn thực tế, gần gũi với các em bằng những lời lẽ chân thật phù hợp với lứa tuổi của các em. Vì vậy tôi luôn tôn trọng và chấp nhận tất cả những câu văn, bài viếtcủa các em.Tôi cũng xin đưa ra một số đoạn văn điển hình của học sinh lớp tôi.
  7. 41 Áp dụng: “Một số giải pháp giúp các em học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm.” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong những năm gần đây so với cách dạy học sinh viết văn theo phương pháp trước đây, tôi đã rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm trong quá trình rèn cho học sinh viết tốt bài văn. Đó là:
  8. 42 - Cần lựa chọn linh hoạt và áp dụng thực tếchu trình hướng dẫn phù hợp với năng lực của đa số HS trong lớp. Trong quá trình hướng dẫn cả lớp, cần chú ý hướng dẫn nhiều hơnđối với những HS còn gặp khó khăn và đưa ra yêu cầu cao hơn với những HS có khả năng làm việc độc lập hơn so với số đông trong lớp. GV có thể kết hợp nhiều bậc khác nhau củachu trình trong cùng một tiết học viết một đoạn văn. - Giáo viên phải chú trọng tới phương pháp làm bài cho học sinh, đặc biệt là phương pháp thu thập thông tin bằng các hình thức trải nghiệm, tư duy, tưởng tượng, quan sát, và sử dụng sơ đồ tư duy vì sơ đồ tư duy chính là công cụ, là bí quyết giúp cho học sinh nhanh tiến bộ trong viết văn. Học sinh có thực hành bước thu thập thông tin tốt thì mới viết được những ý cần trả lời từ đó có cơ sở để viết các câu văn đầy đủ và sắp xếp những câu văn thành bài văn được tốt hơn. Đây là điều kiện chủ yếu làm nền tảng giúp cho bài viết trở nên chân thật, tự nhiên và đây cũng là cơ sở phát huy trí tưởng tượng của học sinh, nó khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn. Song để các biện pháp trên được thực hiện tốt thì đòi hỏi mỗi người giáo viên phải nắm vững yêu cầu, nội dung của môn học. Biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong từng tiết học với nhiều hình thức dạy học khác nhau: dạy học ngoài không gian lớp học, dạy học trong lớp, chuẩn bị những đồ dùng, hình ảnh minh họa, cũng như chuẩn bị đầy đủ hệ thống câu hỏi trước khi lên lớp phù hợp với từng tiết học cụ thể. Giáo viên cần chú ý tới các kỹ năng đọc - viết- nghe - nói cho học sinh đặc biệt là kĩ năng viết trong quá trình viết từ, câu văn, đoạn văn, bài văn, liên kết giữa các câu văn bằng các từ nối để bài văn được rõ ràng, mạch lạc hơn. Việc hướng dẫn học sinh viết được một bài văn nhất là với những em nhận thức chậm đạt kết quả cao không phải một sớm một chiều, một tiết học nhất
  9. 43 định.Vì thế, mỗi người giáo viên phải luôn kiên trì, uốn nắn, sửa chữa và đồng hành cùng các em là người bạn thân thiết của trẻ. III . HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI III.1. Hiệu quả kinh tế: Các phương pháp và kỹ thuật dạy học được tôi lựa chọn đều đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng và những đồ dùng dạy và học cũng dễ làm, dễ dùng không tốn tiền cho việc mua sắm và thiết kế. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội : Với những kinh nghiệm,biện pháp tôi đã trình bày ở trên, qua một số năm giảng dạy cho học sinh tôi đã thu được những kết quả sau đây: So với những năm trước đây, khi triển khai sáng kiến thì mức độ tiếp thu bài của học sinh nhanh hơn, cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết Tập làm văn. Tôi nhận thấy các em luôn có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn.Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn.Học sinh không còn lúng túng trong việc tìm các ý trả lời cho các câu hỏi của mỗi bài văn; việc viết một bài văn hay một đoạn văn trở nên dễ dàng hơn kể cả với những em có nhận thức chậm. Các em đã biết sử dụng các từ ngữ chân thật, gần gũi. Biết viết câu văn đúng ngữ pháp.Lời văn, ý văn của các em không còn mang tính liệt kê hay vay mượn nữa.Trong khi viết văn các em đã biết dùng các từ nối để cho câu văn sinh động hơn.Chính vì thế mà chất lượng Tập làm văn của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: Năm học 2018-2019,2019-2020,2020-2021 học sinh do tôi giảng dạy môn Tiếng Việt thống kê cho bài viết, thu được kết quả như sau: Số lượng Năm học Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 24 2018-2019 14 (58,3%) 6 (25%) 4 (16,7%) 28 2019-2020 20 (71,4%) 6 (21,4%) 2 (7,2%) 27 2020 -2021 23 (85,2%) 4 (14,8%) 0 (0%)
  10. 44 Thành quả mà các em đạt được đã phần nào khẳng định hiệu quả của phương pháp giảng dạy mà tôi đang thực hiện là đúng, đó cũng là động lực để tôi tiếp tục áp dụng đề tài: “Một số giải pháp giúp các em học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm”. Trên đây là một số biện pháp của tôi để áp dụng vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giúp các em HS nhất là những HS có nhận thức chậm viết được đoạn văn trong chương trình lớp 2 mà tôi cho là hữu ích nhất và có hiệu quả rõ rệt. Trong thực tế giảng dạy thì mỗi người đều áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm học sau với mong muốn lớn nhất của tôi là: giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn ở Tiểu học và làm nền cho học sinh học tiếp các lớp trên nhất là đối với đối tượng học sinh có nhận thức chậm. III.3. Khả năng áp dụng và nhân rộng : Sáng kiến có thể áp dụng cho toàn thể giáo viên lớp 2. Sáng kiến đã được áp dụng cho toàn thể giáo viên lớp 2của trường tôi đang giảng dạy.Bản thân tôi rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các đồng chí lãnh đạo và mong được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi chịu trách nhiệm! Nghĩa Bình, ngày 4 tháng 5 năm 2021 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Ngân
  11. 45 XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA BÌNH Trường tiểu học xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng xác nhận Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số giải pháp giúp các em học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm”của đồng chí Nguyễn Thị Ngân đã được áp dụng tại trường tiểu học xã Nghĩa Bình và đem lại hiệu quả được Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học Nghĩa Bình đánh giá tốt. Nghĩa Bình, ngày 10 tháng 5 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Quế
  12. 46 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT Phòng GDĐT Nghĩa Hưng xác nhận sáng kiến kinh nghiệm:“Một số giải pháp giúp các em học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm” của đồng chí Nguyễn Thị Ngân, trường tiểu học xã Nghĩa Bình đã được áp dụng ở một số đơn vị và đem lại hiệu quả.