Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp học sinh Lớp 4

pdf 28 trang binhlieuqn2 8562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhi.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp học sinh Lớp 4

  1. món quà mang ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động. 2.3)Tổ chức các hoạt động mang tính tập thể cao: Thông qua các hoạt động lớp nhà trường kết hợp với Đội Thiếu niên tổ chức cụ thể như sau: Các chủ điểm thường thực hiện ở trường tiểu học bao gồm : Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường Thời gian thực hiện : Tháng 9 – 10. a. Yêu cầu giáo dục: – Giáo dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với truyền thống của nhà trường. – Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt ở người học sinh tiểu học. – Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với trường lớp. b) Các hình thức hoạt động: – Tổ chức tập dượt đội hình chuẩn bị cho lễ Khai giảng năm học mới. – Lễ Khai giảng năm học mới. – Học tập nội quy nhà trường. – Ôn luyện các bài hát đã được học từ năm học trước. – Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và của tập thể lớp trong năm học mới. – Lao động tu sửa trường lớp. – Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức Đại hội Liên – Chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Chủ điểm 2 : Kính yêu thầy giáo, cô giáo. Thời gian thực hiện : tháng 11. a. Yêu cầu giáo dục: – Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo. – Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo. – Thể hiện lòng biết ơn thông qua hoạt động văn hóa – văn nghệ mừng
  2. ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, viết thư thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ, làm báo tường b. Các hình thức hoạt động: – Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt giành nhiều kết quả cao mừng thầy, cô giáo. – Ra báo tường về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. – Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. – Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. – Viết thư thăm hỏi thầy, cô giáo cũ. – Công trình lao động “Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”. Chủ điểm 3 : Yêu đất nước Việt Nam Thời gian thực hiện : Tháng 12. a. Yêu cầu giáo dục: – Giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc, sự giàu đẹp của quê hương đất nước. – Giáo dục thái độ tôn trọng với những chiến công, những chiến sĩ đã quên mình vì Tổ quốc. Qua đó giáo dục ý thức rèn luyện bản thân qua học tập. – Sưu tầm tranh ảnh, các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, các chiến sĩ bộ đội b. Các hình thức hoạt động: – Tìm hiểu về những cảnh đẹp của quê hương đất nước. – Sưu tầm tranh ảnh về anh bộ đội, về quê hương, đất nước. – Cuộc thi “Em góp phần bảo vệ cảnh đẹp quê hương”. – Ca hát về anh bộ đội. – Tổ chức ngày 22–12 – Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam – Ngày Quốc phòng toàn dân. – Hội thi vui học tập chuẩn bị cho thi học kì I. Chủ điểm 4 : Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Thời gian thực hiện: tháng 1 – 2.
  3. a. Yêu cầu giáo dục: – Giáo dục học sinh hiểu biết về truyền thống văn hoá dân tộc địa phương. – Giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống dân tộc cho các em. – Bồi dưỡng cách giao tiếp, cách ứng xử cho các em. b. Các hình thức hoạt động: – Tìm hiểu những cái hay cái đẹp trong phong tục tập quán của quê hương : Lao động mùa xuân, tết trồng cây, ngày hội mùa xuân – Học tập những điều cần làm trong ngày Tết cổ truyền (có thảo luận ở các lớp cuối cấp). – Ca hát về mùa xuân quê hương, về sự đổi mới của quê hương, về Đảng, về Bác Hồ. – Vui chơi các trò chơi dân gian, dân tộc : Hội vật, chọi gà, bơi chải, kéo co – Thi nét đẹp tuổi thơ. – Tham quan các viện bảo tàng hoặc các di tích lịch sử của quê hương. Chủ điểm 5 : Yêu quý mẹ và cô giáo. Thời gian thực hiện : Tháng 3. a. Yêu cầu giáo dục: – Hiểu ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3. – Giáo dục cho học sinh lòng kính trọng, quý mến mẹ và cô giáo – hai người mẹ hiền, người phụ nữ Việt Nam. – Biết cách thể hiện sự quý trọng người phụ nữ Việt Nam. b. Các hình thức hoạt động: – Phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng ngày Quốc tế Phụ nữ. – Ra báo tường về ngày Quốc tế Phụ nữ , ca hát về mẹ và cô giáo. – Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ : 8 – 3. Chủ điểm 6 : Bác Hồ kính yêu Thời gian thực hiện : tháng 5. a. Yêu cầu giáo dục:
  4. – Giáo dục cho học sinh hiểu biết về Bác Hồ, hiểu biết về truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. – Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ. b. Hình thức hoạt động: – Phát động thi đua cuối năm học, lập thành tích dâng lên Bác Hồ kính yêu. – Tổ chức “Hái hoa dân chủ” phục vụ cho ôn tập cuối năm. – Tổ chức buổi “Gặp gỡ hữu nghị”. – Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ. – Ca múa về Bác Hồ. – Tìm hiểu về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. – Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ. – Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hè. Nhà trường luôn đẩy mạnh các hoạt động hướng về cộng đồng qua đó cung cấp những kiến thức mới, và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như: - Thực hiện công tác cùng tuyên truyền về An toàn giao thông, thông qua tổ chức mit tinh, hội thi An toàn giao thông , Vẽ tranh nét đẹp khi tham gia giao thông, thi trắc nghiệm về các biển báo giao thông, thi tiểu phẩm, thời trang giấy v.v . - Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua công tác Vệ sinh cảnh quan trường lớp, tuyên truyền với mọi người về giữ gìn vệ sinh chung như: 5 phút nhặt rác, bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi quy định, chăm sóc cây trồng, công trình măng non v.v. - Phát động và tổ chức chương trình nuôi heo đất, thùng tiền từ thiện tiết kiệm đồ dùng học tập, cá nhân, phế liệu để giúp đỡ các bạn nghèo, bạn khuyết tật , các bạn vùng xa, lũ lụt, - Tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách thương binh, mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, các nơi di tích lịch sử địa phương v.v.
  5. Qua đó giáo dục cho học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn các anh hùng liệt sĩ vì nước quên thân, lòng nhân ái, tương thân tương trợ , biết quan tâm và chia sẻ với những hoàn cảnh thiệt thòi bất hạnh. 2.4) Tổ chức các trò chơi vui tươi lành mạnh Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau. - Tổ chức trò chơi dân gian như: Ngậm muỗng chuyền chanh, gánh bóng qua chướng ngại vật, nhảy bao bố, đi bộ kiểu ếch, rồng rắn, đua thuyền trên cạn .v.v. Số HS tham gia vận động viên :10 em, số cổ động viên cổ vũ rất đông tạo cho khi thế sôi nổi và hào hứng. - Qua các trò chơi rèn cho các em tình đoàn kết, tôn trọng cảm thông và chia sẻ, kỹ năng hợp tác cùng chung sức, nổ lực phát huy hết năng lực, biết hổ trợ giúp đỡ các thành viên trong nhóm đồng cam cộng khổ vuợt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Một số hình ảnh minh hoạ ở phần phụ lục 2.5) Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trong những năm gần đây trường chúng tôi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất vững chắc khang trang có đủ tiện nghi sân chơi bê tông, nhà thư viện sách, đèn chiếu sáng, các dụng cụ âm thanh như âm ly, loa máy, các dụng cụ phục vụ các trò chơi dân gian, sách tham khảo, tranh ảnh cổ động, báo chí phục vụ nhu cầu đọc sách và tìm hiểu của học sinh và giáo viên . 2.6) Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường :
  6. Để tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhà trường và Tổng phụ trách Đội phải làm tốt công tác tham mưu kết hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương như Xã Đoàn, Ban Văn Hoá thông tin Xã, Tổ An ninh trật tự, Hội cựu Chiến binh để có những nội dung giáo dục truyền thống thêm phần phong phú. Ngoài ra các đoàn thể trong nhà trường: Chi Bộ, Công Đoàn Cơ sở, ban đại diện cha mẹ học sinh, huy động sự đóng góp của các nhà doanh nghiệp, mạnh thường quân phối hợp chặt chẽ chủ động và hổ trợ kinh phí, công sức vào các hoạt động chung đặc biệt như khen thưởng, tham quan, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt,v.v. Đặc biệt tôi luôn chú trọng vào những biểu hiện, hành vi cụ thể của các em để xem xét đánh giá (nhìn nhận sự tiến bộ là chính, không chê trách phê phán mặc cảm trong các em) 2.7) Kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục. - "Gia đình nhà trường và xã hội." * Về nguyên lí giáo dục “Giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: " Gia đình - Nhà trường - xã hội.” Vì vậy kết hợp với gia đình là không thể thiếu được, nó vừa mang tính lý luận đồng thời hết sức thực tiễn. Để làm tốt tôi đã: - Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kì : đầu năm , giữa năm, cuối năm học để gặp gỡ, nắm bắt thông tin về học sinh; trao đổi với phụ huynh học sinh về hướng kết hợp giáo dục đạo đức các em để tránh tình trạng “ Trống đánh xuôi , kèn thổi ngược” Nhằm tạo sự hiểu biết cảm thông giữa giáo viên chủ nhiêm và phụ huynh học sinh. - Thông qua sổ liên lạc điện tử ,qua nhóm Zalo, facebook của giáo viên chủ nhiệm phụ huynh học sinh nắm được tình hình học tập, đạo đức của học sinh và ngược lại GV chủ nhiệm nắm chắc hơn những biểu hiện hành vi tích cực hoặc tiêu cực của các em để cùng giáo dục.
  7. - Thống nhất với phụ huynh học sinh một số yêu cầu và biện pháp giúp các em học tập ở nhà, tuỳ điều kiện cụ thể nên có thời gian biểu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí cho các em, phụ huynh học sinh đóng vai trò động viên, nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ học tập, tránh chê bai, tuyệt đối không dùng bạo lực đối với các em. - Qua mỗi học kì họp phụ huynh học sinh. + Báo cáo đầy đủ quá trình rèn luyện phấn đấu của từng học sinh và kết quả điểm số, xếp loại từng môn, có nhận xét đánh giá so sánh với thời điểm trước. + Trao đổi những phát hiện mới về hành vi đạo đức của học sinh (nếu có) để phụ huynh nắm bắt cùng cộng đồng trách nhiệm, động viên khuyến khích nếu là biểu hiện tốt, ngăn ngừa giáo dục nếu là biểu hiện chưa tốt. `- Nắm bắt các thông tin ở học sinh qua phiếu sinh hoạt hè, để động viên kịp thời những em có thành tích tốt,uốn nắn những biểu hiện sai trái lệch lạc của học sinh . Đồng thời giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong trường đặc biệt là Đoàn, Đội để tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt đông lành mạnh và bổ ích. Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. * Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài, Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày tỏ thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS, và đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.
  8. Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. * Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi. - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông, Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình Powerpoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. - Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn.
  9. ( Hình 1: Học sinh tham gia vẽ tranh) - Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ niệm ngày quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải phóng miền Nam, Những đoạn phim tài liệu này, tôi lấy trên mạng internet rồi kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh xem. - Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. ( Hình 2: Học sinh tham gia làm đồ dùng học tập và trang trí lớp ) Dựa trên hướng dẫn, tôi tập trung cả lớp lại và hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc.
  10. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI : 1. Hiệu quả kinh tế - Việc áp dụng kinh nghiệm trên không tốn kém về mặt kinh tế mà học sinh lại dễ hiểu, phù hợp với điều kiện học tập và giảng dạy ở vùng nông thôn nơi địa phương tôi giảng dạy. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - Chất lượng các phong trào thể hiện rõ nét, học sinh hăng hái, tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, mạnh dạn trong giao tiếp, thái độ lịch sự, nhã nhặn, lễ phép với thầy cô người lớn, tính cách thân thiện trong cư xử với bạn bè sống hài hoà tránh xung đột với người khác, hạn chế tối đa những hành vi gây gỗ, đánh nhau, chửi thề nói tục, mà biết chia sẻ, quan tâm giúp đỡ người
  11. khác. Biết tôn trọng và gìn giữ tài sản chung, nơi công cộng, biết sống tiết kiệm, bảo vệ và thân thiện với môi trường. - Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể giúp các em học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước. Trò chơi là một hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người. Nó còn là một món ăn tinh thần cho trẻ trong các buổi sinh hoạt tập thể. Mỗi người chúng ta ai cũng từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò chơi dân gian – trò chơi đó đã ngấm sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Những bước nhảy lò cò, những bước nhảy mềm mại Tất cả như một động lực, một niềm vui, một bức tranh sinh động không thể thiếu được trong cuộc sống. - Trò chơi vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là phương diện giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Trò chơi còn có vai trò cốt lõi trong việc hình thành cái tôi về mặt xã hội của trẻ, trò chơi còn giúp trẻ học được các quy tắc trong giao tiếp xã hội. Do vậy, các trò chơi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội. Sự nghỉ ngơi, thư giãn cũng quan trọng không kém đối với việc củng cố kiến thức, phát triển trí tưởng tượng, một yếu tố quan trọng của sự sáng tạo. - Việc lựa chọn một số trò chơi dân gian vào trong các giờ học, trước hết nhằm góp phần giảm bớt áp lực của hoạt động học tập, tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, thân thiện, giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc về nét đẹp văn hoá truyền thống, những đặc sắc của văn hoá dân tộc tạo cơ hội bình đẳng giới, thu hút sự tham gia tính tích cực của học sinh. Trong thực tế ở các trường Tiểu học, việc tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp chưa thực sự được coi trọng đúng mức. Sinh hoạt tập thể là một hoạt động ngoài giờ lên lớp, do Đội tổ chức dưới sự điều hành, hướng dẫn của GV. Vì những lí do khách quan khác nhau, mà việc tổ chức giờ sinh hoạt tập thể không thường xuyên, không đồng bộ nên chưa đạt được mục tiêu giáo dục.
  12. - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát và những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . Trong năm học 2018-2019: Lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, không có học sinh ở lại lớp; Chất lượng giáo dục chung của học sinh trong lớp không ngừng nâng cao rõ rệt. - Học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. - Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp năm qua luôn được bảo quản tốt. - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nỗ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn. . IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỉ luật. Giao Châu, ngày 08 tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN NGUYỄN THỊ THU
  13. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ghi rõ nhận xét,phạm vi ảnh hưởn có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì ?) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD - ĐT (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì? )
  14. Tài liệu tham khảo 1.Sách giáo khoa các môn có kèm theo sách giáo viên: -Sách Toán -Sách Tiếng Việt -Sách Khoa Học -Sách Lịch sử và Địa lý -Sách Đạo Đức -Sách Kỹ Thuật -Sách Kỹ năng sống 2.Các video, tranh ảnh, tài liệu, phóng sự, các thước phim về lịch sử nước ta, về các tình huống an toàn giao thông
  15. CÁC PHỤ LỤC (kèm theo báo cáo sáng kiến) 1.Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến ( nếu có) 2.Ảnh minh họa của sáng kiến được áp dụng trong thực tế
  16. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học cấp huyện Tôi : Trình độ Tỷ lệ (%) đóng Số ngày tháng Nơi công Họ và tên Chức danh chuyên góp vào việc tạo TT năm sinh tác môn ra sáng kiến 1 Nguyễn 30/4/1991 Trường tiểu Giáo viên Cao đẳng 100% Thị Thu học Giao sư phạm Châu - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP HỌC SINH LỚP 4 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 4 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:15/08/2018 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Vận dụng các biện pháp về công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng cho học sinh. - Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến - Sự chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức và sự hợp tác của cô và trò trong quá trình học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến kinh nghiệm do tôi đúc rút từ thực tế giảng dạy, mong được sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng nghiệp để chất lượng dạy –học của lớp tôi chủ nhiệm ngày càng được nâng cao hơn nữa cho các em học sinh, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Châu, ngày 8 tháng 6 năm 2020 Người nộp đơn (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu