Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tiếng Anh học sinh Tiểu học bằng trò chơi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tiếng Anh học sinh Tiểu học bằng trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_tieng_anh_hoc_s.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tiếng Anh học sinh Tiểu học bằng trò chơi
- đúng hoàn chỉnh, đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho một số điểm nhất định ( tùy sở thích của giáo viên, có thể là 20, 30, điểm). Sau khi chơi hết các từ mà giáo viên đã chuẩn bị, giáo viên tổng kết điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. E.g. Unit 18. What will the weather be like tomorrow? ( Tiếng Anh 5- tập 2) - Mục đích là ôn lại cho học sinh các từ mới về mùa: summer, winter, spring, autumn. - Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 từ và viết mỗi chữ cái của 4 từ này lên một tấm thẻ. - Giáo viên xáo trộn các chữ cái trước khi phát cho số học sinh được gọi lên bảng, mỗi em một chữ cái. + R E S M U M + N T W E R I + S N G I P R + N A U M U T - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. - Giáo viên gọi 4 lượt học sinh lên bảng, mỗi lượt có số học sinh của mỗi nhóm tương ứng với số chữ cái của mỗi từ. - Trong khoảng thời gian 30 giây, những học sinh này phải đưa chữ cái của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một từ đúng hoàn chỉnh, đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 20 điểm. Sau khi chơi hết các từ mà giáo viên đã chuẩn bị, giáo viên tổng kết điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. Trò chơi này có thể được thay thế với Jumple sentences để ôn lại cho học sinh các cấu trúc câu mà các em đã được học. Trò chơi này có thể được áp dụng trong các bài học nhất là các bài ôn tập. Dạy ngữ pháp 9.Từ xáo trộn (Word Jumble Race) Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ. Đặt mỗi câu đã bị cắt vào mũ, ly hoặc bất kỳ vật gì có thể chứa được và tách chúng riêng biệt. Chia lớp thành các nhóm gồm 2, 3, hoặc 4 học sinh. Các đội bây sẽ phải sắp xếp các từ trong câu của mình theo đúng thứ tự. Đội chiến thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách chính xác. 10.Nhảy cóc (Jumping games) Trò chơi này cần một khoảng không gian rộng chặng hạn như sân trường. Học sinh sẽ đứng thành một hàng. Giáo viên sẽ đọc một danh sách các câu hay từ liên quan đến một cấu trúc ngữ pháp đã dạy trước đó. Học sinh quyết định câu hay từ giáo viên vừa đọc
- đúng hay sai để nhảy lên phia trước hoặc nhảy ngược về phia sau. Em nào nhảy sai sẽ bị loại ra khỏi hàng. 11. Chain game - chia lớp thành nhóm từ 8-10 em. Học sinh ngồi quay mặt với nhau. - Em đầu tiên trong các nhóm lặp lại câu của giáo viên. - Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ 1 và thêm vào một ý khác - Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ 1,2 và thêm vào một ý khác và cứ thế tiếp tục cho đến học sinh cuối cùng trong nhóm. E.g. Unit 2. I’m from Japan. (Tiếng Anh 4 tập 1). GV: Hello. I'm from Vietnam. HS1: Hello. I'm from Malaysia. HS2: Hello. I'm from Indonesia. 12. Noughts and Crosses - Giải thích với học sinh rằng trò chơi này cũng giống như trò chơi “ cờ ca rô” ở Việt Nam nhưng chỉ cần 3 “0” hoặc 3 “x” trên một hàng ngang, dọc, đường chéo là thắng. - Kẻ 9 ô vuông trên bảng, mỗi ô có chứa một từ (hoặc một tranh vẽ). E.g. Unit 1. What’s your address? (Tiếng Anh 5 tập 1). 52 Ba trieu Street South Road the second floor of Hanoi Tower Green Avenue Hoa Binh Lane 42 Hai Ba Trung Street Lieu Giai Street High Street Thanh Cong block of flat - Làm mẫu một câu với học sinh sử dụng một từ bất kỳ trong các ô: I live in 52 Ba trieu Street . - Chia học sinh làm hai nhóm: một nhóm là nought (0) và một nhóm là crosses (X). - Các nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt đúng sẽ được một 0 hay một X. Dạy kĩ năng nghe 13.Simon nói (Simon says) Giáo viên đứng trước lớp và đóng vai Simon. Giáo viên nói “Simon says” cùng với tên của bất kỳ một hành động nào đó và diễn tả bằng cử chỉ cho dù cử chỉ của giáo viên có
- thể không đúng với tên hành động vừa nêu. Học sinh có nhiệm vụ lắng nghe và diễn tả lại hành động được nêu tên, không nên bắt chước hành động của giáo viên hoàn toàn. Em nào diễn tả sai sẽ là người thua cuộc. Giáo viên cũng có thể tiến hành trò chơi Simon says. Học sinh chỉ thực hiện hành động khi khẩu lệnh của bạn có cụm “Simon says ”. E.g. Unit 4. Did you go to the party? (Tiếng Anh 5 tập 1). “Simon says show me a dictionary?” hay “Simon says show me a comic book” và học sinh sẽ làm đúng theo những gì được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu giáo viên chỉ nói “show me a birthday card” học sinh sẽ không thực hiện hành động. Nếu em nào thực hiện hành động không phải do Simon nói, em đó sẽ bị loại và trở thành người phát hiện các em bị loại trong những lần tiếp theo. 14.Truyền miệng (Word of Mouth) Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm đứng thành hàng và nói thầm với học sinh đứng đầu tiên tên một từ vựng nhất định, học sinh đó sẽ phải nói thầm từ trên cho bạn kế tiếp và tiếp tục cho đến khi em học sinh cuối cùng trong hàng đọc to từ vừa được truyền. Nếu em học sinh trên có thể phát âm từ được thì thầm chính xác, cả đội sẽ giành được 1 điểm. Một biến thể khác của trò chơi này thay vì thì thầm thì các thành viên trong đội sẽ viết ra giấy và giơ cho bạn kế tiếp xem. Dạy kĩ năng nói 15.Đối mặt (Facing game) Trò chơi này dựa trên một gameshow trên truyền hình. Học sinh đứng theo hình vòng tròn. Giáo viên sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ có vài giây để đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đã chọn. Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò chơi sẽ tiếp tục. Người thắng cuộc sẽ là em học sinh duy nhất còn lại. Trò chơi này cũng phù hợp để sử dụng trong giảng dạy từ vựng 16.Những từ bí ẩn (Secret Words) Trong trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một số tấm thẻ, mỗi tấm đều ghi tên một từ vựng nhất định. Học sinh được chia thành 2 nhóm và mỗi nhóm sẽ lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên để có được gợi ý liên quan đến từ vựng trong từng thẻ. Nhóm nào tìm ra từ bí ẩn trước sẽ giành 1 điểm. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành và nhóm giành số điểm cao nhất sẽ chiến thắng. Ngoài ra còn có rất nhiều các trò chơi ngôn ngữ khác mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy của mình. Tóm lại qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng các hoạt động tương tác như trò chơi, bài hát, bài chant và kể chuyện vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt, học sinh nắm được kiến thức bài học và chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao. 7.4.2.4. Sử dụng phương pháp TPR
- TPR là dạng viết tắt của Total Physical Response (Phản ứng cơ học), một phương pháp giảng dạy Tiếng Anh mới của tiến sỹ James J. Asher. Phương pháp này được phát triển dựa trên cách thức trẻ em học tiếng mẹ đẻ. Bố mẹ thường có những “cuộc trò chuyện bằng cử chỉ” với con cái. Họ hướng dẫn và đứa trẻ sẽ làm theo. Ví dụ: bố/ mẹ nói “Look at mummy” (hãy nhìn vào mẹ) hoặc “Give me the ball” (Đưa cho bố/ mẹ quả bóng) và đứa trẻ làm theo. Những cuộc “trò chuyện” đặc biệt này sẽ diễn ra trong nhiều tháng trước khi đứa trẻ bắt đầu nói những tiếng đầu tiên. Tuy chưa biết nói nhưng trong thời gian đó, đứa bé đã có thể ghi nhớ cách bố mẹ sử dụng ngôn ngữ, âm thanh cũng như cấu trúc. Cuối cùng khi chúng có thể giải mã được tất cả những tín hiệu ngôn ngữ xung quanh, chúng sẽ tự mình nói ra những câu đó. Phương pháp dạy Tiếng Anh TPR áp dụng nguyên lý tương tự trong các lớp học Tiếng Anh. * Cách áp dụng Trong lớp học, giáo viên đóng vai trò của bố mẹ. Giáo viên sẽ bắt đầu bằng việc nói một từ (E.g. jump) hoặc một cụm ( E.g. look at the board) và minh hoạ lời nói bằng hành động tương ứng. Sau đó, giáo viên nhắc lại mệnh lệnh để học sinh thực hiện hành động tương ứng. Sau khi lặp đi lặp lại việc này để học sinh làm quen và ghi nhớ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại cụm đó khi thực hiện động tác. Khi học sinh đã nắm vững từ hoặc câu đã học, hãy bảo chúng tự đưa ra yêu cầu để các bạn khác thực hiện. Hoạt động này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh giáo viên và di chuyển khi thực hiện động tác mà mệnh lệnh yêu cầu. Khi áp dụng phương pháp TPR, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện hành động trước, sau đó cho học sinh luyện tập phát âm khẩu lệnh (đồng thanh và cá nhân) để chúng có cơ hội làm quen với âm thanh. Khi đã thành thục, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự ra lệnh để các bạn khác thực hiện hành động. Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi theo phương pháp TPR. Học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh giáo viên, giáo viên nói khẩu lệnh và người thực hiện việc này cuối cùng sẽ bị loại. Học sinh bị loại sẽ đứng sau lưng giáo viên và quan sát xem ai là người thực hiện hành động cuối cùng khi khẩu lệnh tiếp theo được đưa ra. Học sinh còn lại cuối cùng sẽ là người thắng cuộc. Giáo viên cũng có thể tiến hành trò chơi Simon says. Học sinh chỉ thực hiện hành động khi khẩu lệnh của bạn có cụm “Simon says ”. E.g. Unit 4. Dd ? (Tiếng Anh 1). “Simon says: show me a dog?” hay “Simon says: show me a drum” và học sinh sẽ làm đúng theo những gì được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu giáo viên chỉ nói “show me: a cat” học sinh sẽ không thực hiện hành động. Nếu em nào thực hiện hành động không phải do Simon nói, em đó sẽ bị loại và trở thành người phát hiện các em bị loại trong những lần tiếp theo. * Thời điểm áp dụng: Có thể dùng phương pháp TPR để dạy: - Từ vựng liên quan đến hành động (smile, chop, headache, wriggle )
- - Thì quá khứ,hiện tại, tương lai, tiếp diễn của động từ (Every morning I clean my teeth, I make my bed, I eat breakfast ) - Ngôn ngữ dùng trong lớp học (Open your books ) - Câu mệnh lệnh/ Hướng dẫn (Stand up, Close your eyes ) - Kể chuyện Việc áp dụng vào thời điểm nào là thích hợp hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của giáo viên. * Ưu điểm - Làm cho giờ học trở nên thú vị và sôi nổi. Nó thật sự có tác dụng khuấy động không khí lớp học theo chiều hướng tích cực. - Dễ nhớ đối với học sinh vì chúng có cơ hội thực hành những thứ vừa được học. - Phát huy thế mạnh của những học sinh ưa hoạt động trong lớp - Có thể áp dụng phương pháp này trong cả lớp lớn và lớp nhỏ. Việc lớp có bao nhiêu học sinh không thành vấn đề vì khi bạn sẵn sàng thực hiện hành động thì học sinh sẽ sẵn sàng làm theo. - Phương pháp này rất hiệu quả đối với các lớp mà trình độ học sinh không đồng đều. Hoạt động cơ học giúp chuyển tải ý nghĩa của ngữ liệu mới hiệu quả hơn. Do đó, họ sinh có thể hiểu và sử dụng những gì đã học trong thực tế. - Không mất nhiều thời gian để chuẩn bị miễn là giáo viên hiểu rõ mình muốn cho học sinh luyện tập gì. - Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em và thiếu niên. - TPR liên quan tới quá trình học tập của cả bán cầu não trái và phải. * Nhược điểm - Những học sinh chưa quen với phương pháp này có thể cảm thấy bối rối. Điều này có thể đúng với lần đầu tiên nhưng nếu giáo viên sẵn sàng thực hiện hành động thì học sinh cũng sẽ không ngại ngần làm theo. - Không thể dạy mọi thứ bằng phương pháp này và nếu lạm dụng nó sẽ trở nên kém hiệu quả. Hãy kết hợp TPR với những phương pháp để đem lại hiệu quả giảng dạy cao. 7.5.Giải pháp khi thực hiện đề tài. - Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế , ngôn ngữ được dùng để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc. Tuy nhiên để tất cả các em nhận thức được
- tầm quan trọng của nó trong cuộc sống không phải là dễ .Qua quá trình giảng dạy bộ môn ở toàn cấp .Tôi đúc rút được một số giải pháp. • Không nên quá lạm dụng các phương pháp này, trong mỗi tiết học chỉ nên sử dụng 1-2 hoạt động trong khoảng thời gian phù hợp. Tránh sự ôm đồm quá nhiều hoạt động một lúc sẽ làm cho người học thấy mệt mỏi và giảm hứng thú với môn học. • Phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể, tránh hiện tượng dạy và học lệch chương trình. • Thiết kế các hoạt động phải phù hợp với trình độ của học sinh, tránh tình trạng các hoạt động quá khó hoặc quá dễ sẽ không kích thích được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh. - Sự liên tục cần phải kiểm tra sự hiểu và nắm bắt kiến thức của các em trên lớp thông qua các trò chơi, tạo sự hứng thú học tập trước khi vào bài. Khảo sát chất lượng học sinh nhiều lần để kết luận, rút kinh nghiệm khi xây dựng đề tài. - Viết sáng kiến kinh nghiệm qua sự bổ sung, góp ý kiến của đồng nghiệp , qua thực tế giảng dạy nhằm thực hiện tốt đề tài này. Khi thực hiện các giải pháp trên tôi chắc chắn rằng sau một thời gian vận dụng sẽ giúp học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn. Từ đó giúp các em tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, tự tin hơn trong thực hành và giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Như vậy, việc vận dụng các phương pháp để tạo sự hứng thú học tập của học sinh ở trên lớp, không chỉ tạo không khí vui vẻ, phấn khởi học tập của học sinh, mà là một thủ thuật khoa học, sáng tạo của người thầy. Tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học thì chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học sẽ có được những kết quả khả quan hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến. - Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh cần phải đạt chuẩn và trên chuẩn để tham gia dạy chương trình 4 tiết theo chương trình sách giáo khoa mới. - Học sinh phải có tính chuyên cần, luôn tham gia học một cách tích cực và có hứng thú tìm hiểu, khám phá, chịu khó học hỏi. - Chương trình dạy học không quá nặng về lý thuyết mà cần phải mang tính thực tế trong chương trình giảng dạy. - Phòng học phải đạt chuẩn theo bộ môn Tiếng Anh có các phương tiện trang thiết bị hỗ trợ dạy học đầy đủ.
- - Cần phải cập nhật những tài liệu mới, tăng cường trang bị đồ dùng dạy học để phục vụ quá trình dạy và học. 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 10.1. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp dạy Tiếng Anh học sinh tiểu học bằng trò chơi”, bản thân tôi nhận thấy rằng hứng là một yếu tố rất quan trọng giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Việc sử dụng trò chơi, bài hát, bài chant và kể chuyện hay TPR là những phương pháp rất hữu ích, có tác dụng tích cực trong các tiết học ngoại ngữ ở tiểu học. Các biện pháp trên đã tạo hứng thú học tập cho học sinh và cũng giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả hơn. Học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và ghi nhớ lâu cho nên chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại bộ phận đa số các em đã có sự tự giác và yêu thích môn học, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Tăng cường phát triển kỹ năng và sự nhạy bén của học sinh giúp các em nhớ bài cũ ở mỗi đầu và cuối tiết học. Đa phần học sinh có khuynh hướng hay quên bài cũ cho nên các em sẽ dần quên đi những từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cũ. Do đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hành lại trong phần "warm up" để đặt học sinh luôn ở trong tình huống ứng xử kịp lúc câu hỏi của giáo viên yêu cầu. Ở cuối mỗi tiết dạy, giáo viên có thể dành từ 3 đến 5 phút để các em thư giãn và nhớ những gì các em vừa học. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến. Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh. Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh Khối Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Ghét/ Sợ lớp SL % SL % SL % SL % 3 68 15 22,1 20 29.4 30 44,1 3 4,4 4 99 21 21,3 32 32,3 42 42,4 4 4.0 Tổng 167 36 21,6 52 31,1 72 43,1 7 4,2 Từ bảng kết quả trên ta thấy mức độ yêu thích của học sinh đã tăng lên. Bên cạnh đó tỷ lệ ghét và sợ đã giảm đi rất nhiều (16,1%). Như vậy ta thấy gây hứng thú học tập cho học sinh là điều rất quan trọng. Từ đó giúp các em có động lực để học môn Tiếng Anh và tạo ra sự hứng thú với việc học bộ môn Tiếng Anh. Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng)
- Khối Giỏi Khá TB Yếu Sĩ số lớp SL % SL % SL % SL % 3 68 15 20,1 25 36,8 26 38,2 2 2.9 4 99 25 25,3 36 36.4 35 35,3 3 3,0 Tổng 167 40 24,0 61 36,5 61 36,5 5 3,0 Từ bảng kết quả khảo sát cho ta thấy tỷ lệ học sinh yếu ở cả 4 kỹ năng giảm đi rất nhiều và giảm 15%. Như vậy, qua kết quả khảo sát việc áp dụng những thủ thuật này giúp cho tiết học trở nên sinh động, học sinh tiếp thu bài học một cách tự nhiên.Từ đó chất lượng học tập môn Tiếng Anh ngày càng cao. 10.2. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân: Sau khi áp dụng các biện pháp của sáng kiến , các giáo viên đã tham gia áp dụng lần đầu tại các trường tiểu học Hội Hợp A, tiểu học Tích Sơn, tiểu học Đồng Tâm, tiểu học Hội Hợp B, tiểu học Liên Bảo đều có những đánh giá tốt về sáng kiến. Đối với giáo viên thì đã chủ động tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về tâm lí của học sinh, từ đó có những cách thức lựa chọn trò chơi phù hợp từng đối tượng học sinh và từng bài học, giúp nâng cao động lực học Tiếng Anh cho các em. Từ đó tạo ra không khí lớp học ít căng thẳng giúp cho tiết học sinh động và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là đối với các em học sinh. Các em thấy rằng mình có được động cơ học tập, tiếp thu bài tốt hơn và nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Anh của mình. Các em có sự hứng thú cho môn học nhiều hơn, khả năng tư duy của các em cũng tiến bộ hơn. Tự tin trong thực hành giao tiếp một cách thoải mái. Các em nhận ra sự say mê, yêu thích trong việc học bộ môn này. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến tại trường tiểu học Tích Sơn. Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh. Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh Khối Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Ghét/ Sợ lớp SL % SL % SL % SL % 3 165 17 10,3 25 15,2 83 50,3 40 24,2 5 108 15 13,9 18 16,7 55 50,9 20 18,5 Tổng 273 32 11,7 43 15,8 138 50,5 60 22,0
- Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) Khối Giỏi Khá TB Yếu Sĩ số lớp SL % SL % SL % SL % 3 165 19 11,5 27 16,4 84 50,9 35 21,2 5 108 16 14,8 22 20,4 50 46,2 20 18,5 Tổng 273 35 12,8 49 17,9 134 49,2 55 20,1 Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến tại trường tiểu học Hội Hợp B. Bảng 1: Thống kê mức độ yêu thích môn Tiếng Anh. Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh Khối Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Ghét/ Sợ lớp SL % SL % SL % SL % 4 165 42 25,5 45 27,3 68 41,2 10 6,1 5 108 28 25,9 30 27,8 44 40,7 6 5,6 Tổng 273 70 25,6 75 27,5 112 41,0 16 5,9 Bảng 2: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh. (Tổng hợp theo 4 kỹ năng) Khối Giỏi Khá TB Yếu Sĩ số lớp SL % SL % SL % SL % 4 165 41 24,8 45 27,3 70 42,4 9 5,5 5 108 29 26,7 32 29,6 42 38,9 5 4,6 Tổng 273 70 25,6 77 28,3 112 41,0 14 5,1 Từ kết quả khảo sát trên, ta thấy sau khi áp dụng sáng kiến số học sinh yêu thích môn Tiếng Anh và lực học Khá, Giỏi đã tăng lên với tỉ lệ khá cao; đồng thời số học sinh chán, ghét và lực học kém giảm đi rất nhiều. 1. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến.
- Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Dương Ngọc Quế Tiểu học Tích Sơn Khối 3, Khối 5 2 Phan Thị Hồng Thắng Tiểu học Đồng Tâm Khối 4, Khối 5 3 Đặng Thị Thùy Dương Tiểu học Liên Bảo Khối 3 4 Trần Thị Bích Ngọc Tiểu học Hội Hợp B Khối 4,5 5 Kim Thị Việt Chinh Tiểu học Hội Hợp A Khối 4,5 Hội Hợp, ngày tháng 4 năm 2018 Hội Hợp ,ngày 03 tháng 4 năm 2018 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo Trần Thị Mai Lan
- MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu. 2 2. Tên sáng kiến. 3 3. Tác giả sáng kiến. 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu. 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 20 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến. 20 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 21 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cameron, Lynne. Teaching Languages to Young Learners. Cambridge University Press. 2001 2. Graham, Carolyn. Creating Chants and Songs. OUP. 2006 3. Nguyen Quoc Hung, MA. Teach Young Learners English. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2014 4. Trang web: www. zbook.vn, tailieu.vn, congso.net, 123doc.org, www. education.vnu.edu.vn, dreamenglish.com.