Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập tích hợp quy luật di truyền

docx 50 trang thulinhhd34 4191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập tích hợp quy luật di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_va_phuong_phap_giai_bai_tap.docx
  • docxĐƠN ĐỀ NGHỊ SKKN 2020.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập tích hợp quy luật di truyền

  1. Ví dụ 3: Cho cây P dị hợp ba cặp gen tự thụ phấn thu được thế hệ con: 2574 cây hoa đỏ, dạng kép; 351 cây hoa đỏ, dạng đơn; 1326 cây hoa trắng, dạng kép; 949 hoa trắng, dạng đơn. Biện luận tìm kiểu gen P? Hướng dẫn giải. - Xét tính trạng màu hoa: đỏ/ trắng = 9/7 → tính trạng màu hoa do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:7, kiểu gen có A và B hoa đỏ còn lại hoa trắng, kiểu gen P: AaBb x AaBb. - Xét tính trạng dạng hoa: kép/đơn = 3/1 → chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- kép, d- đơn. - Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu hoa. - Nhận thấy kiểu hình hoa đỏ, kép (A-B-D-) = 49,5% lớn hơn hoa đỏ đơn(A-B- dd) do vậy kiểu gen P là dị hợp đều, kiểu gen là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad. - Gọi tần số hoán vị là x, từ tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ dạng đơn (A-B- dd) = 0,0675 ta có phương trình: 3/4(2x/2. 1-x/2) = 0,0675 => x = 20%. - Kiểu gen P là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad đều được do vai trò của A và B là như nhau, tần số hoán vị 20%. Ví dụ 4: Khi tự thụ phấn cây P dị hợp ba cặp gen được thế hệ con: 4591 quả dẹt, ngọt; 2158 quả dẹt, chua; 3691 quả tròn, ngọt; 812 quả tròn chua; 719 dài ngọt; 30 quả dài chua. Biện luận tìm kiểu gen P. Hướng dẫn - Xét tính trạng dạng quả: dẹt/tròn/dài = 9/6/1 → tính trạng dạng quả do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:6;1, kiểu gen có A và B quả dẹt,kiểu gen chỉ có A hoặc B – quả tròn, còn lại kiểu gen aabb- quả dài, kiểu gen P: AaBb x AaBb. - Xét tính trạng vị quả: ngọt/chua = 3/1 → chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- ngọt, d- chua. - Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định dạng quả. - Nhận thấy kiểu hình quả dài, ngọt (aabb D-) 6% lớn hơn kiểu hình quả dài, chua ( aabbdd) do vậy kiểu gen P là dị hợp chéo, kiểu gen P là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD. 37
  2. - Gọi tần số hoán vị là x, từ tỷ lệ kiểu hình quả dài, chua (aabbdd) = 0,0025 ta có phương trình: 1/4(x/2 . x/2) = 0,0025 => x = 20%. - Kiểu gen P là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, tần số hoán vị 20%. c. Bài tập tự luyện Bài 1: Một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Tính trạng hình dạng hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa kép; b –hoa đơn. Cho phép lai P: , biết rằng tần số hoán vị gen là 20%. Tỉ lệ kiểu hình × hoa đỏ, đơn ở đời con là bao nhiêu? A. 6,75%. B. 2,25%. C. 12%. D. 49,5% Bài 2 : Khi cho lai Pt/c thu được F1 đồng tính. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2: 276 quả dẹt, ngọt; 230 quả tròn, ngọt; 138 quả dẹt, chua; 45 quả tròn, chua; 47 quả dài, ngọt. Kiểu gen F1 là: BD Bd AD AD A. Aa B. Aa C. Bb D. Bb bd bD ad Ad Bài 3: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn AB AB toàn. Xét phép lai P: Dd dd , nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số ab ab là 10% thì kiểu hình (A-B-D-) ở đời con chiếm tỷ lệ A. 35,125%. B. 35%. C. 33%. D. 45%. Bài 4: Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen trội A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen D quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với d quy định hạt xanh. Gen A nằm trên NST số 2, gen B và D cùng nằm trên NST số 4. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời con F1 thu được 2000 cây 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 105 cây. Hãy xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen? (Biết rằng tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau và không có đột biến xảy ra) A. P: Aa × Aa, f= 20%. B. P: Aa × Aa, f= 10%. C. P: Aa × Aa, f= 40%. D. P: Aa × Aa, f= 20%. 38
  3. Bài 5: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen ( ký hiệu là cây M ) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là : AB A. AaBbDd B. Aa Bd C. Ab Dd D. Dd bD aB ab Bài 6: Ở thỏ tính trạng màu sắc lông do quy luật tương tác át chế gây ra (A-B-, A-bb: lông trắng; aaB: lông đen; aabb: lông xám), tính trạng kích thước lông do một cặp gen quy định (D: lông dài; d: lông ngắn). Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ sau: 15 lông trắng, dài: 15 lông trắng, ngắn: 4 lông đen, ngắn: 4 lông xám, dài: 1 lông đen dài: 1 lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tần số hoán vị và kiểu gen F1 đem lai là A. P: Aa × Aa, f= 30%. B. P: Aa × Aa, f= 30%. C. P: Aa × Aa, f= 40%. D. P: Bb × Bb, f= 20%. Bài 7: Trong một phép lai phân tích thu được kết quả 42 quả tròn, hoa vàng; 108 quả tròn, hoa trắng; 258 quả dài, hoa vàng; 192 quả dài, hoa trắng. Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định. Kiểu gen của bố, mẹ trong phép lai phân tích trên là A. Bb × bb, f= 28%. B. Bb × bb, liên kết hoàn toàn. C. Bb × bb, liên kết hoàn toàn. D. Bb × bb, f= 28%. 7.1.2.6. Quy luật tương tác gen với di truyền liên kết với giới tính. a. Phương pháp - Các gen có thể tương tác với nhau để quy định một tính trạng. Phổ biến là hai gen không alen (và thường nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau) tương tác với nhau. Vì vậy, tỷ lệ phân ly ở F2 thường là tỷ lệ biến đổi của phép lai hai tính (9:3:3:1) của Mendel. Có các kiểu tương tác chủ yếu sau: 39
  4. + Tương tác bổ trợ: Có thể cho các tỷ lệ phân ly 9:3:3:1, 9:6:1 hoặc 9:7. + Tương tác át chế: Tuỳ thuộc vào gen át là gen trội hay gen lặn mà F2 có thể có các tỷ lệ phân ly 13:3, 12:3:1 hoặc 9:3:4. + Tương tác cộng gộp: Với hai gen tương tác cộng gộp, F2 sẽ có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:4:6:4:1. Nếu kiểu hình không phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiểu gen, ta có tỷ lệ phân ly 15:1 ở F2. - Xét từng tính trạng ở đời con. Nếu có hiện tượng tương tác gen nhưng ở cả 2 giới như nhau → Tương tác gen do gen nằm trên NST thường quy định. Còn nếu sự biểu hiện tính trạng ở 2 giới khác nhau → Tương tác gen do 1 gen nằm trên NST thường và 1 gen nằm trên NST X quy định. b. Ví dụ Bài 1: Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng mặt trời và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng đuôi dài, người ta thu được các chuột F1 đuôi ngắn và không mẫn cảm với ánh sáng. Lai F1 với nhau, được F2 phân ly như sau: Chuột cái Chuột đực Mẫn cảm, đuôi ngắn 42 21 Mẫn cảm, đuôi dài 0 20 Không mẫn cảm, đuôi ngắn 54 27 Không mẫn cảm, đuôi dài 0 28 Hãy xác định quy luật di truyền của hai tính trạng trên và lập sơ đồ lai. Hướng dẫn + Xét tính trạng tính mẫn cảm ánh sáng: Cả giới đực và cái đều có: Không mẫn cảm : mẫn cảm = 9 : 7 → Tỉ lệ tương tác bổ trợ do 2 cặp gen cùng quy định và nằm trên 2 cặp NST thường. Quy ước gen: A-B-: Không mẫn cảm với ánh sáng. A-bb; aaB-; aabb: Mẫn cảm với ánh sáng. → Kiểu gen của F1: AaBb 40
  5. + Xét tính trạng độ dài đuôi: Ở giới ♂: 1 đuôi ngắn : 1 đuôi dài Ở giới ♀: 100% đuôi ngắn Vậy tính trạng độ dài đuôi do gen nằm trên NST X quy định. Đuôi ngắn là tính trạng trội. D D d Quy ước gen: D: đuôi ngắn; d: đuôi dài → F1 có kiểu gen: X Y; X X D D d D d D → P: AAbbX X x aaBBX Y → F1: AaBbX X và AaBbX Y. Ví dụ 2: Cho nòi lông đen thuần chủng giao phối với nòi lông trắng được F1 có 50% con lông xám và 50% con lông đen. Cho con lông xám (F1) giao phối với con lông trắng (P) được tỉ lệ: 3 con lông xám : 4 con lông trắng : 1 con lông đen. Trong đó lông đen toàn là đực. a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả nói trên. b. Cho con mắt đen (F1) giao phối với con lông trắng (P) thì kết quả phép lai sẽ thế nào? Hướng dẫn a. P: AAXbXb x aaXBY b. 4 con lông trắng : 2 con lông xám : 2 con lông đen. Bài 3: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích được ta có tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fa b. Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào? Hướng dẫn Xét kết quả phép lai phân tích: 4 tổ hợp gen → con cái F 1 cho 4 loại giao tử → con cái F1 phải dị hợp 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng và sự biểu hiện tính trạng khác nhau ở 2 giới → Có hiện tượng tương tác gen do 1 gen nằm trên NST thường và 1 gen nằm trên NST X. F1 mắt đỏ → Fa: 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ → Tương tác gen kiểu bổ trợ tỉ lệ 9 : 7 Quy ước gen: A–B-: Mắt đỏ 41
  6. A-bb; aaB-; aabb: Mắt trắng. Giả sử gen Bb nằm trên NST X B b B Nếu ♀F 1 có kiểu gen AaX X tạo giao tử AX nên ở Fa sẽ cho mắt đỏ ở cả 2 giới → Loại vì đề cho mắt đỏ chỉ có ở con đực B Vậy con ♀ F1 có kiểu gen AaX Y. B B b →Pt/c: ♂AAX X x ♀aaX Y b. F2: 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng Bài 4: Khi lai con cái (XX) mắt đỏ, tròn, cánh dài thuần chủng với con đực (XY) mắt trắng, dẹt, cánh cụt được F1 gồm các con cái đều mắt đỏ, tròn, cánh xẻ và các con đực đều mắt đỏ, tròn, cánh dài. Cho con cái F1 giao phối với con đực ở P thì được - Ở giới cái có: 48 con mắt đỏ tròn, cánh xẻ ; 51 con mắt nâu, tròn cánh cụt, 52 con mắt nâu, dẹt cánh xẻ, 49 con mắt trắng, dẹt, cánh cụt. - Ở giới đực có: 49 con mắt đỏ, tròn cánh dài : 48 con mắt nâu, tròn, cánh cụt : 51 con mắt nâu, dẹt, cánh dài : 52 con mắt trắng, dẹt, cánh cụt. a. Từ kết quả phép lai trên hãy cho biết quy luật tác động của gen và quy luật vận động của NST như thế nào đối với sự hình thành và tỉ lệ phân li của kiểu hình? b. Viết sơ đồ lai từ P đến Fb. Biết rằng hình dạng mắt và cánh đều tuân theo quy luật 1 gen chi phối 1 tính. Hướng dẫn giải a. Quy luật tác động của các gen alen : át hoàn toàn và không hoàn toàn. - Quy luật tác động của các gen không alen theo kiểu bổ trợ. - Quy luật phân li độc lập của các cặp NST đã chi phối từ tỉ lệ phân li kiểu hình cùng với quy luật tác động của gen: b. P : Con mắt đỏ, tròn, cánh dài x Con mắt trắng, dẹt, cánh cụt AD/ADXBEXBE Ad/adXbeY Bài 5: Cho P: con cái (XX) lông dài, đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông ngắn, trắng. Tất cả F1 đều lông dài, đen. Lai phân tích con đực F1 thu được Fa có tỉ lệ: 1 con cái dài, đen: 1 con cái ngắn, đen: 2 đực ngắn, trắng. Hãy biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên, viết kiểu gen của P. 42
  7. Hướng dẫn giải - Xét kích thước lông ở Fa: dài : ngắn = 1:3 F1 cho 4 loại giao tử F1 dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập tính trạng màu sắc di truyền tuân theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9:7. Mặt khác tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới không đều có 1 trong 2 gen nằm trên nhiếm sắc thể X. Quy ước: A-B- : lông dài, A-bb, aaB-, aabb: lông ngắn. - Xét tính trạng màu lông ở Fa: 100% ♀đen: 100% ♂ trắng gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Gen D: lông đen, gen d: lông trắng - Xét đồng thời của 2 tính trạng: gen quy định màu sắc lông liên kết với 1 trong 2 gen quy định tính trạng kích thước lông nằm trên NST X. - Kiểu gen của P: ♀AAXBDXBD x ♂ aaXbdY c. Câu hỏi tự luyện. Xét 2 dòng ruồi giấm thuần chủng I và II đều có mắt hạt lựu. Lai ruồi cái dòng I với ruồi đực dòng II, F1 xuất hiện toàn ruồi mắt đỏ. Lai ruồi cái dòng II với ruồi đực dòng I , F1 xuất hiện tất cả ruồi cái có mắt đỏ, tất cả ruồi đực đều có mắt hạt lựu . Sử dụng dữ liệu để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3 Bài 1. Nhận định nào sau đây là sai về sự di truyền tính trạng trên A. kiểu tương tác phải là bổ sung. B. xảy ra hoán vị gen ở ruồi giấm cái. C. trong 2 cặp gen phải có 1 cặp gen liên kết với giới tính X. D. tính trạng do 2 cặp gen không alen quy định. Bài 2. Nếu xét 2 cặp gen Aa và Bb thì KG của P trong phép lai 1 là: A. XAXAbb XaYBB hoặc XBXBaa XbYAA B. AAbb aaBB hoặc AABB aabb C. XAXA XaY D. AAXbXb aaXBY Bài 3. Nếu xét 2 cặp gen Aa và Bb thì KG của P trong phép lai 2 là: A. XABXAB XabY hoặc XabXab XABY B. AABB aabb C. AAXbXb aaXBY hoặc BBXaXa bbXAY D. aaXBXB AAXbY 43
  8. Ở ruồi giấm, khi lai ruồi cái với ruồi đực khác dòng đều có mắt đỏ tươi và thuần chủng nhận được F1 tất cả ruồi cái có mắt đỏ thẫm, tất cả ruồi đực có mắt đỏ tươi. Sử dụng dữ liệu để trả lời các câu hỏi từ 4 đến 7 Bài 4. Giải thích nào sau đây sai? 1/ gen quy định tính trạng màu mắt liên kết với giới tính X vì tỉ lệ kiểu hình của F1 phân bố không đồng đều ở 2 giới đực cái. 2/ P có cùng kiểu hình mắt đỏ tươi, F 1 đồng loạt mắt đỏ thẫm chứng tỏ màu mắt do tương tác bổ sung của 2 cặp gen không alen. 3/ Tính trạng màu mắt là kết quả tác động bổ sung của 2 cặp gen cùng nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. 4. Trong 2 cặp gen cùng quy định màu mắt, có 1 cặp gen nằm trên NST thường, một cặp liên kết với NST giới tính X. A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3 C. 3D. 2, 3, 4 Bài 5. Nếu quy ước 2 cặp gen Aa Bb cùng quy định 1 tính trạng thì kiểu gen của P là trường hợp nào sau đây: 1. aaBB Aabb 2. AABB aabb 3. aaX BXB AAXbY 4. AAXbXb aaXBY 5. BBX aXa bbXAY 6. bbX AXA BBXaY A. 5 hoặc 4 B.1 hoặc 2 C. 3 hoặc 6 D. 3 hoặc 5 hoặc 4 hoặc 6 Bài 6. khi lai giữa bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng đều có mắt đỏ tươi đời F1 đều xuất hiện cả ruồi giấm đực và cái đều có mắt đỏ thẫm. KG của P trong trường hợp này là: A. BB XaXa bbXAY hoặc AAXbXb aaXBY. B. Aabb aaBB. C. bbXAXA BB XaY hoặc aaAXBXB AAXbY. D. BB XaXa bbXAY hoặc aaXbXb aaXBY. Bài 7. Khi lai giữa bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng đều có mắt đỏ tươi đời F1 đều xuất hiện cả ruồi giấm đực và cái đều có mắt đỏ thẫm. Cho lai phân tích ruồi đực F1 kết quả thu được là: A. 1 ♀đỏ thẫm: 2 ♀đỏ tươi: 1 ♂đỏ tươi. B. 1 ♀đỏ thẫm: 1 ♀đỏ tươi: 2♂đỏ tươi. C. 1 ♀đỏ thẫm: 1♀đỏ tươi: 2 ♂đỏ thẫm. D. 2 ♀đỏ thẫm: 1 ♂đỏ thẫm: 2♂đỏ thẫm. Ở bướm tằm, khi lai giữa P thuần chủng, khác nhau 3 cặp gen, thu được tất cả con kén dài, vàng. Cho F1 giao phối, nhận được F 2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình 44
  9. như sau: 13 tằm cái kén dài, trắng: 13 cái kén dài, vàng: 3 cái kén ngắn, trắng: 3 cái kén ngắn, vàng: 26 tằm đực kén dài, trắng: 6 đực kén ngắn, trắng. Sử dụng dữ liệu này trả lời các câu hỏi từ 8 đến 15. Bài 8. Tính trạng kích thước kén được chi phối bởi quy luật di truyền nào? A. Tương tác bổ sungB. Tương tác cộng gộp C. Tương tác át chếD. quy luật phân li Bài 9. cách quy ước nào là hợp lí nếu gen B quy định tính trạng kén ngắn A. A-B- = aabb = aaB-: kén dài; A-bb: kén ngắn. B. A-B- =A-bb= aabb-: kén dài; aaB-: kén ngắn. C. A-B- = A-bb= aaB-: kén dài; aabb: kén ngắn. D. A-B-: kén dài; A-bb= aaB- = aabb: kén ngắn. Bài 10. Kiểu gen của F1 về tính trạng kích thước kén là: A. X ABXab XABY.B. AaBb AaBb. C. AaXBXb AaXBY.D. AaX bXb AaXBY. Bài 11. Tính trạng màu sắc kén được chi phối bởi quy luật di truyền nào? A. Liên kết với giới tính Y.B. Tương tác gen. C. Liên kết với giới tính X.D. Quy luật phân li. Bài 12. Cho rằng tính trạng màu kén do cặp gen Dd quy định. Kiểu gen của F1 về tính trạng này là: A. ♀X DXd ♂XDY.B. Dd Dd. C. ♂XDXd ♀XdY,D. ♂X DXd ♀ XDY. Bài 13. cả 2 tính trạng chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào? A. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng trong đó có 1 tính trạng liên kết với giới tính X và 1 tính trạng trên NST thường. B. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 3 cặp NST trong đó có 1tính trạng liên kết với giới tính và 2 cặp tính trạng nằm trên NST thường C. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng đều nằm trên NST thường D. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 3 cặp NST trong đó có 2 tính trạng liên kết với giới tính và 1 cặp tính trạng nằm trên NST thường Bài 14. Kiểu gen của F1 về cả 2 tính trạng là: A. ♂AaBbXDXd ♀AaBbXDY B. AaBbDd AaBbDd C. ♀AaBbXDXd ♂AaBbXDYD. ♂AaX BDXbd ♀AaXBDY 45
  10. Bài 15. Kiểu gen của P là một trong bao nhiêu trường hợp A. 4B. 3C. 1D. 2 Bài 16: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F 1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♂ XAXA x ♀ XaY. B. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♀XAXA x ♂ XaY. C. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀ AAXBXB x ♂ aaXbY. D. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♂AAXBXB x ♀ aaXbY. 7.2. Tổ chức thực hiện và kết quả. 7.2.1. Thực trạng và tính cấp thiết - Trong các đề thi THPT Quốc Gia và học sinh giỏi môn Sinh học theo hình thức trắc nghiệm số câu hỏi thuộc phần quy luật di truyền và bài toán tích hợp các quy luật di truyền ngày càng nhiều và có tính đổi mới. - Học sinh rất khó khăn khi học và làm câu hỏi tích hợp các quy luật di truyền. Thậm trí, có khi làm đúng nhưng không đủ tự tin vào kết quả của mình. - Trong các trường THPT trong tỉnh nói chung ít có trường dạy nội dung này, tại trường THPT Ngô Gia Tự đây cũng là những lần đầu tiên có nội dung tích hợp các quy luật di truyền trong chương trình học chuyên đề. 7.2.2. Tổ chức thực hiện Tôi đã tổ chức thực hiện đề tài của mình tại trường THPT Ngô Gia Tự như sau: - Viết chuyên đề. - Xây dựng kế hoạch chuyên đề, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch ôn thi THPT Quốc Gia có dành thời gian cho nội dung này. - Thực hiện giảng dạy cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 12, chuyên đề phục vụ thi THPT Quốc Gia. 7.2.3. Kết quả thực hiện Sau khi hoàn thành chuyên đề, tôi tiến hành thí điểm ở 2 lớp 12A1 và 12A2 và thu được kết quả như sau: 46
  11. Qua các bảng số liệu trên tôi nhận thấy kết quả các lần thi sau khi đã dạy chuyên đề này đều cho kết quả cao hơn. Nhưng quan trọng hơn là học sinh sau khi được học chuyên đề này thì khả năng xử lý số liệu trong các bài toán sinh nhanh hơn, tư duy logic hơn và tự tin khi gặp các bài toán quy luật di truyền và tích hợp các quy luật di truyền. Lớp Trước khi dạy Sau khi dạy Yếu TB Khá Giỏi Yếu TB Khá Giỏi 12A1 (40 hs) 5% 60% 30% 5% 0% 50% 35% 15% 12A2 (40 hs) 20% 70% 10% 0% 5% 75% 15% 5% Bảng 4. So sánh kết quả trước và sau khi dạy chuyên đề 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT (Không). 9. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. 9.1. Về phía nhà trường. - Cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để trao đổi phương pháp giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm. - Cần có tủ sách lưu lại các tài liệu chuyên đề bồi dưỡng ôn tập của giáo viên hàng năm để làm tư liệu tham khảo và làm cơ sở phát triển chuyên đề. 9.2. Về phía giáo viên. - Cần tích cực trau dồi kiến thức, thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn. - Không ngừng học hỏi đồng nghiệp. - Tìm hiểu kĩ các dạng bài tập và phương pháp giải từng dạng bài tập để thông qua đó học sinh nắm chắc kiến thức của từng dạng. - Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học; chú ý việc khai thác kỹ năng Sinh học của học sinh để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển phương pháp tự học Sinh học. 9.3. Đối với học sinh. - Nắm vững kiến thức của từng dạng bài tập để vận dụng giải các bài tập có liên quan. - Thường xuyên tham khảo tài liệu. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Sinh học lớp 12, tôi nhận thấy học sinh khi giải bài tập rất hứng thú đồng thời kỹ năng giải bài tập ngày càng thành thạo, các em tự tin hơn, lập luận chặt chẽ không bỏ bước giải nhờ đó kết quả học tập cao hơn. 47
  12. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Với kết quả như vậy, tôi sẽ tiếp tục áp dụng sáng kiến của mình trong quá trình giảng dạy. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Với sáng kiến này, học sinh học tập tích cực hơn, chủ động hơn, kết quả được nâng lên rõ rệt từ đó có thể thấy được mức độ thành công nhất định của sáng kiến. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU. Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A1, Trường THPT Ngô Gia Tự Áp dụng đối với trường 12A2 học giáo dục Lập Thạch, ngày tháng năm 2020 Lập Thạch, ngày 26 tháng 01 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Bá Hùng 48
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Đạt - " Sinh học 12 Cơ bản'' - NXB Giáo dục, 2010. 2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập - ''Sinh học 10 cơ bản''- NXB Giáo dục, 2010. 3. Bùi Văn Sâm, Trần Khánh Ngọc - ''Bộ đề luyện thi trắc nghiệm sinh học''- NXB Đại học Sư Phạm, 2008. 4.Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền - ''Sinh học 12 nâng cao'' - NXB Giáo dục, 2009. 5. Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và THPT Quốc Gia từ năm 2009 → 2019, 6. Mạng Internet. 49