SKKN Một số phương pháp giải câu hỏi và bài tập Tiến hóa Sinh học 12 – THPT

doc 40 trang vanhoa 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giải câu hỏi và bài tập Tiến hóa Sinh học 12 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giai_cau_hoi_va_bai_tap_tien_hoa_sin.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp giải câu hỏi và bài tập Tiến hóa Sinh học 12 – THPT

  1. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 1 SSỞỞ GIÁOGIÁO DỤCDỤC VÀVÀ ĐÀOĐÀO TẠOTẠO HÀHÀ NỘINỘI TRƯỜNGTRƯỜNG THPTTHPT CAOCAO BÁBÁ QUÁTQUÁT –– GIAGIA LÂMLÂM  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số phương pháp giải câu hỏi và bài tập Tiến hóa Sinh học 12 – THPT” Môn : Sinh học Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà Tổ : Hóa – Sinh – Công nghệ Trường : THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Nguyễn Thị Thu Hà Trường1 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  2. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 2 LỜI CẢM ƠN. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Hoá - Sinh – KTNN Trường THPT Cao Bá Quát và các bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tận tình, chu đáo hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Tác giả NGUYỄN THỊ THU HÀ Nguyễn Thị Thu Hà Trường2 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  3. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 3 Tóm tắt I/ Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giải câu hỏi và bài tập Tiến hóa Sinh học 12 – THPT” II/ Mục đích: - Nhằm góp phần cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn Sinh học ở phổ thông. - Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức Tiến hóa - Sinh học 12 THPT. - Làm nội dung môn học thêm phong phú. - Thu hút được sức chú ý cao nhất của học sinh. III/ Giải pháp: - Đổi mới nội dung dạy học: Phân loại các dạng câu hỏi và bài tập Tiến hóa và gợi ý phương pháp giải các dạng câu hoi, bài tập đó. - Đổi mới phương pháp dạy học: tổ chức hoạt động độc lập và hoạt động nhóm cho học sinh thông qua việc đưa các dạng câu hỏi, bài tập Tiến hóa vào các khâu của quá trình dạy học: từ khâu kiểm tra bài cũ đến khâu dạy kiến thức mới và khâu kiểm tra đánh giá - Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh bằng các hoạt động học tập độc lập và theo nhóm thông qua việc giải các dạng câu hỏi và bài tập Tiến hóa. IV/ Kết quả: - Phân loại được 5 dạng câu hỏi, bài tập Tiến hóa khác nhau và đề ra phương pháp giải các dạng đó > thể hiện sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. - Các số liệu thực nghiệm là chính xác, phản ánh trung thực kết quả thực nghiệm. - Phương pháp giải các dạng câu hỏi và bài tập Tiến hóa sẽ là tư liệu tham khảo cho giáo viên Sinh học THPT. Nguyễn Thị Thu Hà Trường3 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  4. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 4 Phần I: Đặt vấn đề. I/ Cơ sở lý luận. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, khối lượng thông tin tăng lên gấp bội, tri thức khoa học mà loài người tích luỹ được ngày càng lớn về nhiều mặt, dẫn đến mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức cần dạy và cần biết cho mỗi HS là rất lớn trong khi thời gian dạy – học ở trường có hạn. Nhiệm vụ to lớn đặt ra cho các nhà sư phạm hiện nay là phải giải quyết mâu thuẫn đó. Do vậy, đổi mới PPDH là một xu thế tất yếu. Chúng ta đang tiến hành đổi mới DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Đổi mới DH bao gồm đổi mới nội dung DH, PPDH, hình thức tổ chức DH, phương tiện DH, nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá; trong đó, đổi mới nội dung và PPDH là vấn đề trọng tâm nhất. Trong đổi mới DH, vai trò của người GV không hề bị hạ thấp, trái lại, người GV phải có trình độ chuyên môn sâu, trình độ sư phạm lành nghề, có óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể đóng vai trò “là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài” trong các hoạt động học tập của HS, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. Thông qua giảng dạy, người giáo viên phải hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, bồi dưỡng quan điểm duy vật và phương pháp tư duy biện chứng, ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Định hướng DH như trên không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của GV với chất lượng và hiệu quả DH. II/ Cơ sở thực tiễn. Hiện nay, HS phổ thông, nhất là HS thành phố có điều kiện tiếp xúc với những phương tiện truyền thông hiện đại như máy tính, máy chiếu, internet Nguyễn Thị Thu Hà Trường4 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  5. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 5 nhưng lại thiếu những kiến thức thực tế. Các em quá vất vả với chương trình của các môn học, với khối lượng kiến thức đồ sộ mà các em phải tiếp thu hàng ngày. Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tuy đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức chuẩn bị bài hơn, phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hơn nhưng sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh khi tiếp thu các tri thức mới. Hiện nay, chương trình Tiến hóa lớp 12 THPT có nhiều dạng câu hỏi, bài tập. Đây vừa là nguồn tư liệu để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh, vừa là phương tiện để dạy học và phát triển tư duy. Trong quá trình giải câu hỏi, bài tập Tiến hóa, học sinh không chỉ hiểu, củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết mà còn có thể vận dụng vào thực tiễn đời sống, sản xuất; xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhiều HS, do ảnh hưởng của phương pháp DH truyền thống, GV giảng giải, HS ghi và học thuộc một cách máy móc các kiến thức mà thầy cô truyền cho nên phần lớn các em chỉ cố gắng học thuộc nội dung mà không hiểu được bản chất các KN, các QT, các QL, các mối quan hệ và không vận dụng được chúng vào giải quyết các tình huống có liên quan. Do vậy, độ bền kiến thức của các em rất hạn chế. Mặt khác, các sách tham khảo về bài tập Tiến hóa còn hạn chế, nội dung chưa thực sự phù hợp với chương trình Sinh học THPT nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức Tiến hóa, từ đó khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 150 học sinh lớp 12 của trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm bằng cách cho làm các câu hỏi và bài tập trong sách Nguyễn Thị Thu Hà Trường5 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  6. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 6 giáo khoa và sách Bài tập sinh học lớp 12 phần Tiến hóa, chúng tôi thu được kết quả như sau: Số lượng học sinh Kết quả Số lượng học sinh làm đúng tất cả các bài 5% Số lượng học sinh làm đúng 1/2 số bài trở lên 82% Số lượng học sinh làm đúng dưới 1/2 số bài 18% Kết quả khảo sát trên đã phản ánh việc làm bài tập của học sinh còn rất yếu. Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy rằng nếu hướng dẫn cho các em một số công thức và phương pháp giải các dạng câu hỏi, bài tập Tiến hóa cơ bản thì kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn. Việc tìm hiểu thực trạng dạy - học Tiến hóa ở THPT, những yêu cầu đổi mới DH, việc đổi mới chương trình- SGK phổ thông là những cơ sở thực tiễn quan trọng trong việc lựa chọn hướng đề tài nghiên cứu của chúng tôi! III/ Lý do chọn đề tài. Để đáp ứng mục tiêu GD - ĐT, góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy môn Sinh học ở phổ thông, làm nội dung môn học thêm phong phú, thu hút được sức chú ý cao nhất của học sinh; xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng dạy học kiến thức Tiến hóa lớp 12 THPT, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số phương pháp giải câu hỏi và bài tập Tiến hóa – Sinh học 12 THPT” và bước đầu thu được một số kết quả khả quan. Chúng tôi mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Nguyễn Thị Thu Hà Trường6 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  7. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 7 Phần II: Nội dung I/ Các vấn đề cơ bản của lý luận tiến hóa. Lý luận tiến hóa là vấn đề tổng hợp phức tạp, sự hiểu biết sâu sắc vấn đề này phụ thuộc vào việc giải mã toàn bộ các quá trình của sự sống. Điều quan trọng là phải đi ngược lại càng xa càng tốt, trước hết là ngọn nguồn của trái đất, sau đó là nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc các loài, nguồn gốc loài người. Các vấn đề cơ bản của lý luận tiến hóa gồm: - Bằng chứng tiến hóa: tổng hợp những dẫn liệu của các môn: Cổ sinh học, Phôi sinh học, Phân loại học, Giải phẫu học so sánh đã trực tiếp hoặc gián tiếp chứng minh có sự tồn tại thực của tiến hóa. - Nguyên nhân tiến hóa: + Nhân tố tiến hóa: những yếu tố chi phối sự phát triển của giới hữu cơ, là nhân tố chính tác dụng tới các nhân tố khác. + Động lực tiến hóa: nhân tố tiến hóa cơ bản thúc đẩy sự tiến hóa. + Điều kiện tiến hóa: hoàn cảnh thuận lợi, bất lợi cho việc phát huy tác dụng của các nhân tố tiến hóa. - Phương thức tiến hóa: hình thức và cơ chế quá trình hình thành loài - Chiều hướng tiến hóa: + Những xu hướng chính trong sự phát triển của giới hữu cơ nói chung. + Những con đường cụ thể trong quá trình phát triển từng loài, nhóm loài + Những quy luật phản ánh xu thế phát triển tất yếu của quá trình tiến hóa; tốc độ, nhịp điệu quá trình tiến hóa. Nguyễn Thị Thu Hà Trường7 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  8. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 8 II/ Cấu trúc nội dung phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT. Chương trình được trình bày theo hệ thống: các kiến thức, sự kiện được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời trình bày khâu đầu và khâu cuối của sự sống trên trái đất, nghĩa là sự phát sinh sự sống trên trái đất, sự phát sinh loài người để thấy được vai trò của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Kiến thức tiến hóa trong chương trình Sinh học 12 THPT gồm các khái niệm, quy luật nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, hiện đại vận dụng vào thực tiễn đời sống và sản xuất; tạo cho học sinh quan điểm duy vật và phương pháp biện chứng khi nghiên cứu thế giới tự nhiên; tạo niềm tin vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người, vì lợi ích con người. * Các khái niệm tiến hoá: Phản ánh bản chất của các sự vật hiện tượng, quá trình, quan hệ cơ bản trong giới hữu cơ: Khái niệm tiến hoá Sinh học, các nhân tố tiến hoá, chọn lọc nhân tạo, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng, thích nghi, cách li, tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học, tiến hoá lớn , tiến hoá nhỏ * Các qui luật tiến hoá: - Phản ánh những mối quan hệ bản chất, chiều hướng vận động, phát triển tất yếu của các sự vật hiện tượng, quá trình cơ bản trong giới hữu cơ - Phản ánh sự phát triển lịch sử cả giới hữu cơ hoặc của một nhóm loài hay một loài. - Tính hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi - Qui luật hình thành loài - Qui luật chiều hướng tiến hoá chung của giới hữu cơ - Qui luật về sự sử dụng cơ quan ở động vật (La-mac), qui luật chọn lọc nhân tạo, chọn lọc tự nhiên Nguyễn Thị Thu Hà Trường8 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  9. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 9 Cấu trúc nội dung phần Tiến hoá Sinh học 12 THPT có thể tóm tắt theo bảng sau: Chương Nội dung I. Bằng chứng Các bằng chứng tiến hóa, các kiến thức về tiến hóa nhỏ và tiến và cơ chế tiến hóa lớn, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, quá trình hình thành hóa đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và các nhân tố chi phối các quá trình đó. ===> Giới hữu cơ ngày nay là kết quả của một quá trình phát triển từ một nguồn gốc chung. II. Sự phát sinh - Quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống, và phát triển của về những dấu hiệu cơ bản, độc đáo của sự sống, về các giai sự sống trên trái đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống. đất - Các bằng chứng trực tiếp (hóa thạch) chứng minh có sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, khẳng định sự tồn tại thực của quá trình phát triển lịch sử của sinh giới. - Sự phát sinh loài người hiện đại và sự phát triển của xã hội loài người chịu tác động của các quy luật Sinh học và nhân tố xã hội. ===> Thế giới sinh vật ngày nay, kể cả loài người là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử, lâu dài từ một nguồn gốc chung, dưới tác dụng của các nhân tố Sinh học và nhân tố xã hội. Trên cơ sở quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống, về các dấu hiệu cơ bản, độc đáo của sự sống, các bằng chứng chứng minh có sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, có thể khẳng định được sự tồn tại Nguyễn Thị Thu Hà Trường9 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  10. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 10 thực tế của quá trình phát triển lịch sử của sinh giới. Từ đó, vận dụng các kiến thức để giải thích nguyên nhân, phương thức và chiều hướng tiến hóa. Cuối cùng, khẳng định được: trong những điều kiện nhất định, dưới tác dụng của các nhân tố Sinh học và các nhân tố xã hội, loài người (sinh vật cao cấp nhất trong sinh giới) đã xuất hiện. Đây chính là một bước phát triển mới về chất lượng trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất. Nhìn chung, nội dung phần tiến hóa mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm; do vậy rất ít các bài tập tính toán như phần Di truyền học mà thường chỉ có các câu hỏi, bài tập vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên; bài tập so sánh, phân biệt các quan điểm, học thuyết về tiến hóa. III/ Các dạng câu hỏi, bài tập tiến hóa Dạng 1: Bài tập phân biệt hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng. B1: Tìm ra các chỉ tiêu chính giúp phân biệt hai nhóm đối tượng. (Các chỉ tiêu này thường có sẵn trong yêu cầu của câu hỏi, bài tập). B2: Lập bảng so sánh gồm các ô hàng dọc và hàng ngang theo các chỉ tiêu đã định trước. B3: Dùng các kiến thức đã học hoàn thành nội dung của từng ô trong bảng. Ví dụ 1: Phân biệt học thuyết tiến hóa của Lamac và của Đacuyn B1: Tìm ra các chỉ tiêu chính giúp phân biệt hai nhóm đối tượng: nói đến học thuyết tiến hóa là phải đề cập đến các vấn đề cơ bản của lý luận tiến hóa, tức là đề cập đến các tiêu chí: nguyên nhân tiến hóa, cơ chế tiến hóa, sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa. Sau cùng là đánh giá các học thuyết này Nguyễn Thị Thu Hà Trường10 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  11. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 11 B2: Lập bảng so sánh gồm các ô hàng dọc và hàng ngang theo các chỉ tiêu đã định trước. B3: Dùng các kiến thức đã học hoàn thành nội dung của từng ô trong bảng. Bảng 1: So sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về Tiến hóa Các vấn đề Học thuyết của Lamac Học thuyết của Đacuyn Nguyên Ngoại cảnh thay đổi theo không gian Chọn lọc tự nhiên tác động thông nhân và thời gian, thay đổi tập quán hoạt qua đặc tính biến dị và di truyền của động của động vật. sinh vật. tiến hóa Cơ chế Sự di truyền các đặc tính thu được Sự tích luỹ các biến dị có lợi, sự đào trong đời cá thể dưới tác dụng của thải các biến dị có hại dưới tác dụng tiến hóa ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. của chọn lọc tự nhiên. Sự hình Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật Biến dị phát sinh vô hướng. thành đặc có khả năng phản ứng phù hợp nên Sự thích nghi đạt được qua sự đào điểm thích không có loài nào bị đào thải. thải những dạng kém thích nghi. nghi Sự hình Loài mới được hình thành từ từ qua Loài mới được hình thành từ từ qua thành loài nhiều dạng trung gian, tương ứng nhiều dạng trung gian dưới tác dụng mới với sự thay đổi của ngoại cảnh. của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng, từ 1 nguồn gốc chung. Chiều Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn - Sinh giới ngày càng đa dạng; tổ hướng TH giản đến phức tạp. chức ngày càng phức tạp; thích nghi ngày càng hợp lý. Nguyễn Thị Thu Hà Trường11 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  12. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 12 Tồn tại - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. - Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên. Ví dụ 2: Phân biệt thuyết Tiến hóa tổng hợp và thuyết Tiến hóa bằng các đột biến trung tính Vấn đề Thuyết Tiến hóa tổng hợp Thuyết Tiến hóa bằng các đột biến trung tính Nguyên - Quá trình đột biến và quá trình giao Quá trình đột biến làm liệu tiến phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hóa. phát sinh những đột biến hóa trung tính. - Quá trình chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa. - Các cơ chế cách li thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc. Cơ chế Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần Sự củng cố ngẫu nhiên tiến hóa thể dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên các đột biến trung tính, được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn không chịu tác động của tới hình thành 1 hệ gen kín, cách li di chọn lọc tự nhiên. truyền với hệ gen của quần thể gốc. Đóng góp - Làm sáng tỏ cơ chế của tiến hóa nhỏ - Nêu giả thuyết về cơ mới diễn ra trong lòng quần thể. chế tiến hóa ở cấp phân tử, giải thích sự đa dạng - Bắt đầu làm rõ những nét riêng của của các đại phân tử tiến hóa lớn. Nguyễn Thị Thu Hà Trường12 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  13. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 13 Protein. - Giải thích sự đa hình cân bằng trong quần thể. Dạng 2: Bài tập vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên B1: Tìm nguyên nhân của hiện tượng B2: Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng đó thông qua các sơ đồ, bằng chứng B3: Kết luận. Ví dụ 1: Giải thích theo quan điểm Đacuyn và quan niệm hiện đại vì sao hươu cao cổ lại có cái cổ cao. - Theo Đacuyn: Nguyễn Thị Thu Hà Trường13 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  14. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 14 SV phát Thức ăn là cỏ và cây bụi thấp sinh BD không còn, chỉ còn thức ăn là lá trên cây cao ĐKS Bản chất cơ thể Sống sót Cổ cao, chân BD và sinh trước dài có sản nhiều, lợi Tích con cháu luỹ Hươu Cổ và chân ngày cổ trước trung càng Hươu ngắn bình đông cao cổ Cổ và chân BD ít có khả trước ngắn bất Đào năng lợi thải sống sót, sinh sản, . con cháu hiếm dần Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc - Theo quan niệm hiện đại: Nguyễn Thị Thu Hà Trường14 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  15. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 15 Thức ăn là cỏ và cây bụi thấp không còn, chỉ còn thức ăn là lá Biến trên cây cao dị ĐKS Bản chất chiều cơ thể dài cổ Cổ cao, chân hươu BD Quần thể trước dài (quần có ổn định, thể lợi Tích thích nghi Đặc hươu luỹ điểm Cổ và chân đa thích trước trung hình nghi: bình về kiểu Cổ Cổ và chân BD gen và Quần thể cao trước ngắn bất kiểu Đào suy giảm lợi hình) thải . Quá trình đột biến và quá trình giao phối Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc Ví dụ 2: Giải thích theo quan điểm Đacuyn và quan niệm hiện đại vì sao sâu rau có màu xanh. - Theo Đacuyn: Nguyễn Thị Thu Hà Trường15 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  16. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 16 Nền xanh lục lá rau Chim ăn sâu Sống sót Màu xanh BD và sinh lục có sản nhiều, lợi Tích con cháu Biến Đặc luỹ ngày dị màu Màu xanh điểm càng sắc ở nhạt thích đông sâu ăn nghi: lá rau màu Màu vàng, BD ít có khả xanh màu đỏ bất Đào năng lục lợi thải sống sót, sinh sản, . con cháu hiếm dần Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc - Theo quan niệm hiện đại: Nguyễn Thị Thu Hà Trường16 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  17. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 17 Nền xanh lục lá rau Chim ăn sâu Biến dị màu sắc ở sâu ăn Màu xanh lá BD Quần thể lục (quần có ổn định, thể lợi Tích thích nghi Đặc sâu đa luỹ điểm Màu xanh hình thích nhạt về nghi: kiểu gen và Màu Màu vàng, BD kiểu Quần thể xanh màu đỏ bất hình) Đào suy giảm lục lợi thải . Quá trình đột biến và quá trình giao phối Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc Ví dụ 3: Giải thích theo quan niệm hiện đại tính kháng thuốc của sâu bọ và vi khuẩn. Sơ đồ giải thích tính kháng thuốc ở sâu bọ và vi khuẩn Nguyễn Thị Thu Hà Trường17 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  18. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 18 b d AABBDD DDT AABBDD AABBDD a DDT tăng a b DDT tăng AaBBDD Quá aaBBDD aabbDd CLTN Quần thể AABbDD trình AAbbDD tăng thêm aabbdd giao A B đột biến phối Quá trình Quá trình Chọn lọc tự mới đột biến Dạng giao phối tạo nhiên làm kháng DDT Quần thể gốc ra các tổ hợp thay đổi tần chiếm ưu đa hình đã gen kháng số các alen thế xuất hiện gen DDT (aa, bb) lặn a, b Dạng 3: Lập sơ đồ mô tả hoặc giải thích một luận điểm: B1: Xác định các tiêu chí của luận điểm. B2: Xác định mối quan hệ giữa các tiêu chí. B3: Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic. B4: Lập sơ đồ hoàn chỉnh. Ví dụ : Lập sơ đồ thể hiện quan điểm của Lamac và Đacuyn về tiến hóa * Theo Lamac: Ngoại cảnh Sinh vật thay đổi Sinh vật thích nghi thay đổi tương ứng với trực tiếp với môi ngoại cảnh trường sống Nguyễn Thị Thu Hà Trường18 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  19. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 19 * Theo Đacuyn: Biến dị có lợi Tích luỹ Sinh vật phát Sinh vật thích sinh biến dị nghi với môi theo nhiều trường sống hướng Biến dị không có lợi, có hại Đào thải Loài Nhu BD,cầu DT thị Phân li tính trạng Nhiều giống vật nuôi, tổ tiên hiếu của trong CLNT nhiều thứ cây trồng mới con người Biến dị, di Loài truyền Phân li tính trạng Nhiều loài mới tổ tiên Đấu tranh trong CLTN sinh tồn trong thiên nhiên Dạng 4: Chứng minh một luận điểm: B1: Phát biểu luận điểm B2: Tìm các bằng chứng, luận cứ để chứng minh luận điểm đó. B3: Sắp xếp các luận điểm theo trình tự logic B4: Kết luận Ví dụ: Chứng minh rằng ti thể và lục lạp được TH từ vi khuẩn. Giải: Nguyễn Thị Thu Hà Trường19 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  20. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 20 Ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí nội cộng sinh với tế bào nhân thực: - ADN, riboxom của ti thể giống với ADN và riboxom của vi khuẩn (ADN đều có dạng vòng, mạch kép; ribôxôm đều có hằng số lắng là 70S) - Cơ chế tổng hợp prôtêin của ti thể giống của vi khuẩn. - Ti thể có hai lớp màng: màng ngoài giống màng của tế bào nhân thực (lõm vào khi đưa tế bào vi khuẩn vào nội cộng sinh), màng trong giống màng sinh chất của vi khuẩn bị thực bào. Tương tự, chứng minh được lục lạp của tế bào thực vật có nguồn gốc từ vi khuẩn lam nội cộng sinh với tế bào thực vật. Dạng 5: Bài tập tính toán về các nhân tố tiến hóa (đột biến, giao phối, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên ) B1: Xác định tần số tương đối của các alen của quần thể ban đầu theo công thức: pA = (2D+H):2 = d+h/2 ; qa = (2R+H):2 = r+h/2 Trong đó: D: số cá thể có kiểu gen AA; d: tần số kiểu gen AA H: số cá thể có kiểu gen Aa; h: tần số kiểu gen Aa R: số cá thể có kiểu gen aa; r: tần số kiểu gen aa B2: Viết cấu trúc di truyền của quần thể + theo định luật Hacdi – Vanbec trong trường hợp là quần thể giao phối: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 + trong trường hợp là quần thể tự thụ phấn (nội phối): Tỉ lệ thể dị hợp Aa = x. (1/2)n trong đó n: số thế hệ tự thụ phấn; Nguyễn Thị Thu Hà Trường20 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  21. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 21 Tỉ lệ thể đồng hợp = x – x(1/2)n x : tỉ lệ Aa trong quần thể ban đầu B3: Tính tần số tương đối các alen và thành phần kiểu gen của quần thể sau khi bị biến đổi do các nhân tố tiến hóa: + Do đột biến. + Do chọn lọc tự nhiên. + Do di nhập gen. + Do sinh sản, tử vong Ví dụ: 1. Một quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,4 AA : 0,4Aa : 0,2 aa. a. Viết cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ giao phấn. b. Viết cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn. c. Giả sử kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính tần số tương đối các alen A, a và thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau giao phấn. d. Giả sử alen A bị đột biến thành alen a với tần số 0,05. Tính tần số tương đối các alen A, a và thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau giao phấn. Giải: a. Quần thể ban đầu: 0,4 AA : 0,4Aa : 0,2 aa pA = 0,4 + 0,4/2 = 0,6 qa = 1 – 0,6 = 0,4 Cấu trúc di truyền của quần thể sau 1 thế hệ giao phấn : 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 Nguyễn Thị Thu Hà Trường21 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  22. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 22 Do tần số tương đối các alen và thành phần kiểu gen của quần thể không đổi qua các thế hệ giao phối (giao phấn) nên cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ giao phấn vẫn là: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 b. Viết cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn. Tỉ lệ thể dị hợp Aa = 0,4. (1/2)3 = 0,05 Tỉ lệ thể đồng hợp AA = 0,4 + (0,4 – 0,05):2 = 0,575 Tỉ lệ thể đồng hợp aa = 0,2 + (0,4 – 0,05):2 = 0,375 Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn: 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa c. Giả sử kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tỉ lệ kiểu gen tạo thế hệ sau là 0,4AA/(0,4+0,4) ; 0,4aa/(0,4+0,4) ===> 0,5AA : 0,5Aa pA = 0,5 + 0,5/2 = 0,75 qa = 1 – 0,75 = 0,25 Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau giao phấn: 0,5625 AA + 0,3750 Aa + 0,0625 aa = 1 d. Giả sử alen A bị đột biến thành alen a với tần số 0,05. pA = 0,6 – 0,6x0,05 = 0,57 qa = 0,4 + 0,6x0,5 = 0,43 Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau giao phấn: 0,3249 AA + 0,2451 Aa + 0,1849 aa = 1 Ví dụ 2: Một quần thể động vật giao phối có 1000 con trong đó có 10 con lông trắng (alen A qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a qui định lông trắng). Nguyễn Thị Thu Hà Trường22 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  23. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 23 Do điều kiện môi trường thay đổi, có 20 con lông trắng từ nơi khác đến nhập vào đàn. a. Tính tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu. b. Tính tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể sau. Giải a. Tần số tương đối của các alen của quần thể ban đầu: q2 aa = 10/1000 = 0,01 ===> qa = 0,1 ===> pA = 1 – 0,1 = 0,9 Thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu: 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1 b. Số lượng các loại kiểu gen của quần thể ban đầu là: - Số con lông đen AA = 0,81x1000 = 810 (con) - Số con lông đen Aa = 0,18x1000 = 180 (con) - Số con lông trắng aa = 0,01x1000 = 10 (con) Số lượng các loại kiểu gen của quần thể sau là: - Số con lông đen AA = 810 (con) ===> Tần số kiểu gen AA = 810/(1000+20) = 0,7941 - Số con lông đen Aa = 180 (con) ===> Tần số kiểu gen Aa = 180/(1000+20) = 0,1765 - Số con lông trắng aa = 10 + 20 = 30 (con) ===> Tần số kiểu gen aa = 30/(1000+20) = 0,0294 Nguyễn Thị Thu Hà Trường23 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  24. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 24 Thành phần kiểu gen của quần thể sau: 0,7941 AA : 0,1765 Aa : 0,0294 aa Tần số tương đối của các alen của quần thể sau: pA = 0,7941 + 0,1765/2 = 0,88235 qa = 1- 0,88235 = 0,11765 Ví dụ 3: Một quần thể động vât giao phối ở thời điểm ban đầu có 1200 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 15%; tỉ lệ tử là 10%, tỉ lệ xuất cư là 3%. Tính số lượng cá thể của quần thể sau 3 năm. Giải Mỗi năm, số lượng cá thể của quần thể tăng thêm: [(15 -10 -3)/100]x1200 =24 (con) Sau 3 năm, số lượng cá thể của quần thể đó tính theo lý thuyết là: 1200 +3x24 = 1272 (con) IV/ Nội dung một giáo án cụ thể Bài 35: Thuyết tiến hoá cổ điển (Sinh 12 Nâng cao) A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có thể: - Nêu được các luận điểm cơ bản của thuyết TH của Lamac và của Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế TH. - Nêu được những đóng góp và tồn tại của Lamac và Đacuyn trong sự giải thích tính đa dạng, TN của sinh giới. B/ Tiến trình bài học: Dạy bài mới: ĐVĐ: Theo quan niệm Sinh học thì TH là quá trình BĐ qua thời gian có kế thừa lịch sử, dẫn tới sự hoàn thiện dạng ban đầu và sự phát sinh dạng mới. Nói cách khác, TH là sự BĐ theo hướng phát triển: vừa đa dạng, vừa TN. * GV giới thiệu thêm: Nguyễn Thị Thu Hà Trường24 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  25. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 25 - Những vấn đề cơ bản của lý luận TH gồm: + Nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người, nguồn gốc các loài. + Tính đa dạng, TN của SV. - Từ xa xưa, loài người đã quan tâm đến vấn đề này và xuất hiện các tư tưởng về TH để giải thích: + Nguyên nhân TH (làm chuyển đổi loài này thành loài mới): Tại sao SV lại TN kỳ diệu với MT sống? Tại sao SV lại đa dạng, phong phú? - Cơ chế TH: Quá trình TH diễn ra theo những con đường nào? ===> Đầu tiên, chúng ta cùng nghiên cứu các học thuyết TH cổ điển của Lamac và Đacuyn. I/ Học thuyết tiến hoá của Lamac: GV giới thiệu: Lamac - người Pháp ( 1744 – 1829) Hoạt động 1: Tìm hiểu về học thuyết TH của Lamac. Mục tiêu : Nêu được các luận điểm cơ bản của học thuyết TH của Lamac. Cách tiến hành: Tổ chức HS hoạt động độc lập và hoạt động nhóm. * GV nêu vấn đề: Lamac là người đầu tiên xây dựng 1 học thuyết có hệ thống về sự TH của sinh giới. Vậy học thuyết này đề cập đến những vấn đề gì? * GV yêu cầu HS quan sát tranh về quá trình hình thành loài hươu cao cổ. (?) Nhận xét chiều dài của cổ hươu? Tại sao cổ của hươu lại có chiều dài như vậy? - Ban đầu, hươu có cổ ngắn, ăn các loại cỏ, cây bụi thấp. Do ĐK ngoại cảnh thay đổi, thức ăn phía dưới không còn, chỉ còn thức ăn là lá trên cây > hươu phải vươn cổ lên để lấy thức ăn. ĐK ngoại cảnh tiếp tục thay đổi, chỉ còn thức ăn là lá trên cây cao > hươu cứ phải vươn cổ lên cao mãi > hình thành loài hươu cao cổ. * GV có thể tóm tắt quá trình này bằng sơ đồ: Nguyễn Thị Thu Hà Trường25 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  26. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 26 Loài ban đầu Loài hiện tại (Hươu cổ ngắn) (Hươu cổ trung bình) (Hươu cao cổ) NC NC thay đổi thay đổi Thức ăn là Chỉ còn cỏ và cây bụi thức ăn là thấp hiếm lá cây cao * GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ tóm tắt, thảo luận nhóm, hoàn thành cột 2 (Thuyết TH của Lamac) Bảng 1: So sánh thuyết TH của Lamac và của Đacuyn * GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi: (?) Theo Lamac, nguyên nhân nào đã tạo ra sự BĐ đó? (?) Lamac giải thích về cơ chế BĐ đó như thế nào? (?) Kết quả của quá trình TH? Vì sao Lamac lại quan niệm như vậy? (do đk lịch sử) * GV nêu vấn đề thảo luận tiếp: Theo Lamac, NC BĐ là nguyên nhân, sự BĐ TN là kết quả. Quan niệm như vậy đúng hay sai? * GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học ở các lớp dưới và phần BD, thảo luận nhóm và cho biết những mệnh đề sau đúng hay sai, giải thích. 1. Mọi BĐ trong đời sống sinh vật đều DT được. > Sai, vì chỉ BD tổ hợp và ĐB mới DT được, còn thường biến là những BĐ của kiểu hình của cùng 1 kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của MT thì không DT được. 2. Sinh vật có phản ứng giống nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh. > Sai, vì SV phát sinh BD theo những hướng khác nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh. 3. Ngoại cảnh BĐ làm SV cũng BĐ theo. Chỉ những SV nào TN được với MT sống mới thì tồn tại được, những SV không TN được sẽ bị tiêu diệt. > Đúng. Nguyễn Thị Thu Hà Trường26 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  27. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 27 * Từ cách giải thích đúng - sai của các mệnh đề trên, HS rút ra được các hạn chế của Lamac, ở chỗ: - Mọi SV có phản ứng giống nhau trước cùng 1 đk ngoại cảnh thay đổi. - Không có loài nào bị đào thải. - Chưa giải thích thành công các đặc điểm TN trên cơ thể sinh vật. GV kết luận bằng sơ đồ: Theo Lamac: Loài ban đầu Tạo BĐ nhỏ Loài hiện NC tác động Tích luỹ trên cơ thể tại SV II/ Học thuyết tiến hoá của Đacuyn: GV giới thiệu: Đacuyn (1809 – 1882) là nhà tự nhiên học người Anh, đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết TH. Chúng ta cùng nghiên cứu quan niệm của ông về TH. 1. Biến dị Hoạt động 2: Tìm hiểu KN và vai trò “BD” theo Đacuyn. Mục tiêu: phân biệt được BD cá thể và BĐ cá thể theo Đacuyn và cho được ví dụ minh hoạ. Cách tiến hành: Tổ chức HS hoạt động độc lập và hoạt động nhóm. * GV gợi lại kiến thức cũ thông qua ví dụ ở hình (tranh vẽ): 1. Sự thay đổi hình thái lá cây rau mác ở 3 MT: cạn, trên mặt nước, trong nước. 2. Các đặc điểm sai khác của gà con mới nở (so với con cùng lứa và so với bố mẹ) (?) Đâu là BĐ? BD? > (1) là biến đổi; (2) là biến dị. (?) Sự khác nhau giữa BD và BĐ theo quan niệm Đacuyn? - BD cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài, phát sinh trong quá trình sinh sản, có ý nghĩa trong chọn giống và TH. Nguyễn Thị Thu Hà Trường27 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  28. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 28 - BĐ cá thể là những BĐ mang tính chất đồng loạt theo một hướng xác định ứng với sự BĐ của ĐK ngoại cảnh, thường không có ý nghĩa với chọn giống và TH. (?) Dựa vào các kiến thức về BD DT đã học ở lớp 9 và đầu lớp 12, cho biết thành công và hạn chế của Đacuyn về vấn đề trên? - Ông mới phân biệt được BD và BĐ nhưng chưa rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế DT các BD. * GV có thể mở rông thêm kiến thức bằng sơ đồ: Bản chất BD cơ thể Gián tiếp cá thể Nguyên thông qua nhân BD sinh sản Điều kiện Trực tiếp sống BĐ trong quá trình sống 2. CLNT và CLTN: Hoạt động 3: Tìm hiểu về CLNT và CLTN. Mục tiêu: Phân biệt được nguyên nhân, tác nhân, nội dung, kết quả và vai trò của CLNT và CLTN. Cách tiến hành: Tổ chức HS hoạt động độc lập và hoạt động nhóm. GV nêu ví dụ về CLNT: Nguyễn Thị Thu Hà Trường28 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  29. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 29 SV phát sinh Nhu cầu thị hiếu khác nhau BD của con người ĐKS Bản chất cơ thể - Đẻ nhiều trứng - Tăng trọng Có lợi: được giữ lại, cho nhanh Gà nuôi: - sinh sản, con cháu đông Giống gà - Bộ lông đẹp dần Gà Tích luỹ trứng - rừng - Giống gà Không có lợi : bị loại bỏ, thịt sinh sản ít, con cháu hiếm - Giống gà - Đẻ ít dần cảnh Đào thải - Tăng trọng chậm - Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc * GV tổ chức HS hoạt động nhóm: Từ ví dụ, kết hợp đọc SGK (82,83). Hoàn thành cột 2 Bảng 2: So sánh quá trình CLNT và CLTN theo Đacuyn. Một số ý, HS có thể không tìm ra nội dung cần điền. GV có thể hướng dẫn: (?) Gà rừng phát sinh BD theo những hướng nào? (?) Gà rừng biến đổi thành các nòi gà nhà theo các chiều hướng nào? Vì sao nói các nòi gà thịt, gà trứng, gà chọi, gà cảnh là kết quả chọn lọc trên cơ sở các hướng BD? * GV có thể mở rộng để ND bài thêm phong phú bằng các câu hỏi thực tế: (?) Cho ví dụ để chứng minh các ý sau: - Trên cơ thể vật nuôi, cây trồng có nhiều đặc điểm có lợi cho con người nhưng nhiều khi có hại cho bản thân sinh vật. (Gà Lơgo có thể đẻ 300 – 350 trứng/năm nhưng mất khả năng ấp trứng. Khoai lang, mía, sắn hầu như đã mất khả năng sinh sản bằng hạt). Nguyễn Thị Thu Hà Trường29 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  30. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 30 - Bộ phận nào trên cơ thể vật nuôi, cây trồng được con người chú ý nhiều cho mục tiêu kinh tế thì được BĐ mạnh mẽ và nhanh chóng. (Các giống rau khác nhau nhiều về lá nhưng hoa, quả, hạt lại ít BĐ. Giống bò sữa có bầu vú phát triển mạnh, bò cày có u vai rất phát triển) - Nhu cầu thị hiếu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi đã qui định sự BĐ, phát triển hay diệt vong của 1 giống nào đó. (Hoa dạ lan hương nhập vào Anh năm 1596 có 4 thứ, đến năm 1768 có 2000 thứ nhưng đến năm 1869 chỉ còn 200 thứ do không còn được ưa chuộng nữa. Giống bồ câu đưa thư được sử dụng đầu tiên vào năm 45 TCN, sau đó phát triển hay giảm sút theo từng giai đoạn. Chó nhật rất được ưa chuộng ở Việt nam trong những năm 80, đầu 90 nên có số lượng lớn, đến nay rất hiếm). *Tương tự CLNT, GV nêu ví dụ về CLTN rồi tổ chức hoạt động nhóm, quan sát hình và phân tích ví dụ về quá trình hình thành loài hươu cao cổ, hoàn thành cột 3 bảng trên. Nguyễn Thị Thu Hà Trường30 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  31. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 31 SV phát Thức ăn là cỏ và cây bụi thấp không sinh BD còn, chỉ còn thức ăn là lá trên cây cao ĐKS Bản chất cơ thể Sống sót và Cổ cao, chân BD sinh sản trước dài có nhiều, con cháu ngày lợi Tích càng đông luỹ Hươu Cổ và chân cổ ngắn trước trung bình Hươu cao cổ Cổ và chân BD ít có khả trước ngắn bất năng sống Đào lợi sót, sinh thải sản, con . cháu hiếm dần Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc * GV kết luận bằng sơ đồ sau và bảng so sánh hoàn chỉnh ( Bảng 2). Loài ban đầu Loài biến đổi Loài hiện tại (Phát sinh BD theo nhiều hướng) NC NC thay đổi thay đổi cùng hướng Củng cố: Hoàn thành bảng 1: So sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về TH. Nguyễn Thị Thu Hà Trường31 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  32. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 32 Tóm tắt nội dung bài: * Theo Lamac: NC thay đổi SV thay đổi tương SV TN trực tiếp ứng với NC với MT sống * Theo Đacuyn: BD có lợi Tích luỹ SV phát sinh BD SV TN với MT theo nhiều hướng sống BD không có lợi, có hại Đào thải Loài Nhu BD,cầu DT thị hiếu PLTT Nhiều giống vật nuôi, tổ tiên của con người trong nhiều thứ cây trồng mới CLNT Loài BD, DT PLTT trong Nhiều loài mới tổ tiên Đấu tranh sinh tồn CLTN trong thiên nhiên HDVN: - Hoàn thành các bảng còn lại. - Lập sơ đồ phân tích ví dụ về sự hình thành đặc điểm TN của sâu bọ ở quần đảo Mađerơ theo quan niệm Đacuyn. - Đọc và chuẩn bị bài 17. Nguyễn Thị Thu Hà Trường32 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  33. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 33 Đáp án gợi ý: Bảng 1: So sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về TH Các vấn đề Thuyết TH của Lamac Thuyết TH của Đacuyn (1) (2) (3) Nguyên Ngoại cảnh thay đổi theo không CLTN tác động thông qua đặc tính nhân TH gian và thời gian, thay đổi tập quán BD và DT của SV. hoạt động của ĐV. Cơ chế TH Sự DT các đặc tính thu được trong Sự tích luỹ các BD có lợi, sự đào đời cá thể dưới tác dụng của NC thải các BD có hại dưới tác dụng hay tập quán hoạt động. của CLTN. Sự hình NC thay đổi chậm, SV có khả BD phát sinh vô hướng. thành đặc năng phản ứng phù hợp nên không điểm TN có loài nào bị đào thải. Sự TN đạt được qua sự đào thải những dạng kém TN. Sự hình Loài mới được hình thành từ từ Loài mới được hình thành từ từ thành loài qua nhiều dạng trung gian, tương qua nhiều dạng trung gian dưới tác mới ứng với sự thay đổi của NC. dụng của CLTN theo con đường PLTT, từ 1 nguồn gốc chung. Chiều Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn - Sinh giới ngày càng đa dạng; tổ hướng TH giản đến phức tạp. chức ngày càng phức tạp; TN ngày càng hợp lý. Tồn tại - Chưa phân biệt được BD DT và BD không DT. - Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh BD và cơ chế DT BD. - Chưa hiểu cơ chế tác dụng của NC và CLTN. Bảng 2: So sánh quá trình CLNT và CLTN theo Đacuyn. Vấn đề CLNT CLTN Nguyên Vật nuôi cây trồng BD theo nhiều BD cá thể ở SV đa dạng; điều nhân hướng; nhu cầu thị hiếu của con kiện sống phức tạp tác động người nhiều mặt lên SV. Nguyễn Thị Thu Hà Trường33 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  34. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 34 Nội dung Tích luỹ BD có lợi, đào thải BD Tích luỹ BD có lợi, đào thải BD không có lợi cho con người không có lợi cho bản thân SV. Động lực Nhu cầu phức tạp, thị hiếu thay đổi. Đấu tranh sinh tồn trong thiên nhiên. Kết quả Vật nuôi cây trồng phát triển theo SV TN với điều kiện sống. hướng có lợi cho con người. Vai trò - Là nhân tố chính qui định chiều - Là nhân tố chính qui định hướng và tốc độ BĐ vật nuôi, cây chiều hướng và tốc độ BĐ của trồng. sinh giới. - Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng - Giải thích sự TN của SV với TN cao độ với nhu cầu con người. điều kiện sống. PLTT Là quá trình từ 1 dạng ban đầu BĐ Là quá trình từ 1 dạng ban đầu theo nhiều hướng khác nhau trên BĐ theo nhiều hướng khác nhau Định cùng 1 đối tượng do CLNT. do CLTN trên qui mô rộng lớn nghĩa và qua thời gian lịch sử lâu dài. Kết quả Từ 1 dạng SV ban đầu dần dần hình Hình thành nhiều loài mới từ 1 thành nhiều dạng mới ngày càng loài ban đầu. khác xa tổ tiên và khác nhau rõ rệt. Ý nghĩa Giải thích sự hình thành nhiều giống Giải thích sự hình thành nhiều vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài, dạng SV mới xuất phát từ 1 xuất phát từ 1 vài dạng tổ tiên hoang nguồn gốc chung. dại. Nguyễn Thị Thu Hà Trường34 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  35. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 35 Sơ đồ phân tích ví dụ về sự hình thành đặc điểm TN của sâu bọ ở quần đảo Mađerơ theo quan niệm Đacuyn. SV phát Gió mạnh sinh BD ĐKS Bản chất cơ thể Sống sót Cánh dài, BD và sinh to, khoẻ Sâu bọ có sản nhiều, ở quần Sâu bọ lợi Tích con cháu đảo ở quần luỹ ngày Không có Mađerơ: đảo cánh càng Mađerơ đông Trong ban đầu số 550 CánhTB BD ít có khả loài có bất năng hơn 300 Đào lợi sống sót, loài thải không . sinh sản, con cháu bay hiếm dần được. Nguyên nhân chọn lọc Nội dung chọn lọc KQ chọn lọc Nguyễn Thị Thu Hà Trường35 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  36. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 36 Phần III: Kết quả Sau khi phân loại và đề ra phương pháp giải các dạng câu hỏi,bài tập Tiến hóa, chúng tôi áp dụng thử nghiệm ở 4 lớp 12: 12A8, 12A9, 12A12, 12A13 và để 2 lớp đối chứng:12A6, 12A10. Câu hỏi kiểm tra ở các lớp giống nhau, học sinh làm theo các mã đề khác nhau. Kết quả thu được tóm tắt trong bảng sau: Thực nghiệm Đối chứng Lớp 12A13 12A12 12A9 12A8 12A6 12A10 Tỉ lệ TB 100% 100% 94% 92% 82% 77% trở lên Tỉ lệ 80% 72% 61% 55% 34% 40% khá giỏi Như vậy, rõ ràng ôn tập phần Tiến hóa bằng phương pháp trên, khả năng làm bài tập của học sinh nhanh hơn và hiểu một cách tổng thể hơn về phần Tiến hóa, khả năng tư duy của học sinh cũng tốt hơn, học tập hứng thú hơn, tích cực làm bài tập hơn và có thể liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên nên dùng phương pháp hướng dẫn làm bài tập để củng cố bài vở, học sinh rất thích tư duy học tập bằng con đường làm bài tập, nếu chỉ học lý thuyết quá nhiều thì học sinh dễ trở nên nhàm chán, không hứng thú học. Chúng tôi cũng nhờ áp dụng thử nghiệm các dạng bài này ở một số trường như: Trường THPT Cổ Loa (Cô Phượng), Trường THPT Phan Đình Phùng (Cô Hải Anh), Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Cô Hạnh), Trường THPT Liên Hà (Cô Hiền) . Kết quả thu được cũng cho thấy việc phân loại và hướng dẫn phương pháp giải các dạng bài tập Tiến hóa có nhiều ưu thế. Nguyễn Thị Thu Hà Trường36 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  37. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 37 Phần IV: Kết luận và đề nghị. Trên đây là 5 dạng câu hỏi, bài tập Tiến hóa và phương pháp giải các dạng bài tập đó. Xuất phát từ tình hình giảng dạy môn Sinh học ở phổ thông, xuất phát từ kiến thức sinh học của học sinh, chúng tôi có một số đề nghị sau: 1. Cần bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa các kiến thức cho giáo viên phổ thông. Có được kiến thức vững vàng thì giáo viên mới truyền đạt cho học sinh một cách đầy đủ, trọn vẹn. 2. Môn Sinh học 12 có nhiều ý nghĩa thực tiễn, khó cho việc tiếp thu bài của học sinh, nên giảm bớt nội dung hoặc tăng thời gian giảng dạy, có thời gian cho các câu hỏi tổng quát và bài tập. 3. Rất mong các trường có thêm những giờ ngoại khóa về tiến hóa, về nguồn gốc sự sống để học sinh có thể gắn liền lý thuyết đã học với thực tiễn đời sống và thế giới xung quanh, đồng thời xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học cho học sinh. 4. Việc đổi mới PPDH cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu, thực hiện và chỉnh lý Với thời gian có hạn và khuôn khổ một đề tài nên trong quá trình thực hiện còn nhiều khiếm khuyết, chúng tôi mong được các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để việc giảng dạy Sinh học đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày 16 thàng 5 năm 2012 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN do bản thân mình viết, không sao chép của bất cứ ai Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thị Thu Hà Trường37 THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
  38. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 38 Tài liệu tham khảo 1. Sinh học – tập 1, 2 W.D. Phillip and T.J. Chilton. 2. Nguyễn Hải Tiến, Trần Dũng Hà: Phương pháp giải cỏc dạng bài tập Sinh học 12, NXB ĐHQG. Hà Nội, 2008 3. Dạy học Sinh học ở trường THPT Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) 4. Lý luận dạy học Sinh học – Phần đại cương Đinh Quang Báo – Nguyễn Đức Thành 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT môn Sinh học (Chu kì III: 2004 – 2007) 6. Một số luận văn Thạc sỹ - PPGD- Khoa Sinh ĐHSP Hà Nội
  39. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 39 Mục lục Lời cảm ơn 1 Tóm tắt 2 Phần I: Đặt vấn đề 3 I/ Cơ sở lý luận 3 II/ Cơ sở thực tiễn 3 III/ Lý do chọn đề tài 5 Phần II: Nội dung 6 I/ Các vấn đề cơ bản của lý luận Tiến hóa 6 II/ Cấu trúc nội dung phần Tiến hóa Sinh học 12 THPT 7 III/ Các dạng câu hỏi, bài tập Tiến hóa 9 Dạng 1 9 Dạng 2 12 Dạng 3 17 Dạng 4 18 Dạng 5 IV/ Nội dung một giáo án cụ thể 23 Phần III: Kết quả 35 Phần IV: Kết luận và đề nghị 36 Tài liệu tham khảo 37 Mục lục 38
  40. Sáng kiến kinh nghiệm 2012 40 Các chữ viết tắt: GV: giáo viên HS: học sinh THPT: trung học phổ thông QT: quần thể SV: sinh vật TH: tiến hóa GQVĐ: giải quyết vấn đề PPDH: phương pháp dạy học ĐL: định luật SGK: sách giáo khoa PHT: phiếu học tập PPTC: phương pháp tích cực