Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục học sinh ứng xử có văn hóa trong thời đại công nghệ 4.0

docx 48 trang Giang Anh 26/09/2024 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục học sinh ứng xử có văn hóa trong thời đại công nghệ 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giao_duc_hoc_sinh_ung_xu_c.docx
  • pdfNGUYỄN ĐÌNH DŨNG-TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3- KỸ NĂNG SỐNG.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục học sinh ứng xử có văn hóa trong thời đại công nghệ 4.0

  1. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong quá trình giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh cần phải thực hiện thường xuyên và tích cực hơn. Quá trình thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục phổ thông, giúp cải thiện mối quan hệ của học sinh, tăng cường khả năng thích nghi với môi trường và công việc sau này. Nhiệm vụ trọng tâm của học sinh là học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, văn hóa, lối sống. Văn hóa đạo đực không phải tự nhiên mà có. Nó do đấu tranh, trau dồi, phát triển, kế thừa và sàng lọc. Nhà trường, gia đình là những tấm gương về văn hóa, là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho học sinh. Văn hóa ứng xử là một trong những nét đẹp, nội dung cần được quan tâm duy trì và bồi dưỡng của văn hóa trường học. Môi trường trường học là nơi rất quan trọng để rèn luyện nhân cách, đào tạo và giáo dục cho những con người sống có hoài bão, có lí tưởng tốt đẹp. Vẫn đề xây dựng văn hóa học đường trong đó có văn hóa ứng xử phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất. Nếu môi trường học đường thiếu đi văn hóa thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị về kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại văn hóa trường học đặc biệt là văn hóa ứng xử trong học sinh và thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hóa cho học sinh. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khỏe, có tinh thần sống đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử trường học có vai trò quyết định sự sống còn đối với từng nhà trường, từng quốc gia dân tộc. 2. Kiến nghị Để giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, tôi xin có những kiến nghị sau để tăng tính hiệu quả giáo dục và đồng bộ: * Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo - Cần tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, cho cán bộ Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm, từ đó sẽ có sự chuyển biến tích cực trong việc giáo dục và kỉ luật học sinh, tránh tình trạng trừng phạt thân thể mà cho đến hôm nay vẫn còn tái diễn ở nhiều cơ sở giáo dục mà đài, báo, mạng xã hội đã đưa tin. - Sở Giáo dục đào tạo cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà giáo gương mẫu”, đưa ra tiêu chí rõ ràng, có tổng kết, đánh giá thi đua hàng năm và khen thưởng kịp thời. - Tổ chức cuộc thi GVCN giỏi, để những giáo viên làm công tác chủ nhiệm có cơ hội được thể hiện mình, từ đó nhân rộng các mô hình hay cho các trường trong tỉnh. 41
  2. * Đối với các trường THPT - Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh không chỉ cho học sinh mà cả giáo viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người. Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, làm cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước:“mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, “quên mình vì nghĩa lớn” Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của học sinh mà tiêu biểu là phong trào:“Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”,“Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh” - Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của GVCN và ĐTN trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Học sinh ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Học sinh đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Trước hết phải hình thành cho học sinh nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến, vươn lên tự khẳng định mình. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh, có như vậy mới hạn chế các em sa vào các trò chơi vô bổ, thậm chí là tệ nạn xã hội. - Đề xuất 100% trường học phải xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử Mỗi nhà trường cần một bộ quy tắc ứng xử học đường là cần thiết để định hướng đi đúng cho mỗi quan hệ nhà trường, thầy cô với học sinh và cha mẹ học sinh. Để mỗi nhà trường đều có một không gian văn hóa học đường vừa thân thiện, cởi mở, vui vẻ mà vẫn nghiêm túc, đòi hỏi người thầy phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, luôn luôn giữ đúng chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, từ dáng điệu đi đứng đến cử chỉ diễn đạt. Vì sự ảnh hưởng của người thầy đến các thế hệ học sinh là vô cùng đậm nét. Đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thầy là nguồn sống vô tận truyền bá cho các em học sinh 42
  3. * Đối với giáo viên - Trước hết các thầy cô giáo phải là người gương mẫu cho học sinh về cách cư xử, ngôn ngữ và hành vi của mình. Phải thay đổi suy nghĩ tránh lối áp đặt một chiều cho các em được có cơ hội thể hiện suy nghĩ và sở thích của mình, trong đó giáo viên là người phát hiện, dìu dắt, uốn nắn và sửa chữa nhưng hành vi chưa đúng đắn của các em. Tránh hành động trừng phạt thân thể các em khi các em phạm lỗi, đó là một tổn thương lớn về tâm lý, thậm chí là sức khỏe. - Các thầy cô cần dành thời gian suy ngẫm về nghề của mình, ngoài dạy văn hóa các thầy cô còn dạy người. Các thầy cô cần thấy rõ về giá trị nghề nghiệp của mình đang thực hiện và trách nhiệm của nghề, vun đắp tình yêu đối với công việc, với trò. Khi có được tình yêu nghề nghiệp, tình thương với trò, người giáo viên sẽ nghĩ ra những biện pháp giáo dục tiến bộ, hiệu quả hơn. * Đối với gia đình Tuyên truyền vận động các gia đình phụ huynh trở thành gia đình văn hóa, phát huy vai trò tấm gương của ông bà cha mẹ trong giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. * Đối với xã hội Phát huy và trò ban đại diện họi ch mẹ học sinh, lực lượng ngoài xã hội để tạo tính đồng bộ giáo dục, phát huy cao độ ý thức của HS. Và Cha mẹ, thầy cô, không nên ứng xử đặt kì vọng quá lớn vào thành tích của HS để tránh gây áp lực, căng thẳng. Cần động viên, chia sẻ sắp xếp việc học tập vui chơi của HS một cách hợp lí, khoa học để con em có điều kiện phát triển cân bằng cả thể lực, trí lực trong tâm trí luôn thoải mái vui vẻ, tự giác tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc, không mong muốn như trên cộng đồng mạng xã hội đưa tin trong thời gian qua. 43
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-Tài liệu: Giao tiếp giúp bạn ứng xử thông minh giao-tiep/. 2- Tài liệu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ CHí Minh. 3- Tài liệu về Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025. 4- Tài liệu về Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. 5- Tài liệu về Thông tư số 06/2019 nêu: thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân. 6- Tài liệu Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. 7- Nghị định 97/2008/NĐ – CP về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet không? 8- Tài liệu tập huấn GVTHPT Modulle 5. 9- Tài liệu tập huấn GVTHPT Modulle 7. 44
  5. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2 2.1. Tính mới của đề tài 2 2.2. Những đóng góp của đề tài 2 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7 6.2. Phương pháp khảo sát thực tế 7 6.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7 6.4. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, phương pháp thống kê tổng kết 7 PHẦN II. NỘI DUNG 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 1. Khái niệm về Văn hóa 8 2. Khái niệm về ứng xử 9 3. Vai trò của ứng xử có văn hóa trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện trong cơ sở giáo dục phổ thông 10 4. Văn hóa học đường 11 5. Bộ quy tắc ứng xử trong trường học 12 6. Mạng xã hội 14 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 17 1. Một số biểu hiện tiêu cực ứng xử thiếu văn hóa của HS trong thời đại công nghệ 4.0 17 2. Vai trò của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho HS 18 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CỦA ĐỀ TÀI 18 I. Nội dung giáo dục ứng xử cho học sinh 18 45
  6. II. Nguyên tắc giáo dục 19 III. Thời gian và địa điểm thực hiện 19 IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 19 1. Khảo sát mức độ hiểu biết của HS bằng phiếu trả lời trắc nghiệm 19 2. Giải pháp giáo dục của đề tài 21 a- Giải pháp 1:Tuyên truyền kiến thức về mạng xã hội, tập huấn kỹ năng sử dụng mạng đúng cách 21 b- Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức hiểu biết về van hóa mạng xã hội giải quyết tình huống thực tế: 26 c- Giải pháp 3: Phổ biến về luật an ninh mạng 28 d- Giải pháp 4: Phổ biến về nội quy trường học, quy tắc ứng xử trong trường học 31 V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI. 36 1. Những kết quả đạt được khi áp dụng đề tài 36 2. Những mặt còn hạn chế 40 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 41 1. Kết luận 41 2. Kiến nghị 41 46
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Các chữ cái viết tắt/kí hiệu Cụm từ VHM Văn hóa mạng MXH Mạng xã hội HS Học sinh GV Giáo viên ANTT An ninh trật tự THPT Trung học phổ thông KNS Kỹ năng sống BCH Ban chấp hành SL Số lượng 47