Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở phường An Lộc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở phường An Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở phường An Lộc
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây : Tỷ lệ % Trình Ngày, đóng Số Nơi Chức độ Họ và tên tháng, góp tạo TT công tác danh chuyên năm sinh ra sáng môn kiến Trung tâm Sư Giáo GDNN – phạm 1. VÕ THỊ THANH LOAN 19/5/1989 viên 100% GDTX Ngữ PCGD Bình Văn Long 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở phường An Lộc.” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: tác giả sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phổ cập giáo dục. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: ngày 15 tháng 08 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dục THPT đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp của
- 2 các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân. Giáo viên chuyên trách Phổ cập THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THPT ở địa phương đạt kết quả cao. 5.1. Tính mới Cụm từ “Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục” không xa lạ nhưng cách thức để thực hiện việc liên hệ thực tế lại có điểm mới. Vì đích đến cuối cùng tác giả muốn đề cập đến giải pháp từ việc thiết lập hồ sơ, sổ sách của giáo viên chuyên trách đến việc tham mưu, phối hợp công tác này sao cho có hiệu quả nhất. 5.2. Nội dung của sáng kiến Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả việc thiết lập hồ sơ, sổ sách và công tác tham mưu của giáo viên chuyên trách qua thực tiễn bảy năm làm giáo viên chuyên trách Phổ cập giáo dục THPT trên địa bàn phường An Lộc. Đây chỉ là một số công việc tác giả đã thực hiện trong địa bàn mình đảm nhận, nên xin được tham khảo và rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. Tỉnh Bình Phước nói chung, thị xã Bình Long nói riêng đã có những chỉ thị, kế hoạch nhằm thực hiện công tác này hàng năm và theo từng giai đoạn. Hiện nay, Thị xã Bình Long đạt chuẩn PCGD Tiểu Học mức độ 3, Trung học cơ sở độ mức độ 2. Thị xã đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia Phổ cập Tiểu Học - Trung học cơ sở tiến tới chỉ tiêu đạt chuẩn phổ cập Trung học Phổ thông. Để được công nhận đạt chuẩn cũng như duy trì chỉ tiêu này, hàng năm đòi hỏi phải có sự nỗ
- 3 lực nhiệt tình, tích cực và trách nhiệm của giáo viên chuyên trách, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy – HĐND – UBND, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, nhân dân và vai trò tham mưu, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xã, phường là hết sức quan trọng. * Giải quyết vấn đề 1. Thiết lập hồ sơ sổ sách phổ cập THPT: Để thực hiện công tác phổ cập giáo dục THPT có hiệu quả, bắt buộc giáo viên chuyên trách phải hệ thống được các loại hồ sơ, sổ sách của mình, cách thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách đó một cách khoa học. Đây là công việc hết sức quan trọng đối với giáo viên chuyên trách vì dựa vào hệ thống hồ sơ, sổ sách này sẽ có đầy đủ các số liệu, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn, giúp cho việc tham mưu với nhà trường, Ban chỉ đạo được cụ thể để xây dựng chỉ tiêu cho các ấp làm cho chỉ tiêu đạt chuẩn được bền vững hơn. Theo công văn 6170/THCS ngày 18/07/2002 về “Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập THCS” thì hệ thống hồ sơ, sổ sách công tác phổ cập giáo dục THCS – THPT gồm: - Sổ theo dõi đối tượng từ 18 – 21 tuổi phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục THPT (gọi tắt là Sổ phổ cập THPT). - Sổ Đăng bộ. - Sổ theo dõi chuyển đi – chuyển đến. - Danh sách học sinh các khối, lớp hàng năm. - Danh sách học sinh từ 18 – 21 ngoài nhà trường. - Danh sách học sinh từ 18– 21 tuổi tốt nghiệp THPT. - Danh sách học sinh học ngoài địa bàn.
- 4 - Danh sách học sinh khuyết tật – chết – chuyển đi. - Danh sách công nhận tốt nghiệp các năm (3 năm liên tiếp). - Bộ phiếu điều tra trình độ văn hóa các hộ gia đình. - Sổ lưu công văn đến – công văn đi. - Các biểu mẫu thống kê (mẫu 1, 2, 3, 5 ngoài nhà trường) Các loại danh sách Hàng năm theo từng thời điểm, giáo viên chuyên trách đều phải cập nhật và thống kê số liệu trên bộ hồ, sơ sổ sách việc cập nhật và thống kê các loại hồ sơ, sổ sách này tương đối dễ dàng. Tuy nhiên nếu giáo viên chuyên trách không hệ thống, hình dung được cập nhật hồ sơ nào trước, hồ sơ nào sau thì mất rất nhiều thời gian và thống kê số liệu sẽ không chính xác. Để việc cập nhật hồ sơ sổ sách được thuận lợi cũng như thống kê số liệu chính xác, tác giả áp dụng quy trình sau:
- 5 * Cập nhật phiếu điều tra trình độ văn hóa: Bộ phiếu điều tra trình độ văn hóa phải được bảo quản, ghi chép, cập nhật cẩn thận, hàng năm bắt buộc phải điều tra trình độ văn hóa bổ sung, bảo đảm không bỏ sót hộ nào hoặc thành viên nào trong hộ. Muốn vậy, giáo viên chuyên trách phải kết hợp chặt chẽ với tổ, ấp bảo đảm việc thay đổi nhân, hộ khẩu nào cũng được cập nhật, đặc biệt là trình độ văn hóa của các thành viên. Phiếu điều tra trình độ văn hóa Sau đó, việc ghi chép vào phiếu phải tỉ mỉ, cẩn thận, tránh bôi xóa, ghi chép tên chủ hộ, các thành viên từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi, ghi chú các cột nữ, dân tộc, các cột trình độ văn hóa, đánh số từng tổ, ấp. Việc đối chiếu trình độ văn hóa trên phiếu điều tra và các loại danh sách như danh sách lớp, sổ đăng bộ là hết sức cần thiết tránh trường hợp sai trình độ. * Ghi sổ phổ cập Trung học Phổ thông: Sổ phổ cập THPT dùng để theo dõi các đối tượng độ tuổi từ 18 – 21 tuổi hàng năm nên việc nhặt các đối tượng trong độ tuổi từ Phiếu điều tra vào sổ phổ
- 6 cập phải được thực hiện chính xác, tránh thiếu hoặc dư các đối tượng. Tốt nhất ở công đoạn này, giáo viên chuyên trách nên thiết kế 1 cuốn sổ phổ cập THPT nháp, sau khi nhặt hết các đối tượng vào sổ phổ cập, giáo viên tiến hành vào sổ theo thứ tự độ tuổi lớn trước, nhỏ sau, theo từng tổ, ấp cách mỗi độ tuổi nên chừa khoảng 4 – 5 trang để có thể điều chỉnh hoặc ghi bổ sung hàng năm khi cần thiết. Giáo viên chuyên trách nên chú ý ghi đầy đủ thông tin vào các cột, mục trong Sổ phổ cập như hướng dẫn ở đầu trang, lưu ý việc ghi tên cha, mẹ và tên chủ hộ để tránh nhầm lẫn. Một số trường hợp nhầm lẫn năm sinh, họ tên cha, mẹ (nhất là đối với các đối tượng đồng bào dân tộc) gây trở ngại đến việc thống kê. Sổ phổ cập THPT Để việc thống kê các số liệu được chính xác, giáo viên nên ghi cột tổng ở từng trang trong các độ tuổi ở sổ phổ cập, sau đó dùng sổ thống kê nháp các số liệu (nếu không thống kê nháp khi nhầm lẫn rất khó kiểm tra, nếu có phải kiểm tra lại từ đầu rất mất thời gian). Sau khi ghi đầy đủ các cột mục, trước khi lên các biểu mẫu thống kê, giáo viên chuyên trách nên lưu ý các mẫu thống kê đầu Sổ phổ cập, cần thống kê trình độ các đối tượng trong Sổ theo địa bàn từng ấp. Thực tế nhận thấy, đa số các giáo viên
- 7 chuyên trách đều bỏ quên công việc này. Theo tác giả, giáo viên cần phải nắm rõ các số liệu này, vì đây là cơ sở để đánh giá, phân loại các ấp trong công tác Phổ cập THPT, nó cũng là cơ sở để đề ra kế hoạch cho từng tổ, ấp hoàn thành tốt hơn ở những năm sau. Dựa vào đây, giáo viên chuyên trách có thể tham mưu cho Ban chỉ đạo để đánh giá chất lượng hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách ấp, sóc. * Tổng hợp các biểu mẫu thống kê, các loại danh sách: Sau khi cập nhật, hoàn chỉnh sổ phổ cập THPT giai đoạn tổng hợp các số liệu, lên các biểu mẫu thống kê, thiết lập các loại danh sách đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác, khoa học. Vì các loại danh sách, các biểu mẫu thống kê có sự liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau nên việc thống kê cũng như tổng hợp số liệu phải tiến hành theo một trình tự nhất định. Theo tác giả, để việc thống kê cũng như số liệu giữa các biểu mẫu và các loại danh sách “khớp” với nhau thì đầu tiên giáo viên chuyên trách nên tiến kê mẫu hành thống 1 trước sau đó đến mẫu 2, 3 mẫu ngoài nhà trường; mẫu 5, giáo viên chuyên trách nên tham mưu cho BGH nhà trường để có số liệu chính xác về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhu cầu những năm tới để đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ GD & ĐT. Biểu mẫu thống kê 1
- 8 Biểu mẫu thống kê 2 Biểu mẫu thống kê 3 Việc tổng hợp số liệu, các loại danh sách phổ cập THPT nhất thiết phải khớp với công tác XMC – PCGDTH – PCTHCS, vì vậy giáo viên phổ cập THPT cần
- 9 phải phối hợp chặt chẽ, tổng hợp số liệu cùng với GVCT CMC – PCGDTH, GVCT PCTHCS (số liệu các đối tượng từ 15 – 21 tuổi). Để việc thống kê các số liệu thật chính xác, theo tác giả nên thiết lập các mẫu thống kê trên MS Excel, sau đó dùng các hàm tính toán để thống kê các số liệu, việc này tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi giáo viên chuyên trách cần tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc thống kê, tính toán. * Lập các báo cáo, phương hướng công tác của năm, giai đoạn: Hàng năm, dựa trên các số liệu thống kê đã có, giáo viên chuyên trách cần tham mưu cho Ban chỉ đạo thành lập các báo cáo tổng kết, phương hướng năm và theo từng giai đoạn. Nội dung của báo cáo cần thể hiện rõ những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế (theo mẫu của cấp trên), đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể. Trong đó, phương hướng, kế hoạch không nên dài dòng mà cụ thể là những chỉ tiêu, số liệu. 2. Công tác tham mưu – phối hợp: Ngoài việc hoàn thành hệ thống hồ sơ, sổ sách công tác phổ cập THPT thì việc tham mưu, phối hợp rất quan trọng đối với giáo viên chuyên trách, bởi hiệu quả, chất lượng công việc không phải dựa trên giấy tờ mà là những kết quả từ kế hoạch đã đề ra qua việc tham mưu mang lại. Công tác tham mưu của giáo viên chuyên trách là việc định kỳ lên kế hoạch hoạt động hàng năm, tháng, tuần bằng những việc làm cụ thể theo Quy chế của Sở GD – ĐT ban hành, trong đó cân đối về mặt thời gian và chất lượng công việc, thời gian làm việc trên trường và thời gian đi cơ sở. GVCT nên lên lịch hoạt động, cụ thể từng công việc và thời gian thực hiện trình cho nhà trường để quản lý. Thời gian làm việc trên trường có thể là cập nhật hồ sơ, nắm tình hình học sinh nghỉ học, hoặc học sinh có khả năng bỏ học để cùng giáo viên chủ nhiệm, phụ
- 10 huynh vận động, động viên các em tiếp tục đi học. Làm tốt công việc này sẽ giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học và tỉ lệ trẻ bỏ học của địa phương. Việc mở và duy trì các lớp phổ cập THPT là hết sức quan trọng góp phần đưa chỉ tiêu đạt chuẩn được bền vững, trong đó vai trò tham mưu, tổ chức của giáo viên chuyên trách là hết sức quan trọng. Thời gian công tác ở ấp, sóc, giáo viên chuyên trách cần nắm rõ các đối tượng nghỉ, bỏ học để có hướng tham mưu với Ban chỉ đạo, các ban ngành, các ấp, sóc vận động các em ra lớp. Giáo viên chuyên trách cần chủ động tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường để phân công đội ngũ giáo viên đứng lớp, các thành viên phụ trách các ấp, sóc vận động các em ấp, sóc mình đến lớp và duy trì sỉ số sau khi đã ra lớp. Đặc biệt, ở những ấp, sóc có đông đồng bào dân tộc, GVCT phải có mối quan hệ tốt với các Tổ trưởng khu phố, ấp, sóc để việc huy động, vận động được tốt hơn. Ngoài các đối tượng trong độ tuổi đã nắm rõ, GVCT cần phối hợp với các GVCT các xã, phường bạn để xác minh, xác nhận trình độ văn hóa các đối tượng học ngoài địa bàn và kể cả các đối tượng đã tốt nghiệp các cấp học. Phạm vi áp dụng: - Dùng trong quá trình thiết lập hồ sơ sổ sách đầu năm. - Liên hệ thực tế trong quá trình thực hiện cập phiếu điều tra, cập nhật số liệu, biểu mẫu để hoàn thiện hồ sơ. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Nội dung sáng kiến “Phương pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở phường An Lộc.” tác giả đưa ra có tính thực tiễn cao, gắn với công việc hằng ngày của GVCT- PCGD. Tác giả chọn đề tài này để làm đề tài nghiên cứu cho bản thân cũng như áp dụng cho công tác PCGD THPT của địa phương và áp dụng cho các xã, phường khác. 6. Những thông tin cần bảo mật: Không có
- 11 7. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Giáo viên chuyên trách phải nhiệt tình, tích cực và có tâm huyết với công việc. Cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, đặc biệt là trong việc cập nhật, thống kê số liệu. - Nắm rõ đầy đủ, khoa học tiến trình thực hiện hồ sơ sổ sách cũng như các phương pháp để thống kê số liệu một cách chính xác. - Giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục THPT phải phối kết hợp chặt chẽ với GVCT XMC – PC Tiểu học – PC Trung học cơ sở để đưa ra các định hướng thực hiện công tác XMC – PCGDTH – PCTHCS ở địa phương. - Phải nắm chắc trình độ văn hóa các đối tượng của địa bàn mình và các đối tượng học ngoài địa bàn thông qua việc điều tra chính xác trình độ văn hóa từng hộ gia đình. - Tích cực tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, duy trì sĩ số các lớp chính quy và bằng nhiều cách mở nhiều lớp phổ cập THPT, bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ dân trí của địa phương . Bà Trần Thị Mỹ Thành phát biểu tại buổi tổng kết (nguồn Trang Thông tin điện tử thị xã Bình Long)
- 12 8. Đánh giá lợi ích thu được và dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến Hồ sơ sổ sách được đánh giá thiết lập khoa học, nhanh gọn, chính xác, đầy đủ sạch đẹp mà không bị vướng mắc, nhầm lẫn. Công tác tham mưu với Ban chỉ đạo kịp thời đã hạn chế được phần nào học sinh THPT trên địa bàn bỏ học, tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Cụ thể: Kết quả công tác Phổ cập bậc trung học năm 2019 ( dẫn theo báo cáo Số: 150 /BC-BCĐ- Ngày 18 tháng 11 năm 2019. Kết quả thực hiện các mục tiêu PCGD-XMC năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020) - Tổng số từ 15-21 tuổi PPC: 1205/523 nữ; DT: 74/32 nữ; - Tổng số từ 18-21 tuổi PPC: 718/321 nữ; DT: 40/17 nữ; - Tỉ lệ % học sinh tốt nghiệp THCS năm vừa qua vào học lớp 10 là 133/137; tỉ lệ: 97,08%; -Tỉ lệ % thanh thiếu niên 18-21 tuổi tốt nghiệp THPT: 615/718; tỉ lệ: 85,65%. Kết quả công tác Phổ cập bậc trung học năm 2020. ( dẫn theo báo cáo Số: 159 /BC-BCĐ- Ngày 10 tháng 11 năm 2020 . Kết quả thực hiện các mục tiêu PCGD-XMC năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021) - Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS (hai hệ) năm qua: 165/165; Tỷ lệ: 100%. Vào học lớp 10: 165/165; Tỷ lệ: 100 %. - Tổng số học sinh tốt nghiệpTHPT năm qua: 162/163; Tỷ lệ 99,39%. - Tổng số thanh, thiếu niên từ 18-21 tuổi: 732; tốt nghiệp THPT: 612; Tỷ lệ 83,61%. - Tổng số thanh, thiếu niên từ 15-21 tuổi ngoài nhà trường: 135/1231; Tỷ lệ 10,97%.
- 13 Toàn cảnh buổi làm việc của đoàn kiểm tra tại thị xã Bình Long (nguồn trang Thông tin điện tử thị xã Bình Long) Kết quả: Đối chiếu theo Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD-ĐT thì đơn vị đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học phổ thông. Được đánh giá là địa phương có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cao nhất toàn Thị xã và là địa phương duy trì 2 năm liên được UBND Thị xã công nhận hoàn thành đạt chuẩn công tác phổ cập THPT, năm 2019 và 2020 địa phương tiếp tục giữ vững chỉ tiêu đạt chuẩn và được đoàn kiểm tra của UBND Tỉnh công nhận hoàn thành công tác phổ cập. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng sáng kiến Trung Tâm GDNN - GDTX Bình Long
- 14 Bình Long, ngày tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Long, ngày 23 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn VÕ THỊ THANH LOAN
- 15 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PCGDTH : Phổ cập giáo dục Tiểu học PCTHCS: Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông XMC: Xóa mù chữ PCGD: Phổ cập giáo dục GVCT: Giáo viên chuyên trách PPC : Phải phổ cập BGDĐT : Bộ giáo dục đào tạo.