Sáng kiến kinh nghiệm Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_quan_tri_hoat_dong_day_hoc_giao_duc_tr.ppt
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Tiểu học
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2 TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỐT CÁN QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Báo cáo viên: Phạm Thị Thùy Trang Ngày 11 tháng 02 năm 2020
- MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Hướng dẫn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện quản trị hoạt động dạy học, giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- MỤC TIÊU 2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, học viên: 2.1. Phân tích được điểm mới của Chương trình GDPT 2018 và xác định được nhiệm vụ của hiệu trưởng trong thực hiện Chương trình GDPT 2018; 2.2. Phân tích được chương trình giáo dục cấp tiểu học; xây dựng được kế hoạch giáo dục trường tiểu học (Phân tích, đánh giá và xây dựng được kế hoạch giáo dục của một trường tiểu học);
- 2. Mục tiêu cụ thể: 2.3. Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn: + Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn, STEM, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương; + Thực hiện các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, dạy học tích hợp, phân hóa, tích cực hoá hoạt động của học sinh theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh, ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.
- 2. Mục tiêu cụ thể: + Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực; sử dụng kết quả đánh giá một cách phù hợp để theo dõi tiến bộ của học sinh và điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục; ứng dụng công nghệ mới trong dạy học, giáo dục. + Tổ chức sinh hoạt chuyên môn (theo hướng nghiên cứu bài học, theo chuyên đề ) 2.4. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học.
- NỘI DUNG TẬP HUẤN Nội dung 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018 1.1. Khái quát về chương trình GDPT 2018 1.2. Những điểm mới của chương trình GD tiểu học 1.3. Những điểm cần chú ý trong triển khai thực hiện CTGD TH Nội dung 2. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục theo CTGDPT 2018 ở trường tiểu học 2.1. Quản trị hoạt động DH, GD trong trường TH 2.2. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học trong quản trị hoạt động DH, GD
- NỘI DUNG TẬP HUẤN Nội dung 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục trường tiểu học theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS 3.1. Kế hoạch giáo dục nhà trường 3.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học 3.3. Triển khai thực hiện kế hoạch DH, GD ở trường tiểu học 3.4. Giám sát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động DH, GD nhà trường
- NỘI DUNG TẬP HUẤN Nội dung 4. Chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường tiểu học 4.1. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện KHDH môn học/hoạt động giáo dục theo hướng phát triển NL, PC học sinh 4.2. Chỉ đạo thực hiện hình thức, PPDH, GD phát triển NL, PC học sinh; ứng dụng CN mới trong DH 4.3. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả môn học, hoạt động GD của HS 4.4. Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường tiểu học
- Nội dung 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1. Khái quát những điểm cốt lõi về bối cảnh, quan điểm xây dựng CTGDPT 2018 1.1. Bối cảnh và quan điểm xây dựng chương trình 1.1.1. Bối cảnh xây dựng chương trình Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Chương trình GDPT hiện hành được ban hành theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội. Chương trình hiện hành là một bước tiến so với các chương trình GDPT trước đó. Kết quả giáo dục trong gần 20 năm qua đã đạt được những thành tựu.
- Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Tuy nhiên, đất nước và nhân loại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
- Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/01/2013; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình GDPT mới để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại. Chương trình GDPT hiện hành đã hoàn thành sứ mệnh của mình, cần có CTGDPT mới ra đời để tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh mới. Có thể nói CTGDPT 2018 ra đời là xu thế tất yếu, khách quan, theo quy luật của tự nhiên.
- Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình GDPT mới để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại. Chương trình GDPT hiện hành đã hoàn thành sứ mệnh của mình, cần có CTGDPT mới ra đời để tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh mới. Có thể nói CTGDPT 2018 ra đời là xu thế tất yếu, khách quan, theo quy luật của tự nhiên.
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.1. Về mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời. Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực.
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.2. Về nội dung giáo dục Chương trình GDPT thực hiện mục tiêu GD hình thành, phát triển PC và NL học sinh thông qua các nội dung GD Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.3. Về phương pháp giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.3. Về phương pháp giáo dục Các hoạt động học tập của học sinh: hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành Được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường Thông qua một số hình thức chủ yếu Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.4. Về đánh giá kết quả giáo dục CT GDPT mới xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời Có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình Bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.4. Về đánh giá kết quả giáo dục Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì. Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp. Đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển CT.
- 1. 2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.5. Điều kiện triển khai thực hiện chương trình Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về CTGDPT 2018 (phần VII Điều kiện thực hiện Chương trình GDPT); Hướng dẫn triển khai chương trình GDPT, tại Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019. 1/ Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (đủ, đồng bộ, được bồi dưỡng, thay đổi tư duy, GV cần được chủ động, sáng tạo trong DH, không phải bám theo từng ý, từng chữ trong SGK, trao quyền tự chủ QL). 2/ Cơ sở vật chất, TBDH 3/ Có sự đồng thuận từ xã hội
- THẢO LUẬN
- Câu hỏi thảo luận 1/ Chương trình GDPT mới kế thừa những gì ở chương trình hiện hành? 2/ Chương trình GDPT 2018 có những gì khác chương trình hiện hành? 3/ Chương trình GDPT mới tiếp thu kinh nghiệm quốc tế như thế nào? 4/ Vì sao phải dạy học tích hợp? Tổ chức dạy học tích hợp như thế nào? Định hướng dạy học tích hợp trong Chương trình GDPT mới? 5/ Nội dung giáo dục của địa phương và kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì? Thực hiện như thế nào? 6/ Mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học là gì? Các địa phương và cơ sở giáo dục cần làm gì để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày?
- 1.2. Những điểm mới của chương trình giáo dục tiểu học 1.2.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học Giáo dục TH nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS. Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý “chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu của việc hình thành và phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp tục học THCS”, mà còn chú ý yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực và nhấn mạnh : định hướng vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
- 1.2.2. Nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục cấp tiểu học Chương trình 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Đối với cấp tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau: a) Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong trương trình mới (10 môn học và 01 hoạt động), gồm: 01) Tiếng Việt; 2) Toán; 3) Đạo đức; 4) Ngoại ngữ 1 (3,4,5); 5) TNXH (1,2,3); 6) Lịch sử và Địa lí (4,5); 7) Khoa học 94,5); 8) Tin học và Công Nghệ (3,4,5); 9) Giáo dục thể chất; 10) Nghệ thuật (ÂN, MT) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp GDĐP).
- 1.2.2. Nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục cấp tiểu học - Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô đun); Nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. b) Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có điều kiện và PHHS có nguyện vọng), gồm: Tiếng dân tộc thiểu số (1 đến 5) Ngoại ngữ 1 (lớp 1,2)
- - Môn “Tin học” thêm nội dung “Công nghệ” - môn “Tin học và Công nghệ” – môn học bắt buộc - Môn “Thể dục” – “Giáo dục thể chất” - “Ngoại ngữ 1” – môn học bắt buộc (lớp 1,2 làm quen tiếng Anh hiện nay là môn học tự chọn) - Môn Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động GD bắt buộc, nội dung chính: + Hoạt động hướng vào bản thân + Hoạt động hướng đến xã hội + Hoạt động hướng đến tự nhiên + Hoạt động hướng nghiệp
- - Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: là môn học mà mọi học sinh đều phải học và hoạt động giáo dục mà mọi học sinh đều phải tham gia. - Môn học tự chọn: là môn học không bắt buộc, được học sinh chọn theo nguyện vọng. - Môn học lựa chọn: là môn học được học sinh chọn theo định hướng nghề nghiệp (THCS, THPT). Nội dung chương trình các môn học (Xem Thông tư 32)
- 1.2.3. Phương thức giáo dục cấp tiểu học Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo môi trường để học sinh được trải nghiệm như: PPDH “Bàn tay nặn bột”, PPDH Mĩ thuật tiếp cận NL học sinh, 1.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của HS tiểu học Đánh giá kết quả GD HD theo chương trình GDTH 2018, Bộ GD&ĐT sẽ có những điều chỉnh về kĩ thuật các Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 để phù hợp với chương trình GDPT 2018
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (Làm việc cá nhân trên phiếu trắc nghiệm)
- 1,3. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDTH (xem Video)
- KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHỎE TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!