Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_4.docx
SKKN-MOT_SO_KINH_NGHIEM_REN_DOC_DIEN_CAM_d9856.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
- 8 cảm), làm chủ tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân, hay là việc dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ giọng đọc (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm chủ các độ (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). 6. Đọc đúng kiểu câu Ngữ điệu câu được chia thành: Ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu chưa kết thúc, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu liệt kê, như vậy đối với kiểu câu cảm, cầu khiến, mệnh lệnh mà trên chữ viết biểu thị bằng dấu “!” thì phải đọc mạnh. Những câu cầu khiến mời mọc đề nghị nhẹ nhàng mà trên chữ viết thường ghi bằng dấu chấm sẽ được đọc giọng nhẹ hơn. 7. Đọc đúng nhịp điệu Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa nhịp điệu đọc do nội dung bài qui định và có biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác, yêu cầu cơ bản của tốc độ đọc diễn cảm là làm sao cho vừa tầm với tốc độ của ngôn ngữ nói. Nếu học sinh đọc nhanh quá, chậm quá đều ảnh hưởng đến tốc độ của người nghe. Tuy nhiên tuỳ theo văn cảnh mà tốc độ đọc sẽ thay đổi cho thích hợp với nội dung. Thay đổi tốc độ đọc cũng là biện pháp tốt để làm cho ngôn ngữ sinh động, có màu sắc nhất là tiết tấu khi đọc thơ. 8. Tốc độ Giáo viên cần giúp học sinh hiểu đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc nhanh chấp nhận được khi trùng với tốc độ lời nói. Nhưng tốc độ đọc còn phụ thuộc vào nội dung bài đọc: một bản tin phải đọc nhanh hơn một văn bản văn chương hay đọc truyện phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì thơ trữ tình cần có thời gian để bộc lộ cảm xúc. Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một cảnh lộn xộn, hoảng loạn thì phải đọc với nhịp nhanh, gấp gáp; cảm xúc vui hay tả một công việc dồn dập khẩn trương cũng phải đọc nhịp nhanh. Những bài văn xuôi, trữ tình, chứa chan cảm xúc cần phải đọc chậm, những đoạn văn diễn tả tâm trạng miên man suy nghĩ. Những chỗ thay đổi tốc độ sẽ gây được sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. 9. Cường độ Khi đọc trước nhiều học sinh phải tính đến người nghe, phải đọc sao cho cả tập thể nghe rõ, nghĩa là phải đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Nhưng như thế giáo viên phải hướng cho học sinh không đọc quá to hay gào lên để gây sự chú ý. 10. Cao độ Rèn cho học sinh cách lên giọng, xuống giọng đúng với nội dung, dụng ý nghệ thuật.
- 9 Biện pháp 7: Tổ chức giờ học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh Học sinh Tiểu học thường thì học mà chơi, chơi để mà học. Nếu giờ học diễn ra đều đều, chỉ luyện đọc và trả lời câu hỏi thì giờ học sẽ rất tẻ nhạt. Để giờ học diễn ra sôi nổi gây hứng thú học tập cho học sinh, các thầy cô giáo nên kết hợp cho học sinh tham gia trò chơi học tập. 1. Đối với giờ Đọc có lời văn đối thoại Giáo viên xây dựng màn kịch gắn với nội dung bài học. Giáo viên tổ chức cho cả lớp luyện diễn phân vai theo nhóm, sau đó gọi học sinh thi đua lần lượt lên bảng và nhập vai, tất cả các học sinh đều được hoạt động, đều được luyện nói, được thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt thông qua các nhân vật mà mình nhập vai. Qua các giờ học như vậy học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin ở bản thân mình hơn. Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học bài. 2. Đối với bài Đọc khác Giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, giáo viên gọi học sinh đọc bài, học sinh đó đọc được một đoạn văn, một khổ thơ hay một câu văn, câu thơ, đột nhiên cho học sinh đó dừng lại và gọi học sinh khác đọc tiếp bài, cứ như vậy cho đến hết. Với cách học này, học sinh đều tập trung vào bài, số học sinh được luyện đọc nhiều, lớp giữ trật tự. Giáo viên tổ chức thi đua đọc theo nhóm xem nhóm nào đọc diễn cảm nhất. Khi học sinh đọc bài giáo viên lắng nghe để kịp thời sửa chữa cho những học sinh đọc sai, khen ngợi kịp thời đối với học sinh đọc diễn cảm hay có sự tiến bộ hơn. Tổ chức thi đọc diễn cảm dẫn đến tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả. Biện pháp 8: Rèn tư thế, nét mặt khi đọc diễn cảm Tư thế, nét mặt, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu khi đọc diễn cảm. Tư thế có thể đứng hoặc ngồi, song giáo viên hướng dẫn học sinh sao cho tự nhiên, ung dung, đĩnh đạc tránh đi lại lăng xăng. Giáo viên hướng dẫn học sinh nét mặt luôn phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng, đọc một câu chuyện buồn nét mặt lộ rõ u buồn. Người đọc tỏ thái độ gì sẽ hạn chế sự cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Khi đọc không nên chú ý vào sách hoàn toàn mà cần có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. Nếu hướng dẫn học sinh thực hiện tốt điều này thì thành công trong việc đọc diễn cảm sẽ rất cao. Biện pháp 9: Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm” cho học sinh
- 10 Trong năm học, giáo viên phải duy trì tốt phong trào “ Rèn đọc diễn cảm”. Cứ hai tuần lại tổ chức cho học sinh cả lớp thi “Đọc diễn cảm” một lần, các em bắt thăm được bài nào thì đọc bài ấy. Những học sinh nào đọc hay, đọc tốt sẽ được thưởng hoa điểm tốt. Những em có sự tiến bộ, giáo viên phải kịp thời động viên, khen ngợi, sẽ được tuyên dương trước lớp và được giữ cờ thi đua của lớp để gây thêm sự hứng thú học tập cho các em, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập và luyện đọc ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy, các em mới thực sự đạt được kỹ năng đọc diễn cảm đối với yêu cầu rèn đọc. Qua phong trào thi đua “Đọc diễn cảm” của lớp, tôi thấy rằng học sinh trong lớp đều có ý thức học tập nói chung và việc rèn đọc diễn cảm nói riêng ngày một tiến bộ hơn. Đặc biệt các em có tinh thần thi đua rất tốt, cho nên chất lượng đọc của các em được nâng lên rõ rệt. Thành lập “Câu lạc bộ bạn yêu thơ” Giáo viên tổ chức cho cả lớp thi đua làm thơ hoặc sưu tầm các bài thơ theo các chủ đề: Mái trường, tình thầy trò, quê hương, đất nước, bạn bè Hàng tháng, giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm các bài thơ mà các em đã làm hoặc sưu tầm được vào tiết sinh hoạt lớp tuần cuối tháng. Giáo viên cùng học sinh cả lớp lắng nghe để sửa sai cho bạn. Đặc biệt kịp thời khen ngợi, động viên những em làm thơ hay, sưu tầm được những bài thơ có ý nghĩa và đọc diễn cảm tốt, những em tích cực tham gia “Câu lạc bộ”, những em có sự tiến bộ trong học tập. Bài thơ nào hay, có ý nghĩa sẽ được treo lên góc sáng tạo để mỗi khi đến lớp các em có thể đọc. Mỗi lần sinh hoạt “Câu lạc bộ bạn yêu thơ” tôi thấy, tất cả các em đều rất thích thú tham gia, học sinh nào cũng xung phong đọc những bài thơ mình làm hoặc sưu tầm đến. Qua việc làm này đã rèn đọc diễn cảm cho học sinh rất nhiều và đạt hiệu quả. Biện pháp 10: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở những giờ học khác Ngoài việc đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Đọc, cần kết hợp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ học khác (Toán, Viết, Luyện từ và câu, Đạo đức, Khoa học, ). Ví dụ: Trong giờ học Toán học sinh trả lời hay đọc yêu cầu bài toán, đề bài toán nếu các em phát âm chưa chuẩn còn đọc sai thì giáo viên cần phải sửa sai cho các em ngay vì các em nói, đọc đúng thì mới hiểu và nắm tốt được nội dung kiến thức của bài học và vận dụng kiến thức đó để làm bài tập. Luôn nhắc nhở học sinh, yêu cầu học sinh nói, đọc đúng chuẩn khi trả lời các câu hỏi hoặc đọc một câu, một đoạn, mà giáo viên yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào.
- 11 Rèn đọc diễn cảm cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và liên tục. Do vậy ngoài tiết học chính khoá, giáo viên còn phải tổ chức rèn đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm cho các em vào các buổi giao lưu kiến thức trong khối, Biện pháp 11: Kết hợp với gia đình học sinh Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh có hiệu quả tốt hơn cần phải có sự kết hợp giữa việc rèn luyện của giáo viên với sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình học sinh. Vì vậy, giáo viên phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh bằng cách trao đổi để phụ huynh biết tác hại của việc đọc sai và cách hướng dẫn con em mình không chỉ rèn đọc diễn cảm mà còn cả trong lời nói giao tiếp hằng ngày cũng phải nói đúng chuẩn. Thông báo tình hình học tập nói chung và việc đọc nói riêng của các em cho phụ huynh biết để phụ huynh có kế hoạch dạy bảo con cái học tập, đề nghị phụ huynh cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm để kèm cặp, kiểm tra việc học hành của con cái, thậm chí có thể trao đổi, tranh luận để nói đúng chuẩn cũng như đọc diễn cảm hay nhất. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: Không 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Qua tập trung thực hiện các biện pháp trên trong việc dạy rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong thời gian qua, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh về kĩ năng đọc diễn cảm cao hơn. Đa số học sinh đã mạnh dạn, hứng thú, tự nhiên, yêu thích và cảm nhận được nội dung, kiến thức của bài. Kĩ năng đọc diễn cảm của các em được nâng lên rất nhiều. Kết quả khảo sát về kĩ năng đọc diễn cảm của lớp 4B (29 HS) ngày 12/4/2024 cụ thể như sau: Chưa biết đọc diễn cảm Biết đọc diễn cảm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 3 10,3 26 89,7 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, những biện pháp mà tôi đã áp dụng xét thấy có giá trị thực tiễn, phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy. Vì thế, theo tôi sáng kiến này có khả năng áp dụng và nhân rộng trong các trường Tiểu học của toàn huyện. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
- 12 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Bùi Thị Trà Khuy XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG