Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp chủ nhiệm

pdf 9 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3323
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_tu_hoc_doi_voi_hoc_sinh_lo.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp chủ nhiệm

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng Kiến ngành Giáo Dục thị xã Bình Long Tôi tên: Trình Tỷ lệ (%) Ngày Số Chức độ đóng góp Họ và tên tháng năm Nơi công tác TT danh chuyên việc tạo ra sinh môn sáng kiến Trường THCS NGUYỄN Giáo viên An Lộc, Bình ĐHSP 1 THỊ 15/10/1979 dạy môn 100% Long, Bình Toán HẰNG Toán Phước Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp chủ nhiệm. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS An Lộc - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (công tác chủ nhiệm lớp) - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10 tháng 09 năm 2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến: * Tính mới của sáng kiến: Như chúng ta đã biết, tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn trang bị cho các em năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời. Qua đó giúp các em rèn luyện đức tính tự lập, có kỹ năng sống, tự làm giàu kho kiến thức của mình và ít phụ thuộc vào người khác đặc biệt là thầy cô ở trường. Từ đó chất lượng học tập của các em được đánh giá thực chất hơn. Đặc biệt trong các năm học tới Bộ Giáo Dục & Đào Tạo triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 là “dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”, cùng với tình hình dịch bệnh Covid -19 hiện nay đang diễn biến phức tạp không chỉ trong nước mà trên cả thế giới, nhiều trường lớp đã và đang chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến trong đó có trường THCS An Lộc thì việc việc rèn kỹ năng tự học sẽ phát huy tính tích cực học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm (GVCN), lại chủ nhiệm học sinh cuối cấp nên để giúp học sinh có một kĩ năng tự học và không phụ thuộc nhiều vào bài giảng trên lớp; giúp các em biết lập một kế hoạch học tập hợp lý; một công cụ ghi nhớ thật khoa học; biết cách rèn luyện ý chí tự học; xây dựng niềm tin và hứng thú tự học; biết lập nhật ký học tập; cách học tốt cho từng môn; giáo dục kỹ năng tư duy độc lập, tư duy nhóm; phân chia lượng thời gian học tập ở trường và ở nhà cân đối và cuối cùng là tính kiên trì, chịu khó. Vậy thì giải pháp “Rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp
  2. 2 chủ nhiệm” sẽ giúp các em khắc phục được những điều này. Đồng thời, giúp các em thấy hết những ý nghĩa lớn lao của việc tự học; tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra để tạo cho mình lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mình; giúp các em trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Làm được như vậy thì kết quả học tập của học sinh, chất lượng của nhà trường sẽ được nhân lên gấp bội. * Nội dung của sáng kiến: + Một số khái niệm: Khái niệm tự học: Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học. Khái niệm kỹ năng tự học: Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động tự học cũng như những hiểu biết về hoạt động tự học và kỹ năng tự học mà người học đã được lĩnh hội trong hoạt động dạy học. + Rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp chủ nhiệm: Để quá trình tự học diễn ra thành công người học chẳng những phải học tập chủ động, tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bằng cố gắng của chính mình mà người dạy, người giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm hàng đầu việc dạy cách học. Từ đó phát triển ở học sinh kĩ năng và năng lực học tập độc lập, hướng việc học có mục đích, có kế hoạch đặc biệt là biết cách điều chỉnh các hoạt động học tập để đạt hiệu quả. Nhiều nhà giáo dục học, tâm lí học cho rằng, lứa tuổi học sinh THCS thích hợp cho bước đầu hình thành kỹ năng tự học. Sau đây là các giải pháp tôi đưa ra: Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm: Tôi điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh, qua GVCN cũ; lập phiếu điều tra thông tin cá nhân; tiến hành phân loại học sinh, . PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN - Lớp 9A4 1 Họ tên học sinh 2 Ngày tháng năm sinh 3 Giới tính 4 Dân tộc 5 Chỗ ở hiện tại 6 Kết quả xếp loại hai mặt năm học 2019 - 2020 7 Đã tham gia cán sự lớp (Ghi rõ chức danh) 8 Đã tham gia cán sự bộ môn (Ghi rõ môn) 9 Môn học hoặc môn năng khiếu tham gia bồi dưỡng 10 Trường dự thi THPT 11 Môn chuyên – NV1, NV2 12 Họ tên bố - nghề nghiệp – SĐT 13 Họ tên mẹ - nghề nghiệp – SĐT
  3. 3 Qua kết quả điều tra tôi thấy, với sĩ số lớp 35 em (trong đó 23 nữ, 12 nam và 01 em học sinh dân tộc); 33 em có hạnh kiểm tốt, 02 em hạnh kiểm khá; 22 em là học sinh giỏi của năm học trước; 19 em đăng ký tham gia ôn đội tuyển thi học sinh giỏi các môn văn hóa thi thị; đặc biệt là có 20 em dự kiến đăng kí thi vào trường chuyên Bình Long, 15 em dự kiến thi THPT Bình Long. Từ đó tôi lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, cán sự bộ môn, đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học và rèn kỹ năng tự học để các em đạt kết quả cao nhất trong năm học. Xây dựng niềm tin và hứng thú tự học: Khi tiến hành một công việc, yếu tố tinh thần rất quan trọng. Việc học tập của học sinh cũng vậy. Nếu không thấy được niềm vui, ý nghĩa của việc học thì không thể nào học tốt được. Do đó trước hết các em phải biết: Tự học là hoạt động tự giác, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức. Còn kỹ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động tự học mà người học đã được lĩnh hội trong hoạt động dạy học. Khi đó, tôi động viên mỗi em chọn cho mình một phương châm để phấn đấu viết lên tờ giấy và dán vào bàn học ở nhà của mình như câu: Cố lên; tự suy nghĩ mới thông minh; 1 điểm của mình bằng 10 điểm do người khác cho; Một số hình ảnh được các em gửi lại Hoặc những câu danh ngôn: Học để biết; học để làm người; học phải tập trung, Lấy ví dụ về nhiều tấm gương tự học trong cuộc sống, tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Người đi khắp nơi, làm mọi nghề, tự học mọi thứ mà không cần thầy cô, trường lớp nào. Chúng ta hãy noi theo những tấm gương sáng đó về tinh thần tự học. Rèn luyện ý chí tự học cho học sinh: Ở yếu tố này tôi mượn lời nói của nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn để nhắc nhở các em: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Do đó để rèn luyện ý chí tự học các em phải sẵn sàng về ba vấn đề sau:
  4. 4 * Về nhận thức: Hãy sẵn sàng cho mình về mặt nhận thức tức là về mặt tư duy, về cách chúng ta nhìn nhận một vấn đề nào đó. Đặc biệt các em học sinh lớp 9, trong năm học này các em thường rất lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, Nhiều em còn không biết là mình có nên tiếp tục con đường học vấn của mình, hay đi học nghề, rồi lo lắng không biết là mình có thi đậu hay không v.v. Khi đó, chỉ cần các em nhận thức được kì này như một cơ hội để ta kiểm tra kiến thức của mình; hoặc ta nhìn kì thi này như là một cơ hội để ta rèn luyện cái ý chí, cái sức chịu đựng, cái nghị lực ở bên trong mình thì chắc chắn các em sẽ đón nhận kì thi này với một tâm thế thoải mái và các em sẽ nỗ lực học tập, sẽ không còn ngại kì thi này nữa. * Về kiến thức: Hãy sẵn sàng cho mình về mặt kiến thức. Chẳng hạn như ở kì thi học sinh giỏi vừa rồi, hoặc sắp tới là kì thi tuyển sinh 10, các em nhận thức được đây là một kì thi quan trọng. Nhưng nếu em không chịu học, không nỗ lực hết mình, vẫn ham chơi, vẫn lười biếng thì kết quả chắc chắn sẽ không cao vì các em chưa đủ kiến thức để làm bài. Vậy nhận thức thôi chưa đủ, nhận thức chỉ giúp chúng ta nhìn ra cơ hội; chúng ta cần phải có kiến thức để mà nắm bắt lấy cơ hội đó một cách thực sự. * Về nguồn lực: Yếu tố thứ ba trong bước rèn luyện ý chí này là nguồn lực. Nguồn lực bao gồm: tài chính, mối quan hệ xung quanh trong cuộc sống, Đối với các em thì nguồn lực là sự tự tin ở bên trong, là sức khỏe, là thời gian. Vì có sức khỏe thì mới học được, muốn học được thì phải có thời gian. Ví dụ: đang trong giai đoạn mùa thi, em nhận thức muốn thi tốt thì phải có thêm kiến thức, nên các em học tập một cách dồn dập, dành tất cả thời gian trong ngày ra chỉ để học mà học thôi thì điều này không tốt về mặt sức khỏe. Do đó các em phải biết cách phân bổ những nguồn lực của mình làm sao cho hợp lí, làm sao cho cân bằng. Một ngày dành khoảng bao nhiêu thời gian cho học tập, dành bao nhiêu thời gian giải trí, chơi thể thao rèn luyện thêm sức khỏe, thư giãn cho bộ não tốt hơn, Muốn vậy các em phải có thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi phù hợp. Thời gian biểu của một nhóm học sinh lớp 9A4 Hướng dẫn các em lập nhật ký học tập: Việc làm này có nhiều em rất thích. Trong đó viết những việc mình đã làm được, chưa làm được rồi tìm cách khắc phục. Qua đó các em biết mình còn thiếu kiến thức
  5. 5 nào rồi tìm cách ôn lại, học lại kiến thức đó. Dưới đây là một vài hình ảnh các em chia sẻ trên trang Zalo của lớp. Hướng dẫn cách học tốt cho từng môn: Ngay đầu năm và trong quá trình chủ nhiệm tôi thường xuyên tìm hiểu qua giáo viên bộ môn để biết được những học sinh học tốt của mỗi môn để cử nhóm cán sự bộ môn, hỗ trợ và giúp đỡ những bạn yếu hơn của môn đó. Kết quả các em được cử làm cán sự bộ môn rất vui còn những em học yếu hơn cũng có sự hỗ trợ về bài học khi không có giáo viên. Ngoài ra các em còn được hướng dẫn theo các cách: Cách 1: Ôn lại bài ngay sau buổi học. Cách 2: Làm lại những bài bị điểm kém hoặc chưa hiểu kỹ. Cách 3: Tìm hiểu thêm tài liệu học tập của môn đó. Cách 4: Luôn duy trì hứng thú học tập. Giáo dục kỹ năng tư duy độc lập, tư duy nhóm: Tôi thường tìm hiểu qua giáo viên bộ môn, để biết được những học sinh học tốt của mỗi môn. Lập ban cán sự bộ môn để hướng dẫn, giúp đỡ những bạn học yếu hơn trong quá trình làm bài tập khi không có giáo viên. Dưới đây là các em được chọn làm cán sự bộ môn: STT Họ và tên Môn Thành tích nổi bật 1 Bùi Đoàn Hữu Duy Toán HSG môn Toán 2 Trương T Ngọc Huyền Văn HSG môn Văn 3 Nguyễn Thảo Vy Hóa học HSG môn Hóa 4 Mai Đức Thành Vật lí HSG môn Vật lí 5 Trần Thị Hoài Ngọc Anh văn HSG môn Anh văn 6 Nguyễn Thị Ngọc Linh Địa lí HSG môn Địa lí 7 Hà Nguyên Vũ Sinh học HSG môn Sinh học 8 Trịnh Hào Nam Tin học HSG môn Tin học
  6. 6 Tôi hướng dẫn cách học và làm việc theo nhóm; cách hướng dẫn – diễn giải cho các bạn hiểu. Bởi vì: “Học thầy không tày học bạn”; “Biết dạy người khác là học hai lần”. Mỗi nhóm tôi lập một nhóm trưởng. Hàng tháng phải đúc kết được việc học nhóm này có hiệu quả hay không. Khi thực hiện giải pháp này, tôi phải liên hệ với gia đình các em để nhờ sự hỗ trợ, kiểm soát việc học tập của các em ở nhà, tránh tình trạng tụ tập chơi bời, sa vào các tệ nạn xã hội. Các em cùng nhau ôn bài và làm sản phẩm trải nghiệm sáng tạo. Phối hợp cùng phụ huynh, tạo môi trường giáo dục tốt: Gia đình là nơi gần gũi với các em nhất, việc biết cách dạy con của cha mẹ đóng góp một phần thành công trong việc học của các em. GVCN và phụ huynh thường xuyên phối hợp với nhau, trao đổi những vấn đề nảy sinh của con em để đưa ra những hướng giải quyết kịp thời và hợp lý nhất, giúp các em rèn luyện tốt về cả hai mặt đạo đức và tri thức. Các giải pháp liên quan tới công tác chủ nhiệm rất nhiều. Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến các giải pháp rèn kỹ năng tự học cho học sinh lớp mình chủ nhiệm thông qua các minh chứng nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này đã được áp dụng cho học sinh lớp 9A4 của trường THCS An Lộc thị xã Bình Long, phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ. Học và tự học là cách duy nhất để mỗi chúng ta trau dồi kiến thức cho bản thân. Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm cũng đừng quên việc học. Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để có thật nhiều kiến thức phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc của chính mình và trở thành
  7. 7 người có ích cho xã hội. Do đó có thể mở rộng phạm vi áp dụng của sáng kiến cho học sinh các khối trong trường học từ bậc THCS trở lên. - Những thông tin cần được bảo mật: Không có - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự động viên của các thành viên trong tổ chuyên môn giúp giáo viên an tâm công tác, tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ của mình không chỉ trong công tác giảng dạy mà còn trong công tác chủ nhiệm lớp. Qua đó giáo viên có thể tiếp cận học sinh và tìm hiểu học sinh tốt hơn. Để làm tốt vai trò của mình, giáo viên chủ nhiệm cần biết đặt tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp mình phụ trách trên cơ sở giáo dục nề nếp, kỷ cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Vì đó chính là nền tảng để giúp các em phát triển một cách toàn diện. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với giải pháp đưa ra ở trên, tôi nhận thấy đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã biết cách tự học, tự tin trong các kì thi, kì kiểm tra. Điều đó được minh chứng qua kết quả xếp loại hai mặt cuối học kì 1 năm học 2020-2021 của lớp 9A4 như sau: Hạnh kiểm Học lực Tổng số HS Tốt Khá TB Giỏi Khá Trung bình 35 30 5 35 0 0 0 (100%) (85,7%) (14,3%) Trong kì thi HSG cấp thị: 15/19 em đạt dang hiệu học sinh giỏi cấp thị xã và tiếp tục được ôn luyện thi cấp tỉnh 9 em. Cụ thể các môn: Sinh Vật Lí Hóa Địa Tin Văn T.Anh CN Tỉnh CN Tỉnh CN Tỉnh CN Tỉnh CN Tỉnh CN Tỉnh CN Tỉnh 2 2 2 2 2 2 2 0 1 1 5 2 1 0 Đây là những hình ảnh tuyên dương các em từ nhà trường và BCH phụ huynh của lớp.
  8. 8 Quá trình làm công tác chủ nhiệm cũng giúp tôi hiểu các em nhiều hơn, thấy được những tâm tư nguyện vọng của các em đặc biệt là học sinh cuối cấp để có những tư vấn kịp thời, đồng thời cũng giúp tôi nhìn nhận được một số vấn đề sau trong công tác chủ nhiệm. Mạn phép xin cùng trao đổi mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của cấp trên và các bạn đồng nghiệp. Đó là để giúp các em nhận thức được tinh thần tự học rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào những thành công trong cuộc sống thì: Giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn đáng tin cậy để dẫn dắt, định hướng cho các em. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải biết phối kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục các em một các tốt nhất. Bản thân học sinh phải biết tự mình cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Có như vậy thì các em mới gặt hái được những thành tích cao trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trên đây là những suy nghĩ chủ quan của bản thân tôi khi rèn kỹ năng tự học cho học sinh lớp chủ nhiệm. Tất nhiên đây có thể chưa phải là tất các giải pháp giúp học sinh có ý thức tự học, các minh chứng đưa ra còn chưa phong phú nhưng ít nhiều nó cũng giúp tôi trong công tác chủ nhiệm. Tôi nhận thấy được và xin đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo. Trong sáng kiến này còn nhiều điều chưa thật sự hoàn thiện, nhiều nội dung còn lủng củng. Dù đã cố gắng nhiều nhưng vẫn còn sai sót. Rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp ý kiến của các quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được đầy đủ hơn, có thể vận dụng tốt và có chất lượng trong những năm học sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
  9. 9 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 20 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Hằng