Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy văn miêu tả cây cối ở Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy văn miêu tả cây cối ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_van_mie.docx
Su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_van_mieu_ta_cay_coi_o_lop_4_-_Vu_Thi_Hue_210f045110.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy văn miêu tả cây cối ở Lớp 4
- Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng học hỏi, thu thập thông tin từ các tài liệu tham khảo,ncác bài văn mẫu. Quá phụ thuộc vào bài làm của người khác là không tốt nhưng biết biến lời văn của người khác thành của mình thì sẽ giúp bài viết sinh động, phong phú hơn. Phải học hỏi xem người ta trình bày bài viết như thế nào ? Sử dụng từ ngữ ra sao ? Những câu văn hay, diễn đạt độc đáo, các em hoàn toàn có thể ghi chép lại, hay áp dụng cấu trúc câu cho những bài học khác. Hoạt động 5: Lập dàn ý Với hoạt động Lập dàn ý, tôi tổ chức cho học sinh sắp xếp ý đã có vào sơ đồ. Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được sao cho các ý đó có thể phát triển phù hợp với bố cục, nội dung bài văn miêu tả. Học sinh xem lại các ý trong mạng ý nghĩa và đánh số thứ tự. Gọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý của mình đã tìm được trước lớp để cả lớp có thể theo dõi việc làm của bạn, học sinh khác nhận xét, đồng thời đưa ra cách đánh số thứ tự các ý một cách hợp lí nhất. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên bao quát lớp và chú ý hướng dẫn các em học sinh trung bình và yếu. Hoạt động 6: Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài.
- Tôi khuyến khích học sinh diễn đạt các ý đã trình bày trên sơ đồ mạng. Mỗi học sinh trình bày theo thứ tự các ý đã lập sao cho tự nhiên, cách miêu tả thật hay thật sinh động thành ít nhất một câu. Ví dụ: Từ “Cành cây”, diễn đạt thành câu văn: “Cành đan ngang, xòe rộng như những nan sắt của một chiếc ô khổng lồ lợp bằng tán lá xanh tốt.” Hay “Cành cây đan xen vào nhau tạo thành một vòng tròn xung quanh thân cây” Giáo viên sửa lỗi cho học sinh, học sinh điều chỉnh cho phù hợp, học hỏi câu văn hay của bạn để tiến hành làm bài viết cho tốt hơn. Ở sơ đồ tư duy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh những chỗ có thể so sánh hay dùng từ độc đáo, học sinh có thể ghi chú. Hoạt động 7: Trao đổi, chia sẻ và nhận xét (học sinh trình bày bài của mình trước lớp) Học sinh dựa vảo sơ đồ mạng ý nghĩa, sắp xếp hoàn thành bài viết của mình vào vở nháp. Trong quá trình học sinh viết, tôi luôn khuyến khích các em động não và suy nghĩ để tìm ý. Tôi còn nhắc nhở các em chú ý về cách dùng từ, đặt câu, cách viết câu văn, tránh lặp từ. Tôi luôn theo dõi giúp đỡ các em tự nhận xét, kiểm tra điều chỉnh kịp thời những chỗ chưa phù hợp, chưa hay, tập cho các em biết chú trọng đến cách diễn đạt sao cho đúng, đủ, rõ ý. Sau khi học sinh viết xong bài, tôi dành thời gian để một số học sinh đọc bài của mình trước lớp, học sinh khác theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. Trong khi học sinh chia sẻ nhận xét bài của nhau, tôi luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em, không bác bỏ làm các em mất tin tưởng vào bản thân mà chỉ sửa sai nhẹ nhàng. Từ đó học sinh tự rút kinh nghiệm, học tập bài của bạn để bổ sung, chỉnh sửa lại bài làm của mình. Hoạt động 8: Học sinh viết bài vào vở Hoạt động 9: Chấm và trả bài cho học sinh
- Trong giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, sau khi học sinh hoàn thành bài viết, tôi quan tâm và dành nhiều thời gian cho việc chấm và trả bài học sinh để động viên các em. *Chuẩn bị: Khi chấm bài tôi ghi lại ưu, nhược điểm của từng bài viết, chữa lỗi tiêu biểu cần khắc phục cho các em. Ghi lại lỗi của học sinh theo từng loại: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt, ghi lại các từ, câu văn, đoạn văn hay, bài viết sáng tạo, bài viết giàu hình ảnh và cảm xúc . Thống kê và phân loại bài theo mức độ để bản thân tôi tự đánh giá hiệu quả giờ dạy trước của mình: tốt, khá, trung bình, chưa đạt yêu cầu. Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh. *Trong giờ trả bài: Tôi khuyến khích học sinh tự đọc lại bài viết của mình và chia sẻ bài viết của bạn. Các em cũng được tự đánh giá, đánh giá cho nhau. Từ đó học sinh nhận ra những điểm được và chưa được trong bài viết của mình kể cả về nội dung và hình thức. Qua đó học sinh học tập được những câu văn, đoạn văn hay trong bài viết của bạn. Tôi khuyến khích khen ngợi học sinh với nhiều hình thức khác nhau: -Tôi tuyên dương trước lớp những bài viết hay, những bài có tiến bộ dù là nhỏ nhất, cũng có thể chỉ là một câu văn hay, một hình ảnh đẹp trong bài viết của các em. -Tặng hoa điểm tốt cho những bài văn viết hay. -Khuyến khích học sinh học tập cách diễn đạt của những bài viết tốt. Sau một năm thực hiện, bằng sự nỗ lực của thầy và sự rèn luyện chăm chỉ của trò, chất lượng các bài viết của học sinh lớp tôi nâng cao rõ rệt. Các em đã viết được những câu văn giàu hình ảnh, những đoạn văn, bài văn hay, giàu cảm xúc ngày càng nhiều. Tôi cũng xin đưa ra một số đoạn văn điển hình của học sinh lớp tôi.
- Bài số 1: Đề bài: Viết một đoạn văn tả hoa và quả của cây đu đủ. Bài làm
- Bài số 2: Đề bài : Viết một đoạn văn tả ích lợi của một loại quả. Bài làm
- Bài số 3: Đề bài: Viết một đoạn văn tả một bông hoa mà em thích. Bài làm
- Bài số 4: Đề bài: Tả cây bàng trồng trên sân trường em. Bài làm
- III. Hiệu quả nghiên cứu Với những biện pháp tôi đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết Tập làm văn miêu tả cây cối. Tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết một bài văn hay một đoạn văn trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết sử dụng các từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm. Biết viết câu văn đúng ngữ pháp. Lời văn, ý văn của các em không còn mang tính liệt kê hay kể nể nữa. Trong khi viết văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, các từ láy, các điệp từ. Chính vì thế mà chất lượng Tập làm văn của lớp tôi dạy được nâng lên rõ rệt. Năm học 2019-2020, lớp 4A do tôi giảng dạy môn Tiếng Việt nhất là môn viết, thu được kết quả như sau: Số lượng Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 24 Trước khi thực hiện 12 (50%) 10 (41,67%) 2 (8,33%) 24 Sau khi thực hiện 20 (83,34%) 4 (16,66%) 0 (0%) Thành quả mà các em đạt được đã phần nào khẳng định hiệu quả của phương pháp giảng dạy mà tôi đang thực hiện là đúng, đó cũng là động lực để tôi tiếp tục áp dụng đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy văn miêu tả cây cối ở lớp 4.” Với biện pháp: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy văn miêu tả cây cối ở lớp 4”, tôi đã rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm trong quá trình rèn cho học sinh viết tốt bài văn miêu tả cây cối, cụ thể là: Giáo viên phải chú trọng tới phương pháp làm bài cho học sinh, đặc biệt là phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vì sơ đồ tư duy chính là công cụ, là bí quyết giúp cho học sinh nhanh tiến bộ trong viết văn. Bởi vì khi lập sơ đồ, các
- em dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của đề bài,các em tập trung suy nghĩ và hình dung được bố cục của bài văn. Mặt khác để học sinh có bài viết tốt thì việc quan sát và lập dàn ý là rất cần thiết. Học sinh có quan sát tốt thì mới viết được những câu văn hay và sắp xếp những câu văn thành bài văn được tốt hơn. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cần gợi mở dẫn dắt theo trình tự hợp lý, để học sinh tự mình quan sát, tự mình cảm nhận tính chất muôn hình muôn vẻ của sự vật. Đây là điều kiện chủ yếu làm nền tảng giúp cho bài viết trở nên chân thật, tự nhiên và đây cũng là cơ sở phát huy trí tưởng tượng của học sinh,nó khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn. Song để các biện pháp trên được thực hiện tốt thì đòi hỏi mỗi người giáo viên phải nắm vững yêu cầu, nội dung của môn học. Biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong từng tiết học với nhiều hình thức dạy học khác nhau: dạy học ngoài không gian lớp học, dạy học trong lớp, phù hợp với đối tượng được tả. Giáo viên cần chú ý tới các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh đặc biệt là kĩ năng viết trong quá trình viết từ, câu văn, đoạn văn, bài văn, liên kết giữa các đoạn văn để bài văn được rõ ràng, mạch lạc hơn. Việc hướng dẫn học sinh viết văn tả cây cối đạt kết quả cao không phải một sớm một chiều, một tiết học nhất định. Vì thế, mỗi người giáo viên phải luôn kiên trì, uốn nắn, sửa chữa và đồng hành cùng các em là người bạn thân thiết của trẻ. Trên đây là một số biện pháp của tôi để áp dụng vào giảng dạy để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 mà tôi cho là hữu ích nhất. Trong thực tế giảng dạy thì mỗi người đều áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm học sau với mong muốn lớn nhất của tôi là: giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn ở Tiểu học và làm nền cho học sinh học tiếp các lớp trên.
- IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi chịu trách nhiệm! Nghĩa Bình, ngày 1 tháng 7 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Huệ
- CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT