Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập trong giảng dạy bộ môn Lịch sử THCS

doc 6 trang vanhoa 6450
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập trong giảng dạy bộ môn Lịch sử THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_trong_giang_day_b.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập trong giảng dạy bộ môn Lịch sử THCS

  1. PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU: I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học cơ sở, môn lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực hành động. Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua môn học lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người, bên cạnh đó nó góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Mặt dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn lịch sử, xem nhẹ môn lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức Thiết nghĩ có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên, vậy trong khuôn khổ bài viết nhỏ này tôi xin trình bày một vài suy nghĩ trong việc xây dựng hứng thú học tập lịch sử cho học sinh bằng cách vận dụng, lồng ghép kiến thức văn học vào bài giảng. II. Phạm vi triển khai thực hiện: Nghiên cứu vận dụng lồng ghép kiến thức văn học vào trong giảng dạy bộ môn lịch sử tạo nên hứng thú trong học tập của học sinh đối với môn lịch sử lớp 6, 7, 8, 9, và từ đó đưa ra phương pháp hỗ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em. PHẦN B. NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: Trong thực tế, giảng dạy lịch sử là môn học có kiến thức liên môn, song có lẽ có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều nhất là mối quan hệ giữa lịch sử và văn học. Trước hết lịch sử đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức văn học vào trong giờ dạy lịch sử là điều không thể thiếu được. Nếu như văn học thường mô tả những sự kiện bằng hình tượng thì lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con số , sự kiện cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh. Đã có không ít tác phẩm văn học từ bản thân nó là một tư liệu lịch sử như “HỊCH TƯỚNG SĨ”; “CÁO BÌNH NGÔ”; HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ” là những minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa lịch sử và văn học. II.Thực trạng, nguyên nhân 1.Thực trạng Qua đặc điểm tình hình như vậy chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh.Cụ thể tôi đã phát câu hỏi đến tận học sinh để cho các em phát biểu cảm nghĩ của mình thế nào. Nội dung câu hỏi: ? Em có cảm nhận như thế nào khi học môn lịch sử? Aùp dụng cho tất cả các lớp, khối: Với số lượng 167 học sinh.
  2. Khi tổng hợp thì có kết quả như sau : + 60% học sinh cho rằng Lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ. + 40% học sinh thích học môn lịch sử. Qua thực tế chúng tôi nhận thấy rằng sự mâu thuẩn giữa nhận thức là môn học bổ ích cho kiến thức người học nhưng các em lại không thích học. 2. Nguyên nhân: Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặc khác, việc tích cực chủ động và tìm tòi tài liệu Lịch sử ở học sinh còn hạn chế, các em chưa biết vận dụng mốc thời điểm lịch sử với xu hướng chung, tình hình văn hoá xã hội. Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy , sự đầu tư tìm tòi mọi nguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và thường cho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với tính chất nguyên tắc chủ quan. Bởi thế khi dạy chỉ nghĩ làm sao nói và truyền tải hết nội dung, sự kiện là coi như bài giảng đã hoàn chỉnh. III. GIẢI PHÁP: Trong giảng dạy bộ môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong SGK thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết. Để thu hút các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn , nâng cao hứng thú học tập của các em. Chẳn hạn khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc” (Lịch sử 9 phần II) sau khi khái quát về kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ tôi đã trích dẫn thơ của Tố Hữu: “ 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn ”. Hoặc đoạn thơ. “ .Chiều 7/5 một chiều hè lịch sử Tướng Đờcát xin hàng Bố kể chuyện Điện Biên Bốt đồn đều san phẳng Bộ đội mình chiến thắng Cờ quyết chiến quyết thắng Lũ tây bị bắt sống Tung bay trên nĩc hầm ” Ta giải đi từng đàn Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn khắc sâu sự kiện ngày chiến thắng Điện biên phủ, hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, tôi nhận thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em. Khi nói về ý nghĩa chiến thắng của Điện Biên Phủ tôi trích hai câu thơ: “9 năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
  3. Cũng bằng phương pháp trên tôi áp dụng trong bài “Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang” lịch sử 7. Khi giảng diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang tôi trích dẫn trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi: “ Ngày 18 trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày 20 trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày 25 bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày 28 Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước Bị ta chặn ở Lê Hoa quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật ” Không khí rất sôi nổi, thoải mái đầy hào hứng. Các em tỏ ra thích thú với các sự kiện trong bài và có thái độ rõ ràng khi giáo viên nêu lên dẫn chứng tiêu biểu. Dạy bài “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” (sử 9) tôi nhấn mạnh khí thế bừng bừng như thác đổ của cuộc khởi nghĩa đang lan rộng ra khắp các địa phương trong toàn quốc bằng một đoạn trích: “ Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy Nước non ơi hết thảy vùng lên Bắc, Trung, Nam khắp ba miền Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay ” Khi trình bày về dự đốn thời cơ của Bác Hồ giáo viên nên sử dụng tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ viết năm 1941 bằng thơ lục bát và trích đọc đoạn “ nay ta cĩ hội Việt Minh Đủ tài lãnh đạo dân mình đấu tranh 45, sự nghiệp hồn thành ” Học sinh rất chú ý lắng nghe, khi được gọi lên nhận xét các em đã khái quát được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mình đang học bằng hình ảnh đồng thời còn giúp các em đánh giá đúng về vai trò của quần chúng nhân dân những người làm nên lịch sử – Là động lực chính đưa cách mạng đến thành công. Đồng thời qua đoạn thơ này để giáo dục cho học sinh thấy tầm nhìn chiến lược của Bác trong việc dự đĩan thời cơ cách mạng, qua đĩ giúp cho học sinh thấy được vai trị của Bác trong của cách mạng tháng Tám 1945. Hay khi giảng về sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngơn độc lập ngồi việc kết hợp cho học sinh xem tranh, video, giáo viên nên trích đọc một đoạn thơ “Hơm nay sáng 2/9 Người đứng trên đài lặng phút giây Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình Trơng đàn em bé vẫy hai tay Muơn triệu tim, chờ chim cũng đến Cao cao vàng trán ngời đơi mắt Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Độc lập bây giờ mới thấy đây”. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh! Khi đọc trích đoạn này ngồi việc tái hiện lại sự kiện ngày 2/9, về khơng gian, thời gian, địa điểm, khơng khí hân hoang của nhân dân thủ đơ, cịn hướng cho các em tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” (sử 8) mô tả về hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ. Chúng tôi trích dẫn thơ của Nguyễn Đình Chiểu bài “ Chạy tây” và bài “Văn Tế Nghĩa Sỹ Cần Giuộc”:
  4. “ Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông chư nài, sắm dao tu nón gõ Hoả mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay chém rớt đầu quan hai nọ ” Học sinh có ngay những hình dung về phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chẳng hạn khi dạy bài “Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX” (sử 8) ta có thể đặt câu hỏi: Trong văn học các em thấy có tác phẩm nào đề cập đến bối cảnh đất nước giai đoạn này? Bằng các ý trả lời của học sinh chúng ta đi vào khái quát tình hình đất nước trên cơ sở các kiến thức lịch sử đã học. Khi dạy về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành lịch sử lớp 8 bài 30: giáo viên đọc một đoạn thơ trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” Đất nước đẹp vơ cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tơi làm con sĩng dưới thân tàu đưa tiễn Bác Hay trích đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu “ Kể từ đĩ Người đi những bước đầu tiên Lênh đênh bốn biển một con tàu Cuộc đời sĩng giĩ trong than bụi Tay đốt lị, lau chảo, thái rau ” Qua 4 câu thơ trên giúp các em hình dung rõ hơn về cách đi: đi bằng lao động vất vả hình dung được những cơng việc mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Văn Ba) phải làm của một người phụ bếp trên con tàu Latussơtêrenvin. Hoặc khi dạy lịch sử lớp 9 bài 19 “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngồi 1919-1925” giáo viên khi dạy về sự kiện Bác Hồ đọc được luận cương lần thứ nhất “ Những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin cĩ thể khắc họa sự vui mừng, hạnh phúc, phấn khởi của Bác bằng các câu thơ: “ Luận cương đến và Người đã khĩc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ lên nin Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng kiến thức văn học trong giảng dạy lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một trích đoạn để cụ thể hoá vấn đề, sự kiện nhằm nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn. Cũng có thể giáo viên chỉ cần liên hệ qua một câu hỏi (có thể ở đầu, giữa hoặc cuối bài) tạo tính liên hệ qua một tác phẩm văn học với một sự kiện lịch sử để gây hứng thú học tập. PHẦN C: KẾT LUẬN: 1. *Kết quả đạt được: Ngoài việc sử dụng các phương tiện trực quan khi đưa kiến thức văn học lồng ghép trong bài dạy có tác động rất tốt đến sự chú ý của các em. Trước hết việc sử dụng ngôn ngữ mượt mà, những giai điệu âm thanh giàu tính hình tượng có biểu cảm, những hình tượng nghệ thuật gắn liền nội dung lịch sử không những giảm đi tính khô khan của các sự kiện mà còn tạo ra không khí nhẹ nhàng trong tiết học giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn kiến thức mà mình thu nhận được. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy lịch sử phải vận dụng một cách khéo léo có chọn lựa những chi tiết sao cho phù hợp với mục đích yêu cầu của bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử. Kết hợp kiến thức của môn lịch sử với môn ngữ văn để xây dựng lên một bức tranh sinh động về những sự kiện, những nhân vật của thời đại trong một bối cảnh xã hội cụ thể phải đảm bảo cho được hai yếu tố cơ bản: Giá trị giáo dục – giáo dưỡng và phù hợp với trình độ, nhận
  5. thức của học sinh. Sử dụng những chi tiết dù nhỏ trong văn học như một câu thơ, một đoạn văn ngắn đúng lúc, đúng chổ thì nó sẽ trở thành chất xúc tác trong việc khơi dậy hứng thú, say mê học tập của các em. Qua áp dụng phương pháp trên kết quả các bài kiểm tra, khảo sát thực tế cho thấy chất lượng đạt được khá cao: Năm học 2010-2011 đạt 97.6% trung bình trở lên. Năm học 2011-2012 đạt được 98.7% trung bình trở lên. Thống kê Chất lượng Cuối năm học 2012 - 2013 I Á SỐ PHÂN LOẠI ĐIỂM O Điểm 8-10 Điểm 6.5-<8 Điểm 5-<6.5 Điểm 3.5-<5 Điểm <3.5 H LỚP HỌC K SINH SL % SL % SL % SL % SL % 8A2 36 15 41.7 16 44.4 5 13.9 0 0 8 8A3 38 5 13.2 21 55.3 12 31.5 0 0 CỘNG 74 20 27 37 50 17 23 0 0 0 0 9A1 23 3 13 10 43.5 10 43.5 0 0 9 9A2 25 0 9 36 15 60 1 4 0 9A3 28 9 32.1 14 50 5 17.9 0 0 CỘNG 76 12 15.8 33 43.4 30 39.5 1 1.3 0 0 CỘNG T.Tr 150 32 21.3 70 46.7 47 31.3 1 0.7 0 0 2. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với giáo viên: -Dạy những bài học lịch sử là vấn đề khơng dễ, nếu giáo viên khơng cĩ sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bài giảng khơ khan hoặc quá nặng nề, khơng gây được ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với học sinh. Vì vậy cần nghiên cứu kĩ lưỡng bài giảng, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử dụng phương pháp tích, cĩ như vậy mới đạt hiệu quả giáo dưỡng, hiệu quả giáo dục -Đối với người giáo viên khi dạy những dạng như bài này vai trị của phương pháp thuyết trình là rất quan trọng, trình bày sao cho lời giảng trơi chảy, trau chuốt, cĩ sức thuyết phục cao, cĩ tính gợi hình, gây cảm xúc mạnh là điều rất quan trọng, do đĩ cần cĩ sự chuẩn bị kĩ về nội dung thuyết trình. b. Đối các cấp quản lý: Trong các hoạt động ngoại khố, sinh hoạt chủ đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5 nên lồng ghép một số trị chơi như trên nhằm kiểm tra kiến thức học sinh, kích thích sự tìm tịi học hỏi, tạo ra sân chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh. Cần chú trọng phát huy các mơ hình câu lạc bộ lịch sử, ngược dịng lịch sử, tổ chức các hội thi tìm hiểu về lịch sử trong các nhà trường để nhằm thúc đẩy quá trình dạy, học cĩ hiệu quả. Xác nhận Ngày23 tháng 5 năm 2013 Của thủ trưởng đơn vị Người Viết Lê Trọng Minh