Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 Trung học Phổ thông

doc 26 trang thulinhhd34 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tiep_can_lich_su_trong_day_hoc_phan_ti.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 Trung học Phổ thông

  1. lưỡng cư từ sinh vật dạng cá GV sẽ rút ra kết luận rằng hàng ngàn dữ kiện quan sát được từ những ngành khoa học độc lập nhau đã chứng minh được rằng: mọi sinh vật trên trái đất đều có họ hàng với nhau, đều có chung một nguồn gốc tổ tiên. Tóm lại trong quá trình dạy học, GV có thể khai thác 2 hình thức dạy học trên một cách độc lập nhau hoặc kết hợp cả hai vừa xây dựng theo tư duy của nhà khoa học vừa xây dựng một tường thuật lịch sử có thể giải thích rõ ràng cho một sự kiến tiến hóa nào đó. Ví dụ, thuyết tiến hóa của Đacuyn cho rằng tất cả các sinh vật sống đều có họ hàng với nhau, chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung và sự tiến hóa của các sinh vật sống có cơ chế từ những quá trình tự nhiên có thể nghiên cứu và quan sát được. Nhưng những khẳng định đó là đúng hay sai? GV có thể hướng dẫn HS chứng minh điều này thông qua câu hỏi bằng cách nào mà Đacuyn lại đưa ra được kết luận này (cách tư duy của nhà khoa học) và có những bằng chứng khoa học nào ủng hộ cho Đacuyn dựa vào việc xây dựng một tường thuật lịch sử có liên quan đến tổ tiên của cá voi hoặc tổ tiên của một loài sinh vật khác. Như vậy dựa vào nội dung kiến thức của bài hoặc của chuyên đề , GV có thể sử dụng linh hoạt 2 cách thức vận dụng trên để có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong việc rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức của HS. 7.2.3.2. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử Nội dung kiến thức phần Tiến hóa được SGK trình bày theo một trình tự logic nhất định, tuy nhiên GV cần cấu trúc lại bài dạy, khai thác nội dung bài dạy cũng như tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử. Chúng tôi đã đưa ra 2 hình thức vận dụng cách tiếp cận lịch sử trong dạy học Tiến hóa. Sau đây chúng tôi xin đề xuất quy trình chung khi tổ chức dạy học một bài hay một chủ đề Tiến hóa theo hướng tiếp cận lịch sử dựa trên cách thức tư duy của nhà khoa học cũng như của một tường thuật lịch sử như sau: 13
  2. Bước 1 Nêu vấn đề Bước 2 Đề xuất các ý tưởng Mô tả lịch sử Bước 3 Kiểm chứng ý tưởng Bước 4 Đánh giá và thảo luận Bước 5 Đưa ra kết luận Sơ đồ: Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử a. Bước 1: Nêu vấn đề Trong bước này GV sẽ đưa ra vấn đề cần nghiên cứu, các câu hỏi hoặc các hiện tượng cần giải thích. b. Bước 2: Đề xuất các ý tưởng GV sẽ kích thích HS động não, đưa ra nhiều ý tưởng cũng như cách giải quyết vấn đề được nêu ở bước 1. Trong bước này, GV có thể cung cấp các thông tin lịch sử như đưa ra các quan điểm, các ý tưởng của các nhà khoa học. c. Bước 3: Kiểm chứng ý tưởng Để biết được các ý tưởng, quan niệm đưa ra là đúng đắn hay sai lầm, GV và HS cùng thiết kế các thí nghiệm kiểm chứng. Các thí nghiệm này có thể thực hiện giống như các nhà khoa học đã làm hoặc chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng cách thức các nhà khoa học đã thực hiện nó. Ở bước này, GV cung cấp thông tin lịch sử liên quan đến việc các nhà khoa học đã kiểm chứng, chứng minh giả thuyết của mình như thế nào hoặc có thể kết nối các sự kiện, các thông tin lịch sử để hình thành một tường thuật lịch sử hay có thể gọi là một giải thích lịch sử cho sự kiện nào đó. d. Bước 4: Đánh giá và thảo luận 14
  3. Dựa trên các kết quả thu được từ các thí nghiệm, HS đánh giá và thảo luận. Trong quá trình thảo luận, nhận thức của HS về kiến thức khoa học được hình thành và hoàn thiện dần. e. Bước 5: Kết luận GV đánh giá, tổng kết đưa ra kết luận về vấn đề cần nghiên cứu. HS tự rút ra kết luận cho riêng mình và tiếp thu tri thức thu được từ hoạt động học tập. Như vậy, thông qua quy trình 5 bước, kiến thức khoa học cung cấp cho HS không bị động mà tự bản thân HS đã nhận thức được thông qua cách thức, con đường dẫn đến tri thức đó. HS học được cách làm việc như một nhà khoa học, có tư duy logic và biết đề xuất ý tưởng, biết phản biện và đưa ra những lí lẽ, những thí nghiệm chứng minh ý tưởng đưa ra là đúng hay sai. HS không phải ép buộc thừa nhận học thuyết mà bằng con đường này, HS tự mình có thể đưa ra ý kiến về một học thuyết khoa học nào đó, đánh giá nó trên phương diện nhận thức của bản thân HS, từ đó tiếp nhận kiến thức khoa học một cách hệ thống và logic. 7.2.3.3. Ví dụ minh họa quy trình dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử Sau đây chúng tôi xin mô tả quy trình tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử khi dạy kiến thức phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT qua 2 ví dụ sau: a. Khi dạy bài “Học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn” * Nêu vấn đề GV cho HS quan sát một số hình ảnh ngụy trang tài tình của các loài sinh vật và đặt câu hỏi: Vì sao sinh vật lại đa dạng và phong phú đến như thế? Tại sao trong sự đa dạng, phong phú ấy, mỗi loài sinh vật đều thích nghi hoàn hảo đến vậy với môi trường sống của nó? Và tất cả chúng được tạo ra như thế nào? * Đề xuất các ý tưởng GV cho HS thảo luận và đưa ra các câu trả lời có thể để giải thích vấn đề được đặt ra. Sau đó, GV cung cấp các tài liệu có liên quan đến bài học cho HS đồng thời GV sử dụng cách tiếp cận lịch sử giới thiệu các quan niệm và các giả thuyết theo dòng thời gian lịch sử: 15
  4. - Thuyết sáng tạo vạn vật: Chúa tạo ra muôn loài và vì vậy các loài là hoàn thiện. Vì Chúa đã tạo ra mỗi loài với mục đích riêng nên chúng thích nghi hoàn hảo với môi trường sống. - Thuyết tiến hóa của Lamac: Môi trường sống thay đổi nên sinh vật cũng phải thay đổi theo để thích nghi với môi trường. Vì môi trường sống thay đổi chậm chạp nên sinh vật thích nghi kịp thời với sự thay đổi đó. Những đặc điểm thích nghi này sẽ được truyền lại cho thế hệ sau và trong lịch sử sự sống, không có loài nào bị tuyệt chủng cả. - Thuyết tiến hóa của Đacuyn: Các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc từ một loài tổ tiên và chọn lọc tự nhiên là cơ chế để giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh giới. * Kiểm chứng các ý tưởng GV cung cấp thông tin cho HS: Một giải thuyết được coi là giả thuyết khoa học thì nó phải kiểm chứng được. Và một khi nó được chứng minh là đúng thì giả thuyết khoa học sẽ trở thành học thuyết khoa học. GV chia lớp thành các nhóm, nghiên cứu tài liệu đề xuất cách kiểm chứng các giả thuyết trên. Ví dụ, GV giới thiệu cho HS cách giải thích hươu cao cổ theo thuyết của Lamac. Sau đó đặt câu hỏi: Em có đồng ý với cách giải thích này không? Làm thế nào để chứng minh cách giải thích này là đúng hay sai? GV có thể gợi ý HS đưa ra một số cách chứng minh như sau: + Nếu cách giải thích này đúng thì con cái của các lực sĩ cử tạ sẽ có cơ bắp cuồn cuộn ngay từ khi mới sinh ra. + Các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm được rất nhiều loại hóa thạch của sinh vật đã bị tuyệt chủng. Nói, không có loài nào bị tuyệt chủng là sai. Tiếp theo GV sẽ cung cấp thông tin lịch sử về cuộc hành trình vòng quanh thế giới trên tàu Bigơn kéo dài 5 năm của Đacuyn và tập chung vào việc trả lời câu hỏi “ Làm thế nào Đacuyn lại có thể đưa ra kết luận như vậy? GV có thể gợi ý HS nghiên cứu tài liệu bằng cách trả lời các câu hỏi như: Những quan sát của Đacuyn trong tự nhiên, trong chuyến đi vòng quanh thế giới và trong quá trình 16
  5. lai tạo chọn giống vật nuôi, cây trồng là gì? Từ những quan sát này, ông đã rút ra được những kết luận nào để xây dựng học thuyết tiến hóa của mình? * Đánh giá và thảo luận Thông qua bước kiểm chứng ý tưởng, GV cho HS thảo luận những ưu điểm và nhược điểm của các cách giải thích, chứng minh ý tưởng của từng thuyết cũng như biết đưa ra lời nhận xét, đánh giá vai trò của từng thuyết đối với đời sống xã hội – kinh tế cũng như nền khoa học thời bấy giờ, đặc biệt là thuyết tiến hóa của Đacuyn. * Kết luận GV cần tổng kết bài học và đưa ra một số kết luận liên quan đến các vấn đề sau: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của học thuyết tiến hóa của Đacuyn; Thuyết chọn lọc tự nhiên của Đacuyn; Những bằng chứng khoa học ủng hộ cho học thuyết Đacuyn; Những đóng góp và hạn chế của thuyết Đacuyn. b. Khi dạy bài “ Nguồn gốc sự sống” * Nêu vấn đề - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Theo em, sự sống có nguồn gốc từ đâu? * Đề xuất các ý tưởng GV tổ chức cho HS thảo luận để đưa ra câu trả lời. Sau đó GV giới thiệu một số quan điểm về nguồn gốc sự sống: + Thuyết sáng tạo: Thế giới kể cả vô cơ, hữu cơ và con người đều được thượng đế tạo ra như đã được khẳng định trong Kinh thánh của Thiên chúa giáo. + Thuyết tự sinh: vi khuẩn được sinh ra từ thịt thối, giun bọ được sinh ra từ đất, chuột bọ được sinh ra từ đống rác. Các sinh vật lớn sau khi chết sẽ phân hủy thành các sinh vật nhỏ bé hơn. + Thuyết vô sinh (Giả thuyết của Oparin và Handan): Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét,tia tử ngoại, núi lửa Trong suốt thế kỉ 19 và trong những năm nửa đầu của thế kỷ 20 các nhà sinh học đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm, tổ chức hàng loạt cuộc tranh 17
  6. luận nhằm chứng minh cho luận điểm của trường phái mình. * Kiểm chứng các ý tưởng GV tổ chức cho HS thảo luận đưa ra các cách kiểm chứng những thuyết trên. Sau đó GV giới thiệu lịch sử cách chứng minh bằng thực nghiệm cho các thuyết: + Thí nghiệm của Pasteur đã bác bỏ thuyết tự sinh: Ông tiến hành thí nghiệm đun nước luộc thịt trong bình cổ cong sau đó để nguội và thấy rằng vi khuẩn vẫn không được sinh ra trong nước luộc thịt ngay cả khi nước luộc thịt được tiếp xúc với không khí. + Nhà hóa học Veler đã tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm được chất hữu cơ đầu tiên là ure (được coi là chất chỉ có ở cơ thể sống) Bác bỏ thuyết sáng tạo - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mô tả lại thí nghiệm của Milơ và Urây nhằm kiểm chứng giả thuyết của Oparin và Handan. - GV giới thiệu thêm các thí nghiệm khác nhau nhằm chứng minh các đơn phân có thể kết hợp với nhau trong ống nghiệm để tạo nên các hợp chất hữu cơ. * Đánh giá và thảo luận - GV tổ chức cho HS thảo luận kết quả của các thí nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành nhằm chứng minh nguồn gốc của sự sống. - Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu các nhà khoa học tạo ra một tế bào sơ khai có ARN có thể tự nhân đôi và chuyển hóa trong điều kiện tương tự như điều kiện của Trái Đất nguyên thủy, thì điều này có chứng minh được sự sống đã được xuất hiện như trong thí nghiệm này ? Từ đó GV cung cấp thêm thông tin: Hiện nay các nhà khoa học cũng không loại trừ trường hợp các hợp chất hữu cơ đơn giản đến với Trái Đất từ vũ trụ. Người ta tìm thấy các thiên thạch rơi vào Trái đất có các axit amin và một số chất hữu cơ đơn giản khác giống như những chất mà các nhà khoa học thu được trong phòng thí nghiệm của Mi lơ và các thí nghiệm tương tự. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các 18
  7. nhà khoa học cũng tìm thấy những chất hữu cơ đơn giản trong các đám bụi vũ trụ giữa các hành tinh. * Kết luận - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ biểu diễn các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống. - GV kết luận: Hiện nay cơ thể sống chỉ được phát sinh từ cơ thể sống có sẵn (thuyết hữu sinh), nhưng trong quá trình hình thành và tiến hóa của Trái Đất, sự sống được phát sinh bằng con đường vô cơ (thuyết vô sinh) qua 3 giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Tóm lại, thông qua 2 ví dụ minh họa, chúng tôi đã cố gắng làm sáng tỏ quy trình tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử với tiến trình 5 bước giống như hướng tư duy của các nhà khoa học khi tìm ra các học thuyết, các định luật cũng như đưa ra các kết luận khoa học. Việc làm này sẽ rèn luyện cho HS lối tư duy phản biện và logic, kích thích sự tò mò và sáng tạo ở HS, giúp phát triển năng lực nhận thức của người học đồng thời khơi gợi niềm đam mê và yêu thích bộ môn Sinh học đặc biệt là kiến thức phần Tiến hóa. 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong giờ dạy học chính khóa trên lớp cho HS khối 12 phần Sinh học tiến hóa. Tuy nhiên, quy trình dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử còn có thể áp dụng trong nhiều bài học khác nhau của chương trình Sinh học cấp THPT, nó đặc biệt thích hợp khi dạy về các quy luật, các học thuyết trong Sinh học. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy không đòi hỏi những điều kiện quá khắt khe. Tuy nhiêt, không phải bài học nào, nội dung kiến thức nào cũng phù hợp với việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận lịch sử. Chính vì vậy, khi thiết kế bài học theo hướng tiếp cận lịch sử, GV cần căn cứ vào một số cơ sở sau đây: 19
  8. - Dựa vào mục tiêu và nội dung kiến thức cần đạt: Trong mỗi bài học, GV cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần đạt cho HS. Mục tiêu về kiến thức và kĩ năng cần theo chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông. Việc xác định rõ mục tiêu và kiến thức cần đạt trong mỗi bài học giúp tránh hiện tượng lan man, chệch hướng và xa rời vấn đề cần nghiên cứu và cần làm sáng tỏ. - Dựa vào các nội dung kiến thức liên quan đến các thông tin và tư liệu lịch sử: GV sẽ lựa chọn những nội dung kiến thức có khả năng nghiên cứu theo hướng tiếp cận lịch sử. Nội dung kiến thức được lựa chọn cần tập trung vào những vấn đề khoa học, những học thuyết khoa học mang tính lịch sử và thời đại. GV sẽ nghiên cứu, tìm hiểu các tư liệu lịch sử, tái hiện chúng theo một bối cảnh chung nào đó gắn liền với tính chất lịch sử ra đời của các phát minh, ý tưởng khoa học. Việc tái hiện thông tin lịch sử cần theo một tiến trình logic khoa học chứ không phải là việc trình bày lại các kiến thức lịch sử có liên quan đến nội dung kiến thức của bài học. Tư liệu và thông tin lịch sử cần được GV “gia công”, thiết kế lại theo hướng phát triển tư duy logic và năng lực nhận thức của HS. - Dựa vào tính logic biện chứng của nội dung kiến thức cần nghiên cứu: Một vấn đề hay một chủ đề nghiên cứu có thể gói gọn trong một bài học hoặc liên quan đến nhiều bài học khác nhau. Chính vì vậy, GV cần tìm ra được tính logic biện chứng giữa các nội dung kiến thức cần tìm hiểu cũng như xây dựng mạch kiến thức liên quan đến chủ đề khoa học được giảng dạy. Để có được điều này, GV nên xây dựng, sắp xếp các nội dung của bài học theo một câu chuyện lịch sử. Một câu chuyện lịch sử sẽ giúp gắn kết các phần của bài học một cách chặt chẽ và logic, kích thích tư duy nhận thức của HS. Câu chuyện lịch sử cần chứa đựng một tình huống hay một mâu thuẫn nào đó cần được giải quyết. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 20
  9. Sau một thời gian thực nghiệm, áp dụng quy trình trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra nhận thức tri thức khoa học Tiến hóa qua bài kiểm tra 90 phút để kiểm tra sự giống nhau về tri thức khoa học ở 2 nhóm ĐC và TN. - Nhóm TN: lớp 12 A1 và 12 A3. - Nhóm ĐC: lớp 12 A2 và 12 A4. Tổng số HS lớp TN và ĐC là 140 HS. Các lớp ĐC và TN tương đương nhau về số lượng HS và năng lực nhận thức. Nội dung của bài kiểm tra: BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRI THỨC TIẾN HÓA CỦA HS Thời gian : 90 phút Câu 1. Những tri thức của bộ môn khoa học nào giúp giải thích những hiện tượng sau đây? Thứ Bộ môn Hiện tượng tự khoa học Cánh tay người và tri trước của ếch nhái có cấu trúc 1. tương tự nhưng khác biệt về nhiều chi tiết. Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành 2. mang, nhưng ở người chúng phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản. Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở các loài sinh 3 vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Sự tồn tại của những loài có cấu trúc cổ xưa ( như sam, 4. cá vây chân ) bên cạnh những loài có cấu trúc phức tạp hiện đại). Các loài chim bạch yến trên quần đảo Galapagos rất khác 5. nhau từ đảo này sang đảo khác và khác xa các dạng trên đất liền. 6. Đà điểu, gà, vịt có cánh nhưng không biết bay. Câu 2. Đặc điểm đặc trưng của 8 nhóm đơn vị phân loại được kí hiệu từ A đến I được liệt kê trong bảng dưới đây (Kí hiệu − : không có; kí hiệu + : có): 21
  10. Trứng có Bộ khung Răng/ Nhóm Dây sống Tóc Chân màng ối xương cứng Hàm răng A − + − − − − B + + + + + + C − + − − + + D − + − + + + E + + + + + + G + + + + + + H − + − − − + I − − − − − − Dựa vào bảng này, em hãy thử vẽ sơ đồ cây tiến hóa biểu diễn mối quan hệ giữa các loài sinh vật trên? Câu 3. Hãy quan sát 2 hình dưới đây và chỉ ra những điểm tương đồng và sai khác trong cấu tạo lá cây ở thực vật và xương chi trước ở động vật? a b c d Hình 1: Các kiểu biến dạng của lá, từ trái qua phải (a) cây nắp ấm, (b) cây bắt ruồi, (c) cây xương rồng, (d) cây trạng nguyên. Hình 2: Cấu tạo xương chi trước của một số loài 22
  11. Câu 4. Sự sống đã hình thành trên Trái Đất qua các giai đoạn như thế nào? Thực nghiệm đã kiểm chứng được những giai đoạn nào, chưa kiểm chứng được những giai đoạn nào? Giải thích? * Nhận xét về mặt định lượng Kết quả bài kiểm tra được thể hiện ở bảng sau: Số Số HS đạt điểm Xi Điểm trung bình Nhóm HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 các bài kiểm tra ĐC 70 0 0 5 11 18 19 11 5 1 0 0 4,56 TN 70 0 0 0 4 10 8 17 15 8 8 0 6,17 Dựa vào kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: Số HS đạt điểm 7 trở lên của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC , số HS đạt điểm 6 trở xuống của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC. Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm TN (6,17) cao hơn điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm ĐC (4,56). Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử nếu theo một quy trình thích hợp chẳng những không làm giảm chất lượng tiếp thu tri thức mà còn có tác dụng ngày càng nâng cao trình độ nhận thức của HS về kiến thức Tiến hóa. * Nhận xét về mặt định tính Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tôi đã tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng các phiếu thăm dò trao đổi với học sinh và giáo viên sau các tiết thực nghiệm. Chúng tôi nhận thấy: - Dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử phần Tiến hóa, giúp các em phát triển năng lực tri thức khoa học. Sự hiểu biết về Tiến hóa của các em HS được tăng lên, không còn có những suy nghĩ lệch lạc và sai lầm về tiến hóa. - Dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử giúp không khí học tập thêm phần sôi nổi, các thành viên trong lớp học hăng hái phát biểu, thảo luận nhóm để đề xuất các ý tưởng, các giải pháp giống như các nhà khoa học đã từng đưa ra. Các em HS tiếp thu kiến thức rất nhanh, không còn không khí trầm lắng, thụ động như ở các tiết học trước đây. 23
  12. Không chỉ với HS, từ phía các đồng nghiệp, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến nhận xét rất tích cực. Giờ học Sinh học đều được nhận định rất sôi nổi, tích cực, sinh động, tạo được nhiều hứng thú học tập cho HS. Qua kết quả thống kê cụ thể đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy đề tài có tính khả thi và có khả năng triển khai rộng rãi với nhiều đối tượng và nhiều khối lớp trong bậc THPT. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Sáng kiến góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực cho HS. Sáng kiến được triển khai tới các đồng nghiệp, trước hết là GV nhóm bộ môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Thị Giang và đã nhận được những phản hồi tích cực, được đồng nghiệp công nhận tính mới và lợi ích đem lại từ sáng kiến. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến STT Họ và tên Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực sáng kiến 1 Nguyễn Thị Giáo viên trường THPT Giảng dạy môn Sinh học Thắm Nguyễn Thị Giang 2 Nguyễn Thị Hòa Giáo viên trường THPT Giảng dạy môn Sinh học Nguyễn Thị Giang 3. Hoàng Thị Kim Giáo viên trường THPT Giảng dạy môn Sinh học Oanh Nguyễn Thị Giang Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Ninh 24
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Sinh học, NXB Giáo Dục, 2007. 2. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2016), Lí luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 3. Charles Darwin (2017), Nguồn gốc các loài, NXB Tri Thức. 4. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội, 1999. 5. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm. 6. Sách giáo khoa Sinh học 12 (2013), tái bản lần thứ năm, NXB Giáo Dục. 7. Trịnh Xuân Vũ (1993), Những biện pháp tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông trung học, Đại học sư phạm. Tài liệu tiếng anh 8. Esther M. van Dijk, Ulrich Kattmann, Teaching Evolution with Historical Narratives, Evo Edu Outreach (2009) 2:479–489. 9. Hottecke, D., How and what can we learn from replicating historical experiments? A case study. Science & Education, 2000. 9(4): p. 343 – 362. 10. Metz, D. and A. Stinner, A Role for Historical Experiments: Capturing the Spirit of the Itinerant Lecturers of the 18th Century. Science & Education, 2007: p. 1 – 12. Trang điện tử 1. 2. 3. 25