Sáng kiến kinh nghiệm Tự chủ trong thực hiện nội dung và phương pháp dạy học chương trình Lớp 4

doc 23 trang Hoàng Trang 13/05/2023 4831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự chủ trong thực hiện nội dung và phương pháp dạy học chương trình Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tu_chu_trong_thuc_hien_noi_dung_va_phu.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tự chủ trong thực hiện nội dung và phương pháp dạy học chương trình Lớp 4

  1. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 - 2 HS đọc mỗi em một đoạn văn trước lớp; lớp đọc thầm và nhận xét theo các câu hỏi sau: ? Nội dung hai đoạn văn này có khác nhau không? ? Đây là đoạn văn thứ mấy theo nội dung câu chuyện? ? Cách trình bày hai đoạn văn này có gì khác nhau? • HS nhận biết được: Đoạn 1 kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp). Đoạn 2 kể nguyên văn ( lời dẫn trực tiếp) – Trong quá trình kể có cả miêu tả lưỡi rìu, miêu tả vẻ mặt của anh tiều phu, ? Khi kể trình bày theo cách nào hay hơn? = > HS rút ra được cách trình bày theo kiểu dùng lời dẫn trực tiếp hay hơn từ đó các em biết lựa chọn cách viết, cách trình bày đoạn văn có lời dẫn gián tiếp để có đoạn văn hay hơn, khi kể cũng hấp dẫn hơn. Hoạt động 3: Củng cố bài ( 4 -5 phút) • Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. * GV nhận xét tiết học. Như vậy việc vượt quá thời gian ở tiết Tập làm văn tôi cho lấn sang tiết Sinh hoạt lớp nên thời lượng dạy – học trong buổi sáng thứ sáu vừa đủ để thực hiện 4 tiết học.Với cách lựa chọn nội dung và thời lượng như trên tôi thấy HS lớp tôi đều viết được đoạn văn đúng về nội dung và phù hợp với trình tự của câu chuyện. Ngoài ra có nhiều em có đoạn văn hay, sau này các em đã biết viết đoạn văn có lời dẫn gián tiếp và biết trình bày đúng đoạn văn hội thoại, đặc biệt có nhiều em biết kể chuyện sáng tạo. Các buổi chiều trong tuần, nhờ tự điều chỉnh về thời khóa biểu nên các tiết học được xen kẽ giữa các môn học Tự chọn, Ôn tập và một số tiết chính khóa nên nếu có tiết nào cần điều chỉnh về thời lượng thì GV tự điều chỉnh sang tiết Ôn tập. Vì thế GV dạy buổi hai ở lớp tôi cũng dễ dàng trong việc điều chỉnh về thời lượng dạy học. c, Tự chủ trong việc chọn nội dung cho buổi hai: Một số GV đã hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày” (Công văn số 7632/ BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu khai thác kiến thức đã có trong SGK, củng cố và rèn luyện các kỹ năng đã học. Nên chưa mạnh dạn trong việc nâng cao kiến thức theo nhu cầu học của HS. Ở lớp tôi ngoài những tiết học được cơ cấu cứng ở buổi 2 như Ngoại ngữ, Tin học (4 tiết/ tuần) tôi đã tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn nội dung cũng như sắp xếp thời khóa biểu (có thể thay đổi thời khóa biểu trong từng ngày, từng tuần cho phù hợp với nội dung dạy TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 15
  2. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 học buổi 1) cho hợp lý, không cắt bỏ chương trình. Trong thực tế ở lớp tôi có rất nhiều em HS giỏi và cũng không ít HS đạt chuẩn nhưng chưa chắc chắn. Việc chọn nội dung cho những HS trung bình và HS yếu dễ dàng hơn vì những em này chỉ cần tự giác ôn luyện để đạt chuẩn vững chắc là đã thành công rồi. Còn những em HS khá, giỏi thì GV phải tạo cơ hội để các em phát triển khả năng của mình đồng thời tránh tạo áp lực nặng nề cho các em. Ví dụ về một tiết Luyện Tiếng Việt (Tuần 20) Chuẩn kiến thức của tiết ôn luyện này là: Luyện về viết đúng chính tả những tiếng có âm s,x; Rèn kỹ năng xác định hai bộ phận chính của câu kể Ai làm gì? và nhận biết các phần trong bài văn miêu tả. Ngoài những yêu cầu trên HS khá giỏi còn có yêu cầu cao hơn : Vận dụng để viết được đoạn văn có câu kể Ai làm gì? Nội dung tôi đã lựa chọn cho tiết học này là: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Bài 1: Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng x hoặc s để hoàn chỉnh đoạn thơ: Mảng cầu ta ruột Mắt cứ mở chong chong Dưa hấu đang mặt Cũng chờ tới đỏ lòng. Ba anh nhanh cẳng Vươn thẳng cái cổ cò Khói đỏ mắt đoán mò Tết vẫn còn tít. ( Các nhóm đôi thảo luận chọn phương án đúng rồi điền từ vào bài – bài này tôi ưu tiên cho HS trung bình được trả lời trước lớp) Bài 2: Những tiếng nào là từ những tiếng nào là bộ phận của từ? a. xung b, sung c, xưng d, sưng e, sẵn g, xẵn h, xứng i, sứng k, sáng l, xáng m, xua n, sua. ( Bài này yêu cầu cao hơn nên cho HS nhóm lớn cùng thảo luận nhằm tạo điều kiện cho HS khá giỏi giúp HS trung bình và ưu tiên cho HS khá giỏi giải thích trước lớp) Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân: Bài 1: + Điền chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu văn sau: TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 16
  3. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 a, Trên sân trường, đang say sưa đá cầu. b, Dưới gốc phượng vĩ, đang ríu rít chuyện trò sôi nổi. c, Trước cửa phòng hội đồng, cùng xem chung một tờ báo thiếu niên. d, hót líu lo như cũng muốn tham gia vào cuộc vui cùng chúng em. + Yêu cầu thêm cho HS khá giỏi: Hãy viết một đoạn văn kể về việc làm của em trong ngày nghỉ. (trong đó có dùng câu kể Ai làm gì?) Bài 2: Các đoạn văn trong bài tập 4 (vở Tập làm văn – trang 16), đoạn nào là đoạn mở bài? đoạn nào là đoạn kết bài? Hãy sắp xếp lại đoạn mở bài và đoạn kết bài cho phù hợp. * Với HS khá giỏi tôi yêu cầu thêm: ? Vì sao em biết đó là đoạn mở bài và kết bài? Ngoài những tiết ôn tập tổng hợp kiến thức như trên GV có thể chọn nội dung ôn tập cho từng tiết học ngay sau tiết dạy bài mới nhằm giúp các em củng cố ngay kiến thức vừa học vừa tạo cơ hội cho các em phát triển năng khiếu thêm. Tất nhiên không phải tiết ôn tập nào cũng giao bài tập cho HS làm mà cần phải lựa chọn nhiều nội dung và hình thức phong phú nhằm gây hứng thú và lòng ham mê khám phá, tìm tòi cho HS bằng nhiều cách khác nhau. Các tiết ôn tập GV tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học. Nhưng để có một tiết học ôn tập có hiệu quả, GV cần quan tâm nhiều đến mức độ tiếp thu của HS ở buổi một đến đâu. Em nào đã đạt chuẩn vững chắc cần được nâng cao phát triển, em nào chưa đạt chuẩn hoặc đạt chuẩn chưa vững chắc cần được củng cố để đạt chuẩn. Mỗi đối tượng cần phải rèn thêm kiến thức kỹ năng gì đó là điều GV cần nghĩ suy, trăn trở: nên đưa dạng bài nào? nên chọn phương pháp nào, hình thức dạy học nào? vào dạy ở phần nào là hợp lý là tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả đối tượng HS. “Trả lời” được các câu hỏi trên tức là ta đã luôn “làm mới” kiến thức cho các em, tạo nguồn cảm hứng và lòng ham mê khám phá, tìm tòi cho tất cả HS. Giải pháp 4: Tự chủ trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học. Hai năm gần đây, sau khi công văn 896 và QĐ 16 của bộ GD&ĐT được ban hành thì việc đánh giá giờ dạy của GV cũng được chỉnh sửa theo. Hầu hết GV và cán bộ quản lý đã đánh giá giờ dạy theo chuẩn KT – KN và theo hiệu quả học tập của HS (không dùng SGK làm “thước đo”). Nên mỗi giờ lên lớp, GV không phải lo đối phó với nội dung bài dài, thời lượng dạy học không đủ để thực hiện. Giờ đây GV có điều kiện để lựa chọn các hình thức lên lớp sao cho phù TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 17
  4. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 hợp với khả năng học tập của từng HS, đồng thời phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng cho phù hợp vời HS lớp mình, tôi quan tâm nhiều đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống nhàm chán đồng thời cũng tạo được nhu cầu học cho HS để phát huy tốt nhất vai trò chủ động sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của HS. Trong từng tiết học, buổi học HS có thể được học đan xen nhiều hình thức: học cá nhân, học nhóm, học cả lớp; thay đổi các dạng bài tập khác nhau từ bài tập trắc nghiệm chuyển sang bài tập tự luận và ngược lại; GV tạo điều kiện cho HS được sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong các tiết học khác nhau như: tranh ảnh, vật mẫu, bảng con, thẻ, phiếu bài tập, vở ô li, GV cần tạo điều kiện cho HS được gần gũi với thiên nhiên, với thực tế. Khi dạy các bài cần có sự quan sát thực tế thì GV phải chọn hình thức lên lớp sao cho mỗi HS đều được quan sát trực tiếp. Ví dụ: + Cho các em ra sân trường để được nhìn, được sờ vào các cây mà các em sẽ tả - khi dạy bài “ Luyện tập miêu tả cây cối” – Tập làm văn. + Cho các em ra sân trường để được thực hành cắm cọc tiêu, thực hành đo 10 bước chân của mình – khi dạy bài “ Thực hành gióng và đo đoạn thẳng trên mặt đất” – Toán. Tùy vào điều kiện dạy học và tùy vào khả năng học tập của HS, trong từng tiết dạy hằng năm tôi đều rút ra kinh nghiệm cho mình trong phương pháp lên lớp để điều chỉnh cho những năm học sau. Ví dụ: Dạy tiết Tập làm văn – Tuần 6. Xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện. - Năm học 2008 – 2009 tôi sử dụng tranh ảnh chuẩn bị sẵn cho ‘Bài tập1” và bảng phụ viết sẵn 2 đoạn văn ( Bài tập 2). Với một số hình thức dạy học (như thiết kế ở giải pháp 2), giờ dạy hết 43 phút và đã được hội đồng chuyên môn trường cũng như GV trong tổ đánh giá cao. - Năm học 2009 – 2010 tôi sử dụng máy chiếu để dạy. Mặc dù tiết dạy không có đồng nghiệp dự giờ, nhưng tôi thấy việc dạy bằng máy chiếu tiết học này thời lượng chỉ hết 39 phút, hiệu quả mang lại cho HS cao hơn. Ở bài tập 2 nhờ có máy chiếu nên tôi có thể thay đoạn văn viết sẵn của GV (đoạn kể nguyên văn – có lời dẫn trực tiếp) bằng đoạn văn của HS. Từ đó những em có đoạn viết tốt cũng phấn khởi hơn, đồng thời những em viết chưa tốt cũng tự tin hơn học tập bạn để viết lại đoạn văn khác hay hơn. Trong các tiết học chính tả, GV thường sử dụng hình thức đọc cho HS khảo bài, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, hoặc nhắc HS cách trình bày bài, Với tôi thì hình thức này tôi chỉ sử dụng trong những tiết học đầu năm. Sau một số tuần học, tôi cho HS lần lượt tự nêu tư thế ngồi viết, cách trình bày bài trước TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 18
  5. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 lớp. Làm như thế các em sẽ nhớ được lâu hơn. Hoặc HS có thể sử dụng bài viết của mình đọc trước lớp cho bạn cùng khảo bài. Làm như thế, tôi thấy HS tập trung hơn trong việc khảo bài; em đọc bài cho bạn khảo nếu có bài viết đúng sẽ được bạn khen , nếu bài viết còn có lỗi sẽ được bạn trong lớp phát hiện giúp mình sửa lỗi luôn. Ở một số bài chính tả (Nhớ - viết), tôi đã thay hình thức viết chính tả bằng hình thức tổ chức cuộc thi “ Bàn tay tài hoa”. Sau mỗi bài thi như thế này tôi chấm bài cho cả lớp và có tổng kết trao giải. Những bài viết được giải cao sẽ được dán vào góc học tập của lớp. Với hình thức đó, tôi thấy tất cả HS đều cố gắng hơn trong việc luyện chữ viết hàng ngày. Để đa dạng hóa được các hình thức dạy học nhằm tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi trong lớp đồng thời tất cả các đối tượng được rèn luyện kỹ năng ở các mức độ khác nhau, có những tuần học tôi phải chuyển đổi các môn học trong thời khóa biểu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng một số hình thức dạy học như: Tổ chức trò chơi, đóng vai, Ví dụ: Môn Đạo đức, tiết 2 của bài “Bảo vệ môi trường” và 2 tiết ở tuần 32, 33 (Đạo đức địa phương) tôi đã sắp xếp đổi với buổi chiều thứ sáu (Tuần 33) để cho HS đi thăm và làm vệ sinh ở di tích lịch sử, di tích văn hóa – nhà thờ họ Ngô công thần- Tại buổi học này tôi đã cho HS thực hành về an toàn giao thông trên đường đi; HS thân thiện hơn với môi trường xung quanh. Đến dây các em biết làm những việc phù hợp với khả năng của mình để bảo vệ môi trường, được nghe về truyền thống yêu nước, truyền thống khoa bảng của dòng họ Ngô công thần. Từ đó các em thấy tự hào về dòng họ, về quê hương mà tự mình phấn đấu, rèn luyện. Ví dụ: Môn Kỹ thuật ở các tuần từ 22 – 25 HS trồng và chăm sóc rau hoa. Với đặc điểm của trường tôi không có vườn thực hành nên các tiết thực hành tôi cho HS chăm sóc hoa ở bồn hoa lớp mình và cho các em thực hành trồng mỗi em một chậu hoa ở nhà ( có sự theo dõi của các bạn trong nhóm học tập) đến hết phần “ Trồng rau, trồng hoa” tôi cho HS mang đến lớp để trưng bày, chấm điểm và chọn một số chậu hoa đẹp để trên hành lang của lớp hàng ngày cho các em chăm sóc. Ngoài việc tự chủ trong nội dung và phương pháp dạy học, GV phải biết xây dựng một môi trường thân thiện. Mỗi GV phải thực sự là một người chị, người mẹ là một người bạn của mỗi HS để các em đều được quan tâm, đều đựơc thấu hiểu. Việc xây dựng được tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong lớp cũng giúp các em tiến bộ lên nhiều. Trong những năm qua ở lớp tôi dạy luôn có phong trào “Đôi bạn cùng tiến” – các em được bạn giúp cũng như cũng như các em được giúp bạn đều được tổng kết khen thưởng vào cuối mỗi kỳ. Lớp học bao giờ cũng khang trang, gọn, đẹp. Trên bốn bức tường cũng như góc học tập nhìn lên đó đều thấy được chăm bàn tay chăm sóc của cô và trò. TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 19
  6. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 Tóm lại: Việc điều chỉnh nội dung, thời lượng và phương pháp dạy học là một việc làm không dễ đối với GV lớp Bốn nói riêng cũng như GV Tiểu học nói chung. Vì phải điều chỉnh sao cho phù hợp khả năng học tập của từng HS và phù hợp với năng lực sở trường của mình để thầy và trò đều thấy nhẹ nhàng, thoải mái sau mỗi tiết học.Việc điều chỉnh cần linh hoạt, tránh cắt bỏ nội dung tùy tiện, phải đảm bảo mục tiêu bài học, không được bỏ bài, bỏ tiết. Dù điều chỉnh thế nào thì cũng không được làm ảnh hưởng đến các tiết học của các GV bộ môn khác. Mỗi GV phải luôn tạo niềm tin, ổn định tâm lý và đặc biệt phải tạo được tâm thế và nhu cầu cho HS. Làm tốt được điều đó thì hiệu quả giáo dục cho HS lớp Bốn được nâng cao rõ rệt. IV. Kết quả: A. Hiệu quả: Qua những năm thực hiện dạy học theo tinh thần công văn 896 và QĐ 16 của BGD & ĐT, bằng một số giải pháp thực tế tôi thấy việc dạy học ở lớp Bốn không còn áp lực nặng nề về nội dung cũng như về thời lượng dạy học nữa. Mặc dù nhiệm vụ học tập của từng đối tượng HS trong mỗi tiết học có khác nhau nhưng đều có chung mục đích đạt chuẩn KH – KN và phát triển hết khả năng học tập của từng HS. Các em đã biết tương trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập, không có em nào trong mỗi tiết học lại có thời gian “nhàn rỗi” cả. Kết quả học tập cũng như rèn luyện của những năm gần đây đều rất cao. Cụ thể như năm học 2009 – 2010 này, qua 4 vòng thi giao lưu Toán tuổi thơ cấp trường lớp tôi có tới 22 em đạt về môn Toán trong đó có 5 em luôn dẫn đầu trong khối. Thành lập được 2 đội để dự thi “ Nói lời hay – viết chữ đẹp” trong đó có nhiều em có bài viết rất tốt được gắn vào góc học tập của lớp. Đợt thi vở sạch chữ đẹp cuối năm có 8 em đạt giải của trường trong đó có em Lê Kim Thủy Ngân đạt điểm tối đa và đặc biệt qua các vòng thi “ Giải toán qua mạng” – Tính đến vòng 25- cấp huyện- lớp tôi có 16 em đạt trong đó có nhiều em luôn đạt điểm tối đa như: Trần Nhị Hà, Ngô Anh Quân, Lê Tuấn Anh, Ngô Quỳnh Phương và em Ngô Anh Quân được xếp thứ nhất toàn tỉnh (tính đến vòng 25). Bên cạnh những em có kết quả cao thì 100% HS của lớp đều tham giải toán qua mạng, cho đến nay rất nhiều em đã hoàn thành vòng thi 35. TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 20
  7. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 Kết quả cuối năm học 2009 – 2010. Số HS Môn Chất lượng dự thi học Giỏi Khá Trung bình Yếu khảo sát SL TL% SL T/L SL T/L SL T/L (em) (em) % (em) % (em) % 34 TViệt 23 67,7 9 26,4% 2 5,9% 0 0% 34 Toán 26 76,5 6 17,6% 2 5,9% 0 0% 34 Khoa 28 82,4% 6 17,6% 0 0% 0 0% 34 Sử, Địa 31 91,1% 3 8,9% 0 0% 0 0% Các giờ thao giảng và các giờ được chuyên môn trường và ngành dự đều được đánh giá rất cao. Đồng thời khi dự giờ, tôi cũng học tập và giúp bạn được nhiều trong việc điều chỉnh nội dung thời lượng dạy học này. B. Bài học kinh nghiệm: Để việc tự điều chỉnh nội dung thời lượng và hình thức dạy học có hiệu quả mỗi GV mỗi GV cần phải thực hiện được các vấn đề sau: a, GV phải nhận thức đúng về vấn đề tự chủ trong chọn nội dung và phương pháp dạy học. b, Phân loại đối tượng HS lớp mình thật cụ thể, nhận định đúng về nhu cầu học của từng em. c, Phải nghiên cứu kĩ nội dung bài của từng tiết học để điều chỉnh cho nội dung và thời lượng dạy học phù hợp vời từng đối tượng HS với thời khóa biểu của lớp. d, Thay đổi các hình thức dạy học cho phù hợp với điều kiện dạy học và năng lực sở trường của mình nhằm gây hứng thú cho HS luôn tạo tình huống có vấn đề cho mọi đối tượng HS để các em đón nhận một cách thoải mái nhẹ nhàng mà có hiệu quả. e, Phải biết tạo thêm các điều kiện dạy học cần thiết như: bảng con, bảng phụ, thẻ, biểu đồ, tranh ảnh, thiết kế sao cho một đồ dùng có thể sử dụng được cho nhiều bài, nhiều năm để làm phong phú thêm các hình thức dạy học đồng thời cũng giảm bớt được thời lượng dạy học. g, Xây dựng được điển hình của các phong trào trong lớp như: Giải Toán qua mạng, Giữ vở sạch viết chữ đẹp, Văn hay – chữ tốt, Văn nghệ, Lao động vệ sinh, để tạo động lực cho tất cả HS cùng tiến. TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 21
  8. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 h, Luôn biết kết hợp giữa GV dạy buổi 1 với GV dạy buổi 2, kết hợp giữa GV chủ nhiệm với GV dạy bộ môn để có phương pháp giáo dục tốt nhất. Xây dựng được mô hình sư phạm thân thiện cho HS để các em có thể phát triển hết năng lực và nhân cách của mình. PHẦN IV. KẾT LUẬN A. Kết quả của việc ứng dụng: Qua các đợt hội thảo về thực hiện chuyên môn theo tinh thần công văn 896 và QĐ 16 của trường và đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ, tôi đã đưa kinh nghiệm trên phổ biến cho đồng nghiệp được đồng nghiệp trong tổ cũng như hội đồng chuyên môn của trường tán thành cao. Hầu hết các dồng chí trong tổ chuyên môn của tôi đã vận dụng những kinh nghiệm trên vào dạy học. Sau khi thực hiện họ đều nhận định hiệu quả mang lại cho HS cao hơn, tiết học bớt áp lực căng thẳng hơn. Nhưng ở các lớp của họ có phần dễ thực hiện hơn ở lớp tôi vì đối tượng HS giỏi của họ không nhiều nên phần mở rộng nâng cao cũng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên để làm được như thế thì sự đầu tư của GV vào giờ dạy nhiều hơn, GV phải dồn cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ và công sức của mình vào từng trang giáo án. Với tôi, tôi suy nghĩ kinh nghiệm này có thể vận dụng được cho các vùng miền khác nhau. Nhưng ở vùng khó khăn thì GV phải đầu tư hơn về sự chuẩn bị đặc biệt là chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ để nhằm đa dạng hoá các hình thức dạy học và cũng làm giảm bớt được thời lượng lên lớp. Đặc biệt là sau mỗi tiết dạy, GV phải rút được kinh nghiệm để tự điều chỉnh về nội dung và phương pháp cho những tiết dạy sau hoặc cho những tiết học này của năm sau. Làm được như thế tôi chắc chắn rằng việc thực hiện chương trình lớp Bốn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, giảm bớt được áp lực cho HS, phụ huynh và GV đồng thời cũng phát triển được hết nguồn nhân tài cho đất nước. B. Một số đề xuất: 1. Đối với nhà trường: - Phối hợp với địa phương để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tận dụng mọi nguồn hỗ trợ của toàn xã hội để xây dựng, sắm thêm thiết bị dạy học như phải có phòng học để sử dụng được máy chiếu. - Mở lớp tập huấn cho GV về soạn và lên lớp bằng giáo án điện tử, hỗ trợ cho GV trong việc sử dụng máy chiếu. - Chỉ đạo sát hơn đến từng tổ chuyên môn về việc điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học theo tinh thần công văn 896 và theo chuẩn KT – KN. 2. Đối với ngành: TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 22
  9. Tù chñ trong thùc hiÖn néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­¬ng tr×nh líp 4 - Các đoàn thanh tra, kiểm tra nhà trường khi dự giờ cần phải đánh giá linh hoạt giờ dạy của GV trong việc GV chủ động về nội dung và phương pháp dạy học. Tránh tình trạng lấy SGK làm “thước đo” lấy phương pháp dạy học của mình áp đặt cho người thực thi tiết dạy. - Các đề kiểm tra, kiểm định chất lượng cần phù hợp với chuẩn hơn, tránh những bài nội dung HS chưa học đến; cần có thêm bài cho đối tượng HS khá, giỏi. Trên đây là một số giải pháp từ thực tế giảng dạy của tôi nhằm phân biệt SGK với chuẩn KT – KN của chương trình, xóa bỏ được tình trạng quá tải, chán học, sợ học, mệt mỏi của HS lớp Bốn. Từng tiết học đều hướng tới mọi đối tượng với những mục tiêu riêng, yêu cầu riêng; giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho HS. Tuy chưa phải là mĩ mãn nhưng cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Nhưng đây cũng chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân nên rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để việc dạy – học cho học sinh lớp Bốn có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Diễn Kỷ ngày 21 tháng 5 năm 2010. Trần Thị Hoài Nam TrÇn ThÞ Hoµi Nam Tr­êng TiÓu häc DiÔn Kû 23