Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức lí Luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn

pdf 24 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức lí Luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_li_luan_van_hoc_vao.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức lí Luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn

  1. 9 cảm xúc và ý tưởng. Kết cấu bộc lộ tài năng và tính sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời phản ánh được quy luật vận động và phát triển của đời sống. Ngôn ngữ là chất liệu để người nghệ sĩ vẽ nên bức tranh đời sống và truyền đạt những thông điệp tư tưởng–thẩm mĩ đến người đọc. Ngôn từ tác phẩm chính là chiếc cầu nối giữa nhà văn và người đọc. Như vậy, ngôn ngữ chính là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học, được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện các tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người cầm bút. b. Khái niệm về truyện: Truyện - tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học. Truyện là phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết, sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được (Từ điển Thuật ngữ văn học). Về hình thái biểu hiện của văn xuôi là tiếng nói đi sát với đời sống hằng ngày, là tiếng nói tự nhiên giàu chất liệu và sức sống hiện thực. c. Khái niệm về Kí: Kí là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự. Tính xác thực là đặc trưng cơ bản của thể kí, Kí phản ánh hiện thực khách quan. Những sự kiện, con người đều mang tính xác thực. Kí cũng có khả năng hư cấu nhưng liều lượng hư cấu có giới hạn và không thể xa rời thực tiễn. Kí là thể loại in đậm dấu ấn hình tượng tác giả. Người viết kí không ẩn mình mà trực tiếp viết ra những gì mình chứng kiến, quan sát. Cái tôi tác giả kể, thông tin, miêu tả hoặc dẫn dắt người đọc tiếp cận cuộc sống, con người. Ngôn ngữ kí chủ
  2. 10 yếu là ngôn ngữ của tác giả. Là thể loại nhanh nhạy, kí phản ánh kịp thời những vấn đề sôi bỏng của đời sống, nên ngôn ngữ kí gần với ngôn ngữ đời thường. Cấu trúc tác phẩm kí thường theo trục tuyến thời gian, cảm xúc, sự kiện. Thể loại kí có những thể cơ bản sau: bút kí, sử kí, phóng sự, tuỳ bút, kí sự, hồi kí, nhật kí. (Từ điển Thuật ngữ văn học) Mục đích của hoạt động này giúp các em hiểu đúng về đặc trưng về thể loại. tư duy, sáng tạo hơn trong khi tiếp nhận kiến thức từ tác phẩm, không thụ động đóng khuôn kiến thức sách vở. Bởi người đọc, người tiếp nhận cũng là người đồng sáng tạo. 1.2 Các nhóm lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học. 1.2.1. Quan điểm sáng tác: Nhà văn nào cũng có quan điểm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống quan điểm có giá trị ổn định, nhất quán thì không phải nhà văn nào cũng làm được. Đối với phần kiến thức này tôi cung cấp thêm cho học sinh trong quá trình dạy tiết đọc hiểu văn bản ở một số tác giả, tác phẩm trong chương trình như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu; Hồ Chí Minh; Nam Cao; . a. Định nghĩa: Quan điểm sáng tác là chỗ đứng, điểm nhìn của nhà văn trong quá trình sáng tác, được phản ánh qua tác phẩm văn học. Nói cách khác là lập trường tư tưởng, thái độ của nhà văn đối với hiện thực được thể hiện thông qua thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học. b.Vai trò: - Quan điểm sáng tác chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât ) - Thể hiện tầm nhìn, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
  3. 11 c. Ví dụ: - Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: + Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng + Văn học phải có tính chân thật, tính dân tộc. + Cách viết: xuất phát từ mục đích viết và đối tượng tiếp nhận để xác định nội dung và hình thức viết. - Quan điểm sáng tác của Nam Cao: + Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.( Đời Thừa ). Văn chương là phải sáng tạo, khám phá; là lĩnh vực của cái độc đáo. + “ Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thốt lên từ những kiếp lầm than”(Trăng sáng). Nghệ thuật phải gắn bó với hiện thực đời sống, phản ánh hiện thực. + “ Văn chương phải làm cho người gần người hơn”, “ phải là những tác phẩm không biên giới” Văn chương phải chứa đựng tư tưởng nhân đạo. 1.2.2. Phong cách nghệ thuật: a. Định nghĩa: Là những nét riêng, có tính hệ thống, tương đối ổn định được thể hiện trong sáng tác của một nhà văn, nhà thơ. b. Đặc điểm: - Thiên về hình thức nghệ thuật. - Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác . c. Vai trò: - Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách. - Thể hiện bản chất của văn chương: Văn chương là hoạt động sáng tạo.
  4. 12 d. Ví dụ: - Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề tài nào cũng nồng nàn, tha thiết, khát khao giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người). - Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang đậm tính chất thơ trữ tình chính trị; giàu tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết; hình thức thể hiện đậm đà tính dân tộc - Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa “Ngông”. 1.2.3. Tình huống trong truyện ngắn: a. Định nghĩa: - Tình huống là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà văn thể hiện rõ nhất.“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người ta thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu) Là hoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh câu chuyện, có sức phản ánh chân thực và sâu sắc về hiện thực đời sống và tính cách, số phận nhân vật. b. Đặc điểm: Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn. c. Vai trò: - Phản ánh hiện thực đời sống rộng lớn qua một hoàn cảnh nhỏ. Khắc hoạ tính cách, số phận nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.
  5. 13 - Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật ). Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị và một tác giả tài năng. d. Ví dụ: - Tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ - Thạch Lam ) - Tình huống cuộc gặp gỡ oái oăm giữa viên quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân ), - Tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu ) - Tình huống nhặt vợ ( Vợ nhặt – Kim Lân ) 1.2.4. Các giá trị văn học: a. Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học - Giá trị nhận thức: + Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới (thiên nhiên, xã hội, con người) + Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình. “Tác phẩm văn chương giúp con người hiểu đời, hiểu người và hiểu mình hơn.” - Giá trị giáo dục: Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống: + Về tư tưởng, đạo đức: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn. + Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng. - Giá trị thẩm mĩ: biểu hiện cụ thể ở + Nội dung:
  6. 14 Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc sống: thiên nhiên, đời sống xã hội (Ví dụ như vẻ đẹp phong cảnh thơ mộng nhưng thấm đẫm tình người trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ; Vẻ đẹp bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam .) Vẻ đẹp của con người: tính nhân văn, cao cả, cái bi, cái hùng ( Ví dụ như vẻ đẹp của khí phách, phong thái hiên ngang, bất khuất của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; Vẻ đẹp tài hoa, khí phách của người lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân + Hình thức Những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi. Lối dùng từ, đặt câu sáng tạo. - Mối quan hệ của 3 giá trị: + Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục. + Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức + Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ. Ví dụ: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phản ánh nhận thức về một hiện thực đời sống bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái; đồng thời khám phá vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu ( giá trị nhận thức ); khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo, đa diện, đa chiều hơn ( Giá trị giáo dục ) thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng (giá trị thẫm mỹ). 1.2.5. Giá trị hiện thực: a. Định nghĩa: - Là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
  7. 15 - Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí ) b. Biểu hiện: Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính: - Phản ánh chân thực bức tranh đời sống: tự nhiên, lịch sử xã hội. - Phản ánh cuộc sống và số phận con người; nêu rõ nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. - Khắc hoạ tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong tân hồn con người. Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Tô Hoài khai thác đời sống xã hội miền núi đầy áp bức bất công (Vợ chồng A Phủ ), Kim Lân lại khai phá hiện thực nạn đói khốc liệt năm Ất Dậu 1945 (Vợ Nhặt); Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội (Chí Phèo). c. Vai trò: - Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn. - Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị. 1.2.6. Giá trị nhân đạo: a. Định nghĩa: - Hạt nhân: lòng yêu thương con người. - Đối tượng: thường là con người số phận b. Biểu hiện: ở 3 khía cạnh cơ bản. - Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh. - Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
  8. 16 - Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh. Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao – như nhân vật Mị c.Vai trò: - Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki) - Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người). * Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm. - Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới giá trị nhân đạo, tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca ) 1.2.7. Nhà văn – văn bản – bạn đọc: - Nhà văn: Người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản. - Bạn đọc: Ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã. - Văn bản: Là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi. + Vai trò: Giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm, hiểu được thông điệp (tư tưởng chủ đề ) mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
  9. 17 2. Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào phần làm văn nghị luận văn học. 2.1 . Những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học. Giáo viên có những định hướng cho các em những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học. - Dạng đề bình giảng, phân tích tác phẩm thơ, văn xuôi, đoạn trích thơ, văn xuôi. - Dạng đề phân tích, bình giảng các vấn đề văn học. - Dạng đề chứng minh, bình luận một vấn đề nghị luận văn học. - Dạng đề phân tích, bình luận một ý kiến về một giai đoạn, khuynh hướng văn học. 2.2. Những nguyên tắc quan trọng khi vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn nghị luận văn học. a. Khái quát hóa, cụ thể hóa vấn đề nghị luận. Vấn đề cần nghị luận và xác định đúng vấn đề nghị luận là chìa khóa mở ra những cánh cửa cho người viết. Vấn đề nghị luận luôn phải được diễn đạt một cách rõ ràng, cụ thể ngay trong phần mở bài và phần giải thích trong thân bài. Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề nghị luận cũng được diễn đạt rõ ràng trong đề bài, có những đề bài vấn đề nghị luận bị ẩn đi, có khi là những cách diễn đạt trừu tượng, hoặc có khi là trong một lập luận khá dài, phức tạp nhiều tầng bậc. Vậy lúc nào ta khái quát hóa và lúc nào ta cụ thể hóa vấn đề nghị luận? Sử dụng thao tác cụ thể hóa với các vấn đề nghị luận trong những cách diễn đạt trừu tượng có tính hình ảnh. Ví dụ: Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng: “Thơ là tự truyện của khát vọng” Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc cảm nhận bài thơ “Tự Tình II” của Hồ Xuân Hương , hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  10. 18 Vậy với đề này, vấn đề nghị luận ẩn trong cụm từ “ tự truyện của khát vọng”. Nếu không cụ thể hóa cụm từ thành các biểu hiện cụ thể hơn thì sẽ rất khó xác định cần phải sử dụng kiến thức lí luận văn học nào, dẫn chứng như thế nào. Nếu các biểu hiện càng nêu ra cụ thể, các kiến thức lí luận vận dụng càng chính xác. Sử dụng thao tác khái quát hóa với các vấn đề nghị luận trong một lập luận khá dài, nhiều tầng bậc. Ví dụ: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “ Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên. Với những loại đề này ta cần xác định nội dung chính của đoạn văn và đây là vấn đề cần nghị luận. Hệ thống ý phụ là các luận điểm cần làm rõ. b. Kiến thức lí luận văn học phải liên kết với vấn đề nghị luận. - Kiến thức lí luận văn học được cung cấp cho các em chỉ là tiền đề, nhiệm vụ của người viết văn là tạo được mối liên kết giữa tiền đề đó với vấn đề nghị luận để đưa ra kết luận hợp lí. - Mọi lập luận phải hướng về trung tâm của bài viết là vấn đề nghị luận c. Chú ý trục quy chiếu: Nhà văn- tác phẩm –bạn đọc. Nhà văn (Cái tâm, cái tài, phong cách văn học) -Tác phẩm ( Đặc trưng, chức năng văn học, đặc trưng thể loại, chất liệu ngôn từ) – Bạn đọc ( Quá trình tiếp nhận văn học ) d. Chú ý đến các cặp phạm trù của lí luận văn học. Đó là các cặp phạm trù: Nội dung- Hình thức nghệ thuật; Cái tâm- Cái tài; Sáng tạo- Đồng sáng tạo; Tính khách quan- Tính chủ động sáng tạo; Cái mới mẻ- Cái ổn định Nếu đề bài chỉ nhắc đến một yếu tố trong cặp phạm trù, nhiệm vụ của chúng ta phải đề cập đến mối liên hệ của nó với cặp phạm trù còn lại.
  11. 19 e.Tạo tính hùng biện cho kiến thức lí luận văn học. Kiến thức lí luận văn học vốn là ngôn ngữ khoa học, hoàn toàn không có cảm xúc, nhưng bài văn của chúng ta viết là ngôn ngữ nghị luận, cần cảm xúc để thuyết phục người đọc. Vậy nếu chỉ thuộc rồi ghi lại, bài văn sẽ rất nhàm chán, kém thuyết phục. Khi làm bài người viết cần chú ý: - Trích dẫn một cách hợp lí các danh ngôn, nhận định của các nhà phê bình về chủ đề lí luận văn học đề bài đang bàn tới. Bản thân những nhận định này giàu chất văn vì thế bài văn sẽ hấp dẫn hơn. - Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu để tạo ra sự phong phú về giọng điệu; Vận dụng cách hành văn giàu hình ảnh V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khi vận dụng kiến thức lý luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn,bản thân tôi và các đồng nghiệp trong trường cũng đã thu được kết quả tương đối khả quan. Nếu trước đây khi chưa được trang bị kiến thức lí luận văn học thì các em thụ động, tiếp nhận kiến thức trong tiết dạy đọc hiểu văn bản và làm văn một cách đối phó. Thông qua hoạt động này góp phần cải thiện chất lượng tiết học, các em tự tin, chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức và sáng tạo hơn trong bài làm văn. Kết quả thu được sau khi vận dụng: 1. Thăm dò, khảo sát ý kiến: a. Lớp 10/1;11/3;12/1 năm học 2018-2019 của trường tôi đang công tác. Lớp Sỉ số Không Thích Rất thích Ý kiến khác thích 10/1 38 0 28 10 Không 11/3 36 0 28 8 12/1 40 0 28 12 Không
  12. 20 b. Lớp 10/3;11/2; 12/4 năm học 2019-2020 của trường tôi đang công tác. Lớp Sỉ số Khôngthích Thích Rất thích Ý kiến khác 10/3 40 0 30 10 Không 11/2 39 0 25 14 Không 12/4 36 0 26 10 Không 2. Kết quả khảo sát chất lượng: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Sỉ số SL TL SL TL SL TL SL TL 10/1( 38) 5 13,15% 11 28,94% 20 52,63% 2 5,26% 10/3 (40) 7 17,5% 15 37,5% 26 65% 2 5% 12/1(40) 7 17,5% 18 45% 14 35% 1 2,5% 12/4 (36) 5 13,88% 12 33,33% 17 47,22% 2 5,55% VI. KẾT LUẬN Việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn là rất cần thiết. Thông qua hoạt động này học sinh có cơ hội tìm hiểu, nhận thức ,rèn luyện kĩ năng. Đây là bước trải nghiệm thực tế giúp cho các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo trong thực hành trong bài làm văn. Hoạt động này còn là biện pháp tăng cường sự phấn đấu tích cực trong mỗi cá nhân học sinh, phát trển cho các em thêm nhiều kĩ năng mới. Tóm lại đây là phương pháp giáo dục tích cực cho học sinh, nó góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp và chất lượng dạy học của trường. Trên đây là một vài phương pháp giáo dục còn mang tính chủ quan tuy có dựa trên thực tế quá trình áp dụng tại trường nhưng không tránh khỏi những khiếm
  13. 21 khuyết. Tôi hy vọng nhận được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp giúp cho việc áp dụng sang kiến“ Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” đạt hiệu quả tốt nhất. VII. KIẾN NGHỊ - Với sở GD & ĐT tỉnh Quảng Nam: Tiếp tục có các buổi tập huấn chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học tích cực để giáo viên có thêm kinh nghiệm giảng dạy. - Với trường: Tăng cường mua thêm tài liệu nghiên cứu về văn học để giáo viên và học sinh tham khảo.
  14. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo giáo dục và thời đại. 2. Bùi Minh Toán. Tập bài giảng chuyên đề Ngôn ngữ và văn học. 2009. 3. Đỗ Hữu Châu. Một số luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các tác phẩm văn học. Tạp chí ngôn ngữ, số 2, 1990. 4. Khrap-chen-kô. Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học. NXB Tp HCM. 1978 5. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học. NXB ĐHQG. 1998. 6. Một số trang web khác về giáo dục. 7. Nguyễn Lai. Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học. NXB GD. 1996. 8. Nguyễn Thuỳ. Viết văn, Đọc văn: "Đối thoại với chính mình, với người" (nguồn: dactrung.net) 9. Phương Lựu. Lí luận văn học. NXBGD. 2003. 10. Trần Đình Sử. Thi pháp Truyện Kiều. NXB GD. 2002
  15. 23 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Phạm vi đề tài 3 3.Đối tượng 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 1.Những kiến thức lí luận cần cung cấp cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản 7 1.1 Những hiểu biết về một số thể loại văn học. 1.2 Các nhóm lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học. 2.Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào phần làm văn nghị luận văn học 17 2.1.Những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học 17 2.2. Những nguyên tắc quan trọng khi vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn nghị luận văn học 17 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 VI. KẾT LUẬN 20 VII. KIẾN NGHỊ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22