SKKN Biện pháp giúp trẻ 24–36 tháng tuổi A trường Mầm non Hoài Thượng hình thành thói quen tốt trong ăn uống

doc 11 trang Đinh Thương 15/01/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ 24–36 tháng tuổi A trường Mầm non Hoài Thượng hình thành thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_tre_2436_thang_tuoi_a_truong_mam_non_hoa.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp giúp trẻ 24–36 tháng tuổi A trường Mầm non Hoài Thượng hình thành thói quen tốt trong ăn uống

  1. Biện pháp 1: “Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân trước khi ăn”. Như chúng ta đã biết, những thói quen, hành vi văn minh ở trẻ không phải tự nhiên mà có. Chính vì vậy, vai trò của giáo viên và người lớn dạy bảo, hướng dẫn cho trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết. Do đó công tác chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non. Trẻ ở giai đoạn này hay bắt chước nhưng lại mau quên. Nếu không nhắc nhở thường xuyên, không hướng dẫn cụ thể thì trẻ không thể hình thành thói quen được. Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho trẻ, phòng tránh được các dịch bệnh thường gặp dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ mà còn rèn cho trẻ ý thức tự giác, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đó là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. VD: Trước bữa ăn, tôi cùng với các giáo viên trong lớp đã cho trẻ ngừng mọi hoạt động vui chơi và chỉ định chỗ ngồi cho trẻ, không cho trẻ đùa nghịch, chạy nhảy hoặc di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác. Khi trẻ đã ổn định chỗ ngồi, tôi tiến hành cho trẻ trong từng bàn xếp hàng để đi vệ sinh và rửa tay sạch sẽ. Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, phấn khởi, trẻ tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động ăn cùng các bạn. 3
  2. (Hình ảnh : Trẻ xếp hàng , đi vệ sinh cá nhân trước khi ăn cơm) Biện Pháp 2: “Động viên trẻ tự xúc ăn, nhắc nhở khen ngợi trẻ trong giờ ăn”. Trong thực tế một số phụ huynh còn sợ con bẩn nên không cho trẻ dùng thìa tự xúc ăn như vậy vô tình chúng ta đã kìm hãm khả năng tự xúc của trẻ. Mà chúng ta nên để trẻ tự xúc ăn. Với những trẻ ăn chậm, kém ăn khi trẻ ăn nên xới cho trẻ từng ít một, ăn hết lại xới thêm, để tăng hứng thú ăn uống cho trẻ. Tránh ép trẻ ăn khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn. Trong khi ăn, tôi cùng giáo viên trong lớp thường động viên trẻ kịp thời: nếu xúc ăn ngoan, hết xuất sẽ rất xinh, học giỏi , được cô yêu Với những trẻ lười ăn, trẻ xúc ăn chậm hơn các bạn tôi không hề thúc giục mà cứ để trẻ xúc ăn từ từ nhai kỹ nhưng vẫn không quên khích lệ kịp thời để trẻ ăn nhanh như bạn. Tôi cũng chú ý đến cá tính riêng của từng trẻ để có sự điều chỉnh kịp thời. Phối hợp với phụ huynh khi về nhà cũng cho trẻ tự xúc ăn như ở lớp. Có như vậy việc dạy dỗ của giáo viên mới đạt kết quả cao. 4
  3. (Hình ảnh: Trẻ tự xúc cơm ăn ) (Hình ảnh: Giáo viên trong lớp động viên trẻ ăn) Biện pháp 3: “Giáo dục trẻ có thói quen tốt trong ăn uống thông qua các bài thơ, bài hát”. Thông qua các bài thơ, bài hát hay câu truyện việc dạy cho trẻ những thói quen tốt sẽ nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn đối với trẻ. Với hình thức các bài thơ, bài hát, câu truyện vui nhộn, mộc mạc, dí dỏm, dễ hiểu, đặc biệt là những bai thơ, câu truyện giàu hình ảnh được các tác giả viết với mục đích rất rõ ràng giúp cho các con dễ nhớ, dễ thuộc, giúp giáo dục các con phát triển toàn diện về nhân cách. Từ những bài học nhỏ như cách ngồi, cách ăn uống, cách cầm thìa Chính vì vậy, mà sử dụng những vần thơ hay, những câu truyện, bài hát để giáo dục các con hình thành nề nếp, thói quen tốt trong cuộc sống mang lại hiệu quả rất cao. Tôi đã tìm tòi và sưu tầm một số bài thơ, bài hát, câu truyện để giáo dục trẻ về thói quen, hành vi tốt trong ăn uống. 5
  4. Ví dụ: Bài thơ “Ăn” giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn và ăn ngoan, ăn hết suất: Ăn Rửa tay sạch Ngồi vào ghế Mặc yếm vào Nhai thật kỹ Bé đứng trước Nuốt cho ngon Lớn đứng sau Ăn hết cơm Dắt tay nhau Không rơi vãi Bài thơ: “ Giờ ăn” cũng giáo dục trẻ tự xúc cơm ăn gọn gàng, không làm rơi vãi cơm ra bàn và phải ăn hết xuất Giờ ăn Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm Với bài hát “Giờ ăn đến rồi” Rèn cho trẻ thói quen cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định và rứa tay sạch sẽ trước khi ăn. 6
  5. Biện pháp 4: “Phối kết hợp với phụ huynh”. Thực tế đầu năm học ở lớp tôi rất nhiều phụ huynh cho con em mang quà bánh đến lớp. Đến giờ ăn ở lớp trẻ thường ăn rất ít, nhiều trẻ ngậm cơm và bỏ xuất. Vì vậy tôi đã vận động phụ huynh cố gắng cho con không ăn quà vặt nhất là đồ ngọt. Vì những trẻ ăn quà vặt và đồ ngọt thì thường thiếu cảm giác đói, không thèm ăn, lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng trao đổi cởi mở với phụ huynh các chăm sóc con tại nhà. Ví dụ: Tôi trao đổi với phụ huynh chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ ở trường và thực đơn các bữa ăn trong ngày của trẻ. (Hình ảnh: Trao đổi , tuyên truyền tới phụ huynh chế độ chăm sóc giáo dục trẻ) Một cách đơn giản để tuyên truyền tới phụ huynh mang lại hiểu quả cao nhất đó chính là xây dựng góc tuyên truyền. Góc tuyên truyền này tôi bố trí ở ngoài lớp, chỗ mà phụ huynh có thể nhìn rõ nhất. Trong góc tuyên truyền, tôi dán kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ trên lớp để phụ huynh nắm được và kết hợp với giáo viên chặt chẽ hơn trong việc giáo dục con ở nhà. Nội dung tuyên truyền là các bài thơ, bài hát, câu truyện gần gũi với cuộc sống hay bẳng theo dõi sức khỏe của trẻ 7
  6. Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp đầu năm hay zalo nhóm lớp tình tình những trẻ cần quan tâm. Bằng những hình thức phối hợp trên mà trẻ trong lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, trong bữa ăn trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn, . 3. Kết quả (áp dụng thực tiễn) Để có được kết quả cao trong việc rèn nề nếp và tạo thói quen ăn uống cho trẻ ngoài nắm vững các phương pháp, người giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp từ đó có những biện pháp tác động phù hợp. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trên lớp để tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất. Tạo cơ hội cho trẻ được làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ. a. Kết quả đạt được + Đối với trẻ: Các giờ ăn đạt hiệu quả hơn, đa số trẻ tự xúc và ăn nhanh hơn, trẻ tích cực và chủ động trong mọi hoạt động. Trẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô như: Tự lấy ghế ngồi vào bàn khi ăn, tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự lấy cốc uống nước, rửa tay lau mặt, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, xếp ghế khi ăn xong + Đối với giáo viên: Tôi có thêm kinh nghiệm hơn trong việc giúp trẻ hình thành thói quen trong ăn uống. Mạnh dạn tự tin, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những thói quen 8
  7. tốt trong ăn uống ngay từ khi còn nhỏ. Thực hiện tốt chuyên đề “lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non. + Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc hình thành thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Ngày càng tin tưởng và gửi gắm con em mình học trong một môi trường an toàn, gần gũi và thân thiện. Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ. b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. Sau một thời gian thực hiện “Biện pháp giúp 24 -36 tháng tuổi A hình thành thói quen tốt trong ăn uống”. Bản thân tôi nhận thấy các biện pháp mà tôi áp dụng hoàn toàn phù hợp với trẻ 24 -36 tháng tuổi. Giúp trẻ hình thành những thói quen tốt trong ăn uống. Tuy nhiên, sau khi áp dụng vẫn còn một số trẻ chưa đạt kết quả như mong muốn. Chính vì vậy tôi tiếp tục nâng cao – mở rộng thực hiện các biện pháp trên cho trẻ lớp tôi trong năm học này. 4. Kết luận nội dung trình bày: Hình thành thói quen trong ăn uống là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ nhà trẻ. Giáo viên cần nắm vững các phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp từ đó có những biện pháp tác động phù hợp. Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ thực hành thói quen trong ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ. 5. Kiến nghị. 1. Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức chuyên đề cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. 2. Đối với nhà trường: 9
  8. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học tập dự giờ bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ. 3. Đối với cấp phòng, sở: Thường xuyên mở các lớp bồi dường cho giáo viên học tập về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Bảng kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện biện pháp trên tại lớp 24 – 36 tháng tuổi A trường mầm non Hoài Thượng (Tổng số 25 cháu) ST TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐ SỐ TỶ SỐ TRẺ TỶ TĂNG T TRẺ TRẺ LỆ ĐẠT LỆ % ĐÁN ĐẠT % SAU H TRƯỚ KHI ÁP GIÁ C KHI DỤNG ÁP DỤNG 1 Trẻ có thói quen vệ sinh 10 40% 25 100% 60% trước khi ăn. 2 Trẻ biết mời cô và các bạn 5 20% 25 100% 80% khi ăn. 3 Trẻ biết tự xúc ăn gọn 25 8 32% 20 80% 48% gàng, ăn hết xuất 4 Trẻ biết tự phục vụ sau 4 16% 24 96% 80% khi ăn (cất bát, cất ghế) 10
  9. PHẦN IV. CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Trên đây là báo cáo “Biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi A trường mầm non Hoài Thượng hình thành thói quen trong ăn uống”. Rất mong sự đóng góp ý kiến ban giám khảo để bài thuyết trình của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hoài Thượng, ngày 30 tháng 05 năm 2023 GIÁO VIÊN Lê Thị Thu Dung 11