SKKN Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1 có hội chứng tự kỷ hòa nhập trong trường Mầm non

docx 8 trang Đinh Thương 15/01/2025 331
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1 có hội chứng tự kỷ hòa nhập trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_tre_lop_mau_giao_4_5_tuoi_so_2_truong_ma.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1 có hội chứng tự kỷ hòa nhập trong trường Mầm non

  1. Trẻ còn nhút nhát, còn thụ động, ngôn ngữ hạn chế và rất nhiều trẻ ngọng làm hạn chế khi trẻ tham gia các hoạt động. Phụ huynh Chưa hiểu đúng về hội chứng tự kỷ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng chưa đa dạng, chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ có hội chứng tự kỷ. Để bản báo cáo đạt hiệu quả cao nhất tôi đã mạnh dạn khảo sát với lớp 4-5 tuổi số 2 với những nội dung sau: TT Nội dung khảo sát Số lượng đạt Tỷ lệ phần trăm Đầu năm được 1 Trẻ sử dụng hành vi không lời 1/28 3,57 % 2 Trẻ kém tương tác 1/28 3,57% 3 Trẻ thiếu quan hệ tình cảm xã hội 1/28 3,57% Từ kết quả khảo sát và những thuận lợi khó khăn trẻ tôi đã tìm tòi và sưu tầm ra các biện pháp sau: 2. Một số biện pháp giáo dục giúp trẻ 4-5 tuổi số 2 sớm được hòa nhập với các bạn trong lớp và trong trường mầm non Hương Mạc 1. a. Biện pháp 1: Tìm hiểu sở thích Là người chăm sóc và giáo dục trẻ có thể thấy sở thích chính là yếu tố dễ dàng nhất cho một đứa trẻ trên hành trình khám phá cuộc đời. Nhờ sự tư vấn cả trên lớp và ở nhà, giáo viên phải tìm hiểu sở thích của trẻ ở nhà và cho trẻ làm những việc trẻ thích. Tìm hiểu trẻ thích cái gì ? Trẻ thích ăn gì? Uống gì ? thói quen ngủ của trẻ như thế nào? Trẻ thích thích đồ chơi gì ? thói quen như thế nào? Từ những sở thích ấy cô gần gũi và hiểu trẻ hơn, để từ đó hướng trẻ vào hoạt động theo mục tiêu của cô. Vận dụng một cách khéo léo gần gũi trẻ khiến trẻ cảm thấy gần gũi giúp trẻ có hiệu quả hoạt động tốt nhất. b. Biện pháp 2: Quan tâm chăm sóc Đối với trẻ có hội chứng tự kỷ tôi thường dành thời gian vào các giờ nghỉ cá nhân, chăm sóc, hỏi han, dạy dỗ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập với các bạn. Bổ sung thêm những kiến thức mà trẻ chưa nắm được do tiếp thu chậm hoặc chưa được tham gia. Bằng cách ôn tập lại vào những giờ nghỉ hoặc cuối các hoạt động hay nhắc lại khi học bài mới. Nếu trẻ sai thì khuyến khích trẻ khác giúp đỡ bạn, không phân biệt kì thị tạo cho trẻ cảm giác cô lập và bị xa lánh. Luôn động viên trẻ làm tốt hơn. Ngoài ra ở các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời, cô chú ý trẻ, hướng dẫn trẻ khi chơi với các bạn con nên như thế nào và theo dõi chặt chẽ để ý hành động
  2. của trẻ, tránh để cho trẻ bị rơi vào tình trạng cô lập hoặc gây những hành động ảnh hưởng đến các bạn khác. Cho trẻ tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động ngoài trời Khiến trẻ cảm thấy trường như là ngôi nhà thứ hai và không còn cảm thấy sợ hay xa lạ nữa. c. Biện pháp 3: Kết hợp với cha mẹ học sinh Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình sức khỏe của con ở lớp và tư vấn phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho con, để con có thể trò chuyện, tương tác, tập trung hơn với mọi người. Phụ huynh gọi tên con nhiều, học cùng con, hỏi con xem hôm nay cô dạy con về bài gì và cùng con ôn lại, chơi cùng con cho con ra ngoài chơi và trải nhiệm. Ví dụ như: cùng con đi đá bóng, cùng con đi xúc cát, cùng con đi siêu thị để trẻ được đồng hành, thích nghi với mọi người và môi trường xung quanh. Nếu trẻ không phối hợp bố mẹ có thể cho con đi thăm khám bác sỹ để nắm rõ tình hình của con. d. Biện pháp 4: Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật Ở giai đoạn 4-5 tuổi này trẻ đã phát triển mạnh về ngôn ngữ, vốn từ, biết nói thành câu, đọc thơ, hát và biểu lộ cảm xúc của mình. Nhờ những nhân vật và ngôn từ trong sáng trong các bài thơ, câu hát giúp trẻ thư giãn và phát triển tư duy cảm xúc. Chính vì vậy tôi thường xuyên cho trẻ nghe nhạc, hoạt động kết hợp với âm nhạc, động viên trẻ hát cho cô nghe nhiều và hát những bài hát về chủ đề, cô hướng dẫ trẻ hát từng câu hát một. Ngoài ra ở các hoạt động nặn vẽ tôi cho trẻ nặn vẽ nhiều, thay đổi nguyên vật liệu giúp trẻ có nhiều trải nhiệm và phát triển hoạt động thô, tinh và tính sáng tạo của trẻ. Ví dụ như: cho trẻ tạo hình mặt sư tử từ lá cây, tạo hình từ các loại hạt, hay rau củ. e. Biện pháp 5: ABA: ứng dụng phân tích hành vi ABA là ba chữ viết tắt: Applied Behaviour Analysis (Ứng dụng phân tích hành vi). Đây là phương pháp được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ. Nó là chương trình ứng dụng nhằm cải thiện nhiều mặt của trẻ tự kỷ: nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, tự phục vụ Những mặt này của trẻ tự kỷ sẽ được thăm khám, quan sát rất kỹ lưỡng, trên cơ sở đó tôi xây dựng chiến lược trị liệu cho riêng từng trẻ (phương pháp này không thể áp dụng cho nhiều trẻ cùng một lúc), tiến hành chia nhỏ những phân tích, những hành vi mà trẻ cần thực hiện trong chương trình, hành vi sẽ được chia nhỏ để dễ thực hiện nhất. Sự khuyến khích động viên trẻ hợp tác là một điều rất quan trọng của phương pháp, từng trẻ khác nhau sẽ có những đam mê và sở thích khác nhau, giáo viên nên hiểu rõ điều này để xây dựng kế hoạch khuyến khích cho phù hợp.
  3. Đồng thời chương trình này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vị tích cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống. Được thiết kế để dạy kỹ năng cho trẻ, từ các kỹ năng đơn giản như: tắm rửa, mặc quần áo cho đến những khía cạnh phức tạp khác trong xã hội. ABA được điều chỉnh và cá nhân hóa tùy theo kỹ năng nhu cầu, hứng thú, sở thích và điều kiện của gia đình. Phương pháp ABA bao gồm 3 bước sau: Mệnh lệnh - Hành vi - Kết quả Xác định mục tiêu là một hành vi cụ thể mà trẻ cần đạt được. Mỗi lần trẻ thực hiện đúng hành vi hoặc kỹ năng đó, trẻ sẽ nhận một phần thưởng. Phần thưởng có thể là bất kỳ thứ gì có ý nghĩa với trẻ như: lời khen, đồ chơi, sách, truyện hoặc xem những chương trình mà trẻ yêu thích. Loại bỏ hành vi tiêu cực thay thế bằng hành vi tích cực. 3. Kết quả tôi đã thu được. a. Kết quả thu được. Sau một năm áp dụng phương pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau: * Về phía giáo viên. Bản thân tôi và cô giáo ở lớp đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng giáo dục trẻ có hội chứng tự kỷ học hòa nhập. Có nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các góc chơi và các hoạt động khác. * Về phía phụ huynh. Phụ huynh rất hào hứng để sẵn sàng phối hợp cùng cô giáo trong việc nâng cao chất lượng cho hoạt động như: Cung cấp nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ chơi, có ý thức tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các lớp học chuyên biệt dành cho trẻ có hội chứng tự kỷ. * Về phía trẻ. Trẻ đã thích tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp có ý thức, không còn chơi một mình, biết chơi cùng bạn, biết ngồi ngoan nghe cô giảng bài. Khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ tiến bộ rõ rệt, đã điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình. Trẻ biết tập thể dục, biết vẽ, tô màu, dán, khi có sự giúp đỡ của cô. Chính vì vậy mà là một giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu tiên cho trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ, giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức các hoạt động học, hoạt động hàng ngày, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi bằng tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong trường mầm non, góp phần giúp trẻ được phát triển toàn diện nhân cách như những đứa trẻ bình thường. b.Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn) - Có kế hoạch thực hiện giáo dục trẻ có hội chứng tự kỷ - Nội dung giáo dục trẻ có hội chứng tự kỷ phù hợp rõ ràng
  4. 4.Kết luận Qua một năm thực hiện các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn của cha mẹ, giáo viên và các lực lượng khác trong cộng đồng. Chỉ có giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường thì trẻ tự kỷ mới có những cơ hội tốt để phát triển hết khả năng và phát huy hết tiềm năng học hỏi. Chính vì vậy mà là một giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu tiên cho trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ, giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức các hoạt động học, hoạt động hàng ngày, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi bằng tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong trường mầm non, góp phần giúp trẻ được phát triển toàn diện nhân cách như những đứa trẻ bình thường. 5. Kiến nghị, đề xuất. 5.1. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn Thường xuyên thăm lớp dự giờ cho giáo viên nhiều hơn nữa 5.2 Đối với lãnh đạo nhà trường Tổ chức thêm nhiều chuyên đề và đặc biệt là chuyên đề về giáo dục trẻ có hội chứng tự kỷ 5.3 Đối với Phòng Giáo Dục và Đào Tạo; Sở Giáo Dục Đào Tạo Thường xuyên mở các lớp bôi dưỡng, chuyên đề cho giáo viên học tập nâng cao chất lượng giáo dục trẻ có hội chứng tự kỷ PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Sau đây là bảng tổng kết hợp trước và sau khi áp dụng “Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1 có hội chứng tự kỷ hòa nhập trong trường mầm non” TT Nội dung khảo sát năm học 2022-2023 Đầu năm Tỷ lệ % Cuối năm Tỷ lệ % 1 Trẻ sử dụng hành vi không lời 1/28 3,57 0/28 0 2 Trẻ Kém tương tác 1/28 3,57 0/28 0 3 Thiếu quan hệ tình cảm xã hội 1/28 3,57 0/28 0 PHẦN IV: CAM KẾT Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp triển khai đã thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hương Mạc, ngày tháng năm 2023 Giáo viên Nguyễn Thị Bích Phượng
  5. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN . TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG . HIỆU TRƯỞNG Đàm Thị Oanh XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TỪ SƠN
  6. MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1.Thực trạng việc GD trẻ có hội chứng tự kỷ 2 a.Ưu điểm 2 b.Hạn chế và nguyên nhân 3 2. Biện pháp GD cho trẻ sớm hòa nhập với các bạn trong lớp 3 và trong trường MN a.Biện pháp 1: Tìm hiểu sở thích 3 b.Biện pháp 2: Quan tâm chăm sóc 3 c.Biện pháp 3: Kết hợp với cha mẹ học sinh 4 d.Biện pháp 4: Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật 4 e.Biện pháp 5: ABA 4 3.Kết quả 5 a.Kết quả đạt được 5 b.Điều chỉnh bổ sung 6 4. Kết luận 6 5.Kiến nghị, đề xuất 6 a.Đối với tổ chuyên môn 6 b.Đối với lãnh đạo nhà trường 6 c.Đối với Phòng GD&ĐT ; Sở GD&ĐT 6 3 PHẦN III: MINH CHỨNG 6 4 PHẦN IV: CAM KẾT 6