SKKN Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc cho học sinh Lớp 2C trường Tiểu học Bình Thuận

docx 10 trang binhlieuqn2 03/03/2022 13681
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc cho học sinh Lớp 2C trường Tiểu học Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_ren_ki_nang_doc_trong_gio_tap_doc_cho_hoc_sin.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc cho học sinh Lớp 2C trường Tiểu học Bình Thuận

  1. PHẦN I: MỞ ĐẦU Tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học tạo ra những cơ bản ban đầu và bền vững về tri thức, về kĩ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp các em học tốt ở bậc học tiếp theo. Chính vì vậy ở Tiểu học yêu cầu phải dạy đủ 9 môn học bắt buộc. Trong những môn học đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Môn Tiếng Việt giúp các em tiếp nhận những tri thức ban đầu, sơ giản nhưng rất cần thiết về tiếng Việt phổ thông như: Ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng Trên cơ sở đó rèn những kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp. Phân môn Tập đọc được coi như môn khởi đầu để học tiếp các môn khác. Lúc đầu các em học để biết đọc, qua đó dùng đọc để học các môn học khác và để tiếp thu các tri thức của nhân loại. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục”. Những năm gần đây, cùng với sự đầu tư và phát triển của giáo dục, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao. Giáo viên trường Tiểu học Bình Thuận không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc đổi mới phương pháp “rèn đọc” cho học sinh. Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh bên cạnh những thành công còn một số hạn chế, nhất là đối với lớp 2, các em mới chuyển từ lớp 1 lên, qua thời gian nghỉ hè, nhiều em không thường xuyên ôn luyện nên khi bắt đầu vào năm học lớp 2, kỹ năng đọc của một số em còn yếu, dẫn đến kết quả “đọc” của một số lớp chưa cao. Vì thế giáo viên cần phải dạy đọc bài Tập đọc với giọng thế nào? làm thế nào chữa lỗi “đọc” cho học sinh, làm thế nào để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu để hiểu nội dung văn bản được đọc, để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Chính vì lí do trên đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy “đọc” như thể nào để giúp các em thực hiện được nhiệm vụ phân môn Tập đọc. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhất là chúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin, nếu học sinh đọc yếu, đọc chậm các em sẽ bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, các em sẽ thiệt thòi trong giao tiếp, trong việc học tập Trong suốt quá trình học tập học sinh sử dụng “đọc” rất nhiều, các em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc sách giáo khoa, đọc truyện chính vì vậy, dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn kĩ năng đọc mà còn phát triển những kĩ năng khác. Qua việc học các bài Tập đọc học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, bước đầu có khái niệm cơ bản về nhân vật, hình ảnh, bố cục góp phần hình thành và bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp của con người như tình yêu quê hương đất nước, tình thầy trò, tình bạn bè , tình yêu Tiếng Việt. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã thực hiện: “Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 2C trường Tiểu học Bình Thuận”
  2. 2 PHẦN II: MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1. Thực trạng a. Đặc điểm tình hình của lớp 2C Năm học 2020 - 2021 Năm học 2020 - 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2C. HS có Tổng Dân Nữ HS HS HS xã HS Nữ Nam HC éo số tộc DT nghèo c.nghèo ngoài le K.tật 36 19 17 10 5 1 1 1 4 0 b. Khảo sát thực tế lớp 2C Khi nhận lớp tôi cho các em đọc bài tập đọc “ Có công mài sắt,có ngày nên kim” và thu được kết quả như sau: Thời gian TSHS Đọc tốt Đọc bình thường Đọc yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tháng 9/2020 36 10/36 27,8 16/36 44,4 10/36 27,8 Qua kết quả khảo sát đầu năm ở lớp tôi nhận thấy học sinh còn mắc phải những lỗi sau: * Sai về phụ âm đầu Đây là lỗi mà nhiều em mắc phải, nguyên nhân này có thể do ảnh hưởng của tiếng địa phương, do nói theo nhiều thành quen (học sinh phát âm sai, bố mẹ không chỉnh sửa), do bản thân các em chưa biết cách điều chỉnh, chưa kiên trì luyện tập, do bộ phận phát âm chưa hoàn chỉnh vì vậy dẫn đến phát âm không chuẩn từ đó làm cho người nghe hiểu sai ý muốn nói. Ví dụ: “nắn nót” ý muốn nói viết cẩn thận nhưng lại phát âm là “lắn lót” làm cho người nghe hiểu sai, dẫn đến sai ý muốn nói. * Sai về dấu thanh Lỗi về dấu thanh là lỗi học sinh cũng hay bị mắc nhưng không nhiều bằng lỗi về phụ âm đầu, tuy nhiên lỗi về dấu thanh rất khó sửa, cần nhiều thời gian và kiên trì luyện tập. Ví dụ: “giảng giải” nhưng học sinh phát âm thành “giạng giại” dẫn đến người nghe không hiểu được nghĩa muốn nói. * Sai về vần Lỗi này thường mắc ở một số em do thói quen sử dụng từ ngữ của vùng miền (rượu - riệu, gãy - gẫy ) Ví dụ: “mài thành kim” nhưng HS lại phát âm lại đọc là “mài thằn kim” làm cho người nghe hiểu lầm.
  3. 3 2. Biện pháp 2.1. Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh đọc đúng, đọc hay - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Trong những tuần đầu tôi ổn định nền nếp lớp, kiểm tra sách vở của học sinh, hướng dẫn các em cách bọc vở, dán nhãn cho phù hợp. Đồng thời hướng dẫn các em cách bảo quản, giữ gìn sách vở cũng như đồ dùng học tập của mình. - Phân loại đối tượng học sinh: Đây có thể coi là một giải pháp có tính khả dụng vì giúp cho giáo viên có thể theo dõi, bồi dưỡng, kèm cặp, uốn nắn đến từng đối tượng học sinh trong lớp. Cần phân loại học sinh trong lớp thành các nhóm cùng đối tượng để rèn kỹ năng đọc như: + Nhóm 1: Đối tượng học sinh đọc yếu. + Nhóm 2: Đối tượng học sinh đọc bình thường. + Nhóm 3: Đối tượng học sinh đọc tốt. - Rèn tư thế đọc cho học sinh: Để rèn cho học sinh thói quen đọc được tốt tôi luôn chú ý và hướng dẫn học sinh đến tư thế cầm sách, cách đứng đọc, cách ngồi đọc. Chú ý khoảng cách từ mắt đến sách, cổ và đầu phải thẳng. Khi đọc phải to rõ ràng, đủ cho cả lớp nghe, phát âm chính xác. Khi bạn đọc bài những bạn còn lại phải chỉ tay vào bài theo bạn đọc. - Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết Học sinh hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. 2.2. Rèn kỹ năng đọc đúng - Đọc rõ ràng, liền mạch từng câu, đoạn, cả bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, giữa các cụm từ, các phần trong bài tập đọc. - Cường độ, tốc độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí). - Tốc độ đọc vừa phải (không ê,a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/phút. - Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. - Đối với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm (môi - răng - lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi);
  4. 4 Ví dụ: Khi học sinh sai lẫn âm l / n giáo viên cần hướng dẫn: + Âm l: Lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứt khoát. + Âm n: Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài. Với những học sinh vẫn chưa phát âm được, giáo viên có thể yêu cầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại để đọc âm l (đối với âm n, khi bóp mũi lại sẽ không thể đọc được). Ví dụ: Học sinh sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần “ac” đọc thành “at”, giáo viên cần hướng dẫn: + ac: Mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi. + at: Môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi. Ví dụ: Học sinh sai lẫn dấu thanh (gặp ở những học sinh có hệ thống bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh) giáo viên cần hướng dẫn: - Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: đi ngủ - đi ngụ, cử tạ - cự tạ, củ sả - cụ sạ ) + Tiếng có thanh hỏi: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên. + Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát (không kéo dài). Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu. - Những tiếng có thanh sắc -thanh ngã (em bé ngã - em bé ngá, lọ mỡ - lọ mớ, ghế gỗ - ghế gố ) + Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng. + Những tiếng có thanh sắc: Đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngắn, đọc nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” (Tiếng Việt lớp 2, tập 1, trang 4) tôi hướng dẫn học sinh đọc các từ khó đọc như: quyển, nguệch ngoạc, các từ có âm đầu hay lẫn lộn l/n (làm, lúc, nắn nót) hoặc có âm cuối dễ lẫn như an/ang (chán, tảng ngắn), các từ khác (việc, viết, mải miết). Tôi cho học sinh đọc đúng đọc trước sau đó gọi những học sinh đọc sai, đọc yếu đọc theo bạn, cứ như vậy các em đọc đúng, đọc sai đó đã hiểu được mình cần đọc như thế nào mới đúng với bài đọc. - Trong việc luyện đọc cho học sinh, tôi luôn chú ý nghe học sinh đọc để có cách hướng dẫn cho từng em thích hợp, khuyến khích học sinh trong lớp nhận xét cách đọc của bạn, chỉ ra chỗ bạn đọc chưa đúng, cho học sinh đó đọc lại nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để luyện đọc tốt hơn.
  5. 5 - Tôi sắp xếp cho học sinh khá ngồi cạnh một học sinh yếu. Tôi hướng dẫn cho học sinh khá cách dạy, cách kiểm tra bài để kèm cho học sinh yếu, vào đầu giờ và giữa giờ Thời gian 15 phút đầu giờ mỗi buổi, cho học sinh giỏi đọc cho học sinh cả lớp ôn luyện. Sau đó luân phiên nhau để học sinh cả lớp đọc, nếu em nào quên hoặc sai thì bạn học sinh giỏi giúp bạn. Tôi khuyến khích động viên học sinh giỏi, khá kèm học sinh yếu mà tiến bộ thì sẽ có phần thưởng, kể cả học sinh yếu có sự tiến bộ trong học tập, em khá giỏi hướng dẫn được cho bạn như vậy thì có dịp bộc lộ được khả năng của mình, sẽ nắm vững hơn phần kiến thức. Những việc làm này tạo sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và có thói quen học tập tốt, xây dựng được nền nếp học tập. Ở nhà tôi động viên các em trong xóm giúp đỡ lẫn nhau, cùng học cùng chơi, cùng chia sẻ khó khăn trong học tập. Ví dụ: Khi học bài: “Gọi bạn”(Tiếng Việt lớp 2, tập 1, trang 28), khi cho học sinh luyện đọc trong nhóm, tôi cho học sinh đọc thầm mỗi khổ thơ hai lần rồi mới đọc cả bài. Lần 1 tôi cho các em học sinh khá đọc trước, ác em trong lớp cùng theo dõi bạn đọc, đọc nhẩm theo, đến lượt học sinh đó đọc thì sẽ đọc tốt hơn. Trong khi các em luyện đọc, tôi quan sát hướng dẫn, hỗ trợ thêm cho các em đọc yếu, đọc chậm, khuyến khích các em đọc có tiến bộ. Đối với bài học thuộc lòng, tôi hướng dẫn các em đọc kỹ hơn, tôi ghi một số từ lên bảng làm điểm tựa cho học sinh dễ nhớ và học thuộc sau đó tôi xóa dần để học sinh tự nhớ và học thuộc toàn bài. 2.3. Rèn kỹ năng đọc hiểu a. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài - Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải trong bài đọc. Tôi thường cho học sinh đọc hoặc nảy từ, giải thích nghĩa của từ đó sau đó đặt câu với từ vừa giải nghĩa để cho học sinh hiểu hơn nghĩa của từ. Ví dụ: Khi dạy bài: “Làm việc thật là vui” (Tiếng Việt lớp 2, tập 1, trang 16), sau khi học sinh đọc bài tôi cho các em giải nghĩa từ “rực rỡ”, “tưng bừng” và đặt câu với mỗi từ đó. + Khóm hồng nở hoa rực rỡ + Mọi người tưng bừng đi xem hội. - Ngoài ra tôi đưa ra những đồ dùng dạy học ( hiện vật, tranh ảnh, tranh vẽ, mô hình). Hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của một số từ mới. Điều cần lưu ý là dù giải nghĩa theo cách nào tôi cũng chỉ giới hạn trong phạm vi cụ thể của bài tập đọc chứ không mở rộng ra nghĩa khác nhất là các nghĩa xa lạ với các em làm mất sự hứng thú học tập của các em.
  6. 6 b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài - Để học sinh có thể nắm vững nội dung bài đọc, trong quá trình giảng dạy của mình tôi chú ý đến những việc làm giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc qua: + Phạm vi nội dung cần tìm hiểu: Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm) tình tiết của câu chuyện, nghĩa đen và nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ, ý nghĩa câu chuyện của bài văn hoặc khổ thơ. + Cách tìm hiểu nội dung bài đọc: Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó tôi tổ chức cho học sinh tìm hiểu kĩ câu hỏi bằng cách cho các em thảo luận nhóm hay các nhân tìm ra nội dung câu trả lời và nội dung bài học. - Tuy nhiên để giúp các em hiểu kĩ hơn tôi hướng dẫn các em hiểu thêm các từ khó trong bài làm toát lên nội dung của bài bằng những câu hỏi phụ, những lời giảng giải bổ sung. Ví dụ: Khi dạy bài: “Quả tim Khỉ” (Tiếng Việt lớp 2, tập 2, trang 50) tôi giúp các em hiểu thêm nghĩa của các từ: trấn tĩnh, bội bạc bằng những câu hỏi: + Hỏi: Khi nào thì chúng ta cần trấn tĩnh? (Khi gặp việc làm mà lo lắng, sợ hãi không bình tĩnh được) + Hỏi: Tìm từ cùng nghĩa với từ bội bạc? (phản bội, vô ơn, bội nghĩa) Sau khi học sinh nêu ý kiến tôi sơ kết lại những ý chính và nhấn mạnh những từ ngữ rút ra nội dung bài đọc. - Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài đọc tôi cũng chú ý rèn luyện cho các em cách trả lời câu hỏi, diễn đạt được ý, diễn đạt được nội dung bằng câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng với nội dung bài, tránh học sinh trả lời cộc lốc, ê a không đúng với nội dung câu hỏi và bài đọc. Bên cạnh đó cũng đặc biệt chú ý rèn kĩ năng sống cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài: “Làm việc thật là vui” (Tiếng Việt lớp 2, tập 1, trang 16), tôi cho học sinh thảo luận theo nhóm nêu những công việc làm của mình ở nhà mà mình đã làm và cho học sinh nêu lợi ích của công việc đó. 2.4. Rèn kỹ năng đọc hay (đọc diễn cảm) - Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc, tôi cho học sinh tìm ra những chỗ khó đọc, tìm ra cách thể hiện điều đó trong giọng đọc của mình, xác định được giọng đọc của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi hay mạnh mẽ, trầm lắng hay buồn thương; nhịp điệu của cả bài: nhanh, chậm, nhanh hơn hay chậm hơn. Ví dụ: Khi dạy bài: “Mẹ” (Tiếng Việt lớp 2, tập 1, trang 101), trước khi cho học sinh luyện đọc diễn cảm tôi cho học sinh nhắc lại cách đọc bài với giọng như thế nào rồi mới yêu cầu học sinh đọc, nếu học sinh đọc không đúng tôi hướng dẫn các em ngắt nhịp bài thơ:
  7. 7 Lặng rồi/ cả tiếng con ve/ Con ve/ cũng mệt/ vì hè nắng oi.// Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời/ Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru.// - Để luyện đọc diễn cảm, tôi thường đưa ra những cách đọc khác nhau, hướng dẫn học sinh nhận ra được cách đọc nào đúng, cách đọc nào sai hoặc cách đọc nào hay, cách đọc nào chưa hay. Cuối cùng học sinh luyện đọc cá nhân, ở một số bài tôi cho học sinh luyện đọc theo lối phân vai để làm sống lại các nhân vật trong từng bài đọc, từng tác phẩm. Ví dụ: Khi dạy bài: “Chuyện bốn mùa” (Tiếng Việt lớp 2, tập 2, trang 4) học sinh phải thể hiện được giọng đọc của từng nhân vật. Giọng nhân vật Đông giọng đọc buồn buồn: “Chỉ có em là chẳng ai yêu”, giọng của nhân vật Hạ tinh nghịch, hài hước, dí dỏm: “Thế mà Thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ”, giọng của nhân vật Thu thủ thỉ: “Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao lại có người không thích em được, giọng của nhân vật Bà Đất nhẹ nhàng, tình cảm: “Các cháu mỗi người một vẻ. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu”. 2.5. Rèn thói quen đọc mọi lúc, mọi nơi - Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em trong giờ học môn Tiếng Việt mà cần luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất. Người giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện những lỗi phát âm của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thói quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu. - Quan tâm rèn học sinh không chỉ trong giờ học Tiếng Việt mà trong tất cả các môn học như Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khi đọc bài tôi yêu cầu các em phải đọc chính xác nếu sai tôi cho dừng lại và điều chỉnh kịp thời. Qua đó giúp các em đọc đúng và rèn tính kiên trì, cẩn thận cho các em. - Khuyến khích các em đọc ở bất cứ đâu khi nhìn thấy chữ. Đọc ở biển quảng cáo, tờ lịch, những khẩu hiệu trong lớp học, ngoài sân trường để xem nội dung trong đó là gì hay thậm trí là khi về nhà có thể đọc trên bao cám ở gia đình. - Đọc sách, truyện tại thư viện góc lớp hoặc thư viện ngoài trời trong giờ ra chơi. Tôi lựa chọn những quyển sách phù hợp về thư viện góc lớp cho các em đọc. 3. Kết quả Sau một thời gian áp dụng những giải pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả như sau: * Đối với học sinh: Khả năng đọc cũng như lỗi phát âm của các em được cải thiện đáng kể, chất lượng đọc được nâng lên, học sinh hứng thú học tập, tạo
  8. 8 không khí thoải mái khi học, học mà chơi, chơi mà học. Bằng sự nhiệt tình trong công tác nghiên cứu giảng dạy, tôi đã vận dụng sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh lớp 2 để giúp các em không chỉ đọc tốt mà còn viết tốt, đọc chuẩn, đọc không sai lỗi. Học sinh cơ bản đã thay đổi được thói quen học tập, học tập tự tin, sáng tạo, tự giác thiếp thu bài, hứng thú học và làm chủ kiến thức của mình. Học sinh nắm chắc kiến thức ngữ âm, chất lượng môn học Tiếng Việt của học sinh đã được nâng lên nhiều so với trước. Tạo được cơ hội cho học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và có thói quen học tập tốt, xây dựng được nền nếp học tập. Những em đọc chậm, đọc ngọng, đọc hay sai âm, vần dần dần cũng đã mạnh dạn bày chia sẻ, mạnh dạn hỏi bạn khi không nắm được cách sửa sai. Kết quả khảo sát cuối năm: Thời gian TSHS Đọc tốt Đọc bình thường Đọc yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tháng 4/2021 36 20/36 55,6 16/36 44,4 0 0 Kết quả cuối năm: Chưa hoàn Hoàn thành tốt Hoàn thành Môn TSHS thành SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tiếng Việt 36 20/36 55,6 16/36 44,4 0 0 * Đối với giáo viên: Bản thân tôi khi nghiên cứu đã tìm ra một số phương pháp, biện pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Đồng thời đánh giá hiệu quả đạt được sau mỗi tiết dạy. Tạo được sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên với học sinh. * Đối với phụ huynh và xã hội: Phụ huynh học sinh và xã hội có liên quan trực tiếp, có trách nhiệm tham gia với nhiều hoạt động và hỗ trợ nhà trường nhiều hơn. Đồng thời cha mẹ học sinh còn được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua học sinh. Có tác động trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng học tập của học sinh. * Đối với nhà trường: Góp phần tạo được sự tin tưởng của các cơ qua lãnh đạo với chuyên môn của nhà trường và chuyên môn của giáo viên lớp 2.
  9. 9 PHẦN III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với nhà trường Có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để giáo viên dạy. Huy động tốt việc học sinh đi học đều, học đủ (Có đi đủ, đi đều học sinh mới có thể học tốt) Có sự chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn của đồng nghiệp Duy trì hiệu quả hoạt động của thư viện( thư viện mở, thư viện góc lớp) và đầu tư kinh phí bổ sung nguồn sách, truyện tại thư viện. 2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Từ Đầu tư cơ sở vật chất, bàn ghế đúng quy cách, trang thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trực tiếp. Tăng cường mở các chuyên đề để giáo viên có cơ hội học hỏi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã và đang áp dụng vào việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Bình Thuận. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để tôi có thể góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công hơn. Bình Thuận, ngày 20 tháng 9 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết Nguyễn Thị Chi