SKKN Chỉ đạo tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở thành phố Ninh Bình
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở thành phố Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_chi_dao_tang_cuong_giao_duc_phong_tranh_xam_hai_tinh_du.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Chỉ đạo tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở thành phố Ninh Bình
- NG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình. Chúng tôi: Trình Tỉ lệ % T Năm Nơi độ đóng Họ tên Chức danh góp tạo T sinh công tác chuyên ra sáng môn kiến 1 Trần Thị Hương 1969 Chuyên viên Đại học 20 Phòng Bùi Quang Vinh 1963 Trưởng phòng Thạc sĩ 20 Giáo dục và Phó Trưởng 3 Nguyễn Chí Thanh 1964 Đại học 20 Đào tạo phòng thành phố Phó Trưởng 4 Lương Thị Thanh Vân 1971 Đại học 20 Ninh Bình phòng 5 Phạm Xuân Dương 1979 Chuyên viên Thạc sĩ 20 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Chỉ đạo tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thành phố Ninh Bình” LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lí giáo dục. THỜI GIAN ÁP DỤNG: 01 năm học, từ tháng 8/2016. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung của giải pháp “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Đây chính là một thông điệp quan trọng khảng định: TRẺ EM chính là tương lai của đất nước; TRẺ EM cần được quan tâm đầy đủ, cần được bảo vệ và giáo dục, cần được sống trong yên bình, hạnh phúc để có thể trở thành những chủ nhân của một đất nước giàu mạnh. 1
- Thực tế đã chứng minh, xã hội càng phát triển thì những nguy cơ mất an toàn của trẻ càng cao. Tình trạng trẻ bị xâm hại cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt là hiện tượng trẻ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm sinh lý của trẻ. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an): “Trong 5 năm (2011-2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ. Các vụ xâm hại tình dục trẻ em trong những năm gần đây ngày càng có chiều hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng thống kê: Năm 2016, Việt Nam ghi nhận hơn 1.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Ở tỉnh Ninh Bình, từ tháng 1/2010 – tháng 12/2016, toàn tỉnh có 35 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực học đường cũng là một vấn nạn đối với ngành giáo dục. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 2 năm 2015 và 2016, mỗi năm cả nước có khoảng 1.600 vụ bạo lực học đường, tương đương với 5 vụ/ngày. Nhiều vụ bạo lực xảy ra gây phẫn nộ trong dư luận cả nước, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành giáo dục như: vụ bảo mẫu hành hạ trẻ dã man ở Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên đánh tím mặt học sinh ở Bát Xát (Lào Cai) tháng 3/2016, vụ nữ sinh ở Cẩm Thủy (Thanh Hóa) bị đánh hội đồng đến ngất xỉu, phụ huynh đánh cô giáo tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đức Trí quận Hải Châu (Đà Nẵng), Những số liệu trên đã gióng lên hồi chuông báo động đối với các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, trong đó có ngành giáo dục. Đây cũng chính là vấn đề gây hoang mang đối với nhiều bậc cha mẹ, gây nhức nhối, bức xúc trong toàn xã hội và là mối quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. 1. 1. Giải pháp cũ Những năm học trước, việc giáo dục học sinh về phòng tránh xâm hại trẻ em trong các nhà trường thường thực hiện như sau: - Về nội dung: Giáo viên và các nhà trường không được cung cấp hoặc hướng dẫn cụ thể về nội dung giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn bạo lực học đường mà chủ yếu là giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em. Tùy thuộc vào khả năng hiểu biết và kĩ năng sư phạm 2
- của từng giáo viên để lựa chọn, đưa thêm nội dung về giáo dục phòng tránh xâm hại. - Về hình thức: Hình thức chủ yếu là thông qua việc tích hợp, lồng ghép trong một số bài học thuộc các môn học như: Đạo đức, Giáo dục Công dân, Nhà trường thường sử dụng các bảng “Nội quy” hay “Những điều cấm” có tính “luật” làm căn cứ bắt buộc giáo viên và học sinh phải tuân thủ. Cách làm trên còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: - Việc giáo dục phòng tránh xâm hại trẻ em, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường và xâm hại tình dục chưa được coi trọng đúng mức; các nhà trường chưa coi đó là nhiệm vụ cần thiết mà chỉ xác định là nội dung cần lưu ý khi giáo dục về quyền và bổn phận trẻ em. - Giáo viên và các nhà trường chưa có định hướng cụ thể về nội dung giáo dục nên thường lúng túng khi lựa chọn nội dung để tích hợp trong các giờ dạy; một số giáo viên thường e ngại, né tránh việc giáo dục về giới tính, tình dục và xâm hại tình dục; - Cách giáo dục cũng còn nặng về lí thuyết, giáo điều mà chưa quan tâm đến việc hướng dẫn cho học sinh những kĩ năng xử lí để tự bảo vệ mình trong những tình huống mất an toàn, những nguy cơ có thể bị xâm hại. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tuyên truyền, hướng dẫn trẻ những kĩ năng ứng phó với các tình huống có thể gây mất an toàn cũng như phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng bạo lực học đường hay xâm hại tình dục trẻ em. Tình trạng trẻ bị xâm hại, đặc biệt là bị xâm hại tình dục, tình trạng bạo lực học đường chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. 1. 2. Giải pháp mới Nhằm chung tay cùng xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng bảo vệ trẻ em tránh khỏi bị xâm hại, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến: “Chỉ đạo tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thành phố Ninh Bình” và đã thu được những thành công nhất định. Các giải pháp cụ thể như sau: * Mô hình hóa giải pháp: Thực trạng và những ảnh hưởng của tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học 3 Tổ chức tập huấn đưởng CBQL, GV các
- * Mô tả giải pháp: 4
- Giải pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn bạo lực học đường Xác định đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trong các nhà trường chính là lực lượng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh phòng tránh bị xâm hại, chúng tôi đã mở các lớp bồi dưỡng theo từng cấp học nhằm nâng cao nhận thức và trang bị một số kĩ năng phòng tránh XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM và ngăn chặn BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG với một số nội dung cụ thể sau: Hiểu về tình trạng Những ảnh hưởng, tổn XÂM HẠI TÌNH DỤC thương do tình trạng xâm TRẺ EM và BẠO hại tình dục hoặc bạo lực LỰC HỌC ĐƯỜNG học đường gây ra TRANG BỊ CHO CBQL VÀ GIÁO VIÊN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Một số kĩ năng phòng Những dấu hiệu cảnh tránh xâm hại tình dục báo trẻ có thể bị bạo Trể em vầ ngăn chặn hành, xâm hại tình dục bạo lực học đường Các lớp tập huấn được tiến hành theo phương pháp “Cầm tay chỉ việc” và kĩ thuật “Khăn trải bàn” do các chuyên gia hướng dẫn. Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán các trường được trang bị các kiến thức, kĩ năng cụ thể về một số nội dung: 1. Hiểu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học đường và những ảnh hưởng của nó đến trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi: Ép buộc trẻ sờ mó vào cơ thể mình; sờ mó những bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ; cho trẻ xem phim, ảnh, ấn phẩm có nội dung đồi trụy; dụ dỗ, ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục. Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại có chủ ý, có ý đồ, 5
- thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Bạo lực học đường có thể xảy ra giữa các đối tượng như: giáo viên đánh học sinh, học sinh với học sinh hoặc cha mẹ học sinh với giáo viên, Xâm hại tình dục trẻ em cũng như Bạo lực học đường ngày càng có những diễn biến phức tạp và đều là những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2. Những ảnh hưởng, tổn thương do bị xâm hại tình dục hoặc bạo lực học đường gây ra Xâm hại tình dục trẻ em cũng như Bạo lực học đường không chỉ gây ra thương tích trên cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ mà còn làm tổn thương, để lại những dư chấn nặng nề về tinh thần trẻ hiện tại và sau này. Nhiều vụ tổn thương âm ỉ đeo bám các em suốt cuộc đời. Nhiều trường hợp trẻ mất niềm tin vào cuộc sống nên đã tìm đến cái chết. Xâm hại tình dục trẻ em cũng như Bạo lực học đường cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, hạnh phúc của gia đình cũng như tình cảm của từng thành viên trong gia đình. Xâm hại tình dục trẻ em cũng như Bạo lực học đường là một tệ nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội cũng như sự an toàn, an ninh, trật tự của xã hội. 3. Những dấu hiệu giúp thầy cô, cha mẹ có thể nhận diện nguy cơ trẻ có thể bị xâm hại tình dục hoặc bị bạo lực học đường a) Dấu hiệu thông qua thái độ, hành vi của trẻ: Thầy cô và người lớn cần đặc biệt quan tâm đến một số biểu hiện có thể trẻ bị xâm hại tình dục hoặc bị bạo lực học đường: - Trên cơ thể trẻ có dấu vết không bình thường; suy nhược, mệt mỏi. - Sống thu mình, không thích tiếp xúc với mọi người, trầm cảm hoặc xuất hiện bạn mới quen bí ẩn - Học hành sa sút, thiếu tập trung; có tiền, quà tặng, điện thoại, không rõ nguồn gốc. - Bỏ học không lý do, bỏ nhà đi đâu đó một thời gian. - Có hành vi hay gây rối hoặc có tính dục không phù hợp với lứa tuổi. - Lạm dụng chất gây nghiện (bao gồm cả ma túy và rượu). 6
- b) Dấu hiệu thông qua thái độ, hành vi của người lớn: - Cảnh giác với hành vi của những người lớn xung quanh trẻ. Những hành vi này có thể bao gồm: quan tâm quá mức, tặng quà, gây ảnh hưởng quá mức, yêu cầu được ở một mình với trẻ hoặc đến thăm trẻ mà không có sự giám sát của người lớn khác. - Xuất hiện người lạ ở khu vực trường hoặc gần nhà có những biểu hiện không bình thường. 4. Một số kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn bạo lực học đường a) Một số kĩ năng thầy cô, cha mẹ cần quan tâm: - Luôn gần gũi, tâm sự, để hiểu trẻ; thường xuyên quan sát để nhận thấy những dấu hiệu bất thường của trẻ; thông tin kịp thời với cơ quan, tổ chức và những người có trách nhiệm để cùng phối hợp ngăn chặn kịp thời. - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc nóng giận và kiểm soát hành vi để không đánh trẻ khi trẻ mắc lỗi: hít thở sâu, uống nước, rời khỏi vị trí trong thời gian ngắn để lấy lại bình tĩnh b) Một số kĩ năng cần dạy cho trẻ: - “Nói không”, “Đi khỏi”, “Chia sẻ”: + Luôn đề phòng cảnh giác (Cảnh giác với những lời hứa hẹn. Không theo người lạ mặt vì bất cứ lý do gì cho dù người đó nói cha mẹ nhờ đón. Không nhận bất kỳ món quà nào từ người lạ; khi ở nhà một mình tuyệt đối không được để ai vào phòng ngủ. + Tìm cách đi khỏi chỗ có nguy cơ mất an toàn. + Tìm cách chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người đáng tin cậy. + Ghi nhớ một số số điện thoại khẩn cấp mà các em có thể gọi khi gặp nguy hiểm: Số điện thoại Công an: 113; số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 1800.1567 hoặc số điện thoại của giáo viên, người thân - những người lớn an toàn mà các em tin cậy. - Một số cách thoát hiểm đơn giản khi bị kẻ xấu tấn công như: bị túm tay, bị ôm và bế lên từ phía trước, bị ôm từ phía sau, bị túm tóc, cách hất tay kẻ xấu, ấn vào mắt, cắn vào tay kết hợp đạp mạnh vào vùng tam giác giữa hai chân của kẻ xấu - Quy tắc “5 ngón tay”: 7
- Ngón cái: gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột - bé có thể ôm hôn mọi người hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Ngón trỏ: tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Ngón giữa: người quen như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ - bé có thể bắt tay chào hỏi họ. Ngón áp út: gặp người mới gặp lần đầu, các bé có thể dừng lại ở mức vẫy tay chào. Ngón út: ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh. - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn bè: kiềm chế cảm xúc, chia sẻ với thầy cô, bạn bè, 8
- Giải pháp 2: Chỉ đạo các trường tổ chức các hoạt động giáo dục về phòng phòng tránh xâm hại trẻ em phù hợp với đối tượng học sinh Trong năm học 2016-2017, chúng tôi đã chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp từng độ tuổi của trẻ với một số thức chủ yếu sau: 1. Giáo dục lồng ghép trong các hoạt động giáo dục và một số môn học có liên quan - Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường đưa nội dung về phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và ngăn chặn bạo lực học đường vào giảng dạy tích hợp, lồng ghép trong nội dung dạy học một số môn học như: + Cấp mầm non: Hoạt động chủ đề “Bản thân”, “Cơ thể tôi” + Cấp tiểu học: Đạo đức, Giáo dục lối sống, Tự nhiên và Xã hội + Cấp trung học cơ sở: Giáo dục công dân, An ninh - Quốc phòng Nội dung tích hợp được cụ thể hóa với từng bài, từng chủ đề, chủ điểm, đảm bảo yêu cầu không gây nặng nề cho tiết học - Cùng với việc giáo dục lồng ghép, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường đưa nội dung Giáo dục kĩ năng sống, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc hướng dẫn kĩ năng phòng tránh xâm hại, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn bạn bè, kiềm chế nóng giận và kiểm soát hành vi để không xảy ra bạo lực học đường. 2. Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa a) Lồng ghép trong các chương trình rèn luyện đội viên Chương trình rèn luyện đội viên với chủ đề “Hãy chung tay giúp trẻ lớn lên an toàn” tại trường Tiểu học Thanh Bình b) Tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề 9