SKKN Dạy học văn học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học văn học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_van_hoc_dan_gian_thong_qua_hoat_dong_trai_nghie.docx
- TRẦN THỊ THANH TÚ - TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH - NGỮ VĂN.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Dạy học văn học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
- ta đã tổng kết được một số nhận xét có tính khái quát về một số tầng lớp người nào đó hoặc một số biểu hiện sinh hoạt được lặp đi lặp lại trong xã hội. Phải có vốn hiểu biết về mặt này mới có thể ứng phó trong cuộc sống phức tạp. Cho nên phương pháp xử thế, cách thức tiếp xúc với đời là tri thức tối thiểu cần phải biết: “sống một nết, chết một tật”, “người ba đấng của ba loài”, “khôn sống vống chết”, “nước chảy chỗ chũng”, “mật ngọt chết ruồi” Tục ngữ Việt Nam rất dồi dào về việc nhìn nhận xã hội chung quanh, rút ra quy luật về đấu tranh sinh tồn. Cổ tích thế sự cũng có rất nhiều những truyện về các mối quan hệ bạn bè, anh em, vợ chồng và các lớp người trong xã hội. Dân ca có hàng loạt bài ghi chép về cuộc sống đặc biệt là vè phong tục. Đến một địa điểm người ta dùng nó giới thiệu giúp ta hiểu được phần nào về thể thức sinh hoạt: ma chay, cưới xin, tục lệ hay lịch sử: “Tháp Mười nước mặn, đồng chua Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng” -U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua. -Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um. - Hết gạo thì có Đồng Nai Hết củi thì có Tân Sài chở vô -Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai Ai về xin nhớ cho ai theo cùng. – Cám ơn hạt lúa nàng co Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng 4. Văn học dân gian góp phần bồi đắp kiến thức về quê hương Chương trình giáo dục nào cũng có ghi các bộ môn địa lí, lịch sử trong thời khóa biểu. Quần chúng nhân dân không tạo ra các bài dạy quy củ nhưng họ rất có ý thức cung cấp về kiến thức quê hương cho con em họ. Phương ngôn có nhiều câu giới thiệu thắng cảnh của đất nước, đặc điểm, đặc sản của từng vùng “lúa Xuân Viên, tình Hội Thống”, “dưa Gia,cà Láng”, “trai Cầu Vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, Cầu Lim” Còn có rất nhiều bài hát trong các dịp lễ nghi tế tự: Ải lao chúc tụng Phù Đổng thiên vương, bài văn chầu Bà (xưng tụng bà chúa yana ở Nha Trang) Cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, dã sử để giải thích lí do vì sao có mỏm núi này, cánh đồng nọ đều là những tài liệu vừa giúp cho sự hiểu biết,vừa nâng cao lòng tự hào với quê hương đất nước. Đất nước Việt Nam chúng ta đang dần đưa những tinh hoa trong tác phẩm văn học dân gian qua những lời ca tiếng hát ra giới thiệu với bạn bè khắp năm châu, đồng thời cũng là để truyền tinh yêu những giá trị xưa cho thế hệ trẻ Việt Nam. Ở một số địa phương đã mở các lễ hội âm nhạc dân gian để người dân có thể dễ dàng cảm nhận được phần nào giá trị của tác phẩm và tạo hứng thú cho người
- nghe tìm hiểu sâu hơn về văn học dân gian. Vào tối 15-3, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh trọng thể khai mạc Festival Bắc Ninh 2014 và Đại hội TDTT cấp tỉnh lần thứ VII với chủ đề “Hào khí Kinh Bắc – Bắc Ninh”. Từ đó, tình yêu đối với Dân ca Quan họ Bắc Ninh không còn là của một cá nhân hay một cộng đồng nhỏ lẻ mà có sự kết nối, thu hút sự quan tâm chú ý của cả nhân loại. Tình yêu đó ngày càng tỏa sáng và đẹp biết bao khi mỗi người đều biết biến tình yêu thành những việc làm thiết thực để bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa Quan họ. Mỗi gia đình, làng xóm, các thế hệ thay nhau tiếp nối, âm thầm trao gửi tình yêu và truyền dạy nghề chơi Quan họ để hôm nay và mai sau, dân ca Quan họ Bắc Ninh vẫn căng tràn sức sống, trọng nhau về nghĩa, mến nhau vì tình, say nhau vì câu ca, giọng hát trở thành một tài sản phi vật thể đặc biệt quý giá, rất khó tìm thấy ở các loại hình văn hóa nghệ thuật khác. Gần đây nhất từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 4 năm 2014 nước ta đã tổ chức festival Đờn ca tài tử Bạc Liêu với chủ đề “Đờn ca tài tử, Tình người - Tình đất Phương Nam”. Lần đầu tiên, đờn ca tài tử trở thành tâm điểm của một Festival quy mô quốc gia. Sự kiện này nhằm tôn vinh và quảng bá nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, một loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thông qua Festival nhằm nhằm tôn vinh và quảng bá nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; qua đó cũng góp phần tăng cường quảng bá về đất nước con người Nam bộ nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng; thu hút khách du lịch đến với vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc và tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam. 5. Cách gìn giữ và lưu truyền văn học dân gian của nhà nước ta trong thời đại ngày nay Nếu như trước kia văn học dân gian chỉ được lưu truyền và thưởng thức qua những hình thức dân gian như truyền miệng, truyền qua một số cuốn sách văn hóa nghệ thuật hay qua những hình thức diễn xướng ở các sân đình phần nào làm hạn chế khả năng thưởng thức của công chúng thì hiện nay nhà nước ta đã có những hình thức lưu truyền văn học dân gian phong phú đa dạng hơn, tạo hứng thú cho đông đảo người dân. Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển ngoài hệ thống sách báo thì nhà nước đã dùng rất nhiều hình thức khác để đưa văn học dân gian đến gần hơn với cuộc sống của chúng ta. Trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều chương trình nghệ thuật góp phần gìn giữ văn học dân gian như: vào tối thứ 7 hàng tuần trên kênh VTV1 thường công chiếu rất nhiều vở chèo làm cho nó trở nên gần gũi và mang nhiều ý nghĩa. Nó như một điểm hẹn cuối tuần đối với mọi người sau một tuần làm việc mệt mỏi và giúp gắn kết tình người như tình cảm gia đình ấm cúng. Họ cùng vui vẻ bên nhau, cùng cười, cùng khóc với nhân vật. Hay làm bền chặt khăng khít thêm tình làng nghĩa xóm, Ngoài các chương trình trên truyền hình còn có các chương trình trên radio giới
- thiệu các làn điệu dân ca dân gian, các điệu hát từng miền để mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa vùng miền. Với các chương trình như thế người ta có thể cảm nhận rõ nét, sâu sắc hơn về văn học dân gian bởi họ không những được tận hưởng bằng thị giác với những màu sắc đa dạng, khung cảnh bắt mắt, được cảm nhận qua thính giác với thế giới âm nhạc sôi động làm rung động lòng người mà còn họ còn có được cảm giác như chính mình cũng đang được hòa cùng vào đó. Với những hình thức lưu truyền như thế, văn học dân gian có thể được bay xa, tỏa khắp các vùng miền, đến với tất cả mọi người nhất là giới trẻ. Nó truyền cho họ tình yêu, sự tự hào về bản sắc của dân tộc Việt Nam anh hùng. Bên cạnh việc tổ chức các chương trình nghệ thuật trên các sóng phát thanh, truyền hình, nhà nước cũng đã khuyến khích các địa phương gìn giữ, lưu truyền những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ngay tại quê hương Ninh Bình nơi em đang sống cũng có rất nhiều câu lạc bộ hát sẩm như Câu lạc bộ hát sẩm xoan ở Yên Phong (quê hương của nghệ nhân hát sẩm Hà Thị Cầu), câu lạc bộ hát sẩm Yên Nhân, do con cháu của cụ và những người đam mê với sẩm đứng ra tổ chức sinh hoạt và thường biểu diễn trong các lễ hội, dịp quan trọng của làng. Nhiều nơi trong tỉnh còn tổ chức câu lạc bộ hát chèo, Hay ở quê hương quan họ Bắc Ninh có 44 làng quan họ được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển. Ở Phú Thọ lại nổi tiếng với hát xoan (hay còn gọi là Khúc môn đình), lối hát thờ thần tương truyền có từ thời vua Hùng và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được nhiều quốc gia biết đến, đang được người dân nơi đây gìn giữ, phát huy. Như vậy, có thể khẳng định rằng, văn học dân gian Việt Nam ngay từ khi ra đời cho đến tận ngày nay, dẫu trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, nó vẫn giữ nguyên giá trị ý nghĩa và có sức sống trường tồn mạnh mẽ trong lòng mỗi người dân. Văn học dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung mãi trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của người dân nước Việt. 2.2. Sáng tác về chủ đề văn học dân gian Nói với Tấm Bống Cô Tấm đâu rồi, cô Tấm ơi Tấm đã đi rồi, đi thật xa Mùa thu mây trắng, nắng lưng trời Chỉ còn cá Bống ở lại nhà Đời vui vì không còn đau khổ Chiều về Bống lội quanh lòng giếng Chẳng thấy cô về, cô Tấm ơi. Ngóng chờ Tấm đến với mình chơi Nghe tiếng gõ êm bên thành giếng Cuộc sống hôm nay đã khác rồi Tưởng chừng Tấm đã đến bên mình Không còn cảnh khổ với bất công Bỗng khẽ quẫy đuôi chờ Tấm hiện Thế nhưng đời cô vẫn ám ảnh Tay tiên, cơm trắng, giọng ngọt ngào Bao nhiêu thế hệ trẻ hôm nay Bống đã quen rồi cơm gạo trắng Ngờ đâu phút chốc hóa hư vô Tấm ơi, đời nay đã khác rồi Tiếng cười độc ác bỗng ré lên Chỉ còn kỉ niệm thuở xa xôi Bống đau, Bống khóc, Bống kêu van
- Cô ơi có nhớ thời xưa ấy Tấm ơi, Tấm hỡi, Tấm đâu rồi? Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Mưa ướt làm cay con mắt bống (Bạch Thị Vinh, lớp 10C4) Mưa hắt vào tim lạnh cả lòng Tự nhủ thế nào Tấm cũng về Nào đâu chỉ còn giọt máu đỏ Một chút tâm tình gửi cho Tấm Bên bờ giếng lạnh, Tấm nào hay? Bống đã quen rồi cơm gạo trắng Của Tấm hàng ngày đó Tấm ơi Giáng My, lớp 10C4 2.3. Vẽ tranh chủ đề về “Văn học dân gian”
- PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG 1. Diễn kịch đóng vai Diễn kịch: “Chiến thắng Mtao Mxây” Diễn kịch: “Tấm Cám”
- Diễn kịch “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” 2. Thuyết trình Văn học dân gian
- 3. Ngoại khóa văn học dân gian Việt Nam 4. Câu lạc bộ Văn học dân gian
- E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể phổ thông” 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông” 3. Bộ GD&ĐT, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Ngữ văn 10”, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113/ 02. 6. Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). 7. Ngô Thị Tuyên, Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Trang web: 8. Trần Thị Hạnh Phương (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo - biện pháp bồi dưỡng năng lực Ngữ văn cho học sinh trong nhà trường THPT, Tạp chí Giáo chức, số 126, tr. 32 - 36. 9. Các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn trung học phổ thông, ThS Lê Khánh Tùng, Trường Đại học sư phạm Huế. 10. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, “Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tập huấn. 11. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, “Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông”. Kỉ yếu hội thảo phát triển chương trình nhà trường; Những kinh nghiệm thực tiễn (Sơ kết một năm thực hiện đề án “Xây dựng phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành theo mô hình phát triển năng lực học sinh), Hà Nội, thàng 8 năm 2014.