SKKN Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT

docx 42 trang Giang Anh 27/09/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_truyen_thuyet_an_duong_vuong_va_mi_chau_trong_thuy.docx
  • pdfNguyễn Thị Hằng-THPT Anh Sơn 1-Ngữ Văn.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT

  1. 3.4. Đánh giá hoạt động dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông. Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông góp phần tạo ra một không gian học tập mở, giúp học sinh có thêm cơ hội để thể hiện năng lực học tập của mình. Học sinh được lắng nghe, được phản hồi tức thì, được làm chủ quá trình kiến tạo kiến thức. Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông giúp học sinh phát triển những phẩm chất bị khuất lấp như tình yêu văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy ý thức, nhận thức, biết “trông về”,“hướng về” văn học văn hóa dân tộc, biết quê hương, đất nước bằng tình cảm chân thành, biết trân trọng, tự hào là người con Việt Nam. Và sau đó là trở về hành động phát huy, gìn giữ văn hóa của dân tộc, của quê hương. Từ đó có thể quảng bá cái hay, nét đẹp của văn hóa tâm linh trên quê hương để thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng và phát triển quê hương. Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông đã đưa lại sự hứng khởi cho học sinh, tạo nên môi trường học tập lành mạnh, thân thiện Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông giúp bản thân học sinh phát triển những sở trường riêng, nhận biết được những điểm mạnh của bản thân và nhất là tạo tiền đề cho học sinh lựa chọn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai như kiến trúc sư, xây dựng, họa sĩ III. KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Các yêu cầu của hoạt động kiểm chứng hiệu quả của đề tài Để xem đề tài nghiên cứu này có được thành công hay không, một bước cuối cùng nữa quan trọng không kém đó chính là kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sau khi đã tiếp nhận bài học. - Phương pháp kiểm chứng: so sánh, phân loại, phân tích, tổng hợp - Chuẩn bị kiểm chứng: Giáo viên chuẩn bị trước phiếu khảo sát chất lượng kiến thức bài học; Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 2. Kết quả thực nghiệm 38
  2. Bảng đánh giá các năng lực đạt được của học sinh Số học sinh đạt được các năng lực (Số HS đạt/Tổng số HS) TT Các năng lực Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 10T1 10A1 10D6 10D7 (42HS) (43HS) (40HS) (41HS) 39/42 37/43 17/40 14/41 1 Năng lực hợp tác (93%) (86%) (42,5%) (31,1%) 33/42 35/43 20/40 17/41 2 Năng lực tự học (78,5%) (81%) (50%) (41%) 37/42 39/43 13/40 16/41 3 Năng lực sáng tạo (88%) (90,6%) (31%) (39%) 33/42 34/43 12/40 13/41 4 Năng lực giải quyết vấn đề (78,5%) (79%) (28,6%) (32%) 33/42 32/43 14/40 14/41 5 Năng lực tự quản lý (78,6%) (74,4%) (35%) (34%) Năng lực sử dụng công 38/4 38/43 13/40 12/41 6 nghệ thông tin và truyền (90%) (88,3%) (31%) (29%) thông 35/4 36/43 19/40 20/41 7 Năng lực giao tiếp tiếng Việt (83%) (83,7%) (45%) (49%) 36/42 34/43 18/40 18/41 8 Năng lực cảm thụ thẩm mỹ (85,7%) (79%) (43,9%) (44%) 3. Nhận xét kết quả Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy ở lớp không áp dụng đề tài (Lớp 10D6, 10D7) tỉ lệ học sinh đạt năng lực thấp hơn lớp được thực nghiệm (Lớp10T1, 10A1) Có thế nói đây là thành công bước đầu của việc áp dụng đề tài nghiên cứu này. Kết quả kiểm tra học tập ở trên rõ ràng không những học sinh vui mừng mà cả giáo viên cũng rất mong đợi. Điều mà tác giả của đề tài thấy tuyệt vời nhất là nó góp phần tạo nên những điều rất tốt đẹp khi học sinh phát triển được phẩm chất một nền văn hóa đã có những thế hệ tiếp thu, bảo tồn, có ý thức phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương làng xã. 39
  3. PHẦN C. KẾT LUẬN 1. Kết luận vấn đề Văn học và đời sống có quan hệ mật thiết với nhau. Có kiến thức về văn học ta sẽ có thêm kĩ năng sống để ngày càng hoàn thiện mình, để cuộc đời trở nên đáng sống hơn, có ý nghĩa hơn. Áp dụng đề tài nghiên cứu, chúng tôi thấy đã đạt được một số kết quả nhất định và có thể áp dụng rộng rãi trong giảng dạy môn Ngữ Văn. Đối với giờ học: Giờ học thực sự sôi nổi, sinh động, lôi cuốn được sự chú ý theo dõi tiếp nhận kiến thức của tất cả các học sinh, khắc phục được sự nhàm chán trong tiết học. Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức của bài học. Đó thực sự là một giờ học tích cực được đổi mới về nhiều phương diện, đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đối với học sinh: Nhận thấy được yêu cầu của bài học, thấy được giá trị, sự độc đáo của thể loại truyền thuyết Việt Nam, giúp học sinh yêu mến nền văn học Việt Nam và tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Học sinh làm việc rất tích cực, phát huy được tính tự giác, chủ động trong học tập. Khơi gợi được hứng thú học môn ngữ văn - bộ môn mà hiện nay học sinh đang rất ngại học, lười học. Học sinh thấy rõ được mối quan hệ giữa bài học và thực tế đời sống. Văn học bắt rễ từ đời sống, phản ánh đời sống và giờ đây chúng ta phải trả văn bản về với đời sống. Đề tài này là cách trả văn bản văn học về với đời sống một cách hiệu quả. Đối với giáo viên: Giáo viên trở thành người bạn đồng hành cùng khám phá tri thức với học sinh. Giáo viên trở thành người hướng dẫn quá trình tiếp thu lĩnh hội và ứng dụng kiến thức của học sinh và phát huy được vai trò chủ động của người học. Thực sự qua hoạt động này, giáo viên đã góp phần đẩy mạnh hơn nữa nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông hiện nay. 2. Tính ứng dụng của đề tài là rất khả quan Đối với công tác giảng dạy, đề tài này là một định hướng mới, đầy đủ các bước để giáo viên tham khảo, hướng dẫn học sinh khám phá tác phẩm văn học, chiếm lĩnh địa hạt của cảm xúc tâm hồn. Đối với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, đề tài này là phương pháp giáo dục hiệu quả. Điều đáng nói nhất là khi các em biết đến với văn chương, văn chương sẽ bày cho các em kĩ năng sống, ngấm ngầm hình thành nhân cách tốt đẹp, phát triển năng lực, giải quyết được cá tình huống nảy sinh trong cuộc sống của các em. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo phương pháp phục dựng di tích Loa Thành - Đền Cuông mà bản thân tôi đã thực hiện từ thực tế giảng dạy trong những năm qua. Phương pháp dạy học này được đồng nghiệp đánh giá cao và bước đầu đã có được những thành công. 40
  4. 3. Những đề xuất Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể xem là tài liệu giúp cho giáo viên tham khảo. Định hướng cho các em học sinh yêu văn một cách tiếp nhận, khám phá tác phẩm có chiều sâu. Hình thành những phẩm chất tốt đẹp của các em. Cung cấp cho các em học sinh những phương pháp, kĩ năng quan trọng để ứng xử, rèn luyện kĩ năng sống, phát huy những năng lực riêng, sở trường riêng của các em. Với những điều trình bày trên đây, thiết nghĩ hoạt động dạy học văn trong nhà trường cần gắn với hoạt động trải nghiệm thực tiễn như dàn dựng mô hình bằng những dụng cụ trực quan, cho học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy những ý tưởng độc đáo về tác phẩm căn học. Từ đó giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương cho học sinh bằng những nét đẹp truyền thống của quê hương, làng xã Là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lý thú và có tính khả thi, vì thế cần được nhà trường, các tổ chuyên môn đưa vào phân phối chương trình, cần được xem là một hoạt động nằm trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trường Phổ thông. Có như vậy hoạt động mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả. Từ kết quả này có thể khẳng định việc hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho HS trong văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” nói riêng và môn Ngữ văn nói chung bằng cách tổ chức các hoạt động sáng tạo như phục dựng mô hình trực quan là rất cần thiết và phù hợp. Trong định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực, môn Ngữ văn đóng một vài trò rất quan trọng. Bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về kiến thức, kĩ năng, tư tưởng thái độ của người học môn Ngữ văn còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và đặc biệt là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, nhằm đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi và những tình huống phức tạp trong cuộc sống hiện đại. Tôi hi vọng rằng đề tài mà tôi thực hiện sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các thầy giáo, cô giáo trong tổ chuyên môn, tạo niềm say mê hứng thú cho các em học sinh khi học môn Ngữ Văn. Để từ một đề tài nhỏ này, tôi cũng như các đồng nghiệp khác sẽ có thêm nhiều gợi ý lớn hơn, thiết thực hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn trong nhà trường Phổ thông. 41
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên bộ môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 1, Nxb Giáo dục, 2006. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nxb giáo dục Việt Nam, 2010. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội ngày 10 - 12, tháng 12 năm 2012. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Giáo dục, 2015. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Nxb Giáo dục, 2015. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018. 11. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, 1998. 12. Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 13. Tài liệu Hướng dẫn dạy tích hợp kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông (2010), Nhà xuất bản giáo dục. 14. Nguyễn Thị Thảo, Nghệ An Ký quyển I, Bản dịch, NXB KHKT 1993. 42