SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường THCS huyện Nho Quan

pdf 26 trang binhlieuqn2 6263
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường THCS huyện Nho Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_hoc_mon_lich_su_o_t.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường THCS huyện Nho Quan

  1. Giáo viên cần tìm ra những bài học trong chương trình có liên quan đến nhân chứng lịch sử, di sản địa phương, chuyên đề tổ chức ngoại khóa để lên kế hoạch thực hiện. Nội dung bài giảng tại thực địa, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo các hình thức khác nhau có thể do giáo viên thiết kế theo tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc do giáo viên tự biên soạn. VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: 1. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch sử ở trường THCS là một trong những nhu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Đồng thời việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học trong dạy học nói chung và môn học Lịch sử nói riêng phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh được hoạt động tự do theo nhiệm vụ, được làm việc ở môi trường tự nhiên, với số lượng tham gia đông, thời gian không hạn chế, nhiều học sinh cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ, được chủ động tiếp cận trực tiếp với nguồn tri thức thực tiễn, sinh động bằng những cuộc trò chuyện với chuyên gia, những trải nghiệm tại thực tế hay là sự hóa thân vào các nhân vật qua hình thức sân khấu hóa, hay trưng bày những sản phẩm là kết quả của quá trình tìm hiểu, học tập, trải nghiệm của bản thân, tổ, nhóm. Điều này giúp các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu lĩnh hội kiến thức theo năng lực cá nhân của mình. Con đường lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm được hình thành từ các hoạt động của học sinh. Kiến thức môn học mà học sinh được hình thành cũng được kết hợp từ kiến thức nhiều môn học. Do đó, việc lĩnh hội, hình thành kiến thức ở học sinh hoàn toàn khách quan, khoa học. Nội dung, kiến thức bài học được hình thành ở học sinh sẽ rất ấn tượng và rất sâu sắc. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch sử hình thành cho học sinh nhiều năng lực, kĩ năng sống một cách khách quan, khoa học. Việc học bài thông qua hình thức trải nghiệm thực tế học sinh được giao nhiệm vụ hoàn thành cùng nhóm một hay nhiều nhiệm vụ. Do đó, học sinh được chủ động làm việc cá nhân hay tham gia cùng nhóm đồng thời phải có và biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập Học sinh được tiếp cận với môi trường thực tế, được tương tác trong các hoạt động tìm kiếm, thu thập thông tin để hoàn thành nhiệm vụ giúp học sinh tự hình thành các kĩ năng. Những kĩ được hình thành ở học sinh từ đơn giản đến phức tạp như: thu thập thông tin trong đó sưu tầm tư liệu, tài liệu, hiện tượng ; Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng chia sẻ; kĩ năng thu thập, phân tích tổng hợp, xử lí và báo cáo thông tin đó là liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực tiễn, thống kê, sâu chuỗi thông tin liên quan (tổng hợp kiến thức các lĩnh vực Văn học, Mĩ thuật, điện ảnh, Sinh học, Địa lý .), hoàn thành viết, thuyết trình báo cáo sản phẩm. Bên cạnh đó học sinh được hình thành kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Trong đó, để thực hiện nhiệm vụ học sinh biết sắp xếp thời gian khoa học, hợp lí xác định được công việc chính, trọng tâm trong một thời gian nhất định, nội dung thông tin cần thiết đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời; biết tổ chức, triển khai, tương tác và điều hành các hoạt động của tổ, nhóm 13
  2. học tập Trong các hoạt động học tập học sinh cần có và biết thêm kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm, trình chiếu ); ngoài ra học sinh biết thêm những yều cầu tự bảo đảm an toàn cho chính mình và những người xung quanh khi tham quan dã ngoại. Những kĩ năng trên giúp các em dễ dàng chiếm lĩnh tri thức đồng thời mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, các hoạt động tập thể và trong cuộc sống. Qua đó giúp học sinh được phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất, tự hoàn thiện nhân cách một cách khách quan: Thêm lòng yêu quê hương đất nước, biết chia sẻ, hợp tác trong cộng đồng và xã hội, biết trân trọng lịch sử, trân trọng và có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, thực hiện đúng phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”; hình thành kĩ năng sống, phát huy tính tính cực. Thay đổi môi trường học tập, không gian học tập là một trong những hình thức nâng cao chất lượng lao động có đủ năng lực và phẩm chất; biết sống hòa nhập với xã hội, với thiên nhiên một cách chủ động, khoa học, hình thành cho học sinh phẩm chất lối sống, tinh thần thái độ, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh. Giúp học sinh biết sống yêu thương; sống tự chủ và sống trách nhiệm, đồng thời hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung chủ yếu là: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Lịch sử vốn bị coi là môn học khó nhớ thì qua hình thức học tập thực tế, mời chuyên gia, sân khấu hóa, triển lãm phòng tranh học sinh trở nên hào hứng hơn với việc học tập Lịch sử. Từ chỗ thờ ơ, ỷ nại với môn học học sinh đã biết chủ động về kiến thức, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, có húng thú hơn đối với môn học. Ngoài sự hứng thú say mê đối với môn học, qua việc trải nghiệm, học sinh hiểu sâu sắc về giá trị của lịch sử văn hóa địa phương cũng như của quốc gia và có thái độ, cách ứng xử đúng mực; mang lại và nâng cao thêm những giá trị sống trân trọng lịch sử, trân trọng những cống hiến của ông cha. Từ đó có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong hiện tại cũng như tương lai. 2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch sử ở trường THCS không chỉ mang lại hiệu quả trong việc học của học sinh mà việc đổi mới phương pháp, cách thức dạy học giúp giáo viên nâng cao năng lực quản lí, sáng tạo trong việc dạy – học theo hướng hiện đại, hội nhập. Giáo viên có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường khả năng tổ chức hoạt động học trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động, thiết kế một chương trình, tổ chức quản lý lớp Góp phần đổi mới, đa dạng hóa hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Thay vì lối truyền thụ kiến thức lí thuyết một chiều tẻ nhạt, thiếu phương tiện, tư liệu để truyền đạt thì qua hình thức dạy học tại thực địa và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý 14
  3. các thông tin, tìm hiểu về các nhân vật để biết cách hóa thân, nhập vai, tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Qua đó học sinh tự lĩnh hội được tri thức thông qua việc tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và tăng độ hứng thú trong học tập, tình yêu, lòng say mê với môn học. Về kết quả đạt được trong công tác: Quá trình hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cho giáo viên củng cố thêm những kiến thức vốn có, ngoài ra còn tích luỹ thêm được vốn hiểu biết mới, đúc rút được nhiều kinh nghiệm phục vụ đắc lực cho giảng dạy, công tác. Giáo viên gặt hái được nhiều thành công hơn, được nhà trường, xã hội ghi nhận. 3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch sử ở trường THCS mang lại hiệu quả trong công tác quản lí đối với nhà trường. Thực hiện dạy học tại thực địa và tổ chức các hoạt động ngoại khóa như mời chuyên gia, sân khấu hóa, triển lãm phòng tranh giúp nhà trường tiết kiệm được quỹ thời gian lớn, chi phí ít, dễ thực hiện trường nào cũng có thể tổ chức. Thay vì phải thực hiện cho nhiều môn học và cho các khối lớp bằng hình thức dạy học trên lớp thì chỉ cần một buổi học tập ngoại khóa có thể giải quyết được tất cả các vấn đề trên (Tích hợp kiến thức cho nhiều môn học: Văn, Sử, Địa, GDCD, Toán, Lí, Hóa, Sinh, Âm nhạc, Mỹ thuật và tích hợp kiến thức trong từng môn học ở tất cả các khối lớp). Tóm lại: Kết quả trên đã cho thấy việc học tập gắn với thực tế đã mang lại hiệu quả giáo dục cao tạo nên hứng thú đặc biệt của học sinh. Không chỉ có vậy, hầu hết các em đã biết quý trọng môi trường sống quanh mình, có ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa, hăng say nhiệt tình hơn trong các buổi hoạt động ngoại khóa. Học tập ngoài thực địa và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh gần gũi và hiểu nhau hơn. Và trên hết những bài học ý nghĩa và lắng đọng nhất thường là những bài học mà học sinh được chủ động khám phá sự phong phú của môi trường bên ngoài lớp học qua nhiều hình thức khác nhau. Ngoài những hình thức tổ chức hoạt động học trên còn có thể có nhiều các hoạt động dạy học khác cũng đem lại sự phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh như “Rung chuông vàng”, “ Theo dòng Lịch sử”, “Câu lạc bộ em yêu Lịch sử” theo phiên bản các trò chơi (Gameshow) trên truyền hình. Nhưng trên đây là các hình thức tổ chức hoạt động học mà chúng tôi đã áp dụng vào thực tế trong quá trình dạy học môn Lịch sử. Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực hiện đổi mới hình thức tổ chức trong việc dạy và học tập, cũng như trong quá trình theo dõi thực nghiệm của bản thân tại địa phương, nhưng với chúng tôi nhận thấy đây là một kết quả đáng mừng trong dạy và học môn Lịch sử. VII. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Nơi công tác Nội dung Ngày tháng Trình độ STT Họ và tên (hoặc nơi Chức danh công việc năm sinh chuyên môn thường trú) hỗ trợ 15
  4. PTP GD&ĐT – Chỉ đạo 1 Trần Văn Viện 10/6/1959 Phòng GD&ĐT ĐHSP Toán Chủ nhiệm đề tài thực hiện Chuyên viên – Phó Chỉ đạo 2 Phan Thiết Khoa 16/5/1972 Phòng GD&ĐT ĐHSP Văn chủ nhiệm đề tài thực hiện Trường THCS Hiệu trưởng, tác giả ĐHSP Thực 3 Trần Thị Kim Oanh 10/7/1972 Quỳnh Lưu đề tài Toán hiện Trường THCS CĐSP Thực 4 Quách Thị Quyên 19/05/1980 GV, tác giả đề tài Gia Lâm Sử - GDCD hiện Trường THCS Thực 5 Đinh Thị Loan 1985 GV, tác giả đề tài ĐHSP Sử Quỳnh Lưu hiện Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./. Nho Quan, ngày tháng 4 năm 2017 NGƯỜI NỘP ĐƠN TÁC GIẢ CÁC ĐỒNG TÁC GIẢ Phan Thiết Khoa Quách Thị Quyên Định Thị Loan Trần Thị Kim Oanh PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN XÁC NHẬN 16
  5. PHỤ LỤC Phụ lục 1: KẾ HOẠCH HỌC TẬP TẠI THỰC ĐỊA: TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ BẢO TÀNG CÁCH MẠNG QUỲNH LƯU I. Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên chuẩn bị kế hoạch chi tiết của buổi học tập tại thực địa. 2. Học sinh chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng cần thiết cho buổi học tập. 3. Nhà trường thuê xe ô tô chở học sinh đến điểm thực địa; Bố trí đội ngũ giáo viên tham gia cùng II. Lịch cụ thể của buổi học tập tại thực địa 1. Từ 7h00 đến 7h30 tập trung học sinh tại trường THCS Quỳnh Lưu 2. Từ 7h30 xe chở đoàn GV, HS xuất phát từ trường THCS Quỳnh Lưu di chuyển đền các khu di tích và bảo tàng. 3. Từ 7h40 GV tập trung HS tại điểm tập kết của Bảo tàng cách mạng Quỳnh Lưu: 3.1 Phổ biến lại quy chế, quy định của ban quản lí bảo tàng và những quy định khi học tập tại thực địa.(5 phút) - “Không lấy gì ngoài bức ảnh đẹp, không để lại gì ngoài dấu chân, không giết gì ngoài giết thời gian”. - Đi lại, quan sát, đọc, nghiên cứu, ghi chép. - Giữ gìn và bảo vệ môi trường - Theo sát giáo viên và người hướng dẫn - Hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu thấy cần thiết. 3.2 Giáo viên nhắc lại mục đích của buổi nghiên cứu, học tập tại thực địa. - Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập để thấy được những nét nổi bật của Lịch sử Ninh Bình giai đoạn 1919- 1945 . Học sinh biết được vai trò quan trọng của chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu đối với cách mạng Ninh Bình nói riêng và cách của cả nước nói chung. Từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử đó là thành quả của cách mạng. - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu làm việc nhóm và thyết trình về một số nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường. 3.3 Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn cách thu thập thông tin, tìm kiếm hiện vật, cần thiết thì phải quay phim, chụp ảnh. - Hướng dẫn cách cho học sinh thu thập thông tin: 17
  6. + Qua giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch (nghe, ghi chép, ghi âm, quay phim , chụp ảnh, phỏng vấn ) + Qua sự hướng dẫn của giáo viên + Qua kĩ năng tự thu thập thông tin - Tìm kiếm hiện vật: chụp ảnh, quay phim (“Không lấy gì ngoài bức ảnh đẹp, không để lại gì ngoài dấu chân, không giết gì ngoài giết thời gian”) 3.4 Từ 7h 50 – 8h25 tham quan tại bảo tàng cách mạng - Tham quan dưới sự quản lí của cán bộ quản lí bảo tàng 15- 20 phút: Tìm hiểu khái quát về di tích, những sự kiện, nội dung, nhân vật liên quan đến bài lịch sử địa phương sẽ học giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế khắc sâu hơn kiến thức bài học - Học sinh tham quan tự do 15 phút: sau khi tham quan có hướng dẫn, học sinh chia theo các nhóm đi tham quan, tìm hiểu, ghi chép, chụp ảnh những hiện vật, tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Nội dung tham quan tự do của học sinh được chia làm 3 nhóm với 3 nội dung cụ thể như sau: Nhóm 1: Tham quan và tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử diễn ra ở chiến khu Quỳnh Lưu và Ninh Bình thời kì 1919- 1945 Nhóm 2: Tìm hiểu tư liệu về các di tích lịch sử Đồi Son, Đồi Riềng, Vườn Hồ để thuyết minh về các di tích lịch sử của khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu Nhóm 3: Thu thập những hình ảnh về chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu để hoàn thành bài báo cáo Chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu qua ảnh và thơ - Sau khi kết thúc tham quan bảo tàng GV tập trung học sinh giới thiệu các địa điểm thực địa tiếp theo: + Bảo tàng cách mạng Quỳnh Lưu + Khu di tích Đồi Riềng + Khu di tích Đồi Son + Khu di tích Vườn Hồ và khu lăng mộ của cụ Lương Văn Thăng HS nghe và ghi chép 4. Từ 8h30 – 11h00 tiến hành học tập tại các điểm cụ thể như sau: * Từ 8h30 đến 8h50 HS di chuyển đến khu di tích Đồi Riềng. - Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung : + Sự đa dạng về hệ động vật thông qua thăm quan thực tế. + Số loài linh trưởng được bảo tồn ở trung tâm. + Vai trò của trung tâm cứu hộ (Chăm sóc, bảo vệ và phát triển nguồn gen) - Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo. 18
  7. * Từ 8h50 đến 9h15 HS di chuyển đến di tích Đồi Son - Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung + Vị trí địa lí . + Đặc điểm tự nhiên. + Những sự kiện lịch sử có liên quan đến di tích. - Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo. * Từ 9h20 đến 9h50 HS di chuyển đến di tích Vườn Hồ - Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung + Vị trí địa lí . + Đặc điểm tự nhiên. + Những sự kiện lịch sử có liên quan đến di tích. - Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo. * Từ 9h50 đến 10h10 HS di chuyển đến khu lăng mộ của cụ Lương Văn Thăng - Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung + Tiểu sử của cụ Lương Văn Thăng . + Những sự kiện lịch sử có liên quan đến di tích. - Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo. * Từ 10h10 đến 10h30 GV tập trung học sinh: + GV đánh giá nhận xét buổi học. + Giao nhiệm vụ tiếp theo cho học sinh: Hoàn thiện sản phẩm theo nhóm, thống nhất kế hoạch báo cáo sản phẩm nghiên cứu (sau 3 ngày, từ ngày 23/12/2016 đến ngày 26/12/2016, dưới hình thức trưng bày). Sản phẩm báo cáo có thể là tác phẩm đóng quyển, thuyết trình qua ảnh, viết bài luận, trình chiếu trên powerpoit ). CÁC PHIẾU HỌC TẬP: Phiếu học tập (tại thực địa) Câu 1:Hãy quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin cho biết: -Quá trình thành lập chi Bộ Cộng Sản đầu tiên ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?. 19
  8. - Nêu hiểu biết của em về nhân vật lịch sử Lương Văn Thăng? . . Câu 2: Cách mạng tháng tám ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?:Nêu những địa điểm đánh thắng Nhật của nhân dân Ninh Bình trên địa bàn Quỳnh lưu? Câu 3: Hãy phát biểu cảm tưởng của em khi đi tham quan, học tập tại các di tích lịch sử? PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÁO CÁO GIỮA CÁC NHÓM Nhóm đánh giá: Nhóm thực hiện: Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm các nhóm Nhận xét của tối đa nhóm khác Nêu được kiến thức trọng tâm 25 NỘI Có mở rộng thêm DUNG kiến thức mới 15 Liên hệ thực tế 10 - Đẹp, có tính sáng tạo và hấp dẫn 15 HÌNH - Sử dụng các hình THỨC ảnh, âm thanh, tranh minh họa phù 10 hợp. - Khoa học - Ngắn gọn - Có minh họa và 15 TRÌNH giải thích thêm BÀY - Diễn đạt tự tin và 10 cảm xúc 20
  9. PHỤ LỤC 2: HOẠT ĐỘNG HỌC THÔNG QUA HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ Học sinh nghe cháu gái kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng Đ/c Lương Văn Thăng Học sinh tham gia trò chuyện với nhân chứng lịch sử 21
  10. PHỤ LỤC 3: HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU HÓA NỘI DUNG LỊCH SỬ NGOẠI KHÓA: THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ HOẠT CẢNH QUỲNH LƯU KHÁNG NHẬT PHỤ LỤC 4: HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM PHÒNG TRANH: CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH TRƯNG BÀY TẠI LỚP HỌC NHÓM 1+3: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ LƯƠNG VĂN THĂNG 1. Tuổi thơ của Lương Văn Thăng Đồng chí Lương Văn Thăng người Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên ở Ninh Bình 22
  11. Lương Văn Thăng, thường gọi là Tú Thăng sinh năm 1865 tại làng Lũ Phong, Xã Lũ Phong, Tổng Quỳnh Lưu, phủ Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học . Cha là cụ Lương Văn Nhưng, một nhà nho có tinh thần yêu nước và học rộng, cụ bà là một nông dân cần cù. Là con út trong gia đình có 4 anh em trai, ngay từ nhỏ Lương Văn Thăng đã tỏ ra thông minh nhanh nhẹn. Khi chứng kiến cảnh lầm than của nhân dân dưới chế độ của thực dân Pháp. Ông đã có những suy nghĩ phải làm gì cho người dân quê mình đỡ khổ . Tấm lòng vì dân của Lương Văn Thăng chỉ thật sự được phát huy khi có ánh sáng cách mạng soi đường Học xong trường tổng Lương Văn Thăng tiếp tục tự học một thời gian dài, sau đó được gia đình gửi ra học tại Nam Định . 2. Sự nghiệp học hành khoa cử Với mong muốn các con được đỗ đạt vinh hiển, thoát khỏi đời sống bần hàn cụ Lương Thế Nhưng đã dẫn anh em Lương Văn Thăng đến Nam Định theo học cụ Cử (Phạm Văn Phả), là một người yêu nước, trọng đạo lí, được thầy yêu bạn mến. Lương Văn Thăng học rất nhanh tiến bộ . Do có học vấn, ông sớm nhận thấy những bất công trong xã hội, sự đối lập giữa người dân lầm than với sự xa hoa phù phiếm của bọn đế quốc- phong kiến. Sau khi đỗ tú tài, ông dạy học và làm thầy thuốc ở quê nhà. Lương Văn Thăng đã lấy tinh thần của bài thơ “Y Châm” để nói lên ý chí của mình Bài châm của thầy thuốc Lương Y chân chính trên đời Cứu người khi cấp giúp người khi nguy Tiền tài của cải tham chi Chớ hề sách thủ, chớ hề tham tâm Giầu lòng chăm sóc bệnh nhân Mọi người phải nhớ tinh thần y châm Vừa làm thầy thuốc Lương Văn Thăng vừa mở lớp dạy chữ Hán cho các con và học sinh trong vùng . Ông có một quan niệm rất đơn giản và sâu sắc là: Dân ta dại vì không được học hành. Nguyên nhân làm cho dân ta không được học hành là do bọn thực dân, phong kiến dùng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Muốn cho dân hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội, tự mình hiểu được chính mình, hiểu được lịch sử ông cha để đứng lên tự giải phóng khỏi ách nô lệ, không còn cách nào khác là dân ta phải học. Nhờ vậy mà khi có ánh sáng cách mạng soi đường, hầu hết học trò của Lương Văn Thăng đều trở thành những đảng viên cộng sản. Lớp học của Lương Văn Thăng trở thành trường đào tạo những cán bộ cho cách mạng ở Ninh Bình. 3. Quá trình giác ngộ cách mạng trở thành người chiến sĩ cộng sản và hoạt động cách mạng ở Ninh Bình. 23
  12. Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở đầu thời đại mới . Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga Lương Văn Thăng đã tìm thấy con đường đi mà ông đã mò mẫm gần suốt cuộc đời. Khi tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển khắp cả nước, được đồng chí Nguyễn Văn Hoan tuyên truyền, giác ngộ, ông đã tán thành và xin ra nhập tổ chức cách mạng. Tháng 9/ 1927, Chi bộ hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đầu tiên của tỉnh Ninh Bình đã ra đời tại nhà ông Lương Văn Thăng và do ông làm bí thư Ngày 24/ 6/ 1929, Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Lũ Phong chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng và Lương Văn Thăng lại được cử làm bí thư. Ngôi nhà của ông trở thành cơ sở hội họp, in truyền đơn Qua hàng chục năm hoạt động cùng các chiến sĩ cách mạng khác, Lương Văn Thăng đã tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng ở nhiều nơi thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh và đào tạo hàng chục cán bộ ưu tú cho cách mạng tỉnh nhà Ông mất ngày 17 tháng 9 năm 1940, hiện nay khu lăng mộ của ông đã trở thành di tích lịch sử có giá trị KHU LĂNG MỘ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG VĂN THĂNG 24
  13. NHÓM 2+ 4: GIỚI THIỆU CHIẾN KHU QUỲNH LƯU QUA ẢNH 1. Khái quát về Chiến khu Quỳnh Lưu LƯỢC ĐỒ XÃ QUỲNH LƯU SƠ ĐỒ CHIẾN KHU QUỲNH LƯU 2. Những di tích lịch sử BẢO TÀNG KHU CĂN CỨ CÁCH MẠNG QUỲNH LƯU NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỲNH LƯU KHU TƯỞNG NIỆM VÀ MỘ CỤ LƯƠNG VĂN THĂNG Di tích đồi Son nơi diễn ra trận đánh Nhật Di tích đồi Riềng nơi diễn ra trận đánh Nhật 11/ 8/ 1945 11/ 8/ 1945 25
  14. DI TÍCH VƯỜN HỒ- NƠI ĐÂY NGÀY 11/ 8/1945 ĐÃ DIỄN RA TRẬN THẮNG NHẬT 3. Học tập với di sản KHU TƯỞNG NIỆM CỤ LƯƠNG VĂN THĂNG HỌC TẬP TẠI NHÀ TƯỞNG NIỆM CỤ LƯƠNG VĂN THĂNG VÀ BẢO TÀNG 4. Chăm sóc và bảo vệ di tích HỌC SINH LAO ĐỘNG Ở KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 26