SKKN Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài “Sóng” của Xuân Quỳnh

docx 34 trang Giang Anh 27/09/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài “Sóng” của Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_to_chuc_hoat_dong_hoc_theo_hinh_thuc_cuoc_thi_t.docx
  • pdfNguyễn Thị Hồng Phương- Hà Thùy Dung- THPT Diễn Châu 5- Ngữ Văn pdf..pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài “Sóng” của Xuân Quỳnh

  1. PHẦN III – KẾT LUẬN I. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để kiểm tra tính hiệu quả khi áp dụng cách tổ chức hoạt động học dưới hình thức cuộc thi, chúng tôi đã phối hợp cùng tổ chuyên môn tiến hành lấy phiếu điều tra khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia cuộc thi tìm hiểu văn bản “Sóng” – Xuân Quỳnh ở 4 lớp mà học sinh tương đương nhau về trình độ nhận thức: 12A1, 12A2, 12A9 và 12A12 trường THPT Diễn Châu 5 thông qua 3 mức độ: rất thích; thích học; không thích học.Trong đó, lớp 12A2, 12A9 áp dụng phương pháp cũ, còn lớp 12A1, 12A12 áp dụng cách tổ chức hoạt động học đổi mới. Kết quả như sau: Kết quả thực nghiệm Không Không rõ Loại Số Rất thích Thích học Lớp thích học quan điểm nhóm HS Số Số Số Số % % % % HS HS HS HS Thực 12A1 40 16 40 20 50 3 7,5 1 2,5 nghiệm Đối 12A9 42 10 23,8 15 35,7 12 28,5 5 12 chứng Thực 12A12 39 15 38,4 18 46,2 4 10,2 2 5,2 nghiệm Đối 12A2 40 8 20 16 40 12 30 4 10 chứng Bảng 1. Khảo sát sự hứng thú của học sinh lớp 12A1,12A9, 12A2,12A12. Bảng 1 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm của HS sau giờ thực nghiệm. Nhìn vào kết quả, cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học khi tổ chức hoạt động khởi động theo hình thức, biện pháp đổi mới ở lớp 12A1 chiếm 90%; còn ở lớp 12A9 (theo phương pháp cũ) chỉ chiếm 59,5%. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các phương pháp mới trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học đem lại hiệu quả cao, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Để đánh giá hiệu quả dạy học một cách khách quan và chính xác hơn nữa, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với phiếu học tập: 20
  2. PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BÀI 1. Hai hình tượng được nói đến trong bài thơ là: 2. Em thấy được những vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái đang yêu qua bài thơ? Kết quả như sau: Kết quả thực nghiệm Loại Số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém nhóm Lớp HS Số Số Số Số % % % % HS HS HS HS Thực 12A1 40 17 42,5 18 45 5 12,5 0 0 nghiệm Đối 12A9 42 10 23,9 16 38,1 14 33,3 2 4,7 chứng Thực 12A12 39 14 35,8 18 46,3 7 17,9 0 0 nghiệm Đối 12A2 40 9 22,5 15 37,5 13 32,5 3 7,5 chứng Bảng 2. Kết quả kiểm tra lớp 12A9, 12A1, 12A2, 12A12. Bảng 2 đã tổng hợp kết quả khảo sát mức độ tiếp thu kiến thức bài học của học sinh ở hai lớp. Với phương pháp cũ, nhiều học sinh lớp 12A9,12A2 không thấy hứng thú, tiếp thu bài thụ động dẫn đến chất lượng bài làm chưa tốt. Còn lớp 12A1, 12A12 khi giáo viên phương pháp mới phát huy tính tích cực, học sinh rất hào hứng và tạo tâm lí thoải mái nên tiếp thu bài chủ động, dẫn đến chất lượng bài kiểm tra tốt hơn. Từ kết quả thực nghiệm trên, có thể khẳng định, khi áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của HS như mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học văn bản Sóng – Xuân Quỳnh nói riêng và các tác phẩm thơ hiện đại nói chung ở lớp 12A1, 12A12 trường THPT Diễn Châu 5 đã mang lại hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, kết quả dạy và học Ngữ văn được cải thiện và nâng cao. Áp dụng phương pháp mới tạo điều kiện cho các em phát huy được những tố chất và khả năng sáng tạo của học sinh. HS được hình thành năng lực quan sát, 21
  3. được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác, khả năng giao tiếp giữa HS với GV, giữa các em với nhau được tăng cường hơn. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giáo tiếp, có hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể khác. Các em được trang bị những kỹ năng phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay. II. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Đề tài này chúng tôi bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 tại trường chúng tôi công tác. Trong năm học 2021-2022 đề tài tiếp tục được chúng tôi áp dụng tại các lớp 12A1, 12A12 và được các đồng nghiệp thực hiện tại các lớp khác trong khối. Khi sử dụng đề tài này, học sinh rất hứng thú học tập, các giáo viên đều phản hồi tốt về hiệu ứng tích cực do hình thức tổ chức dạy học này mang lại. Phương pháp tổ chức hoạt động học trong bài dạy Sóng – Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn 12, tập 1) nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những cách dạy phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp trong môn Ngữ Văn hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Ngữ Văn THPT nói chung, các bài đọc hiểu văn bản văn học nói riêng; có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh có trình độ khác nhau ở các nhà trường THPT. Đặc biệt mang lại hiệu quả cao đối với đối tượng học sinh có khả năng sử dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản. Trao đổi với các đồng nghiệp chúng tôi nhận được sự ủng hộ và đóng góp tích cực cho đề tài trong quá trình triển khai áp dụng. Điều vui mừng nhất là được thấy các em học sinh có hứng thú thực sự với bộ môn Văn. Sau tiết học thú vị các em lại hào hứng chờ đợi một tiết học mới với tâm trạng vui tươi hứng khởi, cùng đua nhau học tập, để đến tiết hoc được cùng nhau thi đấu, được thể hiện giá trị bản thân và có cơ hội được nhận phần thưởng từ giáo viên. Từ thực tế dạy học của bản thân và sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp sau khi thực nghiệm sư phạm đề tài này, chúng tôi rút ra một số lưu ý: + Để có thể áp dụng rộng rãi đề tài này ở tất cả các lớp, mỗi phòng học cần có máy chiếu hoặc tivi màn hình lớn, nếu không thì tiết dạy đó phải được triển khai trên phòng học chức năng riêng của trường. + Giáo viên soạn thảo luật chơi của mỗi phần thi thật ngắn gọn dễ hiểu, đảm bảo tất cả thành viên trong mỗi đội chơi đều nắm vững, hiểu rõ để thực hiện đúng để tăng tính hấp dẫn và khách quan công bằng. Luật chơi của các phần thi nên đưa cho học sinh tìm hiểu và thống nhất trước khi cuộc thi chính thức diễn ra. + Ở phần đánh giá kết quả, ngoài việc công bố điểm của các đội thi và tôn vinh đội thắng cuộc, giáo viên cần khéo léo chỉ rõ ưu điểm và hạn chế của từng đội chơi cho các em rút kinh nghiệm và qua đó tăng hiệu quả giáo dục. 22
  4. + Để tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn, giáo viên có thể bổ sung đa dạng hình thức câu hỏi như câu hỏi bằng hình ảnh, câu hỏi bằng video, Cuộc thi có hấp dẫn sôi nổi hay không, có phát huy được tính tích cực hay không, có rèn luyện và phát triển năng lực cho học sinh hay không phụ thuộc nhiều vào tài năng sư phạm của giáo viên. Dạy học bằng hình thức này, bản thân giáo viên thực sự phải đầu tư tâm sức để soạn thảo, hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống câu hỏi đồng thời phải tích cực học hỏi và trải nghiệm nhiều, rèn luyện bản lĩnh của người đạo diễn tài ba, người dẫn chương trình cuốn hút. Theo chúng tôi, đây là một hình thức tổ chức dạy học mới mẻ và hấp dẫn với học sinh. Hơn nữa, theo format sẵn có này, mỗi giáo viên có thể thay đổi bộ câu hỏi một cách dễ dàng thuận tiện để sử dụng cho các nội dung học tập khác nhau và phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Đề tài này được viết xuất phát từ thực tế giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm của bản thân, mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng song chắc hẳn vẫn còn những hạn chế. Chúng tôi rất hoan hỉ ghi nhận những ý kiến đóng góp, phê bình của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và thực sự bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 23
  5. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT VÀ BÀI CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH. PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BÀI 2. Hai hình tượng được nói đến trong bài thơ là: 2. Em thấy được những vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái đang yêu qua bài thơ? Bài làm cảm nhận của học sinh:
  6. Phụ lục 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM VÀ HÌNH ẢNH TRÌNH CHIẾU 1. Thực nghiệm tại lớp 12A1 BÀI DẠY MINH HỌA SÓNG KHÁM PHÁ VÀ CẢM NHẬN -Xuân Quỳnh-
  7. 2. Thực nghiệm tại lớp 12A12.
  8. GỒM CÓ 4 PHẦN THI PHẦN I: KHỞI ĐỘNG PHẦN II: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT PHẦN III: TĂNG TỐC PHẦN IV: VỀ ĐÍCH KHỞI ĐỘNG NHÓM CÂU HỎI NHÓM CÂU HỎI Gói câu hỏi số 4 SỐ 1 SỐ 2 NHÓM CÂU HỎI NHÓM CÂU HỎI SỐ 3 SỐ 4 Bộ đội và đồng bào Việt Bắc gắn bó bao nhiêu năm? 15 3 \
  9. GÓI CÂU HỎI SỐ 4 1/ Áo thường mặc của người Việt Bắc Áo chàm là áo gì? 2/ Cái kèo cái cột thành gì? Tên 3/ Bộ đội và đồng bào Việt Bắc gắn 15 bó bao nhiêu năm? 4/Tố Hữu quê ở đâu? Thừa Thiên Huế 5/Quả gì để rụng, măng mai để già? Trám bùi 6/Mùa đông ở việt Bắc có hoa gì? Hoa chuối 7/ Em nghĩ về anh em Biển lớn Em nghĩ về ? 8/ Đất Nước mang chất trữ tình ? Chính luận VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT Câu hỏi yêu cầu 4 đội: Sử dụng bảng phụ và phấn màu vẽ sơ đồ tư duy khái quát hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng thông qua Video và sách giáo khoa. - Thời gian thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: 3 phút. - Điểm tối đa cho sản phẩm là 10 điểm.
  10. -Mỗi đội được quyền bốc thăm thứ tự trả lời gói câu hỏi cho mình.(Thứ tự 1 tương ứng với gói câu hỏi 1) - Mỗi câu hỏi 1 phút suy nghĩ. -Các đội viết câu trả lời vào bảng nhỏ và giơ khi hết giờ cho mỗi câu. -Các đội khác được quyền trả lời khi đội bạn không có câu trả lời hoặc trả lời sai. - Mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm. PHẦN THI TĂNG TỐC Nhiệm vụ Nhóm 3 Khổ thơ 1,2 Nhóm 4 Phát hiện và Nhóm 1 Khổ thơ phân tích hiệu Khổ thơ 3,4 7,8,9 quả nghệ thuật của khổ thơ Nhóm 2 Khổ thơ 5,6 VỀ ĐÍCH - Nội dung thi: chọn 2 khổ thơ thích nhất để giảng bình, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu. - Thời gian cho 1 phần thi: Trong thời gian 5 phút, mỗi nhóm phải hoàn thành bài nói của mình trước lớp. - Điểm tối đa cho phần thi là 30 điểm