SKKN Giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng son môi ở nữ sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc

docx 21 trang thulinhhd34 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng son môi ở nữ sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_han_che_tinh_trang_lam_dung_son_moi_o_nu_sinh.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng son môi ở nữ sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc

  1. đậm ở lòng môi sẽ đẹp như các diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc. Dù bị nhà trường nhắc nhở nhiều lần nhưng không ngăn được thói quen, vả lại tô son mãi rồi, bây giờ các em ấy thiếu tự tin khi để môi không. Tô đậm bị phê bình, các em ấy tô nhạt hơn, khi sắp bị kiểm tra thì lau đi, khiểm tra xong lại tô lên. Do chưa làm ra tiền, bố mẹ phần đông không đồng tình với việc con mình tô son nên không cho tiền mua. Hầu hết nữ sinh thường mua son giá rẻ, không nguồn gốc, bán trôi nổi trên mạng. Đấy là lí do nhiều em mua phải son giả, kém chất lượng mà không biết. Một người bán hàng online tôi quen cho biết: “Nhiều đứa ngốc lắm, gọi ý cho son này nhưng lại cứ thích son kia, giá cả luôn đi với chất lượng, tuy nhiên nhiều đứa mất nhiều tiền vẫn mua phải son kém chất lượng vì bị lừa. Có những thỏi son mua 20.000đ nhưng chị bán tận 100.000đ đấy.” Hầu hết các em nữ chỉ dùng son môi, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều em chỉ coi tô son là khâu cuối cùng. Phấn nền, phấn má, chuốt mi, uốn tóc tất cả đều rất đậm, cứ như đi hội hay sắp lên sân khấu biểu diễn. Thời gian đầu khi thấy các em trang điểm đậm, nhiều bạn trong lớp cũng bàn tán, bình phẩm nhưng lâu dần cũng thành quen Có phụ huynh kể rằng, con của cô ra ngoài không dám tô son, cũng không có thỏi son nào nhưng rất hay lấy son của mẹ đánh thử, soi gương ngắm rồi lại lau đi. Có hôm thấy vẹt một đầu son, chắc là thử nhiều quá. Để có một gương mặt trang điểm kỹ càng, nhiều nữ sinh phải dậy từ sớm để chuẩn bị, tốn rất nhiều thời gian. Vì muốn làm đẹp, nhiều em còn tham gia lớp học trang điểm hoặc tìm kiếm clip dạy trang điểm trên mạng rồi tự học. Ngoài mất thời gian, nhiều em còn phải “đầu tư” một khoản tiền khá lớn cho việc mua sắm mỹ phẩm. Để có tiền mua sắm mỹ phẩm, nhiều em phải nhịn ăn sáng và có khi phải nói dối bố mẹ xin tiền học để chi cho việc làm đẹp. Được biết, hiện hầu hết các trường THPT, THCS đều có quy định về trang phục, tác phong của học sinh khi đến trường là không trang điểm, không nhuộm tóc, không sơn móng tay, đeo trang sức Tuy vậy, việc kiểm soát chuyện học sinh làm đẹp đối với các trường chủ yếu vẫn là nhắc nhở. Bà Lã Thị Bưởi - Trung tâm
  2. tư vấn sức khoẻ cộng đồng trong một bài phóng sự đã nhận xét, việc các em còn nhỏ tuổi nhưng thích đua đòi, chải chuốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vệc học tập. Vì thế, các em cần phải biết tiết chế trong cách ăn mặc, trang điểm để giúp mình đẹp hơn chứ không phải xấu đi trong mắt người khác. Ở độ tuổi học sinh, việc các em cần đầu tư và tập trung đó là trau dồi và tích luỹ kiến thức, chứ không phải là chăm chút cho vẻ bề ngoài. Bên cạnh đó, việc mua phải những loại mỹ phẩm trôi nổi, kém chất lượng có thể gây nguy hiểm cho làn da non nớt của các em. Có thể nói, hầu hết nữ sinh đều thích làm đẹp, thích tô son, tuy nhiên vì chưa có kinh nghiệm, cũng lại chưa được hướng dẫn cẩn thận nên nhiều khi làm đẹp mà thành kệch cỡm, phản cảm, gây ngại ngần cho người đối diện. Hơn thế nữa, hầu hết các em đều chỉ đánh son vì tò mò, vì adua, vì thích người khác chú ý. Khi tô son cũng tô theo trào lưu, xu hướng của giới trẻ mà không quan tâm đến có hợp với màu da, hình thể của mình không. Ngay cả tô son vào khi nào, hoàn cảnh nào cũng chưa xác định được. Dù bị cấm nhưng thích là làm, các bạn chưa hiểu được bao hệ lụy từ việc tô son, cũng chẳng quan tâm đến thái độ, cách nhìn của người khác về mình. Những nữ sinh thường xuyên tô son luôn có những biểu hiện tâm sinh lí khá biệt so với bạn bè. Những nữ sinh này đều quan tâm nhiều hơn tới nhan sắc, vẻ ngoài. Không lạ khi các bạn ấy luôn mang sẵn trong cặp sách gương, lược, son, phấn. Các em thường xuyên lấy gương ra soi, thậm chí cả trong giờ học cũng lén soi. Ra chơi, trong giờ thể dục, lúc giáo viên không để ý là các bạn ấy lại soi gương, tô thêm tí son. Vì rất quan tâm đến nhan sắc nên các em ấy không chỉ dùng son mà còn dùng nhiều mỹ phẩm khác nữa. Có những khi cầu kì như lên sân khấu hay tham gia các sự kiện lớn. Điều này làm mất đi vẻ đẹp trẻ trung hồn nhiên của tuổi học trò. Những nữ sinh tô son thường thần tượng một cách thái quá những nhóm nhạc trẻ (Kpop, Vpop ). Các em lên mạng xã hội để bày tỏ niềm yêu thích, tìm mọi cách cày view cho những ca khúc mới ra đời, là thành viên của các nhóm fan Họ bắt trước cách tô son, ăn mặc, trang điểm của họ dù không phù hợp. Vào phòng của
  3. những bạn này sẽ thấy ngập tràn ảnh thần tượng, dùng ảnh thần tượng làm ảnh đại diện Những nữ sinh lạm dụng son môi thường chơi thành một nhóm. Điều này thực ra là dễ hiểu bởi khi con người có những điểm chung thì hay đồng cảm, chia sẻ vơi nhau. Tô son đỏ chót, nếu chỉ một mình họ dễ lạc lõng, nhưng một nhóm sẽ thấy bình thường, lâu dần thành quen. Đây cũng là những nữ sinh cập nhật thông tin về giới trẻ rất nhanh. Mọi thứ họ đều tiếp cận trước, từ xu hướng chọn màu son, cách tô son, xu hướng trang phục đến những sự kiện của giới trẻ trong nước, quốc tế. Xuất hiện bất cứ mốt gì các em đều muốn sở hữu trong khi những nữ sinh khác kể cả một chiếc áo mới được cha mẹ mua thì cũng hết sức ngại ngần khi diện nó. Những nữ sinh này thường rất tự tin, năng động, thích giao lưu. Các em hay lên mạng xã hội khoe ảnh sống ảo, kết bạn rộng, thích tham gia văn nghệ. Họ thường tham gia những nhóm nhảy hiện đại. Bên cạnh đó có nhiều em luôn tỏ ra mình khác biệt, sống xa cách với bạn bè cùng trang lứa, tỏ ra đẳng cấp. Những nữ sinh thường xuyên tô son đậm có sự phát triển sớm về tâm sinh lí lứa tuổi. Thường quan tâm đến bạn khác giới, nảy sinh những cảm xúc giới tính trước so các bạn khác. Điều này dẫn đến tình trạng yêu sớm ở rất nhiều nữ sinh.Yêu sớm có nguyên nhân từ sự hấp dẫn về vẻ ngoài. Những nữ sinh sử dụng son môi bao giờ cũng quyến rũ hơn, xinh đẹp, thần thái hơn nên thu hút bạn nam. Trong khi yêu sớm gần như một vấn nạn học đường thì son môi như một chất xúc tác làm bùng nổ hiện tượng này. Chưa tập trung cao cho học tập là đánh giá của phần đông người được hỏi. Một giáo viên Ngữ văn khẳng định: “Lúc nào cũng nghĩ đến son phấn, yêu đương thì làm sao mà học được. Mỗi buổi mất 30 đến 40 phút cho đánh son, trang điểm, thì còn đâu thời gian cho hoạt đông khác, nhất là học tập.” Theo thống kê từ sổ điểm điện tử, kết quả học tập của nhóm nữ sinh lạm dụng son môi thấp chỉ 20 % có kết quả học lực Khá, học lực giỏi 0 %. Các nữ sinh này ít say mê học tập, hầu như môn nào cũng cũng lười, học đối phó.
  4. Khi sử dụng son, các em ít quan tâm đến những ảnh hưởng về sức khỏe, những cảnh báo về chất gây hại. Cũng ít quan tâm đến suy nghĩ, thái độ của người khác với mình. Những nữ sinh này nằm trong trào lưu thích là làm. Về xu hướng chọn nghề trong tương lai, hầu hết những nữ sinh này đều thích những nghề liên quan đến làm đẹp, kinh doanh, xã hội và công chúng. Các em không thích lĩnh vực nghiên cứu và những nghề liên quan đến khoa học, kĩ thuật. Nhiều em khi được hỏi đã trả lời rằng: Phụ nữ không cần giỏi, chỉ cần nhan sắc, có nhan sắc dễ thành công. Vẫn về điều này, một em chia sẻ : “em chỉ cần lực học trung bình, khá chút thì càng tốt, có tấm bằng tốt nghiệp THPT là được, sau này ra ngoài tìm cơ hội, kiếm được ông chồng đại gia thế là yên tâm”. Quả thật, quan niệm của một số em tuy có vẻ thực dụng, thiếu nỗ lực và lí tưởng sống song lại rất phổ biến, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà vấn đề nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp đã lên đến mức báo động. Thích trang điểm những nữ sinh này rất bất bình với quy định cấm đánh son khi tới trường. Các em phản ứng gay gắt, có thái độ chống đối, bao biện, hành vi đối phó (qua cổng trường, bị kiểm tra thì lau đi, hết kiểm tra lại tô lên, gặp giáo viên khó tính, hay xử lí việc này không dám tô son, giáo viên dễ tính, đồng tình với viêc làm đẹp là lại tô đậm. Vì đã là thói quen nên khó bỏ. Các em có thể không sử dụng trong trường nhưng ra khỏi trường là lại sử dụng. Ngay cả trong lớp, vẫn lén lút tô son. Như vậy, tuy chưa nghiên cứu được một cách đầy đủ, công phu nhưng tôi đã có một cái nhìn tương đối đầy đủ về thực trạng sử dụng son môi một cách thái quá ở nữ sinh. Những biểu hiện trong hành vi lạm dụng son môi của nữ sinh ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức, quan niệm sống, mục đích sống và lí tưởng của tuổi trẻ. Nếu hiện tượng này lan rộng thành một trào lưu khó kiểm soát sẽ gây những hệ quả khôn lường. Qua trình trưởng thành về tâm sinh lí lứa tuổi sẽ bị thay đổi so với quy luật, mục tiêu giáo dục phôt thông khó đạt được. Đây là vấn đề đáng trăn trở của thầy cô, gia đình và các cấp quản lí trong các nhà trường phổ thông.
  5. 7.1.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG NỮ SINH LẠM DỤNG SON MÔI Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân dẫn đến hành vi tô son của nữ sinh trước hết là do trào lưu làm đẹp của giới trẻ. Khi việc làm đẹp trở thành nhu cầu thiết yếu của phần đông các bạn nữ thì khó tránh khỏi sự ảnh hưởng. Khi đâu đâu cũng thấy da trắng, mi cong, môi hồng rực rỡ thì các nữ sinh càng thấy mình mình không thể xấu đi trong mắt người khác. Sự phát triển của mạng xã hội khiến nữ sinh thích sống ảo, không khó khi thấy các trang các nhân đầy ắp những bức ảnh đẹp lung linh. Các nữ sinh muốn mình đẹp hơn để được quan tâm, theo dõi. Không lạ gì với những cặp môi sinh, hồng tươi trong những bức ảnh. Rất nhiều nữ sinh muốn mình trở thành hiện tượng mạng, và dĩ nhiên cũng muốn nổi tiếng ngoài đời. Sự quảng cáo rầm rộ của các hãng mỹ phẩm, hoạt động mạnh của những trang bán hàng trên mạng, các dịch vụ làm đẹp phổ biến, đơn giản, thuận tiện Đã khiến hiện tượng nữ sinh tô son ngày càng tràn lan. Không chỉ ở thành phố, thị xã mà còn lan xuống các vùng nông thôn. Không chỉ ở các lớp cấp 3 mà nữ sinh cấp 2 cũng tập tành làm đẹp. Việc tô son của nữ sinh còn hình thành do sự thiếu quan tâm, nhắc nhở, kiểm soát của người lớn, thậm chí rất nhiều bà mẹ còn mua son cho con, khuyến khích con làm đẹp trước tuổi. Những nguyên nhân này khiến hiện tượng lạm dụng son môi ở nữ sinh ngày càng phổ biến. Nguyên nhân chủ quan Hiện tượng sử dụng son môi của nữ sinh phần nhiều phụ thuộc vào những nguyên nhân chủ quan. Trước hết là do sở thích, tính cách cá nhân. Không phải nữ sinh nào cũng thích làm đẹp. Có những nữ sinh trong những sự kiện lớn, cần lên sân khấu điều hành,
  6. phát biểu hoặc dẫn chương trình cần trang điểm cho rực rỡ, nổi bật những nhất quyết không trang điểm. Vừa không thích vừa do sự e ngại nhưng không thích là phần nhiều. Còn với những nữ sinh thích tô son thì dù cấm, dù đưa ra bao nhiêu quy định thì họ vẫn lén lút làm. Dù bao nhiêu cảnh báo về tác hại họ cũng cho qua. Có trường hợp một bạn lớp 9, mẹ bạn ấy cấm nhiều lần, dọa nạt, thu son nhưng vẫn thấy môi đỏ chót. Thì ra ở nhà bạn áy không đánh son những ra khỏi nhà là lại tô lên, mẹ thu son thì bạn ấy lại tìm mọi cách dể mua mới hoặc lấy lại. Đẫ lầ sở thích rồi thì khó thay đổi. Nguyên nhân thứ hai là do adua theo bạn bè, rất nhiều nữ sinh bắt chước nhau, khi thấy bạn tô son mình cũng tô. Ban đầu chỉ là học theo, làm thử, dần dần thành thói quen khó thay đổi. Nguyên nhân thứ ba là sống trong môi trường mà người thân có quan niệm thoáng về làm đẹp. Điều này là phổ biến, khi cha mẹ, anh chị ủng hộ việc tô son thì dĩ nhiên các bạn ấy sẽ thấy đó là chuyện bình thường, là nhu cầu thiết yếu. Nhà trường có quy định cấm cũng chỉ được thời gian ở trường, mà rất nhiều thời gian khác học sinh tham gia các hoạt động bên ngoài. Thứ tư là do nảy sinh nhu cầu tình cảm khác giới. Khi được để ý hoặc có bạn trai, nữ sinh rất thích làm đẹp để thể hiện hình ảnh. Son môi sẽ không chỉ tạo thần thái, sức hấp dẫn mà còn giúp các bạn ấy tự tin hơn. Một nguyên nhân nữa khiến nữ sinh hay tô son là nhiều em chưa tự tin về nhan sắc của mình. Nhiều em muốn dấu đi đôi môi thâm, tối màu hoặc nhợt nhạt nên phải phụ thuộc vào son. 7.1.4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ VIỆC LẠM DỤNG SON MÔI CỦA NỮ SINH Không phủ nhận son môi sẽ giúp cho các nữ sinh rực rỡ, xinh đẹp, nổi bật, tự tin hơn trong giao tiếp, không ngại ngần khi tham gia giao lưu, văn hóa, văn nghệ, các hoạt động ngoại khóa, khi đứng trước đám đông. Tuy nhiên, hậu quả của nó là khôn lường.
  7. Lạm dụng son môi khiến cho làn da non nớt dễ bị tổn thương. Không ít nữ sinh vì dùng son sớm đã khiến cho đôi môi xỉn màu, chất chì làm môi trở nên thâm đen. Khi không tô son trông nhợt nhạt, mất thần sắc. Tô son sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, trong khi nữ sinh đang ở tuổi dậy thì, tự bản thân tuổi mới lớn đã làm cho các em trở nên xinh đẹp, thần thái. Tất cả những nữ sinh nếu quá lạm dụng son môi và các phụ kiện trang điểm khác đều trở nên già trước tuổi. Nhiều nữ sinh cấp ba mà như sinh viên, thậm chí như ngoài hai mươi. Vẻ hồn nhiên, ngây thơ bị thay bằng một khuân mặt cầu kì, không phù hợp với tuổi học đường. Trang điểm sẽ khiến nữ sinh mất rất nhiều thời gian, lại nảy nở nhiều mối quan tâm khác nên dễ dẫn đến tình trạng lơ là học tập. Kết quả sút kém. Nhiều nữ sinh khi học Tiểu học, THCS có kết quả học tập rất tốt nhưng từ khi đam mê phấn son, trang điểm, nảy sinh yêu đương đã không còn giữ được niềm tin cho bố mẹ, kết quả học tập ngày một đi xuống. Vì đẹp hơn nên thường thu hút các bạn khác giới, dễ nảy sinh tình trạng yêu sớm. Tại trường THPT Ngô Gia Tự mấy năm gần đây, những nữ sinh phải nghỉ học lấy chồng vì mang thai phần lớn đều là những nữ sinh thường xuyên tô son. Phần lớn những nữ sinh tô son đều thích sống ảo. Không ngày nào không đăng lên trang cá nhân của mình vài bức ảnh để câu like, thích được nổi tiếng. Tô son đậm, không phù hợp do chưa được trang bị kiến thức làm đẹp đã khiến rất nhiều nữ sinh trông vô cùng phản cảm, gây ái ngại cho người đối diện khi tiếp xúc. Không có kinh nghiệm còn khiến nữ sinh mua phải son giả, kém chất lượng, gây tổn hại sức khỏe. Do chưa kiếm được tiền nên để có son nhiều nữ sinh nảy sinh nững hành vi không tốt, ví dụ : nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền, làm những việc không phù hợp với lứa tuổi để kiếm tiền, thậm chí ăn cắp
  8. 7.1.5. NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG SON MÔI Ở NỮ SINH KHI ĐẾN TRƯỜNG Trước những hậu quả do lạm dụng son môi gây ra, đã có rất nhiều ý kiến, nhiều quy định được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng này. TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên Khoa Tâm lý hoc, ĐH Sư phạm TPHCM) bày tỏ: “Tôi thì thấy, không có son môi thì các bạn nữ sinh cũng chẳng kém xinh đi, phải không? Nếu bạn gái sợ khô môi thì có thể dùng son không màu để giữ ẩm. Quan trọng là phải cẩn thận khi dùng mỹ phẩm ở tuổi mới lớn. Đến lớp không nhất thiết phải cầu kì quá, đẹp tự nhiên vẫn là hồn nhiên nhất, đúng với lứa tuổi học trò” Ban giám hiệu trường Lomonoxop(Hà Nội), đưa ra quy định cấm nữ sinh tô son để "đảm bảo sự an toàn cho HS trước hiện tượng son giả bán tràn lan trên thị trường, không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng cũng như thời hạn sử dụng". Văn bản của trường về việc này nêu rõ: "Bảo vệ và bộ phận đức dục trực ngoài cổng trường không cho HS nữ tô son mỗi khi vào trường. Giáo viên bộ môn dạy trên lớp không cho HS tô son môi vào lớp học. Nhà trường kiểm tra phát hiện thấy HS nữ nào tô son môi trong lớp học thì lớp đó sẽ phải chịu sự phê bình nghiêm khắc của nhà trường, giáo viên bộ môn dạy tiết đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu. Bộ phận đức dục và giám thị kiểm tra hành chính đột xuất các lớp học, HS nữ nào mang son môi thì giữ lại và mời cha mẹ HS lên nhận lại. Các bộ phận hành chính như văn phòng, thu ngân, đoàn đội không giải quyết các thủ tục hành chính cho các HS nữ tô son môi". Tại trường THPT Ngô Gia Tự, tôi đã thực nghiệm nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. Cụ thể 1. Đề đạt với Ban giám hiệu nhà trường, dùng một phần thời gian của cuộc họp phụ huynh để tuyên truyền về thực trạng sử dụng son môi ở nữ sinh hiện nay, từ đó mở mang nhận thức của cha mẹ về một hiện tượng đáng báo động mà đôi khi vì mải mê công việc, thoáng trong suy nghĩ mà chính cha mẹ chưa thấu hiểu.
  9. 2. Phối hợp với Ban quản sinh, đoàn thanh niên, để đưa ra những quy định phù hợp, cách xử lí linh hoạt đối với nữ sinh lạm dụng son môi, tránh gây bức xúc trong dư luận. 3. Ngay từ đầu năm học đã lồng ghép nội dung tuyên truyền về vấn đề lạm dụng son môi trong các giờ sinh hoạt lớp, những buổi sinh hoạt tập thể, để các nữ sinh được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa làm đẹp, từ đó tạo ra một môi trường học đường lành mạnh, tạo điều kiện để học tập, hoàn thiện nhân cách. 4. Vận động nữ sinh tham gia những lớp học kĩ năng trang điểm, chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp để vừa đẹp, vừa giữ được nét tự nhiên của tuổi học trò. 5. Để tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả của tình trạng lạm dụng son môi ở nữ sinh, bản thân tôi đã viết một bài báo với nhan đề: “Lạm dụng son môi ở nữ sinh: chớ vội xem thường”. Bài viết được đăng trên Cổng thông tin sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, ở thời điểm hiện tại đã có 5406 lượt đọc. Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng son môi ở nữ sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc. 7.2. KẾT LUẬN Từ quá trình nghiên cứu, tôi cho rằng, nữ sinh có thể tô son, có quyền làm đẹp nhưng nên đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng, cần phải có kiến thức, kĩ năng trang điểm. Trang điểm thể hiện văn hóa của mỗi người, làm đẹp cho mình là làm đẹp cho xã hội, song nên giữ nét đẹp tự nhiên là quý nhất. Tuổi học trò trong trắng ngây thơ, vẻ đẹp ấy đừng để bị che mờ bởi những lớp son phấn nhiều khi đậm hóa chất, kém phẩm chất. Nhà trường không nên cấm học sinh tô son, nhưng cần tuyên truyền để các em nhận thức rõ về vấn đề làm đẹp, nhận thức được vẻ đẹp tự nhiên, tự thân mới là vẻ đẹp bền vững. Vẻ đẹp của con người không chỉ là lớp vỏ hình thức mà gắn liền với nhân cách, đạo đức, lối sống, lý tưởng sống và hành động có trách nhiệm vì mình, vì cộng đồng
  10. Sẽ yêu lắm những khuôn mặt hồn nhiên, những ánh mắt tròn đen, nụ cười nữ sinh tỏa nắng trên sân trường mà không cần bất cứ màu son nào tô điểm. 7.3. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục tư tưởng, lối sống nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh trong nhà trường phổ thông. 8. NHỮNG THÔNG TIN CÂN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 9.1. Về phía giáo viên - Giáo viên cần nhiệt tình, say mê với công việc, ham học hỏi tìm tòi các tri thức mới liên, quan không chỉ môn dạy mà cả các kiến thức xã hội, tâm lí lứa tuổi học sinh, những trào lưu của giói trẻ - Thường xuyên đổi mới tư duy, nâng cao năng lực chủ nhiệm. - Nâng cao trình độ Tin học để hỗ trợ cho tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, lối sống học sinh nhát là bằng các hoạt động trải nghiệm. 9.2. Về phía học sinh: - Học sinh cần tự giác tích cực, có ý thức trau dồi đạo đức, lối sống, có mục tiêu, lí tưởng học tập. 9.3. Về phía nhà trường : - Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất đầy đủ cho việc thực hiện các giờ ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cho học sinh. Trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ như: máy tính, máy chiếu, học sinh được thuận tiện trong quá trình học tập trao đổi nhóm, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả học tập cho các em. - Trang bị thêm các tranh ảnh, vi deo, tư liệu liên quan đến nội dung học tập. - Tăng cường hoạt động tự làm thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của GV và HS trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. 10. ĐÁNH GIÁ LỜI ÍCH THU ĐƯỢC 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
  11. Không sử dụng phiếu hỏi, chỉ bằng quan sát, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Rất nhiều lớp học khi chúng tôi bất ngờ đến quan sát đã không bắt gặp nữ sinh nào tô son. Khi được hỏi, phần lớn các em khẳng định đã hiểu rất rõ tác hại, những hệ quả khôn lường từ tô son. Nhiều em nói rằng, em chưa tự tin lắm với nhan sắc của mình, bỏ son làm em rất ngại giao tiếp trực tiếp nhưng giờ quen rồi, thấy chẳng có vấn đề gì. Như vậy các nữ sinh của trường đã ý thức rất rõ về hành vi tô son đến trường. Một mặt chấp hành quy định, mặt khác các em cũng tỏ ra có những hiểu biết sâu sắc về ảnh hưởng của việc tô son. Dù đâu đó vẫn còn nữ phản ứng với giải pháp của chúng tôi nhưng số lượng đó là rất ít. Nhờ hiểu được ý nghĩa của vẻ đẹp tự nhiên mà nhiều nữ sinh thay đổi quan niệm về làm đẹp, tập trung cho nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập và rèn luyện nhân cách. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Qua đánh giá của Ban quản sinh, sáng kiến thu được lợi ích cao, hiện tượng nữ sinh lạm dụng son môi giảm rõ rệt. Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê lỗi của các lớp theo tháng. Trong hai tháng cuối năm học 2018-2019 chỉ còn 6 nữ sinh bị phê bình vì tô son lòe loẹt. Học kì I năm học 2019-2020, số lượng là 4 nữ sinh.
  12. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1 BCH ĐOÀN Trường Trường THPT Ngô Gia Tự - Lồng ghép tuyên truyền THPT Ngô Gia Tự Lập Thạch – Vĩnh Phúc trong các giờ Chào cờ đầu tuần GVCN Khối Lớp 12 Trường THPT Ngô Gia Tự Quản lí, giáo dục học sinh 2 năm học 2018-2019 lớp chủ nhiệm Người viết sáng kiến Lê Minh Hạnh