SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt Lớp 4

doc 5 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4972
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_cho_hoc_sinh_chua.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi) . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng việt lớp 4. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Dạy học Tiếng việt Tiểu học) 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Qua những năm làm công tác giảng dạy. Chất lượng hiệu quả giáo dục luôn được quan tâm và tìm các giải pháp để nâng cao hơn nữa kiến thức cho các em. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy những ưu, khuyết điểm như sau: * Ưu điểm: Đội ngủ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện, sẵn lòng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nhất là công tác bồi dưỡng cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với học sinh lớp 4 ý thức và động cơ học tập của các em tương đối cao. Các em được cộng tác trên nhiều phương diện, tiếp nhận sự giúp đỡ học tập từ nhiều phía. Các em được sự quan tâm của gia đình nên hầu hết các em đều được trang bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập phục vụ cho môn học. * Nhược điểm: Một số học sinh nhút nhát nên không tham gia vào hoạt động học tập, không hợp tác và chú ý khi giáo viên hướng dẫn. Một số học sinh đọc viết chậm chưa kịp tốc độ nên thường đọc lướt, sai từ hoặc viết nguyệch ngoạc, sai từ. Giáo viên phải tốn thời gian nhiều hướng dẫn và kèm cặp học sinh. Kĩ năng viết văn của các em còn chưa lô gic, rời rạt. Các em thường nghĩ rất cô động chưa sáng tạo. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao hiệu quả công tác, phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. Hiệu quả tiết học được diễn ra sinh động, giúp các em hiểu và nắm vững kiến thức, áp dụng linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, tìm ra biện pháp tối ưu hơn trong quá trình dạy học nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng việt lớp 4.
  2. - Nội dung giải pháp: + Xây dựng nhóm học tập luôn tự tin và đoàn kết. Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh, phương thức học tập, kĩ năng của các em ở lớp dưới. Từ đó xây dựng Ban hội đồng tự quản, phân các ban học tập, văn nghệ, . . . để các em lựa chọn nhóm ngồi phù hợp ý thích của mình. Những nhóm chưa phát huy tính tích cực cần thay đỗi nhóm trưởng, thế nhưng thay đỗi mà các em không cảm thấy mình bị chê vì thua các bạn. Tôi lựa chọn giải pháp xây dựng nhóm học tập mới và các em tự chủ bầu nhóm trưởng. Ở mỗi lần có sự thay đổi nhóm các em có được tình bạn mới, phương thức học tập và làm việc mới hơn, chắc chắn hơn. Vì thế, sau một thời gian các em khắc phục tính nhút nhát, mặc cảm và luôn hợp tác tích cực hơn trong học tập. + Những nguyên tắc bồi dưỡng và phụ đạo kiến thức cho học sinh: Tập trung vào những điểm chưa đạt chuẩn của các em mà phụ đạo. Dựa trên niềm yêu thích của trẻ, không phải dựa trên sợ hãi của học sinh. Lấy điểm mạnh để khắc phục điểm yếu của đứa trẻ. Bồi dưỡng cho những học sinh về phần đọc tôi rèn cho học sinh nhận diện các con chữ cái, dấu thanh, ghéptừ, đến cụm từ và câu.Ở độ tuổi này các em đã biêt bộc lộ ý thích của bản thân: ca hát, đọc truyện tranh, kịch, Niềm yêu thích và điểm mạnh về ca hát rất dễ dàng trong việc rèn đọc trôi chảy cho các em. Còn về đọc hiểu tôi giao cho các em đọc một đoạn truyện tranh, hỏi về nội dung truyện các em quan sát để trả lời. Từ một tranh, dần đến một đoạn truyện, câu truyện, luôn kích thích sự tò mò và giúp các em. Tăng dần kỹ năng đọc, tôi giao cho các em một bài thơ có vần điệu, đến một đoạn văn, một câu truyện. Các em hầu hết không còn ngán ngẫm khi tham gia đọc mà còn yêu thích hơn khi tham gia đọc bài, tự tin thể hiện mình trước lớp. Bồi dưỡng và rèn viết cho học sinh đòi hỏi người giáo viên cần phải kiên trì thực hiện trong suốt quá trình học của các em. Tôi đã huớng dẫn từng bước: tập viết kỹ thuật - tập viết chính tả - tập làm văn. Ngay từ đầu năm học tôi đã cho các em rèn viết trên vỡ ô ly. Các em sẽ luyện viết một đoạn thơ, văn mà mình thích (mỗi ngày 2 dòng nhưng phải đúng mẫu chữ hoặc gần đúng và đẹp, dễ nhìn, không ẩu thả, nguyệch ngoạc). Nhắc nhỡ học sinh các nguyên tắc chính tả, điền các âm, vần, thanh (có hình) để các em dễ nhớ. Sau khi các em nhuần quy tác giáo viên đó bỏ hình để các em khắc sâu. Viết tập làm văn, các em phải đi từ nói đến viết. Tập cho học sinh từ thói quen quan sát đồ vật để phát triển thành câu, đoạn đến bài văn. VD: Nói về chiếc cặp của em - Màu hồng Nói tròn câu - Chiếc cặp của em có màu hồng. Phát triển câu - Chiếc cặp của em có màu hồng rất đẹp. Từ câu trên giáo viên hướng phát triển đến từng câu tả các bộ phận cái cặp. Qua các bước trên giúp các em giảm áp lực, không còn nặng nề về khi viết đoạn văn hay bài văn.
  3. + Phối hợp nhà trường và gia đình: Giáo viên là người chủ động gặp gỡ và thuyết phục phụ huynh cùng hợp tác. Nếu cần thiết đến nhà để quan sát góc học tập, thời gian biểu để góp ý. Biện pháp này đòi hỏi sự hợp tác nhất trí, giáo viên giao bài tập, nhiệm vụ học tập cho học sinh, phụ huynh kèm cặp và thông báo kết quả. Ngoài ra trong giờ học sinh ở nhà các bật phụ huynh có thể yêu cầu các em đọc giúp bài báo, tờ rơi, để luyện đọc. + Tăng cường các buổi bồi dưỡng kiến thức môn tiếng việt: Trước tiên tôi tìm hiều từng học sinh và quan sát hành vi của các em tôi đã tìm ra những điểm còn hạn chế trong tiếng việt để kịp thời hỗ trợ. Soạn bài tập chuyên biệt: bài tập cùng dạng nhưng dễ hơn nhiều so với các bạn khác. Giáo viên có thể soạn trên máy tính hoặc in giấy, tạo thêm thẫm mỹ cho học sinh. Hoặc có thể thêm những hình ảnh mà các em yêu thích. Vào các buổi bồi dưỡng, tôi thường thống kê kiến thức học trong từng chủ điểm các em đã học, tôi cho các em nhắc lại các kiến thức trọng tâm. Sau đó, cho các em làm bài bằng hình thức trò chơi hoặc thi đấu cá nhân, nhóm tùy vào từng mạch kiến thức. + Tích hợp kiến thức từ kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội: Môn tiếng việc còn là tiếng mẹ đẻ của các em, luôn gắn liền với các hoat5 động hằng ngày. Gắn kết nội dung dạy học với đời sông thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động học hợp tác, khuyến khích học sinh tích lũy kiến thức gia đình, cộng đồng, rèn kỹ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân. Kĩ năng này xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp bạn. Hơn nữa còn giúp các em biết công tác trên nhiều phương diện và tiếp nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía. + Nâng cao tính tích cực trong học tập tiếng việt: Trong học tập đòi hỏi sự trao đổi tích cực giữa các học sinh, học sinh và giáo viên. Điều đó làm tăng động cơ học tập, làm nảy sinh hứng thú mới, kích thích sự giao thiệp chia sẽ tư tưởng và đáp án giải quyết vấn đề, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.Giáo viên cần hướng dẫn học sinh hợp tác, trình bày ý kiến, góp ý cho bạn sau cho dễ nghe, dễ tiếp thu, tranh luận có lý nhưng không gay gắt. Động viên khích lệ bạn khi bạn có tiên bộ, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn trong diễn đạt hay trình bày. Khi các em dần tích cực hơn cũng là lúc giáo viên giãm bớt được thời gian phụ bồi dưỡng. Bởi tất cả như đi vào quỹ đạo tự học tập một cách tích cực. + Các thiết bị đồ dùng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục: Giáo viên cần tăng trực quan, tăng thực hành bài đọc, bài học bằng cách sáng tạo. Đồ dùng học tập, tranh ảnh, phiếu bài tập luôn thu hút đến các em. Thế nhưng lại chiếm thời gian khá nhiều đối với công tác chuẩn bị của giáo viên. Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm tranh ảnh, trình chiếu trước lớp. Màu
  4. sắc tranh ảnh luôn rõ và đẹp phù hợp thị hiếu học sinh. Phiếu bài tập tôi dành ít thời gian làm trên máy tính và in ra trang bị cho các em. Mỗi một đồ du2ng đều có tính năng riêng của nó, do vậy tôi luôn biết vận dụng phối hợp để tăng tính tích cực cho học sinh. Từ cách làm trên tôi đã rút ngắn được thời gian chuẩn bị bài ở nhà, có được thì giờ để nghiên cứu bài học sâu hơn, phương pháp giảng hiệu quả hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Các giải pháp trên đã thực hiện áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh lớp 4 tại đơn vị trường trong việc nâng cao hiệu quả giaó dục cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức môn học tiếng việc. Do đó, giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong giảng dạy có thể nhân rộng ra toàn huyện, ở các trường Tiểu học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận và các nơi khác có cùng điều kiện. Đối tượng được áp dụng là học sinh các khối lớp Tiểu học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Khi áp dụng sáng kiến này, học sinh tôi tiến bộ hơn trước rất nhiều. Hầu hết, học sinh đều nắm được kiến thức ngày càng vững vàng hơn, tích cực hơn trong giờ học tiếng việt. Chất lượng học sinh lớp 4 của tôi được nâng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể được thống kê qua bảng so sánh như sau: Tiếng việt Chưa hoàn Thời TS học Hoàn thành tốt Hoàn thành thành điểm sinh Số Số Số % % lượng lượng lượng Đầu năm 27 4 15% 14 52% 9 33% Cuối học 27 12 44% 15 66% kì I Kính mong hội đồng chấm các cấp xem xét góp ý thêm để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Bình Nam, ngày 25 tháng 12 năm 2018 Người mô tả Nguyễn Văn Tặng