SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Châu Khê

docx 23 trang Đinh Thương 15/01/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Châu Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_to_chuyen_mon.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Châu Khê

  1. với công tác chuyên môn. Ứng dụng CNTT, kết nối internet trong nhà trường giúp GV tìm kiếm thông tin hỗ trợ công tác NCBH. CBQL nhà trường tạo điều kiện cho GV tham gia NCBH, được cùng nhau thảo luận trong điều kiện thuận lợi, có máy móc, thiết bị hỗ trợ. * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Tổ trưởng TCM là cầu nối giữa GV và Hiệu trưởng nhà trường, đề xuất các thiết bị dạy học và yêu cầu sửa chữa bổ sung CSVC phục vụ quá trình hoạt động TCM theo hướng NCBH. Để thực hiện được vấn đề này, trước các năm học, trong các TCM, tổ trưởng yêu cầu các GV kiểm tra, cho ý kiến về CSVC trong tổ, trong các lớp học. Thống kê thành văn bản để gửi lên Hiệu trưởng nhằm lập kế hoạch sửa chữa, bổ sung CSVC đầu năm học. Hiệu trưởng tiếp nhận ý kiến và văn bản của các TCM về thực trạng CSVC, sẽ thống kê lại và cùng Ban giám hiệu, kế toán nhà trường thống kê nguồn ngân sách hiện tại, phân bổ hợp lý cho phần mua sắm thiết bị dạy học và thiết bị chuyên môn trong giáo dục. Hệ thống thông tin trong nhà trường cần được đổi mới, hiện đại, việc các trường sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học hiện đã rất phổ biến giúp GV có thể lên các trang như www. truonghocketnoi.edu.vn để tìm kiếm tài liệu, tự bồi dưỡng kiến thức, học kinh nghiệm từ trường bạn. Vì vậy trong các trường phải liên tục có kết nối internet để tạo thuận lợi cho GV tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, học tập các phương pháp, hình thức dạy học theo NCBH. Trong hoạt động quản lý, cần tiến hành quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, bằng công nghệ, nhà trường mua sắm thêm phần mềm quản lý trường học, để quản lý giờ giấc của GV, lấy đó làm minh chứng để xếp loại cho GV vào cuối năm, quản lý các hành vi trên lớp của GV và HS bằng cách lắp camera tại các lớp học để tiện quan sát hoạt động sinh hoạt của GV và HS, đảm bảo GV làm tốt nhiệm vụ giảng dạy. Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG
  2. KIẾN. Trong năm học 2022-2023, Phòng GD&ĐT Thành phố Từ Sơn tiếp tục triển khai cách thức sinh hoạt chuyên môn theo NCBH, đã tổ chức nhiều giờ dạy minh họa tại các trường trung học cơ sở trong thành phố do GV của các trường thiết kế và thể hiện. Kết quả là được GV trường THCS Châu Khê tham gia dạy minh họa được đánh giá cao về hiệu quả giờ dạy từ phía GV cũng như HS. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ chủ yếu dành thời gian để thiết kế các bài dạy minh họa. Mỗi học kì, mỗi GV đều đăng kí dạy từ một đến hai bài dạy theo NCBH, GV cả tổ cùng thiết kế bài dạy, dự giờ và sau đó thảo luận để tiến hành dạy học hằng ngày. Kết quả thu được như sau: * Đối với HS: Kết quả học tập của HS được cải thiện. HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có HS nào bị “bỏ quên”. Các em có hứng thú học tập hơn, không còn áp lực phải ngồi ghi chép bài giảng trong suốt giờ học; HS được tham gia hoạt động nhóm nhiều nên quan hệ giữa các HS trở nên thân thiện, gần gũi và mạnh dạn hơn; Kĩ năng làm việc nhóm của các em được nâng lên rõ rệt. *Đối với GV: Hoàn toàn không còn áp lực, căng thẳng khi phải dạy dự giờ để các đồng nghiệp đánh giá, nhận xét, xếp loại giờ dạy của mình; Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng daỵ học; Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời; Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém. Mối quan hệ giữa GV và HS trong giờ học gần gũi hơn, thoải mái hơn; Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến và giúp đỡ lẫn nhau, từ đó hình thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau; Hiểu hơn về HS và đồng nghiệp. Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa GV với GV và giữa GV và HS; Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường.
  3. * Đối với cán bộ quản lí: Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt, sáng tạo của từng GV; Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ. Sau đây là kết quả kiểm chứng của giải pháp : -Kết quả giáo dục 2 mặt năm học 2021-2022 + Kết quả xếp loại Hạnh kiểm khối 7; 8; 9 và rèn luyện khối 6 Khối Số Tốt Khá Trung bình Yếu HS SL % SL % SL % SL % Khối 7 313 248 79.23 55 17.57 10 3.19 0 0 Khối 8 289 255 88.24 29 10.03 5 1.73 0 0 Khối 9 281 252 89.68 28 9.96 1 0.36 0 0 Khối Số Tốt Khá Đạt Chưa đạt HS SL % SL % SL % SL % Khối 6 284 241 84.86 39 13.73 3 1.06 1 0.33 + Kết quả xếp loại Học lực khối 7,8,9, học tập khối 6 Khối Số Giỏi Khá Trung bình Yếu HS SL % SL % SL % SL % Khối 7 313 50 15.97 160 51.12 98 31.31 5 1.6 Khối 8 289 85 29.41 157 54.33 47 16.26 0 0 Khối 9 281 80 28.47 147 52.13 54 19.22 0 0 Khối Số Tốt Khá Đạt Chưa đạt HS SL % SL % SL % SL % Khối 6 284 43 15.14 162 57.04 77 27.11 2 0.7 -Kết quả giáo dục 2 mặt năm học 2022-2023
  4. + Kết quả xếp loại Hạnh kiểm khối 8,9, rèn luyện khối 6,7 Khối Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Khối 8 308 254 82,47 41 13,31 13 4,22 0 0 Khối 9 292 267 91,44 25 8,56 0 0 0 0 Khối Số Tốt Khá Đạt Chưa đạt HS SL % SL % SL % SL % Khối 6 309 248 80.26 52 16.83 7 2.27 2 0.65 Khối 7 286 254 88.81 27 9.44 2 0.7 3 1.05 + Kết quả xếp loại Học tập Khối Số Tốt Khá Trung bình Yếu HS SL % SL % SL % SL % Khối 8 308 72 23,38 166 53,90 63 20,45 7 2,27 Khối 9 292 84 28,77 151 51,71 57 19,52 0 0 Khối Số HS Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % Khối 6 309 50 16,18 165 53,40 89 28,80 5 1,62 Khối 7 286 54 18,88 158 55,24 71 24,83 3 1,05 -Kết quả khảo sát đối với giáo viên và học sinh khi tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. + Đối với giáo viên Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Số GV Áp lực, căng Chủ động, Áp lực , căng Chủ động , tham gia thẳng sáng tạo thẳng sáng tạo khảo sát Tổng % Tổng số % Tổng số % Tổng số % số
  5. 64 40 60.5 24 37.5 15 23.4 49 76.6 + Đối với học sinh Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Số HS Hứng thú Kĩ năng làm Hứng thú Kĩ năng làm tham gia học tập việc nhóm học tập việc nhóm khảo sát Tổng % Tổng % Tổng số % Tổng % số số số 307 141 45.92 164 53.4 280 91.2 250 81.4 Phần 3. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến. Vai trò của BGH trong việc quản lý hoạt động chuyên môn của tổ theo hướng nghiên cứu bài học. Vai trò của tổ trưởng và giáo viên trong việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tạo cơ hội cho để giáo viên được tham gia vào quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động điều chỉnh cách dạy phù hợp với đối tượng HS lớp mình, trường mình. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh nội dung, PPDH vào việc tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả. Lấy HS làm trung tâm, thông qua các hoạt động GV giúp HS phát triển toàn diện, hình thành và củng cố các phẩm chất và năng lực cần thiết. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai, có mức độ ảnh hưởng trong nghành. Giúp cho công tác quản lý của Ban giám hiệu sát sao, hiệu quả hơn với hoạt động của tổ chuyên môn. Giúp TCM và GV có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động của tổ theo hướng NCBH. Giúp học sinh được phát huy năng lực, phẩm chất thông qua các hoạt động dạy học. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
  6. * Đối với Sở GD&ĐT Bắc Ninh Hàng năm có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL các trường THCS về nội dung đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng NCBH. Đặc biệt tổ trưởng TCM các trường THCS. Theo quan sát của tác giả, CBQL, TTCM, chưa được học tập bồi dưỡng nhiều về vấn đề sinh hoạt TCM theo hướng NCBH nhiều, mà chủ yếu phải chủ động tìm kiếm tài liệu để triển khai cho GV trong TCM. *Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Từ Sơn Cùng phối hợp với với CBQL các trường THCS trên địa bàn xây dựng kế hoạch quản lý nhà trường trong đó đề xuất các ý kiến về đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng NCBH và định hướng cho nhà trường cách thức triển khai, thực hiện sao cho hiệu quả, đúng theo quy định thống nhất của Bộ GD&ĐT. *Đối với các trường THCS trên địa bàn Thành phố Từ Sơn Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa đến CSVC trong nhà trường, có kế hoạch mua sắm cụ thể, ưu tiên các thiết bị giáo dục hiện đại để GV có thể triển khai tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ban giám hiệu cùng với tổ trưởng, tổ phó TCM trong việc xây dựng kế hoạch quản lý TCM theo hướng NCBH, cùng tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng chương trình cùng TCM. Nhà trường cân đối nguồn ngân sách đề có nguồn khuyến khích một số GV có những sáng kiến hay, những đóng góp có giá trị cho công tác giáo dục nói chung và hoạt động của TCM theo hướng NCBH nói riêng. Trên đây là “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Châu Khê”, mà qua thực tế chỉ đạo, tôi đã đúc kết kinh nghiệm và áp dụng có hiệu quả, đem lại kết quả đáng khích lệ trong năm học vừa qua. Nhưng đây chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi, chắc chắn sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn nữa trong công tác chỉ đạo hoạt động TCM theo hướng NCBH.
  7. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Châu Khê, ngày 10 tháng 1 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Người viết sáng kiến Đỗ Thị Kim Thoa Phần 4. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được Bộ GD&ĐT ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 [2]. Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 20/2018/TT-BGDDT về chuẩn nghề giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng chương trình GD mới 2018. [3]. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, một số hướng tiếp cận, Trường cán bộ QLGDTW1 Hà Nội. [4]. Bộ GD&ĐT(2017), Tài liệu tập huấn SHCM theo cụm trường môn Giáo dục công dân, (tài liệu lưu hành nội bộ) [5]. Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng (2012), “Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, sinh viên sư phạm thông qua mô hình nghiên cứu bài học”, Tạp chí GD [6]. Hoàng Tấn Bình Long (2013), Vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, Tạp chí GD năm 2013
  8. [7]. Vũ Thị Sơn (2011), “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng xây dựng văn hoá học tập ở nhà trường thông qua”Nghiên cứu bài học”, Tạp chí GD, số 269,tr20-23 [8]. Sở GD&ĐT Hưng Yên (2018), Tài liệu tập huấn đổi mới SHCM Nghiên cứu bài học theo cụm trường.