SKKN Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT qua các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề

docx 38 trang Giang Anh 26/09/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT qua các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_ky_nang_song_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_thpt_qu.docx
  • pdfHỒ LỊCH, HỒ TRUNG - THPT BYT.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT qua các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề

  1. + Bước 1. BCH đoàn trường đã tiến hành điều tra thống kê ngay sau khi khai giảng năm học, công tác tìm hiểu và điều tra thống kê được thực hiện cùng với các hoạt động dạy và học, nắm chắc chắn số lượng đối tượng, hoàn cảnh gia đình, địa chỉ, các chi tiết cần thiết khác như học lực hạnh kiểm. Các lực luợng phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu thống kê, lập danh sách tất cả học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học, các đối tượng chính sách, lập thành sổ theo dõi, phân loại đối tượng, chủ yếu là hoàn cảnh và học lực báo cáo cho BCH đoàn trường tổng hợp lập sổ quản lý chung toàn trường. Từng lúc sẽ bổ sung thêm các đối tượng phát sinh để kịp thời làm hồ sơ nhận học bổng khi có yêu cầu cấp bách từ các nguồn tài trợ. Trên cơ sở đó phân loại theo học lực, theo diện nghèo hoặc khó khăn từ đó xây dựng kế hoạch giúp đỡ các em trong năm học. + Bước 2. Công tác vận động gây quỹ giúp bạn nghèo. a) Đối với từng lớp. BCH đoàn trường tổ chức phát động phong trào “Tự giúp bạn nghèo trong lớp” bằng nhiều hình thức như tặng tập vỡ, đóng tiền học phí, hỗ trợ tiền học thêm, . Phong trào này được giáo viên chủ niệm và học sinh toàn trường quan tâm hưởng ứng rất nhiệt tình, các em ý thức biết vận động giúp bạn khi gặp khó khăn . - Năm học 2019-2020 : có tất cả 74 học sinh được giúp đở gồm: 105 tập, 18 quyển sách các loại, 43 bút các loại, 16 suất được miễn giảm tiền học thêm, 11 suất học phí, tổng kinh phí 5.957.500 đồng. Đặc biệt tập thể lớp 12D5, phụ huynh học sinh của lớp và giáo viên chủ nhiệm vận động trong lớp giúp 1 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 650.000đồng. - Năm học 2020-2021: có tất cả 131 học sinh được giúp đở gồm: 17 suất học phí, 22 em được miễn giảm tiền học thêm, tổng kinh phí 6.069.500đồng. - Năm học 2021-2022: có tất cả 179 lượt học sinh nghèo, khó khăn được giúp đỡ bằng các hiện vật như tập, bút, sách và đồ dùng học tập, tổng kinh phí trên 4 triệu đồng. b) Đối với các mạnh thường quân: Ban giám hiệu và BCH đoàn trường làm công tác tuyên truyền đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường về công tác gây quỹ học bổng để trào quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp đầu năm học với chương trình “ Tiếp sức đến trường” và vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền với chương trình “ Trao quà Tết cho em” các chương trình này được nhà trường duy trì đều trong suốt các năm học. Đoàn trường tuyên truyền giáo dục cho học sinh chương trình “Vòng tay bè bạn”; “Tinh thần tương thân tương ái”; “Lá lành đùm lá rách”; “Giúp bạn đến trường - Cùng hướng đến tương lai”; tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đở lẫn nhau, thông qua công tác sinh hoạt Đoàn định kì, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ, công tác chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, phát thanh hàng ngày, Vận động gây quỹ vì bạn nghèo . 30
  2. - Năm học 2019-2020: Đã phát động gây quỹ từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường với tổng số tiền 109.250.000 đồng, và đã trao cho 50 suất quà mỗi suất 10 tập vở viết, và 45 suất quà trị giá mỗi suất là 500.000đ ngay đầu năm học qua chương trình “Tiếp sức đến trường”. tặng 20 xe đạp, mỗi xe trị giá 2000.000. Vào dịp Tết nguyên Đán 2020 trao cho 76 suất quà trị giá mỗi suất là 500.000đ chương trình “Trao quà Tết cho em”. - Năm học 2020 -2021: Đã phát động gây quỹ từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường với tổng số tiền 92.000.000 đồng, và đã trao cho 48 suất quà trị giá mỗi suất là 500.000đ ngay đầu năm học qua chương trình “Tiếp sức đến trường”. Vào dịp Tết nguyên Đán 2021 trao cho 80 suất quà trị giá mỗi suất là 500.000đ chương trình “Trao quà Tết cho em 2021”. - Năm học 2021-2022: Đã phát động gây quỹ từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường với tổng số tiền hơn 112.000.000 đồng và đã trao cho 10 suất quà là 10 điện thoại di động mỗi suất trị giá 2 triệu đông để hỗ trợ cho các em có phương tiện học online do dịch Côvid - 19 bùng phát, 26 suất quà trong đó có 17 suất có trị mỗi suất là 1 triệu đồng và 9 trị giá mỗi suất là 500.000đ ngay đầu năm học qua chương trình “Tiếp sức đến trường”. Vào dịp Tết Nguyên Đán 2022 trao cho 68 suất quà. Trong đó có 20 suất trị giá mỗi suất là 1.000.000đ, và 48 suất có trị giá mỗi suất là 500.000 chương trình “Trao quà Tết cho em 2022”. Muốn thực hiện tốt công tác chăm sóc giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: - Tham mưu tốt với Cấp ủy – Ban giám hiệu nhà trường, tuyên truyền vận động trong Hội đồng sư phạm, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và lực lượng học sinh toàn trường, các mạnh thường quân về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động để được hỗ trợ nhiệt tình. - Bản thân mình phải có lòng nhân hậu, phải biết hy sinh, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, kiên nhẫn tổ chức vận động bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều trung gian, nhưng phải liên tục dài hạn mới duy trì được nhiều năm. - Vận động rộng rãi các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm khắp nơi bằng nhiều hình thức và nhiều lực lượng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao bằng tâm huyết của mình. - Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc điều tra, thống kê và xét chọn đối tượng công minh, công bằng, phù hợp với thực tế vì giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi, nắm vững cơ bản hoàn cảnh cụ thể của học sinh. 31
  3. - Kết hợp chặc chẽ ba môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội. - Chuẩn bị tốt danh sách các đối tượng, có phân loại học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình thật cụ thể, chính xác và hồ sơ cần thiết như chứng nhận hộ nghèo, khó khăn (có xác nhận của địa phương) Đảm bảo kịp thời khi có nguồn tài trợ, nhất là các trường hợp báo cáo gấp trong ngày. (Hình ảnh trao quà trong chương trình “Đồng hành tiếp sức đến trường) 32
  4. (Hình ảnh trao quà trong dịp tết Nguyên đán 2022) 2.3.3 Kết quả đạt được - Là chương trình mà Chi ủy- Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và đã giao cho Đoàn trường trực tiếp đứng ra tổ chức. Chương trình phát động và kêu gọi sự góp sức đồng lòng của các mạnh thường quân, các cựu học sinh của trường và các em học sinh đang học, nhiều chi đoàn đã hưởng ứng rất nhiệt tình bằng việc quyên góp trong chi đoàn của mình ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn cùng đồng hành tới trường. - Hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn được nhà trường thực hiện thông qua hoạt động xã hội, thiện nguyện, nhân đạo. Qua đó, góp phần bồi dưỡng và phát triển về nhân cách, giáo dục học sinh biết đồng cảm, biết chia sẻ yêu thương, biết kết nối cộng đồng. - Học bổng “Tiếp sức đến trường” và trao quà “Tết cho em” là hai hoạt động thường niên của Đoàn trường vào mỗi dịp đầu năm học và vào dịp tết Nguyên đán, nhằm động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt kết quả cao trong năm học mới, đồng thời, khích lệ các bạn tích cực rèn luyện thật tốt vì tương lai chính bản thân mình và sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng, xã hội. 33
  5. - Hoạt động này đã phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đoàn viên thanh niên, hỗ trợ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn để có được điều kiện học tập tốt hơn, đồng thời chia sẻ những thiếu thốn trong cuộc sống, động viên các em tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. - Góp phần giáo dục đoàn viên thanh niên nêu cao tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, tinh thần nhân văn cao đẹp cho tuổi trẻ biết yêu thương và sống nhân văn nhân ái. Có thể nói, các hoạt động của Đoàn trường học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng đoàn viên thanh niên đến lối sống chân – thiện – mỹ. Đặc biệt, các hoạt động nhân đạo được duy trì thường xuyên, liên tục trong các nhà trường, góp phần vào giáo dục đạo đức, lý tưởng sống và kỹ năng sống cho đoàn thanh niên. Qua đó giúp đoàn viên thanh niên nâng cao được ý thức, trách nhiệm và tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn của con người với con người và truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. 34
  6. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận - Như vậy, sau một thời gian dài thực hiện đề tài, chúng tôi đã rút ra được những nội dung cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề có thể khẳng định rằng: - Hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề là các hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn dạy học hiện nay. Đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội. - Sau khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề, chúng tôi thấy được những phản hồi rất tích cực từ học sinh. Các em đã cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, thể hiện các phẩm chất về đạo đức, trí tuệ của người học sinh trong thời kì mới. - Không những vậy, khi tổ chức các hoạt động, còn giúp cho giáo viên tích hợp được các kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Sinh học, Thể dục ), phát triển được bộ môn giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cũng như kĩ năng sống trong nhà trường. - Tuy nhiên, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, trở ngại trong quá trình thực hiện. Đó là hình thức, chất lượng và hiệu quả chưa theo kịp yêu cầu đổi mới không ngừng của xã hội, chưa đáp ứng dược nhu cầu ngày càng cao của một thế hệ trẻ đày đủ bản lĩnh, trí tệ, đạo đức, văn hóa lối sống mới. Chính vì vậy, kính mong hội đồng khoa học, các đồng nghiệp góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện đề tài. 2. Kiến nghị - Đề xuất Chúng tôi xin được có một số kiến nghị, đề xuất như sau: 2.1 Đối với Ban giám hiệu - Lãnh đạo nhà trường cần chủ động và coi trọng hơn nữa việc tổ chức sinh hoạt trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề, nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về Đức – Trí – Thể - Mĩ - Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho những hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề nhằm giáo dục giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống và những phong trào khác của Đoàn. 2.2 Đối với các thầy cô giáo - Các thầy cô giáo cần vận dụng tối đa điều kiện có thể được, giúp học sinh hiểu sâu hơn về vấn đề cần quan tâm có thể là trên lý thuyết hay là những buổi hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề. - Cần xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể về việc tích hợp kiến thức liên môn vào trong bộ môn nhằm giáo dục học sinh. 35
  7. 2.3 Đối với các cán bộ Đoàn - Cần chủ động hơn trong các phong trào Đoàn. - Năng động, sáng tạo và nhạy bén để có thể phác hoạ, thực hiện thêm nhiều hoạt động khác trong chương trình của năm học. 2.4 Đối với các em học sinh Cần mạnh dạn, chủ động, sáng tạo, tự tin hơn, chuẩn bị đầy đủ, kĩ càng các nội dung mà Ban tổ chức yêu cầu trước mỗi hoạt động, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết, nhất là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông. Sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã được tiếp thu để áp dụng vào thực tiễn nhằm xử lí các tình huống của cuộc sống. 2.5 Đối với Đoàn cấp trên và Sở Giáo dục - đào tạo Nên nghiên cứu, thẩm định và nhân rộng mô hình các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt chủ đề như trên nhằm giúp đỡ các em học sinh ở các trường khác có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản. Xin chân thành cảm ơn! 36
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường THPT(2007), NXB giáo dục - Sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông - NXB Giáo dục. - Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông NXB Giáo dục. - Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGDNGLL, Bộ GD&ĐT, NXB GD. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - HĐGDNGLL, Bộ GD&ĐT, NXB GD. - Các văn bản, chỉ thị của BCH tỉnh Đoàn, BCH huyện Đoàn. 37