SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_gop_phan_hinh_thanh_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_nang.docx
- Văn.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực
- KẾT LUẬN 1. Quá trình nghiên cứu Tôi đã kết hợp với các giáo viên trong nhóm văn của trường mình và một số trường lân cận để theo dõi, phân tích khả năng giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo của học sinh địa phương mình trong học tập cũng như trong một số hoạt động tập thể. Từ nhận định ban đầu, chúng tôi đã tiến hành phân tích những ưu điểm và tồn tại của đối tượng học sinh vùng nông thôn, cách dạy học hiện tại mà các giáo viên đang áp dụng, đặc điểm của việc học văn với học sinh lớp 11, để từ đó đưa ra cách dạy phù hợp không chỉ giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức mà còn phát triển được kĩ năng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo để các em có thể học tập và tiến hành công việc một cách khoa học, hợp lí và có hiệu quả cao nhất. Trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng phương pháp này vào bài dạy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cho HS. Tôi đã theo dõi quá trình học tập của các em trong tiết học cũng như trong các bài kiểm tra để thu kết quả để có sự bổ sung, chỉnh sửa phù hợp. 2. Kết quả nghiên cứu - Tính khoa học Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện mang tính khoa học cao, hợp lí bao gồm kết cấu ba phần lớn: mở đầu giới thiệu khái quát về lí do chọn đề tài; phần nội dung trình bày khoa học các phần chính của công trình bao gồm cơ sở của đề tài, giải pháp thực hiện và kết quả đạt được từ những giải pháp đó; phần kết luận đưa ra những kết luận liên quan đến đề tài Nội dung trong các phần của công trình được trình bày có luận điểm rõ ràng, luận cứ, luận chứng xác thực. Ở phần nội dung, các ý lớn được sắp xếp theo thứ tự cơ sở của đề tài, đến các giải pháp thực hiện và cuối cùng là kết quả đạt được. Giữa các ý lớn có mối quan hệ nhân quả với nhau. Phần cơ sở lí luận của đề tài được xây dựng trên cơ sở những nội dung của các thông tư, chỉ thị, quy định, quan điểm về đổi mới dạy học theo phát triển năng lực. Các nội dung này rõ ràng, cụ thể, khoa học. Phần cơ sở thực tiễn là kết quả của việc khảo sát thực tế quá trình dạy học ở địa phương. Các số liệu đưa ra cụ thể, xác thực. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, công trình đưa ra các giải pháp mới mẻ, có tính hiệu quả. Giữa các phần có sự phân tích, đánh giá, tổng hợp để đề tài có tính thuyết phục cao - Tính mới Công trình đã đưa ra một số PPDH tích cực được áp dụng linh hoạt trong bài giảng đồng thời khéo léo kết hợp các kĩ thuật dạy học Các phương pháp và kĩ thuật này giúp cho giờ học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức thay vì thụ động nhận kiến thức từ giáo viên như trước đây, qua đó rèn luyện kĩ năng cho các em.
- Về phương tiện dạy học, ngoài các phương tiện truyền thống, giáo viên đã sử dụng phiếu máy chiếu để các em chủ động tiến hành tìm hiểu kiến thức. Về kiểm tra đánh giá, bài viết này cho thấy, giáo viên không chỉ đánh giá học sinh trong giờ học qua việc chuẩn bị, phát biểu xây dựng, ghi chép bài của học sinh mà đánh giá cả quá trình các em nhận thức, giải quyết các vấn đề của mình như thế nào sau giờ học. Cụ thể là giáo viên đã đánh giá việc các em vận dụng kĩ năng này của mình để viết đoạn văn, vẽ sơ đồ tư duy, hoạt động nhóm Như vậy, Sáng kiến kinh nghiệm trên đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để áp dụng dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu nhằm phát huy năng lực nói chung, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 một cách khoa học và có kết quả nhất định - Tính hiệu quả + Phạm vi ứng dụng: Kết quả của công trình này đã được tôi áp dụng trong việc giảng dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở lớp mình đảm nhiệm trong các năm học 2021-2022 và có khả năng vận dụng để dạy học cho học sinh THPT nói chung. Các giáo viên trong tổ Văn của trường đã sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu làm tài liệu tham khảo, coi như đó là một gợi ý để tiến hành dạy bài học này. + Kết quả ứng dụng: Quá trình áp dụng sáng kiến, tôi đã thu được kết quả như sau: Về phía giáo viên, ở những lớp tôi đã áp dụng phương pháp này, tôi thấy, giờ học của lớp trở nên sôi nổi hơn. Giáo viên không còn phải làm việc nhiều theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều, cung cấp tất cả kiến thức cho học sinh như trước. Giáo viên chỉ là người định hướng, gợi mở để dẫn dắt các em chiếm lĩnh tri thức, rèn giũa kĩ năng. Trong quá trình dạy theo định hướng năng lực, tôi nhận thấy giáo viên thuận lợi hơn trong việc quan sát, theo dõi, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh. Từ đó, tôi đã có sự định hướng rõ hơn cho từng đối tượng để đưa các em dần tới chuẩn kĩ năng cần đạt và khuyến khích, động viên những học sinh có năng khiếu về ngôn ngữ và thẩm mĩ để các em có thể phát triển năng lực này trong tương lai. Về phía học sinh, tôi nhận thấy, giờ học tôi áp dụng phương pháp này làm cho các em tập trung hơn, chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng. Học sinh say sưa phát biểu, tranh luận, sáng tạo. Giờ học văn không còn tẻ nhạt như trước nữa. Đặc biệt, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh cũng như khả năng phát hiện, cảm nhận, sáng tạo ngôn ngữ của các em tiến bộ hơn. Điều đó cũng thể hiện rất rõ trong các bài kiểm tra - Ý nghĩa đề tài Với bản thân mình, tôi thấy đề tài có tác dụng lớn trong việc giúp tôi tiến hành dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu một cách có hiệu quả hơn so với cách dạy truyền thống thông thường. Với các đồng chí trong
- nhóm văn lớp 11, tôi đã chia sẻ PPDH này, một số đồng nghiệp cũng đã áp dụng và đã có những thành công nhất định. Đối với bộ môn văn, đây là một trong những hướng đề xuất cho cách dạy nhằm phát triển năng lực cho học sinh, thay vì lối dạy chú trọng kiến thức như trước. Cách làm này biến việc dạy văn trở thành công cụ phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo hiệu quả cho học sinh, giúp các em có thể hình thành kĩ năng này tốt hơn. Điều đó rất có lợi cho học sinh trong học tập và trong cuộc sống. 3. Kiến nghị, đề xuất Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy ở mỗi lớp, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo khác nhau. Bởi vậy, khi thực hiện, yêu cầu các đồng chí áp dụng phù hợp với năng lực học sinh lớp mình, có thể tăng những tình huống tái hiện khi đối thoại với học sinh lớp trung bình, yếu, đồng thời, ở các lớp học sinh khá, cần tăng tình huống giải quyết vấn đề và sáng tạo để kích thích các em phát triển. Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cho học sinh có sân chơi nhằm phát triển kĩ năng như câu lạc bộ văn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em có cơ hội thể hiện các năng lực của mình. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu. Vì thời gian chưa nhiều, năng lực còn có một số hạn chế nên không tránh khỏi những chỗ chưa được như ý. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn!
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Những vấn đề chung, Hà Nội 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Cục quản lí chất lượng (2019), Tài liệu tập huấn: Vận dụng cách đánh giá PISAvào đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông,Hà Nội. 5. Bộ GDĐT, Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông (2010), Tài liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, Hà Nội. 6. Lê Hồ Quang (sưu tầm, tổng hợp) (2019), Các vấn đề của dạy học Ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.Vinh 7. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên), Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt (2020), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm 8. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức- Nguyễn Thành Thi. (2019), Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Nxb Đại học sư phạm 9. Nguyễn Ngọc Thiện (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT HS TRƢỚC KHI DẠY THỰC NGHIỆM BÀI: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẨN GIUỘC- NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (Dành cho HS khối 12) THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (nếu có thể): Giới tính: Lớp: . Trường: NỘI DUNG Em hãy đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của em nhất. Câu 1. Em có hứng thú khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không? Không hứ ứng thú Không có ý kiế ất hứng thú Câu 2: Em có cảm nhận như thế nào khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? Mức độ Không Rất ít Nhiều Rất nhiều Lí do Bài học gần gũi, dễ hiểu Bài học đơn điệu, nhàm chán Nội dung sâu sắc Được chủ động, được thể hiện quan điểm của mình
- Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT HS SAU GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (nếu có thể): Giới tính: Lớp: . Trường: NỘI DUNG Em hãy đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của em nhất. Câu 1. Em có hứng thú với giờ học này không? Rất hứ ứng thú Hứng thú vừ ến Câu 2: Mức độ tham gia các hoạt động trong giờ học của em như thế nào? Tích cực, chủ độ ụ động Bình thườ ến Câu 3: Các hình thức tổ chức dạy học trong giờ học em cảm thấy như thế nào? Rất thích ờng
- Phụ lục 3: HÌNH ẢNH HỌC SINH ĐANG TRÌNH BÀY SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA NHÓM MÌNH.