SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc

docx 43 trang thulinhhd34 13861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi.docx
  • docxSKKN 2019.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc

  1. thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy. Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên. (Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Nick Vujicic được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?” Hướng dẫn: Câu mở đoạn: giới thiệu vấn đề chính cần nghị luận Bàn về tinh thần và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, Nick Vujicic có viết “Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?” Các câu thân đoạn: a. Giải thích: - Thất bại: không đạt được mục đích, mục tiêu đã đặt ra; không làm được điều mình mong muốn - Làm lại và làm lại nữa: bắt đầu lại công việc mà ta đã thực hiện nhưng thất bại, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. - Ý kiến của Nick Vujicic muốn đề cập đến sức mạnh của ý chí và nghị lực của con người. Thất bại là điều không thể tránh khỏi, nhưng sau mỗi lần thất bại con người cần có ý chí, nghị lực, niềm tin, biết vượt lên chính mình. b. Bàn luận: 27
  2. - Trong cuộc sống, mỗi người đều có ước mơ, mục đích để vươn tới. Trên con đường vươn tới mục đích, chúng ta có thể thất bại do nhiều nguyên nhân (nêu dẫn chứng). - Điều quan trọng là đứng trước thất bại, chúng ta không được bỏ cuộc, phải dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách, biết rút kinh nghiệm, biết đứng dậy làm lại từ đầu (nêu dẫn chứng). - Khi làm lại từ đầu, chúng ta phải có động lực và niềm tin (nêu dẫn chứng). - Câu nói của Nick Vujicic đã đánh thức ý chí, sự tự tin trong mỗi chúng ta; giúp chúng ta mạnh dạn đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Sức mạnh tinh thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn - Phê phán những người hay nản chí, có suy nghĩ, thái độ và hành động tiêu cực khi gặp thất bại. c. Bài học nhận thức và hành động: - Câu nói của Nick Vujicic bao hàm một quan niệm sống tích cực và là lời khuyên bổ ích: Hãy làm lại khi đã rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại; phải có ý chí, niềm tin, nỗ lực vươn lên; không đầu hàng số phận Câu kết đoạn: Như vậy Liên hệ bản thân (trả lời câu hỏi của Nick Vujicic). Đề 4: Văn bản đọc hiểu: Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016) Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: "nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời". Hướng dẫn: 28
  3. Câu mở đoạn: giới thiệu vấn đề chính cần nghị luận Trong cuộc sống mỗi con người, chúng ta muốn thành công thì không có cách nào khác là chúng ta phải dấn thân trải nghiệm. Nếu không làm chúng ta sẽ không thể đạt được điều mong ước, cũng như quan niệm của tác giả trong phần Đọc hiểu: "nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời". Các câu thân đoạn: a. Giải thích: - Không phạm chút sai lầm nào là không mắc những sai trái, lầm lạc trong nhận thức, suy nghĩ, hành động và không để lại những hậu quả đáng tiếc. - Ảo tưởng là không có thật, xa rời thực tiễn đời sống. Hèn nhát là không có can đảm, dũng khí, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ, b. Bình luận: Khẳng định quan điểm đúng đắn * Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào là ảo tưởng: - Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ dàng; con người thường xuyên phải đối mặt với khó khăn, gian khổ; trong khi đó, năng lực của con người có giới hạn. Sai lầm là một tất yếu không thể tránh khỏi. Chỉ có những kẻ ảo tưởng mới nghĩ rằng mình không mắc một sai lầm nào. * Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào là hèn nhát: - Khi con người sợ phạm sai lầm thì sẽ không dám xông pha, mạo hiểm, không có ý chí phấn đấu, vươn lên, sống thu mình trong vỏ bọc bình yên, cách xa với thế giới bên ngoài. Những kẻ đó sẽ dần dần tự đánh mất ý chí, nghị lực, dũng khí, trở thành kẻ hèn nhát trong cuộc đời. - Phê phán: Những kẻ hèn nhát, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ, ảo tưởng, viển vông, xa rời thực tế. c. Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được tính chất hai mặt của sai lầm; luôn tự tin, dũng cảm, dám trải nghiệm, dám dấn thân trên con đường đi đến thành công. Câu kết đoạn: Như vậy Liên hệ bản thân Đề 5: Văn bản đọc hiểu: 29
  4. Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu ". Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay? Hướng dẫn: Câu mở đoạn: giới thiệu vấn đề chính cần nghị luận Mỗi người trong chúng ta đều có một quan niệm riêng về hạnh phúc. Có người hạnh phúc là khi đạt được điều mong muốn, nhưng cũng có người hạnh phúc với họ đơn chỉ là những giây phút bên cạnh những người thân yêu Vậy hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay là gì? Các câu thân đoạn: a. Giải thích: - Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thoả mãn. b. Bàn luận: 30
  5. * Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc: - Hạnh phúc là hưởng thụ. - Hạnh phúc là trải nghiệm. - Hạnh phúc là sống vì người khác. - Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng * Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc? - Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ. - Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống, dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác c. Bài học nhận thức và hành động: - Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc. - Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính. Câu kết đoạn: Như vậy Liên hệ bản thân. 31
  6. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH CỦA CÁC “GIẢI PHÁP TẠO NIỀM TIN VÀ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN” Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT QG mà bản thân tôi đã thực hiện ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Tuy đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng qua thực tế giảng dạy, khi vận dụng những kinh nghiệm này cho bản thân tôi và tổ nhóm chuyên môn, chúng tôi thấy những kinh nghiệm đó đã đem lại một số kết quả và lợi ích cơ bản sau: 1. Về phương diện lý luận - Giúp học sinh hiểu rõ nội dung, chương trình ôn thi THPT QG, từ đó sẽ giúp các em có cái nhìn tổng thể và chủ động trong việc học tập và ôn luyện thi. - Giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức phần nghị luận xã hội , điều đó sẽ giúp các em học sinh có ý thức tự giác trong học tập trên lớp cũng như việc hoàn thành nội dung bài tập ở nhà. - Với những giải pháp ôn tập và rèn luyện thường xuyên cho học sinh trong viết văn nghị luận, không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức, mà còn hình thành ở các em kĩ năng viết văn thuần thục, giúp các em tự tin giải quyết các đề văn tương tự. - Trong quá trình ôn luyện cho học sinh, việc tăng cường kiểm tra, đánh giá giao bài tập thường xuyên, không chỉ giúp học sinh kịp thời uốn nắn, bổ sung những chỗ hổng về kiến thức, những sai sót về kỹ năng mà còn điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên cho phù hợp, hiệu quả. 2. Về phương diện thực tiễn 2.1. Về phía giáo viên : + Để hướng tới một kết quả thi đạt kết quả cho học sinh, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải luôn theo sát học sinh trong quá trình ôn luyện. Mục tiêu đó sẽ thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án và các phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh, và của từng bài tập ôn luyện. 32
  7. + Đầu tư nghiên cứu kiến thức trong bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tiếp xúc, gần gũi và tìm hiểu tâm lý của học sinh để cùng hợp tác với học sinh giúp các em có hứng thú, tự tin để chiếm lĩnh nội dung bài học. + Làm tốt việc ôn tập, cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng làm bài tốt, tạo tâm thế tự tin cho học sinh sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thức; mặt khác sẽ tránh được những thái độ không tốt của học sinh, gây căng thẳng trong giờ học. + Áp dụng những kinh nghiệm đúc rút được qua quá trình giảng dạy giúp giáo viên hứng thú hơn và sáng tạo hơn trong việc tổ chức cho học sinh học tập, chiếm lĩnh kiến thức vừa góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy. 2.2. Về phía học sinh : + Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về nhiều lĩnh vực của đời sống. Đó sẽ là nền tảng để các em học sinh vận dụng làm tốt bài làm văn nghị luận xã hội. + Học sinh sẽ nắm vững được những kiến thức cơ bản của bài học, đặc biệt là có kĩ năng làm văn tốt, từ đó kết quả của bài viết sẽ cao hơn. + Tạo cho học sinh sự tự tin, chủ động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn. + Khi nắm được nội dung kiến thức của bài cũng như việc có kĩ năng làm văn tốt, các em học sinh sẽ dành nhiều thời gian để học tập hơn đối với môn Ngữ văn, dần hình thành thói quen trong học tập, để từ đó kết quả học tập được nâng cao, đạt hiệu quả hơn. + Mặt khác, hạn chế được những suy nghĩ, hành động tiêu cực của học sinh đối với bộ môn; tránh hiện tượng học chống đối trong học sinh. + Từ sự hứng thú trong giờ học, học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo, tìm tòi, phát triển khả năng cảm thụ văn học cũng như những hiểu biết từ những kiến thức văn học. 3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến Qua thời gian bản thân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào các tiết ôn tập, ôn thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường. Tôi thấy nếu tiến hành hướng dẫn học sinh theo các bước trên thì các em rất tích cực, hứng thú. Các em 33
  8. chủ động, sôi nổi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Các kiến thức được liên hệ, mở rộng gắn với thực tiễn nên các em hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Học sinh được phát triển các kĩ năng, năng lực giao tiếp, quan sát, thu nhận thông tin, trình bày vấn đề. Nhiều học sinh vốn nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn khi tham gia các tình huống học tập. Chính vì hứng thú học tập như vậy nên học sinh đã có những thay đổi nhận thức về bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là thay đổi thái độ với câu viết đoạn văn nghị luận xã hội. Các em không còn lo sợ như trước nữa mà đã tự tin hơn với phần viết đoạn văn. Bởi thực tế khi nắm vững kĩ năng làm bài, có hiểu biết thực tiễn đời sống, được thực hành trên các đề khác nhau, các em hào hứng hơn với phần nghị luận này trong đề thi. Kết quả kiểm tra sau bài học có thể thấy đa số các em tiếp nhận bài học nhanh hơn và hiệu quả cao hơn. * Kết quả: Tôi giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn tập ở 2 lớp 12A2, 12A3. Đầu năm học, khi cho học sinh khảo sát, làm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội, khi chưa có sự hướng dẫn, định hướng, kết quả rất thấp, đa số học sinh dưới điểm trung bình. Tuy nhiên, qua quá trình ôn tập, với sự vận dụng các bước làm trên, kết quả bài làm của học sinh đã có sự thay đổi rõ nét. Cụ thể ở tiết kiểm tra phần nghị luận xã hội, với đề bài: Đề: Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu? - Yêu cầu: Học sinh viết 1 đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, rõ ý. Diễn đạt lưu loát, câu đúng ngữ pháp. Không sai về từ ngữ, chính tả. - Những gợi ý về nội dung: Câu mở đoạn: Một trong những yếu tố cơ bản làm nên thành công của con người trong cuộc sống là sức mạnh của niềm tin. Các câu thân đoạn triển khai với các nội dung cụ thể sau: a. Giải thích: - Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. - Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định. 34
  9. - Sức mạnh niềm tin từ đoạn trích là sức mạnh về hạnh phúc có thật ở trên đời, về quả ngọt sau bao nỗi đắng cay và niềm tin vào mơ ước ở tương lai. b. Phân tích, bình luận, chứng minh: - Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời ? + Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể xác, tuy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái mới làm nên những điều tuyệt vời khác. + Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, cuộc sống của chúng ta luôn trực chờ sự tổn thương nên cần có niềm tin để vượt qua. + Có hai cách để hạnh phúc, một là tránh những khó khăn đến với mình, hai là thay đổi thái độ của bản thân đối với những rắc rối đó. Cách thứ nhất không nằm trong tầm kiểm soát thì luôn luôn có cách thứ hai. Chính thái độ, niềm tin của chúng ta mới là yếu tố quyết định cuộc sống. - Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời: + Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào. + Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn. + Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Không rối rắm, mất niềm tin. +Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng. - Mở rộng: Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi. c. Bài học hành động và liên hệ bản thân: - Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào. Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy. - Liên hệ bản thân. Kết quả bài viết của học sinh đạt được như sau: 35
  10. Số lượng Lớp Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu HS 2 16 10 3 12A2 31 (6,5%) (51,6%) (32,2%) (9,7%) 1 14 11 2 12A3 28 (3,6%) (50,0%) (39,3%) (7,1%) 36
  11. KẾT LUẬN Ôn thi THPT QG là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Trước sự thay đổi trong cấu trúc đề thi, mỗi thầy cô giáo cần tích cực đổi mới, tìm tòi, sáng tạo để đáp ứng với sự thay đổi, để trang bị cho học trò kiến thức và kĩ năng giúp các em không chỉ làm tốt bài thi THPT QG mà còn có kĩ năng vận dụng vào thực tiễn đời sống. Đây là nhiệm vụ, sứ mệnh của mỗi thầy cô giáo trong xu thế phát triển giáo dục hiện đại theo tinh thần của Nghị quyết 29- NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp ôn tập phần làm văn, nhất là câu văn nghị luận xã hội là một trong những con đường, cách thức giáo dục giúp học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Chính điều này sẽ góp phần hình thành kĩ năng tìm hiểu vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng thực hành vận dụng cho học sinh. Đó là đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì hiện đại. Đồng thời hướng dẫn các em viết văn nghị luận xã hội còn giúp các em có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội, sống sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Đề tài của tôi trên cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy mà đúc rút nên, hi vọng có thể giúp ích phần nào cho mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy Ngữ văn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! 37
  12. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Không. IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo yếu tố về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính. - Giáo viên có kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong giảng dạy. - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên, tích cực viết bài rèn luyện để nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Sáng kiến đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh; tạo niềm tin và hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp học sinh thêm yêu thích môn học, góp phần nâng cao chất lượng bài làm của học sinh, và hiệu quả giảng dạy cho bộ môn. - Sáng kiến đã góp phần kích thích khả năng hứng thú, sự tự tin, sáng tạo trong học tập cho học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng của bộ môn trong các tiết học. - Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. - Sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho HS, GV bậc GDTX, THPT. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy và kết quả bài làm của học sinh của môn học Ngữ văn các khối lớp ở Trung tâm GDNN-GDTX nói chung và ôn thi THPT QG môn Ngữ văn nói riêng. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU 38
  13. Phạm vi/lĩnh vực áp dụng TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ sáng kiến Dạy học môn Ngữ văn khối Trung tâm 12, ôn thi THPT QG môn 1 Nguyễn Thị Kim Oanh GDNN-GDTX Ngữ văn chương trình Yên Lạc GDTX cấp THPT. Yên Lạc, ngày tháng năm 2019. Yên Lạc, ngày 05 tháng 03 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Kim Oanh Yên Lạc, ngày tháng năm 2019. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở (Ký tên, đóng dấu) 39
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quang Hưng(Chủ biên), Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia, NXB Đại học sư phạm, 2015. 2. Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Thị Nương, Bồi dưỡng năng lực thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, NXB Đại học sư phạm, 2016. 3. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Luyện thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016. 4. Đinh Minh Hằng (Chủ biên), Ôn luyện thi THPT Quốc gia năn 2019 môn Ngữ văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018. 40