SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học

doc 24 trang thulinhhd34 12211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_ky_thuat_va_thanh_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học

  1. trách nhiệm hơn trong việc giảng dạy. + Giải pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh đá cầu. 2.1: Hướng dẫn học sinh cách cầm cầu: Tay cầm cầu: (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên. 2.2: Hướng dẫn học sinh cách tâng cầu: * Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi. Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lướt lên. * Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 2.3. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu), chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao – ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương. 2.4. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân (chuyền cầu theo nhóm). Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m 10
  2. bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại). 2.5. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật bổ trợ đá cầu bằng đá má ngoài. Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, tay phải cầu cầu khi tung cầu lên cao khoảng 0,5m, cầu rơi xuống, dùng má ngoài bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 2.6. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật bổ trợ đá cầu bằng đá má trong. Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, tay phải cầu cầu khi tung cầu lên cao khoảng 0,5m, cầu rơi xuống, dùng má trong bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 2.7. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật bổ trợ đá cầu đá gót trạm mông. Tư thế chuẩn bị hai chân rộng bằng vai, tay phải cầu cầu khi tung cầu lên cao khoảng 0,5m, cầu rơi xuống, dùng má ngoài bàn chân đá lên gần trạm mông sau đó đá cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. + Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh các kỹ thuật nâng cao để học sinh phát triển năng khiếu cá nhân. 3.1. Kỹ thuật chắn cầu bằng ngực. Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0,3 – 0,5cm, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngả phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0,3 – 0,5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh chóng xử lý thăng bằng. 3.3. Kỹ thuật đánh đầu. Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn bị đỡ đùi, khi cầu bay 11
  3. cao 2m cách đầu 0,5m, dùng sức cả 2 chân bật lên cao, thân người ưỡn cong hình cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan sát cầu. Sau đó gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc với trán sẽ bay đi. Có thể lắc sang phải hay trái gây khó khăn cho đối phương thì 2 chân tiếp đất nhanh chóng quay mặt quan sát đường cầu đối phương. 3.4. Kỹ thuật móc cầu bằng mu bàn chân. Chân đá đặt phía sau, trọng tâm để cơ thể dồn vào 2 chân, tay thả lỏng, mắt quan sát đồng đội nhận cầu của đồng đội, người móc cầu tâng lần một sau đó chuyển trọng tâm cơ thể sang mũi bàn chân trước, kết hợp kiễng chân trụ, ngả người ra phía sau, lăng chân thuận ra trước lên cao về phía có cầu, cổ chân thả lỏng, khi tiếp xúc cầu bàn chân gập nhanh, móc cầu sang đối phương, khi hai chân tiếp đất học sinh nhanh chóng xoay người lại. + Giải pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập luyện. Khi tôi đã củng cố được kĩ năng đá cầu và cung cấp kĩ thuật đá cầu như trên, nếu học sinh còn mắc những sai lầm trong từng kĩ thuật, tùy từng lỗi học sinh mắc phải, giáo viên có thể áp dụng biện pháp khắc phục với những bài tập sau: Bài tập 1: Đối với những em học sinh sai về mặt di chuyển (di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc di chuyển chậm) thì giáo viên nên cho học sinh tập các động tác bổ trợ để tăng độ linh hoạt của khớp hông, gối như: – Xoạc ngang, dọc. – Chạy nhẹ kết hợp với đá má trong, má ngoài, đá gót trạm mông. – Đá lăn chân theo chiều ngang, dọc. – Tập các bài tập chuyển vị trí kết hợp với xoay người, chuyển hướng. Bài tập 2: Với những học sinh không dự đoán được điểm rơi của cầu, tốc độ bay của cầu, giáo viên nên phân tích cho học sinh tầm quan trọng chú ý theo điểm rơi của cầu, phân tích tầm quan trọng tốc độ bay của cầu. Giáo viên nên cho học sinh tập: – Tập tung cầu, đúng động tác. – Tự tung bắt cầu. – Tập co chân và hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao không cầu và có cầu. 12
  4. – Tập đón cầu do người khác tung cho. – Treo cầu ở độ cao nhất định và tập đá cầu. + Giải pháp 5: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho bản than. – Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn qua sách vở, qua truyền hình, học tập ở đồng nghiệp. – Thường xuyên rèn luyện thể dục để có thể thị phạm tốt các kỹ thuật, động tác đá cầu. – Ngoài những kĩ thuật cơ bản trên, để nâng cao chất lượng đá cầu cho học sinh giáo viên cần quan tâm từ những học sinh có năng khiếu đá cầu. Đó là cung cấp cho học sinh những kĩ năng đá cầu như chắn cầu bằng ngực, đánh cầu bằng đùi, móc cầu bằng mu bàn chân (như giải pháp 3). + Thường xuyên tổ chức cho học sinh đá cầu trong các hoạt động ngoại khóa. + Giải pháp 6 đối với môn đá cầu. Việc tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu môn đá cầu là nội dung góp phần làm phong phú sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, hướng các em vào hoạt động bổ ích lành mạnh, hạn chế hoạt động tự phát được thể hiện cụ thể như sau: a- Các hoạt động tập luyện, thi đấu môn đá cầu ở trong nhà trường. Hình thức này cần chú ý thông qua các hoạt động: + Đá cầu trong chế độ sinh hoạt của học sinh trong nhà trường vào thời gian giải lao giữa tiết học. + Đá cầu là hình thức tự nguyện để lôi cuốn học sinh tham gia, tập luyện trong các ngày như: Hội khỏe Phù Đổng, giao lưu TDTT Tập luyện trong các buổi chuẩn bị cho thi đấu, trình diễn các môn thể thao trên địa dư nhà trường theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. b- Các hoạt động tập luyện, thi đấu môn đá cầu. Đây là hình thức hoạt động khá phong phú. + Thể dục buổi sáng ở nhà. + Học bài thể dục do giáo viên cho về nhà. + Thi đấu đá cầu ở ngoài nhà trường. + Đá cầu trong các nhóm hoạt động hè. 13
  5. Về căn bản các hoạt động ngoại khóa còn có ưu điểm sau: - Học sinh tham gia tự nguyện tự giác, có thể lựa chọn theo khả năng và hứng thú để tham gia vào các hoạt động TDTT nói trên. - Tận dụng được thời gian hợp lí không ảnh hưởng đến quá trình lao động và học tập. - Đảm bảo yêu cầu phát triển trí tuệ, tâm lý, tình cảm, hành vi và thể chất học sinh. - Thu hút nhiều người tham gia và cổ vũ cho người tham gia được mọi điều kiện của nhà trường. Đối với các em học sinh việc tổ chức đá cầu lành mạnh sẽ giúp các e có động lực trong học tập và trong rèn luyện thân thể. Đây là những môn chơi mang tính tập thể, các em có thể kết hợp “ Học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt hơn việc đưa môn đá cầu vào trường học đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc giáo dục đức tính của học sinh, giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện và đúng đắn. Để có thành tích tốt trong môn đá cầu người tập cần phải nắm bắt được kỹ thuật. Muốn có kỹ thuật thì người tập phải tập luyện để tập luyện đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có những bài tập bổ trợ. Giúp người tập hình thành được kỹ thuật. Vì vậy, để nâng cao thành tích và kỹ thuật cho người tập thì một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu đó là: "Các bài tập bổ trợ". Chính vì vậy mà tôi đưa ra đề tài: "Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh Tiểu học" để nghiên cứu. * Nghiên cứu đặc điểm sinh lý và tác dụng của TDTT. Xét về mặt khoa học qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hoạt động TDTT là biện pháp rất hiệu quả để phát triển thể lực và hoàn thiện kĩ năng vận động. Mỗi nội dung đều có tác dụng khác nhau đến việc rèn luyện cơ thể. Dưới đây là những đặc điểm sinh lý và tác dụng của môn TDTT. a.1- Hệ vận động. Tập luyện thể dục có tác dụng phát triển cơ bắp, sức mạnh và tính linh hoạt của thần kinh vận động. Ngoài ra các hoạt động thể dục có ảnh hưởng rất 14
  6. tốt tới sự phát triển các tố chất khác như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo a.2- Hệ thần kinh. Tập luyện thể dục có tác dụng rèn luyện các quá trình thần kinh, tăng cường phối hợp các hoạt động khả năng điều kiện và thả lỏng đúng lúc nhằm đáp ứng thực hiện kĩ thuật động tác trong bài tập liên hoàn. a.3- Các cơ quan phân tích. Tập luyện thể dục phức tạp có tác dụng rèn luyện các cơ quan phân tích, cơ quan thẩm định, phân tích vận động, xúc giác, cảm giác về không gian, thời gian, mức độ dừng của cơ. a.4- Các chức năng thực vật. Tập luyện để hoàn thiện các chức năng vận động có khả năng phản ứng với kích thích của các cơ quan đối với yêu cầu của môn học. + Tiêu hao năng lượng. + Hô hấp và tuần hoàn. a.5- Rèn luyện đạo đức, ý chí, phẩm chất. Thông qua việc tập luyện, người tập sẽ rèn luyện được tính can đảm, ý chí vượt khó, mạnh dạn và tinh thần đoàn kết tập thể. b- Giá trị tác động của các môn học. Đối với lứa tuổi học sinh thông qua việc chọn chính xác môn học sẽ có tác dụng củng cố sức khỏe, nâng cao tính tích cực, tự giác, say mê luyện tập để cơ thể khỏe khoắn và dẻo dai. Mỗi môn học sẽ có tác dụng tới từng bộ phận và có năng lực thể chất do đó sự lựa chọn môn học thích hợp với lứa tuổi sẽ có tác dụng tốt tới các bộ phận trên cơ thể. ở lứa tuổi này thích hợp với các môn: bóng đá, bóng ném, chạy, nhảy, bóng bàn, cầu lông, đá cầu Trong quá trình dạy học tôi đã đưa 3 bài tập bổ trợ trên vào giờ học chính khoá của phần đá cầu cho 5 lớp 5A, 5B, 5C, 5D, 5E thực hiện. Sau khi khởi động chung xong tôi cho các em tập 3 bài tập bổ trợ: a- Bài tập bổ trợ đá má ngoài. b- Bài tập bổ trợ đá má trong c- Bài tập bổ trợ đá gót trạm mông. 15
  7. Mỗi bài tập 4 lần 8 nhịp và chia lớp thành 2 nhóm nam riêng, nữ riêng. Mỗi nhóm cử ra 1 tổ trưởng điều khiển. Tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng 3 bài tập bổ trợ trên. Sau khi kiểm tra xong tôi đánh giá và sửa sai chung cho cả lớp. Sau mỗi giờ học, giờ ra chơi tôi tổ chức cho các em tự tập truyền cầu bằng mu bàn chân, má bàn chân. Và tổ chức cho các em thi đấu một cách sôi nổi và hào hứng. Tôi còn đưa cả 3 bài tập trên vào các buổi tập luyện đội tuyển đi thi đấu. 7.3. Kiến nghị và đề xuất. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn thể dục cho học sinh trường tiểu học Chấn Hưng như sau: + Đối với nhà trường : Nhà trường cần kết hợp với phụ huynh quan tâm chặt chẽ tới việc học tập và tập luyện của các em học sinh, cung cấp thêm trang thiết bị thiết yếu để phục vụ cho việc tập luyện của các em được hiệu quả cao. + Đối với giáo viên : Giáo viên phải có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ, sáng tạo trong việc giảng dạy. Thường xuyên trau rồi kiến thức chuyên môn. Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp. Biết giáo dục trẻ yêu thích môn học thể dục và luôn tạo ra các trò chơi để thu hút các em vào môn học. + Đối với Phòng giáo dục nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi để các em học sinh có năng khiếu được thể hiện, và phát triển năng lực các tố chất của các em. Trên đây là một số các phương pháp bổ trợ cho học sinh học đá cầu mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu vào thực tế và cũng đã có những kết quả thành công nhất định. Xong không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học, quý thầy cô, để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình và góp phần vào chất lượng giáo dục học sinh toàn diện. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 16
  8. 9.1. Đối với nhà trường và cán bộ quản lý. + Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất phòng học môn thể dục và đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. + Tăng cường dự giờ và thăm lớp để xem xét sự tiến bộ của các em học sinh. + Tích cực vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy để tạo hứng thú tập luyện cho học sinh. + Quán triệt việc thực hiện năm học của PGD $ ĐT. Cập nhật thường xuyên kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu để tham gia các cuộc thi có hiệu quả do phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức. + Mỗi năm nhà trường phải mua sắm, nâng cấp thêm một số thiết bị dụng cụ để phục vụ cho việc tập luyện của các em. + Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng cho các em để bảo đảm khi thời tiết không thuận lợi. 9.2. Đối với giáo viên. + Giáo viên cần đưa ra 3 bài tập bổ trợ này vào dạy đại trà các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 nên người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị công phu, phải có kế hoạch cụ thể cho từng lớp. Khi giảng dạy việc sắp xếp vị trí của các bài tập vào từng thời điểm, của một tiết học sao cho phù hợp và phải phát huy được tính tự giác tích cực tập luyện của học sinh. Người giáo viên vừa có vai trò là chủ đạo, vừa có vai trò là người tập để tập cùng học sinh. Tôi hy vọng 3 bài tập trên sẽ được đưa vào các lớp học để các em tập luyện một cách hiệu quả nhất. + Người giáo viên cần tạo cho học sinh có sự ham thích, say mê hứng thú vào các bài tập bổ trợ vận động. Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để áp dụng vào thực tế. Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn. + Giáo viên cần chuẩn bị tốt, thật đầy đủ và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học: giáo viên phải có còi, tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm 17
  9. + Phải lao động thực sự, tâm huyết với nghề nghiệp, say mê bộ môn. + Phải nghiên cứu kỹ nội dung các bài và các bài tập bổ trợ phù hợp với lứa tuổi và lượng vận động trong 1 tiết đối với HS. + Dự kiến mở rộng các BT cao hơn đối với các em có năng khiếu thực sự. + Dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các bài tập. + Sắp xếp các bài tập khoa học theo đúng quy trình từ đơn giản đến phức tạp. + Cần có sự tham gia góp ý, hỗ trợ của các đồng nghiệp và nhóm bộ môn. 9.3. Đối với học sinh. + Phải luyện tập đúng theo hướng dẫn và nội dung các bài tập một cách khoa học và đảm bảo an toàn trong luyện tập. + Sau khi được giáo viên hướng dẫn các bài tập trên lớp các em có thể về nhà tự luyện tập vào các buổi chiều sau giờ tan học. + Mỗi em đều phải có đầy đủ dụng cụ học tập khi học bài. + Chuẩn bị một tiết học xây dựng một khái niệm tập luyện đối với từng đối tượng học sinh khi được giao nhiệm vụ cụ thể. Hội đồng tự quản của lớp giúp giáo viên kiểm tra đôn đốc sự chuẩn bị của mọi thành viên để báo cáo thành tích khi tập luyện của các bạn đến giáo viên. + Mỗi em cần tự tạo cho mình một nguyên tắc và thói quen tập luyện nghiêm túc để đạt hiệu quả cao. 10. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của bản thân tôi Sau khi nghiên cứu và đưa vào tập luyện 3 bài tập bổ trợ trên tôi thấy nó đã đem lại kết quả rất cao: Giúp cho 100% học sinh biết tâng cầu bằng má trong, má ngoài bàn chân và khả năng phòng thủ cầu bằng đùi của các em rất tốt. Và đồng thời giúp các em tăng khả năng linh hoạt của chân, các em linh động hơn trong khi thi đấu, giúp các em yêu thích môn đá cầu hơn và đã đạt kết quả cao trong 2 vòng thi đấu cấp huyện và cấp tỉnh môn đá cầu. Khi chưa học môn đá cầu thì các em học sinh chơi cầu, tập cầu theo thái độ tự phát, nhưng sau khi được học môn đá cầu và học 3 bài tập bổ trợ, từ đó các em yêu 18
  10. thích môn đá cầu hơn, chơi cầu giỏi hơn, yêu trường, yêu lớp hơn. Những giờ ra chơi các em chơi cầu như là một trò chơi giải trí. Từ đó giúp các em đoàn kết hơn. Qua đây ta thấy việc nghiên cứu 3 bài tập trên đã góp phần thực hiện mục tiêu năm học 2019 - 2020: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đồng thời sau khi nghiên cứu 3 bài tập bổ trợ trên và đưa chúng vào tập luyện trong môn học đá cầu áp dụng cho 5 lớp 5A, 5B, 5C, 5D, 5E Tôi thấy 100% các em học sinh nâng cao được kỹ thuật và thành tích của môn học đá cầu: " Kết quả này góp phần nâng cao chất lượng môn thể dục của các lớp. Cụ thể, khi theo dõi kết quả học tập hết học kì I của học sinh tôi thu được kết quả như sau: Số học sinh tham Số học sinh đạt Nội dung Tỉ lệ % gia khảo sát được kỹ thuật Đá má ngoài 190 140 74% Đá má trong 190 143 75% Đá gót trạm mông 190 145 76% Tâng cầu bằng đùi 190 145 76% Phát cầu bằng mu bàn chân 190 135 71% Chuyền cầu theo nhóm 2 người 190 125 66% Như vậy, qua bảng thống kê khảo sát kĩ thuật đá cầu của học sinh ở hai thời điểm trên, tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. Điều đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Thể dục của khối lớp 5, tôi trực tiếp giảng dạy. Cụ thể, đánh giá kết quả học tập kỳ I của học sinh khối 5 năm học 2019 – 2020 được thể hiện như sau: Tổng số học Mức độ đạt Số học sinh đạt Tỉ lệ % sinh Hoàn thành tốt 190 98 52% Hoàn thành 190 92 48% Cần cố gắng 190 0 0% 19
  11. Có nhiều em có khả năng đá cầu tốt, các em được tham gia nhiều vào các hoạt động thể dục thể thao, nhiều em đạt giải cao ở trại hè năm 2019 và những đợt thi do nhà trường tổ chức kỉ niệm những ngày lễ (ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quân đội nhân dân Việt Nam ) đặc biệt, các em đã có ý thức tự giác, chủ động tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập rèn luyện, có thói quen tập luyện thể dục thường xuyên. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi được áp dụng đã được ban giám hiệu, hội đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao các tiêu chí sau: - Được áp dụng vào toàn khối 5 cho toàn trường, - Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục khả năng tập luyện của học sinh. - Sáng kiến đã phát huy được tính sáng tạo, chủ động, của học sinh khi tập luyện. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực Cá nhân áp dụng sáng kiến Một số bài tập bổ trợ nhằm 1 Lê Thị Minh Trường tiểu học nâng cao kỹ thuật và thành Chấn Hưng tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học. Một số bài tập bổ trợ nhằm 2 Tổ chuyên môn 5 Trường tiểu học nâng cao kỹ thuật và thành Chấn Hưng tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học. 20
  12. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kinh nghiệm còn ít, điều kiện nghiên cứu, thời gian và phạm vi có hạn, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô trong Hội đồng khoa học nhà trường cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và ứng dụng thực tế có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh trong trường trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chấn Hưng, ngày tháng năm 2020 Chấn Hưng, ngày tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Lê Thị Minh 21
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Giáo trình điền kinh - Vụ THPT - NXB Hà Nội năm 2005 2- Giáo trình đá cầu - Vụ THPT - NXBGD năm 1996 3- Giáo dục học tập 1 và 2 - NXB GD Hà Nội 1973. 4- Nguyễn Bảo Ngọc phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở - Bộ GD&ĐT. 5- Vụ giáo viên Phạm Minh Hạc - Phát triển giáo dục - phát triển con người phục vụ phát triển KT-XH – NXB QG năm 1996. 6- Sách thể dục dành cho giáo viên: Thể dục 5. 22
  14. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG. 23
  15. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN. 24