SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao năng lực thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

doc 24 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4343
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao năng lực thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_nang_luc_th.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao năng lực thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

  1. HS có đóng góp xây dựng tập thể lớp thân thiện, đoàn kết, 51 biết yêu thương 1 2 3 4 52 HS không nói xấu bạn hoặc ganh ghét các bạn trong lớp 1 2 3 4 53 HS yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em 1 2 3 4 54 HS yêu trường, lớp, biết ơn thầy giáo, cô giáo 1 2 3 4 55 HS yêu thương bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn 1 2 3 4 HS thích tìm hiểu về các địa danh, con người có công với 56 quê hương, đất nước 1 2 3 4 Tóm lại, có rất nhiều công cụ hỗ trợ đánh giá học sinh thường xuyên học sinh theo Thông tư 22. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào mỗi môn học, mỗi bài học, mỗi đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn, sử dụng một cách có hiệu quả, thiết thực. Và việc sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá này như thế nào để đạt được mục đích của đánh giá thường xuyên học sinh còn tùy thuộc vào năng lực, trình độ của mỗi một giáo viên. Giải pháp 5. Hướng dẫn giáo viên thực hành đánh giá thường xuyên Để giúp giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh đạt được mục tiêu theo Thông tư 22, tôi hướng dẫn giáo viên thực hành đánh giá thường xuyên qua các nội dung như: Lập kế hoạch đánh giá thường xuyên, thực hiện đánh giá trên lớp và vận dụng một số cách thức cơ bản được thường sử dụng trong đánh giá thường xuyên. Trước hết, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch đánh giá thường xuyên. Do tính chất của hoạt động đánh giá diễn ra trong một thời gian tương đối dài nên giáo viên cần lập kế hoạch cho hoạt động này. Trên cơ sở những hiểu biết về chuẩn kiến thức, kĩ năng hoặc chuẩn năng lực, về các phương pháp đánh giá và kỹ thuật đánh giá, giáo viên cần lập kế hoạch đánh giá cho mỗi chủ đề học tập của một môn học để có thể chủ động thực hiện hoạt động này trong suốt học kỳ hoặc năm học. Tiếp theo, hướng dẫn giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên trên lớp. Chọn lựa và phối hợp các phương pháp, kĩ thuật khác nhau trong đánh giá thường xuyên. Để biết cách sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, công cụ dùng để đánh giá thường xuyên thì cần tách biệt từng phương pháp, kĩ thuật, công cụ. Tuy nhiên, khi vận dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá cần và nên phối hợp một số kĩ thuật, công cụ trong việc đánh giá ở mỗi bài học, mỗi chủ đề học tập. Mỗi kỹ thuật có thế mạnh và phát huy tác dụng tốt trong việc đánh giá một số chủ đề, nội dung học tập nào đó, nhưng chưa 16
  2. chắc đã phù hợp với những chủ đề, nội dung khác. Các phương pháp quan sát, vấn đáp và viết bổ sung cho nhau trong quá trình đánh giá thường xuyên trên lớp học và ngoài giờ học. Mỗi phương pháp có những kỹ thuật khác nhau, mỗi kỹ thuật lại có những công cụ khác nhau, một công cụ (phiếu đánh giá) có thể sử dụng vài kĩ thuật. Vì thể giáo viên cần nắm vững tất cả các phương pháp, kĩ thuật thu thập thông tin thường xuyên là rất quan trọng. Đồng thời cân nhắc, lựa chọn, phối hợp các kĩ thuật cho phù hợp với mục đích, mục tiêu đánh giá và đối tượng đánh giá. Làm thế nào để lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp? Có thể chia những nội dung và chủ đề học tập ở cấp tiểu học thành mấy loại lớn sau: - Thứ nhất: Kiến thức khoa học và những kĩ năng nhận thức. Loại này gồm những nội dung về quy tắc, quy trình, khái niệm, đọc hiểu văn bản -Thứ hai: Kỹ năng hoạt động. Loại này gồm những kỹ năng: đọc (đọc thành tiếng, đọc diễn cảm), viết, nói, nghe, làm tính, giải toán, phân loại đối tượng, làm thí nghiệm, tạo ra sản phẩm, giải quyết vấn đề - Thứ ba: Thái độ, giá trị, niềm tin. Loại này gồm những nội dung: nhận thức về thái độ, giá trị, niềm tin; thể hiện thái độ, giá trị, niềm tin qua hành vi Phương pháp Viết, Vấn đáp phát huy tác dụng tốt với việc đánh giá loại nội dung thứ nhất. Phương pháp Quan sát, Viết, Vấn đáp phát huy tác dụng tốt với việc đánh giá loại nội dung thứ hai. Phương pháp Quan sát, Viết phát huy tác dụng tốt với việc đánh giá nội dung thứ ba. Tùy thuộc mỗi nội dung, chủ đề học tập, tùy thuộc vào phương pháp đánh giá đã cho, giáo viên có thể phối hợp một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên để đánh giá trong quá trình học sinh học một bài hoặc học một chủ đề học tập. Sau đó, hướng dẫn giáo viên nắm vững một số cách thức cơ bản được thường sử dụng trong đánh giá thường xuyên, bao gồm: (1) Giáo viên đánh giá học sinh theo các cách sau: +Cách thức giáo viên tìm hiểu nhu cầu, năng lực của học sinh: sử dụng phiếu hỏi, bảng điểm, thang đo, phiếu đánh giá tiêu chí, trả lời nhanh những câu hỏi mở, các trò chơi 3 điều xin đừng hoặc viết ra những gì em đang suy nghĩ/lo lắng + Cách thức giáo viên khích lệ, định hướng học tập: suy ngẫm, tự đánh giá, trả lời các câu hỏi mở. + Cách thức giáo viên giám sát sự tiến bộ: dự giờ, hồ sơ học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập/sổ ghi chép thường nhật 17
  3. + Cách thức kiểm tra đánh giá sự hiểu biết, kỹ năng thực hành: ghi chép ngắn, thẻ kiểm tra, phiếu hỏi, phiếu quan sát, phỏng vấn, hồ sơ học tập (2) Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Giáo viên khuyến khích học sinh nói ra những suy nghĩ của cá nhân trước lớp hoặc trong nhóm quá trình tranh luận, học sinh vỡ ra rất nhiều điều và được trải nghiệm những tương tác và cuối cùng trong quá trình đó học sinh chọn lựa được những ý nghĩ, hành động phù hợp và cũng qua quá trình học sinh nói ra, giáo viên biết học sinh suy nghĩ đúng hay sai để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Từ đó, học sinh được tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập để rèn luyện, để tiến bộ. Học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua việc đánh giá sản phẩm, công việc của những học sinh khác. Học sinh quan sát các bạn trong quá trình học tập, vì vậy thông tin mà các em có về hoạt động của nhau mang tính chi tiết, cụ thể hơn là thông tin thầy/ cô thu được. Đánh giá lẫn nhau không tập trung vào đánh giá tổng kết cuối kì mà nhằm mục đích hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập của các em. Ví dụ : Muốn học sinh đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, giáo viên có thể hỏi : Em có nghe rõ bạn đọc không? (tiêu chí về âm lượng) Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? (tiêu chí về đọc đúng). Bạn đã ngắt hơi ở câu dài chúng ta vừa luyện đọc chưa? (tiêu chí về đọc trơn). Bạn đọc vừa hay chậm? (tiêu chí về tốc độ). Qua đánh giá hoạt động, sản phẩm của bạn, học sinh có thể học hỏi những điểm hay rút kinh nghiệm từ những gì chưa tốt của bạn, hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu học tập, về cách ứng xử với người khác, từ đó điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân. Tuy nhiên, đánh giá lẫn nhau phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của học sinh, khó thu thập được thông tin về những học sinh nhút nhát, ít được bạn bè Giải pháp 6. Hướng dẫn giáo viên nắm rõ cách sử dụng kết quả đánh giá thường xuyên. Sử dụng kết quả đánh giá thường xuyên để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Mục đích của đánh giá thường xuyên tập trung chủ yếu cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh, giáo viên và để hỗ trợ phát triển hoạt động học tập của học sinh. Đặc biệt kết quả đánh giá thường xuyên cần được cung cấp kịp thời để học sinh có đủ thông tin và nhanh chóng điều chỉnh việc học của mình nhằm cải thiện kết quả trong thời gian tiếp theo đúng với yêu cầu của chương trình. Những kết quả đánh giá thường xuyên của mỗi học sinh trong lớp là những thông tin quan trọng giúp giáo viên phân tích điểm mạnh, điểm 18
  4. yếu trong mỗi nội dung hoặc chủ đề học tập. Trên cơ sở đó, giáo viên tìm ra những cách thức điều chỉnh nội dung học tập hoặc phương pháp dạy học cho phù hợp hơn với học sinh nhằm đạt được yêu cầu của chương trình. Giáo viên không dùng kết quả đánh giá thường xuyên để so sánh thành tích của học sinh này với học sinh khác, điều này không phù hợp với mục tiêu của đánh giá thường xuyên và không tôn trọng học sinh Việc đánh giá thường xuyên diễn ra chủ yếu trên lớp học, nên giáo viên có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá cho học sinh, cha mẹ học sinh. Kết quả của việc đánh giá thường xuyên thường được giáo viên thông báo trực tiếp cho học sinh tại lúc diễn ra hoạt động đánh giá. Chính vì tính chất trực tiếp và tại chỗ này đã làm cho việc thông báo kết quả đánh giá thường xuyên của giáo viên dễ gây ra những vấn đề nhạy cảm với học sinh. Để tránh điều này, giáo viên cần có thái độ tích cực, xây dựng trong việc thông báo kết quả đánh giá cho học sinh. Việc giáo viên cần làm là luôn khẳng định những phần kết quả tích cực học sinh đã hoàn thành hoặc hoàn thành tốt trước, những điều học sinh chưa hoàn thành giáo viên không nên thông báo dưới dạng lời chê, hoặc phủ nhận sự cố gắng mà nên nói rằng em đã có sự cố gắng, nhưng cô đặc biệt mong muốn nhìn thấy những nỗ lực hơn nữa để học sinh tự nhận ra giá trị của mình và tập trung vào phần việc mình chưa hoàn thành. Quan trọng hơn, giáo viên cần đưa ra những lời góp ý, hướng dẫn để học sinh biết cách làm tốt hơn những điều học sinh chưa làm được. Với những học sinh vẫn chưa đạt, chưa hoàn thành, giáo viên cần có thêm lời khẳng định em đã có tiến bộ, nhưng vẫn cần cố gắng thêm theo cách này cách kia để kết quả tốt hơn. Khi thông báo kết quả đánh giá thường xuyên đến phụ huynh, giáo viên cần tập trung phản hồi những điểm mạnh, trao đổi thống nhất với phụ huynh những biện pháp cụ thể để duy trì, phát huy điểm mạnh của mỗi học sinh; hay một số điểm hạn chế, cần khắc phục ngay, và thống nhất các biện pháp cụ thể để khắc phục hạn chế. Giáo viên cần phản hồi một cách khéo léo để không làm tổn thương phụ huynh. Khi phụ huynh có yêu cầu nhận xét về việc học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên có thể cung cấp những bằng chứng thu thập được qua quan sát, qua vấn đáp và qua bài viết trong quá trình đánh giá thường xuyên để giải thích kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đã nêu trong đánh giá định kỳ, đồng thời để phụ huynh biết được mặt mạnh, mặt yếu của con mà tiếp tục hỗ trợ, động viên con trong thời gian tiếp theo. Với những học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, rèn luyện, giáo viên cần thiết phải thông báo kết quả đánh giá thường xuyên của học sinh để không chỉ giải thích kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua bài đánh giá định kỳ mà còn để trao đổi những điểm con em họ còn yếu, những 19
  5. việc họ cần làm để hỗ trợ con em mình. Với những học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt, giáo viên cũng cần thông báo kết quả đánh giá thường xuyên của học sinh cho phụ huynh để họ biết con em có điểm mạnh gì, những việc họ cần làm để hỗ trợ con em học tập tốt hơn nữa. Như vậy, giáo viên sử dụng kết quả đánh giá thường xuyên để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Thông báo kết quả đánh giá thường xuyên cho học sinh, cha mẹ học sinh từ đó duy trì và thúc đẩy công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Tóm lại: Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét tạo cơ hội cho trẻ em được học và học được mà đánh giá thường xuyên không thêm việc cho giáo viên, nó chỉ hỗ trợ học sinh học tốt hơn và giáo viên dạy học hiệu quả hơn. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực nhận xét đánh giá thường xuyên cho giáo viên tại các trường tiểu học là một hoạt động rất cần thiết. Giải pháp 7. Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh cho giáo viên thông qua dự giờ, kiểm tra. Tôi luôn chỉ đạo chuyên môn tổ chức dự giờ, thao giảng các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó, chú trọng đến việc áp dụng thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong quá trình dạy học của giáo viên trên lớp theo Thông tư. Góp ý, hướng dẫn để giáo viên điều chỉnh và mạnh dạn tự tin hơn trong việc thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong giờ dạy hàng ngày. Trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo từ tổ chuyên môn đến nhà trường, luôn chú trọng kiểm tra việc thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét “viết” của giáo viên để góp ý, giúp đỡ nhau, cùng nhau rút kinh nghiệm trong việc đánh giá học sinh. Ban Giám hiệu thường xuyên theo dõi và cùng giáo viên trải nghiệm qua thực tế dạy học trên lớp để chia sẻ về cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét học sinh trong quá trình dạy học; từ đó chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên, được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết” vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh phù hợp với học sinh và nhà trường; thống nhất cách vận dụng, triển khai cho phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mình, lớp mình; cập nhật thông tin cách đánh giá của các trường để vận dụng vào thực tế dạy học; tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dẫn cha mẹ học sinh cách theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà trường sao cho thuận tiện trong việc giáo dục học sinh. 20
  6. Tóm lại, trong vấn đề kiểm tra đánh giá học sinh thì đánh giá thường xuyên của giáo viên qua các phản hồi chỉ bằng các nhận xét cho học sinh dường như mang lại sự tiến bộ nhiều hơn và sự quan tâm lớn hơn đến việc học tập của các em. Để nâng cao chất lượng học tập, giáo viên cần sử dụng một cách hợp lý, đúng mực và khéo léo các nhận xét của mình cho các sản phẩm học tập của học sinh, giúp cho học sinh biết được các em đang ở đâu so với yêu cầu, đích và cách các em cần đến trong thời gian tiếp theo. Đó chính là một trong những biện pháp quan trọng mà giáo viên có thể làm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. * Kết quả đạt được: Sau hơn 2 năm áp dụng và thực hiện các giải pháp trên đội ngũ đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc đánh giá học sinh, quan tâm đánh giá đầy đủ 3 nội dung đánh giá ( kiến thức, phẩm chất, năng lực). Đặc biệt, nhiều giáo viên đã chú ý đến rèn luyện những năng lực, phẩm chất cho học sinh nhiều hơn. Làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng, xã hội. Đa số giáo viên đã nắm chắc mục đích, phương pháp, kĩ thuật cũng như các công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên, vận dụng vào thực tiễn dạy học, góp phần đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Sau hơn 2 năm thực hiện tại đơn vị, kĩ năng đánh giá thường xuyên học sinh của giáo viên ở đơn vị tôi công tác đạt được như sau: Số giáo viên có kĩ năng tốt trong việc áp dụng các phương pháp, các kĩ thuật, các công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên học sinh trong quá trình dạy học: 10/15, TL: 66,7% Số giáo viên có kĩ năng khá trong việc áp dụng các phương pháp, các kĩ thuật, các công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên học sinh trong quá trình dạy học: 5/15, TL: 33,3% Số giáo viên còn lúng túng trong trong việc áp dụng các phương pháp, các kĩ thuật, các công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên học sinh trong quá trình dạy học: 0 21
  7. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài: Có thể khẳng định, kiểm tra, đánh giá là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đây là một hoạt động thường xuyên có vai trò hết sức quan trọng, phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng thời giúp cho các nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản lý và điều hành. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá, phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp giữa đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số. Trong đó hình thức đánh giá thường xuyên học sinh được thực hiện hàng giờ, hàng ngày qua tất cả các hoạt động giáo dục. Và để đạt được mục đích của việc đánh giá theo Thông tư 22, đòi hỏi mỗi một cán bộ quản lý, giáo viên phải nhận thức được mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá. Bên cạnh đó phải nắm được các nguyên tắc, các phương pháp kĩ thuật đánh giá cũng như các công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên học sinh. Các giải pháp, biện pháp đề tài đưa ra có tính khả thi và dễ thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22 cho giáo viên. Các biện pháp trên không xếp theo thứ tự ưu tiên mà có mối quan hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Sự thành công của công tác chỉ đạo nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh cho đội ngũ là nhờ sự thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp phù hợp với từng trường cụ thể. Mặt khác, sự thành công này còn phụ thuộc vào sự quản lý chỉ đạo của người quản lý, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ. Sáng kiến tôi đã nêu ra những biện pháp chỉ đạo nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh ở nhà trường Tiểu học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong thực tế để các biện pháp này áp dụng thành công, người cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của đơn vị mình phụ trách. Và để đạt được mục tiêu cuối cùng thì người quản lý phải không ngừng học tập, đổi mới, sáng tạo trong các biện pháp sao cho phù hợp với thực tế của trường mình. 2. Bài học kinh nghiệm Việc thực hiện triển khai Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về đánh giá xếp loại học sinh là mối quan tâm chung của ngành giáo dục và của cả xã hội. Để Thông tư 22 được thực hiện một cách có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ quản lý phải tổ chức triển khai Thông tư 22
  8. 22/2016/TT-BGDĐT sâu rộng đối với từng giáo viên của nhà trường bằng nhiều hình thức như triển khai qua việc học tập văn bản, tổ chức chuyên đề thường xuyên trong năm học để giáo viên nhận thức đầy đủ và thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Duy trì công tác kiểm tra công cụ đánh giá học sinh của giáo viên, tổ chức khảo sát đánh giá học sinh từng tháng, đối chiếu với kết quả đánh giá của giáo viên nhằm làm cho giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh. Nhà trường cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền phổ biến nội dung đánh giá đến học sinh, phụ huynh học sinh hiểu thấu đáo nội dung thông tư để cùng phối hợp thực hiện. Như vậy sẽ giúp phụ huynh khắc phục được tư tưởng coi trọng điểm số mà chú ý hơn đến công tác đánh giá toàn diện, không chạy theo thành tích và từ đó chấm dứt được việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Việc kiểm tra đánh giá chặt chẽ, chính xác sẽ cho giúp cho hiệu trưởng đánh giá đúng thực chất về chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh từ đó có biện pháp chỉ đạo công tác dạy và học trong nhà trường, đồng thời thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh hạn chế kĩ năng, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Từ đó, nhà trường mới đạt được mục tiêu giáo dục bậc tiểu học và góp phần đào tạo được thế hệ trẻ tự tin, năng động, sáng tạo phát triển toàn diện. Đối với mỗi một giáo viên cần kiểm tra, đánh giá học sinh đảm bảo đúng mục đích ý nghĩa và nguyên tắc đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện công khai, công bằng, chính xác đảm bảo thường xuyên, có hệ thống. Đánh giá chú ý lời nhận xét phải mang tính động viên khích lệ, động viên nhưng vẫn phải chỉ rõ những hạn chế của học sinh, đồng thời có tư vấn, thúc đẩy học sinh. Giáo viên phải có sự cộng đồng trách nhiệm trong việc tuyên truyền phổ biến và phối hợp với phụ huynh lớp mình thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp liên quan đến công tác giáo dục của nhà trường cũng như việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh để phụ huynh nắm chắc để cùng phối hợp thực hiện một cách đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 3. Kiến nghị, đề xuất: Để làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22/2016 ở trường Tiểu học, cần: Tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn về sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, cách thức đánh giá thường xuyên học sinh. Tăng cường dự giờ, trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm trong công tác thực hiện đánh giá học sinh. Lãnh đạo nhà trường phải năng động, sáng tạo 23
  9. trong việc vận dụng các biện pháp chỉ đạo nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh cho đội ngũ. Mỗi giáo viên phải nhận thức được về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đánh giá thường xuyên học sinh. Từ đó có ý thức trau dồi, bồi dưỡng kĩ năng đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22/2016./. Trên đây là một số biện pháp “Chỉ đạo giáo viên nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh theo TT 22” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào trường tôi đang công tác. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến được đưa vào thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn./. 24