SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm

pdf 11 trang binhlieuqn2 08/03/2022 7824
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_tap_doc.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm

  1. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế cho chúng ta thấy học sinh rất thích học âm nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động của môn âm nhạc. Mục đích của giáo dục Âm nhạc ở trường tiểu học nói riêng là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn; Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người; Giáo dục Âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Môn âm nhạc ở lớp 4 ngoài việc học hát các em học sinh còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc (TĐN). Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết . Tuy nhiên phân môn TĐN là một phần khó thể hiện của học sinh, khả năng nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc cũng như cao độ, tiết tấu còn chưa tốt. Thật vậy, trong chương trình giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học Hiếu Thành và qua kinh nghiệm được đi dự giờ một số anh chị em đồng nghiệp tôi cảm thấy có sự lúng túng trong các tiết dạy của phân môn này. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này cho sinh động, hứng thú cuốn hút học sinh đặt biệt là ở học sinh khối 4. Từ trăn trở đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm”. II. MÔ TẢ NỘI DUNG. Ở đề tài này tôi nêu ra những cái khó khi học phân môn tập đọc nhạc ở học sinh lớp 4 ở trường tôi công tác đồng thời tôi trình bày một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả để giúp các em học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc. Có thể nói phương pháp dạy học được xem là con đường, cách thức và là yếu tố quan trọng góp phần cho thành công của tiết dạy, vì vậy tôi đã lựa chọn những biện pháp phù hợp với nhiều đối tượng học sinh và đưa ra cách tổ chức thực hiện trong dạy học. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 1
  2. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành , huyện Vũng Liêm”. Tôi mong muốn áp dụng đạt hiểu quả tốt trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và cảm nhận câu chuyện một cách sâu sắc. III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi nghiên cứu: Những biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc môn Âm nhạc lớp 4. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 4 trường tiểu học Hiếu Thành. B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TẬP ĐỌC NHẠC CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU THÀNH. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy còn những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi : Được sự quan tâm, chỉ đạo có hiệu quả của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, Phòng Giáo dục và Đào tạo Vũng Liêm. Trường học khang trang sạch đẹp, đồ dùng dạy học môn âm nhạc có đàn phím điện tử, thanh phách và đồ dùng tự làm phục vụ công tác dạy và học tốt. Học sinh đều được học môn âm nhạc đa số phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của con em mình. Phần lớn học sinh đều yêu thích học âm nhạc nên trang bị dụng cụ học tập khá tốt cho môn học. Giáo viên đạt trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy trong công tác. 2. Khó khăn: Sở thích âm nhạc của học sinh không giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt. Mức độ tiếp thu và cảm nhận âm thanh của học sinh không đồng đều. Học sinh đa số xuất thân từ con nông dân nên một số em ít được gia đình quan tâm và phát triển về mặt năng khiếu; Trường chưa trang bị phòng cách âm, máy chiếu và hệ thống âm thanh riêng cho công tác dạy và học Âm nhạc. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 2
  3. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Giáo viên bộ môn trong trường ít người nên gặp khó trong chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy, ít có cơ hội học tập đồng nghiệp có cùng chuyên môn. Để đánh giá mức độ tiếp thu và yêu thích học tập đọc nhạc của các em, tôi đã khảo sát học sinh ở khối 4 bằng một số câu hỏi sau: Câu 1: Em có thích học Âm nhạc không? ( Bằng phiếu kín chọn có hoặc không). Câu 2: Em có thích học phần tập đọc nhạc không? (Bằng phiếu kín chọn có hoặc không). Câu 3: Khi học tập đọc nhạc em có thấy khó không? ( Bằng phiếu kín chọn có hoặc không). * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu Câu 1: 90/ 107 em thích. 17/ 107 em không thích. Câu 2: 90/107 em thích học ; 17 / 107 em không thích. Câu 3: 50/107 thấy khó ; 57 / 107 em thấy không khó Tổng hợp kết quả: Khối lớp Thích học Âm nhạc hay Thích học phần tập đọc Thấy khó học hay 4 không nhạc hay không không Không Thích học Không thích Thích học khó Không khó Tỉ thích SL lệ S SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ L 100 90 84,1 17 15,8 90 84,1 17 15,8 50 46,7 57 53,2 107 % % % % % % % Qua kết quả khảo sát khi dạy học môn âm nhạc lớp 4 của trường cho ta thấy: Học sinh thích học âm nhạc chiếm tỉ lệ 84,1 % và không thích là 15,8%; thích học phần tập đọc nhạc chiếm tỉ lệ 84,1% và không thích là 15,8%; cảm thấy khó chiếm tỉ lệ 46,7% và cảm thấy không khó là 53,2%. Điều này cho thấy đa số học sinh đều yêu thích học âm nhạc và thích học nhạc có phần tập đọc nhạc nhưng lại thấy khó khi học Để góp phần phát huy hơn nữa về khả năng học tập của học sinh qua quá trình thực nghiệm và khảo sát, phân tích, đánh giá, bản thân đã áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc thông qua tiết học tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 3
  4. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Trước những thực trạng khó khăn, thì việc sử dụng đồ dùng trực quan với việc kết hợp tốt một số biện pháp dạy học phù hợp nội dung từng bài học để phát triển khả năng học tốt cho học sinh trong học tập môn âm nhạc ở trường Tiểu học là rất cần thiết. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: Các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất, tôi đã sử dụng những biện pháp sau: 1. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc: Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu hát như sau: * Những nốt trong khe đếm từ dưới lên: Fa La Do Mi bốn nốt trong khe Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên Fa khe đầu(1) Lá khe hai(2) Đố khe ba(3) và Mí thì ở khe tư(4) * Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên: Xòe bàn tay ta được khuông nhạc Mi dòng thứ nhất, dòng nhì(2) nốt son Si si si dòng ba(3) khắc ghi Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5. Thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.  Kinh nghiệm rút ra: Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 4
  5. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha - Son La - Si. 2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp: Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc. Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau: 2.1 Kiểm tra bài cũ: Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng . GV không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên. 2.2. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2: Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2 câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối) Câu 1 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Son -Mi Câu 2 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Mi -Đô Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn) Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đô rê mi son la. Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc TĐN. Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp. Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đệm theo nhịp phách. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 5
  6. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp. Bước 9: Thực hiện trò chơi âm nhạc: “Gọi tên các nốt nhạc” củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc. Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi giúp các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo. Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ (hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em  Kinh nghiệm rút ra: Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng. 3. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc: Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 6
  7. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu.  Kinh nghiệm rút ra: Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà. Thủ pháp “ Sáng tạo”: Chế tạo đồ dùng dạy học: Giáo viên có thể tự làm bộ nốt nhạc nam châm và các nhạc cụ gõ đệm, hoa, chiếc thẻ âm nhạc với những vật liệu đơn giản như: Vỏ chai nước suối, vỏ hộp thuốc hoặc vỏ lon bia, bi xe đạp cũ hoặc sỏi, đá nhỏ. VD: Khi dạy HS ôn các nốt nhạc trên khuông (âm nhạc ở lớp 4). Dùng kí hiệu âm nhạc bằng nam châm gắn lên bảng để thực hiện các bài giới thiệu khóa son, hình nốt Những nhạc cụ tự tạo có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh. 4. Một số trò chơi với khuông nhạc, nốt nhạc: a. *Trò chơi:" Khuông nhạc, bàn tay": - Mục đích: Qua trò chơi giúp học sinh nhớ được vị trí, tên gọi các nốt nhạc. - Chuẩn bị: + Hai khuông nhạc bàn tay (cắt bằng bìa có gắn nam châm ở mặt sau) + Các nốt nhạc ( có gắn nam châm) - Người chơi: 2 đội chơi (mỗi đội 4 học sinh) - Cách chơi: Hai đội sau khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì từng cá nhân trong đội sẽ lần lượt cầm nốt nhạc gắn liền đúng vị trí của từng nốt trên khuông nhạc của bàn tay. Đội nào gắn xong trước là đội thắng cuộc. * Lưu ý: - Học sinh gắn đúng vị trí, đẹp. - Trong khi các đội chơi bắt đầu chơi, giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ở dưới hát tập thể 1 bài hát để cổ vũ đội chơi. b* Trò chơi: "Gắn tên nốt nhạc lên khuông": GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 7
  8. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 - Mục đích: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố, nâng cao kiến thức về vị trí nốt nhạc trên khuông. - Chuẩn bị: + Vài khuông nhạc đã kẻ sẵn. + Nốt nhạc gắn nam châm - Người chơi: Cá nhân học sinh (Từ 2 đến 4 học sinh) - Cách chơi: + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn nhanh nhẹn tham gia trò chơi. + Giáo viên yêu cầu học sinh gắn tên một vài nốt nhạc nào đó lên khuông, hoặc gắn nốt nhạc lên khuông theo bài tập đọc nhạc nào đó khi nghe hiệu lệnh của giáo viên. Người chơi phải nhanh chóng cầm các nốt nhạc gắn vào khuông nhạc sao cho đúng với yêu cầu. Hết thời gian, bạn nào xong trước, đúng, đều, đẹp là người thắng cuộc.  Kinh nghiệm rút ra: Trò chơi sẽ giúp học sinh hứng thú học tập hơn và khắc sâu kiến thức. Thông qua trò chơi rèn kỹ năng nhớ lâu và nhanh nhẹn cho học sinh, lớp học sinh động hơn. Trò chơi phải phù hợp với nội dung bài và có tác dụng củng cố lại kiến thức cho học sinh. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Kết quả khảo sát bằng phiếu kín sau khi sử dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc cho học sinh ở khối lớp 4 Khối lớp Thích học Âm nhạc Thích học tập đọc Thấy khó học hay không 4 hay không nhạc hay không Không Không Thích học Thích học khó Không khó Tỉ thích thích SL lệ Tỉ Tỉ SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ lệ lệ 100 107 100 0 0 100 100 0 0 7 6,5 100 93,4 107 % % % % % % % Qua khảo sát và theo dõi quá trình học tập của các em, sau một thời gian áp dụng theo một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học, cho thấy: Học sinh thích học âm nhạc chiếm tỉ lệ 100 % và không có học sinh không thích học: thích học phần tập đọc nhạc chiếm tỉ lệ 100 % và không có học sinh không thích GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 8
  9. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 học; thấy không khó học chiếm tỉ lệ 93,4% và thấy khó là 6,5 % . Điều này cho thấy hầu hết học sinh rất thích học âm nhạc và có phần tập đọc nhạc, trong giờ học đa số học sinh đã có cảm nhận sâu sắc về âm thanh phát triển kỹ năng quan sát và lắng nghe các em đọc tốt bài và yêu thích học âm nhạc hơn. Khi sử dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học cần chú ý về tính hiệu quả, tránh hình thức, đảm bảo tính phù hợp đối tượng khi áp dụng biện pháp, không lạm dụng tránh làm mất thời gian, ảnh hưởng đến sự tập trung của người học, sử dụng hợp lý với từng kiểu bài, thời điểm và kỹ năng thực hành của giáo viên là yếu tố quan trọng nhằm rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh, để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập. IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG. Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc lớp 4 trường Tiểu học Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm" đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy ở trường, trong báo cáo ở tổ bộ môn và mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Đã áp dụng để giảng dạy cho tất cả các khối lớp 4,5 bậc tiểu học tại trường và có thể nhân rộng đến các trường bạn trong huyện, tỉnh. STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ KÍ TÊN 1 2 3 C. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT I. KẾT LUẬN Qua nhiều năm liên tục giảng dạy trực tiếp, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm riêng cho mình, cộng thêm sự học hỏi tham khảo phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp ở một số trường có chất lượng của huyện, cùng với việc áp dụng những biện pháp nêu trên. Các tiết lên lớp của tôi giờ đây đã thoải mái, dễ dàng hơn. Học sinh đã tự vỡ bài và tiếp thu nhanh hơn, giờ học nhẹ nhàng sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập hơn. Đặc biệt là qua các giờ tập đọc nhạc đã đạt được kết quả cao hơn. Nhiều em đã tích cực xung phong đọc bài làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn. Các em thích học môn tập đọc nhạc nói riêng và môn hát nhạc nói chung. GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 9
  10. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Trên đây là một số biện pháp đã được áp dụng trong dạy tập đọc nhạc lớp 4 và đã đạt được kết quả khá cao. Tôi nhận thấy rằng ở một số tiết học khi giáo viên chuẩn bị chu đáo và sử dụng tốt đồ dùng trực quan và sử dùng một số biện pháp nêu trên thì tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tập trung chú ý hơn, hứng thú học tập hơn Còn ngược lại nếu xem nhẹ sử dụng một số biện pháp nêu trên hoặc không hợp lý, sẽ làm học sinh nhàm chán, không hứng thú và lơ là trong học tập Chất lượng giáo dục bộ môn giảm, ảnh hưởng đến quá trình đánh giá xếp loại chung của học sinh trong năm học. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất cần sự đóng góp của quí thầy cô và đồng nghiệp để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của những nội dung mà bản thân nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. 1. Đối với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên quan nhiều đến việc phát triển năng lực thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, sự tập trung và chăm chú, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm âm nhạc cho học sinh tiểu học; Giới thiệu các đơn vị làm tốt để giáo viên chia sẽ, giao lưu học tập kinh nghiệm. Trang bị phòng dạy âm nhạc có cách âm và hệ thống âm thanh, máy chiếu . 2. Đới với nhà trường. Trang bị, thay thế những ĐDDH đã cũ, bị hư hỏng và dàn âm thanh phục vụ dạy âm nhạc. Tạo nhiều điều kiện hơn nữa để giáo viên tham gia các hoạt động giao lưu, tham quan học tập. Hiếu Thành, ngày 22 tháng 02 năm 2021 Người viết Nguyễn Kim Oanh GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 10
  11. Trường Tiểu học Hiếu Thành Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc 2020-2021 Nhận xét và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của Hiệu trưởng Sáng kiến kinh nghiệm của cô: Nguyễn Kim Oanh là giáo viên trường tiểu học Hiếu Thành năm học 2020-2021 được Ban giám khảo thống nhất chấm: /10 điểm. , ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu) . GVTH: Nguyễn Kim Oanh Trang: 11