SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường Mầm non Hồng Thái Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_kham_pha.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
- nguyên lý chuyển động - Xe chạy nhanh chậm - Sủi bóng nước như thế nào? - Hút và bắn nước - Thổi không khí vào nước - Nước dâng lên như thế nào? - Làm thế nào có thể đi dưới Nước và Khám phá khoa học về trời nắng 7 Các hiện tượng tự nước và một số hiện tượng - Gió có từ đâu nhiên thiên nhiên, không khí, - Những đồ vật bay và không (10 thử nghiệm) ánh sáng bay - Những chiếc chong chóng - Ánh sáng đi như thế nào - Các đám mây - Việc nắm bắt được nội dung, yêu cầu, cách tiến hành trò chơi thực nghiệm sẽ giúp tôi biên soạn và sáng tạo thêm các trò chơi thử nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp tôi phù hợp với nội dung giáo dục, linh hoạt trong việc lồng ghép vào trong chủ đề tương ứng giúp trẻ đạt được yêu cầu của quá trình học bộ môn khoa học 3, Xây dựng môi trường lớp học gây hứng thú cho trẻ tham gia thực hiện. - Môi trường lớp học đẹp và sáng tạo là người giáo viên thứ 2 tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động. Bởi môi trường hoạt động vừa để thoả mái nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ năng đó học vào các hoạt động khác, các tình huống trong các hoạt động. Việc xây dựng môi trường học và vui chơi cho trẻ sẽ là phương tiện, 15
- là điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, và những đam mê tìm hiểu khám phá. Chính vì vậy, khi vào đầu năm học mới tôi đó rất chú ý đến việc xây dựng môi trường lớp học, đặc biệt là góc khám phá “Bé với thiên nhiên” nhằm giúp trẻ khơi dậy tính tò mò, óc sáng tạo, những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội. - Đối với góc chơi“Bé với thiên nhiên”, tôi đó thiết kế những hình ảnh có màu sắc bắt mắt, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học tập, giúp trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả - Góc chơi có rất nhiều hình ảnh kích thích tính tư duy tìm hiểu khám phá cho trẻ như quá trình về sự phát triển của cây giúp trẻ hình thành những hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về cách pha trộn màu sắc từ hai màu hay ba màu có thể tạo ra màu mà trẻ yêu thích. Hay những hình ảnh mang tính chất giáo dục giúp trẻ có những thái độ đúng đắn với thiên nhiên và sự vật xung quanh. Để phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ thông qua góc chơi thì ngoài những hình ảnh mang tính lý thuyết, giáo viên cần cho trẻ được thực hành để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách sáng tạo.Trong những giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ dùng để trẻ được chơi và tham gia hoạt động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến khoa học một cách tự nhiên. - Kết quả, môi trường lớp học được xây dựng sáng tạo và hấp dẫn trẻ học sinh lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá, qua đó vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Trẻ lớp tôi luôn tò mò, tự đặt câu hởi về những sự vật, hiện tượng xung quanh với bạn, cô và người lớn. Các cháu còn biết tự tìm hiểu những điều trẻ chưa biết. 4, Sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm và tổ chức có hiệu quả. -Thiên nhiên bao la rộng lớn là một hành tinh đầy ắp những bí mật khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ thơ, chính vì vậy để khơi dậy cho trẻ niềm đam mê khám phḠkhoa học giáo viên cần chú ý tới cảm nhận của trẻ và cách trẻ khám 16
- phá thế nào để nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thức trẻ thu lượm được. Bản thân tôi là người yêu thích bộ môn khám phá nên tôi và đồng nghiệp sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm, đặc biệt là các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn cả về thể chất và tình yêu, sự hiểu biết về sự vật hiện tượng, lòng nhân ái và khả năng tìm hiểu môi trường xung quanh. Khi sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học, tôi luôn lưu ý đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử nghiệm như: những thử nghiệm tiến hành phải có sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết.Thử nghiệm không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Những thử nghiệm không được gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm (Ví dụ: Làm chết cây, chết con vật). Không chọn thử nghiệm có thời gian quá lâu vì trẻ dễ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thử nghiệm (an toàn về dụng cụ, vật liệu). - Kết quả, tôi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn đã họp bàn và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm dựa theo bảng xây dựng kế hoạch các chủ đề từ đầu năm học, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng và tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như sau: 4.1. Chủ đề: Bản thân VD: Trò chơi thử nghiệm: Truyền tin * Mục đích: - Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi - Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm * Chuẩn bị: - 2 quả bóng bay - Một số tranh về các giác quan * Cách tiến hành: 17
- - Cho trẻ đầu hàng lên nhận bức tranh về các giác quan và về hàng truyền tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai và cứ như vậy cho tới trẻ cuối cùng. - Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu cầu * Giải thích và kết luận: - Quả bóng bay khi thổi to lên sẽ có khí ở bên trong. Vì vậy khi áp tai vào quả bóng bay sẽ nghe được tiếng vang của người nói ở bên vọng sang. 4.2. Chủ đề: Gia đình. VD: Trò chơi thử nghiệm: Vật chìm – vật nổi * Mục đích: - Trau dồi óc quan sát, khả nang dự đoán và phân loại, giúp trẻ nhận biết các những chất liệu nổi- chìm trong nước. * Chuẩn bị: - 2 thùng đựng đầy nước - 2 cái thìa inox (sắt, nhôm), 2 cái đĩa bằng sứ, 2 cái đĩa bằng inox - 2 cái thìa bằng nhựa, 2 đĩa bằng nhựa * Cách tiến hành: - Cho trẻ phỏng đoán đồ dùng chìm nổi và gắn kết quả vào bảng dự đoán - Cho trẻ thả từng đồ dùng vào nước. - Trẻ nêu nhận xét và giải thích lí do tại sao đồ dùng làm bằng chất liệu inox, sắt, bằng sứ lại chìm xuống dưới nước, còn đồ dùng làm bằng nhựa thì nổi trên mặt nước. Sau đó cho trẻ gắn kết quả vào bảng 4.3. Chủ đề : Nghề nghiệp VD: Trò chơi thử nghiệm: Hỗn hợp cát, vôi, xi măng * Mục đích - Trẻ nhận biết được sự khác nhau của các nguyên vật liệu và sự thay đổi khi trộn các nguyên vật liệu đó lại với nhau. Nhận ra sự thay đổi khi đổ nước vào trộn thành một hỗn hợp chất nhão - Biết được các nguyên vật liệu dùng để xây nhà * Chuẩn bị 18
- - Một ít cát, vôi, xi măng đựng trong hộp - Xô đựng nước sạch, cốc múc nước - Khay đựng, bay nhỏ, xẻng nhỏ - Giấy nilông để các nguyên vật liệu * Cách tiến hành - Giáo viên cho trẻ quan sát các loại nguyên vật liệu, sờ và nêu nhận xét. Sau đó cho trẻ trộn nguyên liệu và nêu nhận xét sự khác biệt sau khi trộn Giải thích và kết luận: - Các nguyên liệu cát, vôi, xi măng khi trộn vào nước sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành hợp chất nhỏ, các viên gạch xếp lại với nhau để tạo thành đồ vật theo ý muốn, cụ thể trang trí thành 1 bức tranh. 4.4. Chủ đề: Động vật VD: Trò chơi thử nghiệm: Bóng hình các con vật * Mục đích: - Trẻ nhận biết ánh sáng và bóng tối, các hình được tạo ra bởi ánh sáng và bóng tối cùng kết hợp với các hoạt động từ ngón tay - Rèn luyện sự khéo léo và các cơ nhỏ của các ngón tay * Chuẩn bị: - Khoảng trống và không gian trên tường - Bóng đèn chiếu ánh sáng lên tường * Cách tiến hành: - Cô chiếu ánh sáng lên tường và dùng các ngón tay tạo thành bóng hình các con vật. Hình ảnh động đậy các ngón tay để cho hình các con vật sinh động – Cho trẻ tạo thành hình bóng các con vật và thi xem bạn nào tạo thành nhiều hình các con vật nhất * Giải thích và kết luận: - Ánh sáng khi vào trong bóng tối nếu chiếu lên tường ở một khoảng không gian sẽ tạo ra bóng hình của vật được ánh sáng chiếu lên. Kích thước vật sẽ được phóng to hơn nếu đưa sát vào bóng đèn, và nhỏ hơn nếu đưa gần bức tường và xa bóng đèn 19
- 4.5. Chủ đề: Thực vật VD: Trò chơi thực nghiệm: Hoa nở như thế nào? * Mục đích: - Trẻ sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để gấp hoa giấy thành nụ hoa - Trẻ biết qua tranh hoa nở: Từ nụ thành hoa. * Chuẩn bị: - Chậu đựng nước. - Hoa giấy các kiểu, các màu. * Cách tiến hành: - Trẻ tạo nhóm lấy hoa giấy ra gấp, xếp thành nụ hoa và thả vào chậu nước xem có hiện tượng xảy ra. - Cho trẻ nêu ý kiến về các hiện tượng trẻ quan sát được. * Giải thích và kết luận: - Nụ hoa làm bằng giấy khi thả xuống nước, đợi một thời gian ngắn nước sẽ ngấm vào trong làm các cánh hoa bung ra giống như nụ hoa đang nở thành bông hoa 4.6. Chủ đề: Phương tiện giao thông VD: Trò chơi thử nghiệm: Đồ chơi chìm và nổi * Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những đồ chơi chỡm và nổi trên mặt nước. - Nhận biết có những đồ chơi chìm – nổi trờn mặt nước là tùy thuộc vào chất liệu khác nhau. * Chuẩn bị: - Chậu đựng nước sạch - Thuyền gấp bằng giấy, ô tô (xe máy, xe đạp, xích lô) làm bằng sắt * Cách tiến hành: - Cho trẻ ngồi thành nhóm thả đồ chơi xuống chậu nước và xem có điều vỡ xảy ra khi đồ chơi gặp nước. 20
- - Những đồ chơi làm bằng sắt có trọng lượng nặng nên khi thả vào nước sẽ bị chìm xuống. Những đồ chơi làm bằng chất liệu là giấy có trọng lượng rất nhẹ nên khi thả vào nước sẽ nổi trên mặt nước một thời gian. 4.7. Chủ đề “Nước và các hiện tương tự nhiên” (Các hiện tượng thiên nhiên, không khí, ánh sáng ) VD: Trò chơi thử nghiệm : Những đồ vật bay và không bay * Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có những thứ gió thổi không bay - Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào chất liệu khác nhau *. Chuẩn bị: - Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy - Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải mỏng, kẹp ghim, kéo, xắc xô *. Cách tiến hành: - Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán“Vật nào bay và không bay khi mở quạt hoặc thổi ” - Trẻ có ý kiến và giải thớch lý do tại sao? - Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay - Trẻ lí giải hiện tượng * Giải thích và kết luận: - Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy.Cũng những vật như kẹp ghim, kéo, được làm từ sắt nặng nên khi gặp gió thì không bay được. 5,Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao. - Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là nhiệm vụ cực quan trọng.Chính vì vậy giáo viên cần phải trao đổi thường xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ tới các bậc phụ huynh, để việc học của trẻ được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà. 21
- - Ngay từ đầu năm học tôi đó xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ huynh giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá đạt kết quả cao và nội dung được thể hiện như sau: * Nội dung: - Thông báo từng chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm được - Lên kế hoạch trước về nội dung khám phá trong chủ đề - Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu: vỏ hộp, chai lọ, xi măng, cát để các thí nghiệm của trẻ được phong phú. - Phụ huynh cần quan tâm, giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ khi trẻ có yêu cầu với những thí nghiệm khó. * Hình thức: - Thông báo qua góc tuyên truyền của lớp. - Gửi những nội dung về kế hoạch khám phá khoa học qua tin nhắn tới các phụ huynh để các bậc phụ huynh nắm bắt - Phát tờ rơi những kế hoạch quan trọng trong chủ đề - Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong chủ đề *Trao đổi với phụ huynh về hoạt động khám phá Sau khi thực hiện biện pháp giữa nhà trường với phụ huynh đó đạt được kết quả như sau: - 100% phụ huynh quan tâm và ủng hộ các kế hoạch của giáo viên lớp - Rất nhiều phụ huynh phấn khởi khi thấy trẻ được tham gia thử nghiệm khám phá khoa học - Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ thực hiện được các thí nghiệm tại nhà: truyền tin, bóng hình các con vật, hoa nở như thế nào, khám phá vật chìm, nổi - Phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình các nguyên vật liệu để phục vụ cho các giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trên lớp. 22
- - Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ hoạt động khám phá của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà tiết học của trẻ đạt được kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học. 3.3: Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. - Việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. - Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo và đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm về khám phá khoa học của những giáo viên trong huyện và tỉnh, tôi cũng nghiên cứu và áp dụng vào các tiết dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đề cập tới đề tài “Một số biện pháp cho trẻ làm quen với khám phá khoa học trong trường mầm non”. 23
- 3.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Thông qua một số trò chơi thử nghiệm khám phá khoa học trên, tôi tạo cho trẻ: - Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. - Hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm khám phá khoa học. - Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác. - Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà trẻ còn được khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác. - Sau thời gian 1 năm tiến hành tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hồng Thái Tây, kết quả đạt được như sau: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA TRẺ Đầu năm Cuối năm CHỈ TIÊU N % N % 1. Trẻ chú ý vào nội dung 12/37 32,4 34/37 92 Số trẻ 2. Trẻ thích được nói lên ý kiến 10/37 27 35/37 94,5 37 của mình 3. Trẻ nắm được kiến thức 11/37 30 36/37 97,2 Tôi đã cho trẻ thực hiện được 40 trò chơi thử nghiệm trong đó: Số lượng trò chơi thử Số lượng trò chơi thử Chủ đề nghiệm đã thực hiện nghiệm đạt kết quả cao Bản thân 4 4 Gia đình 6 6 24
- Thế giới thực vật 9 8 Thế giới động vật 4 4 Nghề nghiệp 3 3 Phương tiện giao thông 2 2 Nước và các hiện tượng tự 12 10 nhiên - Với các hoạt động trên kết quả cuối năm các chỉ tiêu khảo sát mà tôi đã xây dựng cụ thể như sau: CÁC TIÊU CHÍ Khả Khả Thao tác Khả năng Khả năng Khả năng Khả năng năng năng thử quan sát so sánh phân loại giao tiếp phán suy luận nghiệm đoán Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Số trẻ 35 2 34 3 33 4 35 2 36 1 34 3 34 3 37 Tỷ lệ: 94,5 5,4 92 8,1 89,1 11 94,5 5,4 97,2 2,7 92 8,1 92 8,1 % * Nhận xét: - Kết quả trên cho thấy trẻ cuối năm có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm về khả năng, quan sát, so sánh hay phân loại các trò chơi thực nghiệm đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, trẻ háo hức được phát biểu ý kiến của mình. Các trò chơi thực nghiệm đã cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa học trừu tượng, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn. - Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi thành công và tạo thêm cảm hứng cho tôi thiết kế thêm những trò chơi thực nghiệm mới phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1, Kết luận. 25
- Khi tiến hành tổ chức trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi khám phá khoa học cần phải đáp ứng được những yếu tố sau: - Giáo viên phụ trách phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm bắt chương trình giáo dục mầm non mới, nhiệt tình và sáng tạo. - Các trò chơi cần được nghiên cứu trước để dễ thực hiện, việc chuẩn bị dụng cụ đơn giản, ít tốn kém, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. - Các trò chơi thực nghiệm cần có tính gợi mở, hấp dẫn, phự hợp với lứa tuổi để kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích – tổng hợp, óc phán đoán và khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển. Qua các hoạt động này trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn. - Thường xuyên sưu tầm sáng tạo những trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học mới phù hợp với chủ đề học của trẻ. - Khi tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học trẻ phải được chơi 1- 2 lần trong 1 chủ đề, tránh sự trùng lặp nhiều gây nhàm chán đối với trẻ .Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học cho trẻ ở trong tiết học và ngoài tiết học. - Phối kết hợp, trao đổi tình hình học tập của trẻ thường xuyên với các bậc phụ huynh để trẻ được phát triển một cách tốt nhất khi ở lớp cũng như ở nhà. 2, Kiến nghị - Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp khám phá khoa học cho giáo viên. - Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường mầm non trong huyện nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong được tổ chuyên môn, các cấp lãnh đạo đóng góp thêm nhiều ý kiến, ý tưởng để bản sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả cao hơn. 26
- Kính mong nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo tạo điều kiện giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Đỗ Thị Hai Trần Thanh My IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo 1. Các tài liệu có liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.( Từ lọt lòng mẹ đến 6 tuổi) Nguyễn Ánh Tuyết- chủ biên, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa- Nhà xuất bản giáo dục 1994 27
- 2. Tạp chí giáo dục mầm non, sách có liên quan cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 3. Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non (Trần Thị Ngọc Trâm – Nguyễn Thị Nga) 4. Giáo dục mầm non: ( tập 2,3)- Đào Thanh Âm ( chủ biên)- Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hòa- Đinh Văn Vang. 5. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo- Viện Nghiên cứu trẻ trước tuổi học 1997. 6. Trẻ mầm non khám phá khoa học(Viện nghiên cứu sư phạm – TS Hồ Lam Hồng ) VII. MỤC LỤC Nội dung Số trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 28
- 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 II. PHẦN NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Thực trạng 6 3. Giải pháp biện pháp: 11 3.1. Mục tiêu của giải pháp ,biện pháp 11 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 11 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 22 3.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 24 nghiên cứu. III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 26 1. Kết luận 26 2. Kiến nghị 26 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 V MỤC LỤC 29 29