SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi

pdf 19 trang binhlieuqn2 6725
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_van_dong_theo.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi. 1. Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo. Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất. Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất). Hình ảnh 1: Cô múa mẫu cho trẻ quan sát * Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Hình ảnh 2:Cô hướng dẫn trẻ vỗ tay theo nhịp * Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. Hình ảnh 3:Cô hướng dẫn trẻ sử dụng nhạc cụ âm nhạc * Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. * Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ!” Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay, chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. * Ví dụ: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (4 - 5 tuổi ) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa được 5
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của 4 câu hát, phần nhạc kết. - Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát. - Động tác 1: “Bà ơi bà lắm”: Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ “lắm”, kết hợp với nhún chân. - Động tác 2: “Tóc bà trắng .mây”: Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây” - Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay”: Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay” - Động tác 4: “Khi cháu vâng lời .vui.”: Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợp với chống gót chân. - Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay , kết hợp bước xoay tròn tại chỗ một vòng. * Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau: + Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ). + Cho trẻ múa đôi nam nữ + Cho trẻ múa theo tổ, nhóm tôi thường cho trẻ đứng theo đội hình vòng cung để trẻ dễ quan sát bạn khác múa Hình ảnh 4:Trẻ múa cùng cô theo đội hình vòng tròn + Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm) + Trẻ múa theo nhóm nhỏ. + Cá nhân múa. Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật. 2. Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ. Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau: * Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác, thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc). Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát. 6
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi * Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập. * Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng) Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài “Một con vịt” của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động tác ( hoặc) có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng. Hình ảnh 5:Cô sửa sai cho trẻ * Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và giúp trẻ làm chính xác lại. * Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múa Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ. * Đa dạng hoá các vận động: Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo. 3. Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 3.1. Tạo môi trường. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy, tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. - Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính - Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. - Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: * Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục * Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn 7
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được. Ví dụ: + Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre. + Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau. + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc. + Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ. + Vỏ hộp sữa làm trống cơm. + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay. + Mút xốp làm mũ múa vv Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Hình ảnh 6: Một số đồ dùng tự tạo 3.2. Sử dụng đồ dùng một cách có hiệu quả. Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáó trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật. Ví dụ: Dạy trẻ vận động theo nhịp bài “Gà trống, mèo con và cún con” của tác giả Thế Vinh. Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình. Cô trò chuyện cùng trẻ về đặc điểm tiếng kêu của các con vật nuôi giáo dục trẻ phải biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào về các con vật? Ai sáng tác bài hát? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc. Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài “Chú bộ đội” của tác giả Hoàng Hà. Tôi cho trẻ mặc trang phục của chú bộ đội biểu diễn. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động. 3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học Mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không 8
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Ví dụ: Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài “Em yêu Thủ đô” của tác giả Bảo Trọng, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về Thủ Đô Hà Nội bằng cách cô chọn trong mạng một số danh lam thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh đẹp hình thành ở trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, con người. Qua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật. Hình ảnh7: đẹp về thủ đô Hà Nội Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học. Ví dụ: Dạy múa bài “Cháu yêu bà” của tác giả Xuân Giao. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi tình cảm của cháu đối với bà của mình bằng cách cho trẻ xem video, clip vở kịch rối tóm tắt theo truyện Tích Chu. Tôi tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu bé Tích Chu, Bà cụ, Bà tiên, tập đóng kịch, dựng cảnh. Sau đó được quay làm đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc dùng máy vi tính để mở. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào vận động theo nhạc. 4. Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. 4.1 Trong tiết học. Lớp Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi tôi chủ nhiệm thực hiện theo chương trình cải cách. Giáo dục âm nhạc cho trẻ gồm 4 hoạt động đó là hát, nghe, vận động, trò chơi. Xét tính chất kết hợp thì mỗi tiết có trọng tâm khác nhau. Riêng vận động theo nhạc trọng tâm vào tiết 3, còn các tiết khác vận động theo nhạc là nội dung kết hợp. Chính vì đó mà tôi đưa ra yêu cầu về nội dung vận động theo nhạc cho từng loại tiết khác nhau. Dạy trẻ vận động lần 1 (tiết 3) Yêu cầu trẻ bắt chước vận động theo giáo viên đúng nhịp điệu, đúng động tác. Dạy trẻ vận động lần 2- 3- 4 (tiết 4, tiết 1 mới, tiết 2 mới) thì yêu cầu tăng dần, trẻ không những tập đúng động tác mà còn biết phối hợp các động tác, thay đổi vị trí đội hình theo âm nhạc và thể hiện diễn cảm. Tôi đã tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở lên năng động hơn. Chính vì vậy, trong vận động theo nhạc, trẻ tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ vận động giống nhau. 9
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi 4.2 Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ. Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. - Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học. Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên. Tuổi Mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học” do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào vận động. 4.3 Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ. Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thu là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịch tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Sau khi tôi sử dụng một số biện pháp trên áp dụng vào việc dạy vận động theo nhạc cho lớp Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi. năm học 2020- 2021 Tôi đã có kết quả sau BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI STT Họ và tên trẻ Bài tập 1 Bài tập 2 10
  7. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Trịnh Hoài An * * 2 Đỗ Nam Anh * * 3 Trịnh Hoài An * * 4 Kim Ngọc Ánh * * 5 Nguyễn Minh Châu * * 6 Nguyễn Khánh Chi * * 7 Nguyễn Thị Bảo Chi * * 8 Trần Đình Khả Di * * 9 Nguyễn Ngọc Diệp * * 10 Hoàng Minh Dương * * 11 Vương Minh Đăng * * 12 Trần Hoàng Đông * * 13 Lại Nguyễn Mỹ Hạnh * * 14 Ngô Thu Huyền * * 15 Nguyễn Thanh Huyền * * 16 Vũ Gia Hưng * * 17 Cao Đan Khang * * 18 Nguyễn Tuấn Khang * * 19 Lưu Minh Khánh * * 20 Trần Anh Khoa * * Tổng số trẻ 20 2 17 3 Tỷ lệ % 93% 0,7% 90% 10% Tóm lại: Khi vận dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng vào dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy các cháu rất hứng thú, hăng say tích cực hoạt động và đã thu được kết quả tốt đẹp. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của chúng tôi thành công, áp dụng các biện pháp tôi đề ra rất phù hợp. 11
  8. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi BÀI HỌC KINH NGHIỆM Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung và nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi nói riêng, tôi tự rút cho mình một bài học như sau: - Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Nghiên cứu, học tập, rèn luyện để có kiến thức âm nhạc. - Cô giáo luôn học tập, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ. - Cô giáo phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm khả năng vận động, cơ quan phát âm để có phương pháp dạy thích hợp. - Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. - Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ. - Cô giáo phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, truyền cảm để thu hút, hấp dẫn trẻ. - Thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động. - Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục. 12
  9. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Qua công trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi” chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi rất thích, hứng thú, và có khả năng vận động theo nhạc rất tốt. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp với khả năng hình thành kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ. Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng sẽ giúp cho năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, tăng cường tính tích cực vận động âm nhạc và tổ chức tốt một ngày hoạt động cho trẻ là chúng ta đã thực hiện được một phấn lời hứa với ngành giáo dục, với sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai năng động, tự tin, hoạt bát, khéo léo cho đất nước ngay từ khi còn nhỏ. II. KIN NGHỊ. - Tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên. - Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một số kiến nghị của tôi nhằm mục đích nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Kính mong nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo tạo điều kiện giúp đỡ. IX. Phụ lục: Một số hình ảnh minh họa (Trang 15-18) X.Tài liệu tham khảo: - Sách bồi dưỡng thường xuyên - Tài liệu bồi dưỡng hè cho Cán bộ quản lý và GV mầm non - Sưu tầm tài liệu qua mạng internet XI. Mục lục (Trang cuối) Trên đây là“Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” mà tôi đã áp dụng tại trường. Đề tài tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và hội đồng thẩm định để tôi có thêm kinh nghiệm chỉ đạo trong công tác giảng dạy được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! 13
  10. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi Mục lục TIÊU ĐỀ TRANG TT I Tên đề tài 1 II Đặt vấn đề 1 III Cơ sở lý luận 3 IV Cơ sở thực tiễn 4 Một số biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo V nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi. 5 1 Kết quả thực hiện 10 VI Bài học kinh nghiệm 13 VII Kết luận 13 VIII Kiến nghị, đề xuất 13 IX Phụ lục 13 X Tài liệu tham khảo 13 XI Mục lục 14 14
  11. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi MỘT SỐ HÌNH ẢNH Hình ảnh 1: Cô múa mẫu cho trẻ quan sát 15
  12. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi Hình ảnh 2:Cô hướng dẫn trẻ vỗ tay theo nhịp Hình ảnh 3:Cô hướng dẫn trẻ sử dụng nhạc cụ âm nhạc Hình ảnh 4:Trẻ múa cùng cô theo đội hình vòng tròn 16
  13. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi Hình ảnh 5:Cô sửa sai cho trẻ Hình ảnh 6: Một số đồ dùng tự tạo 17
  14. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi Hình ảnh7: đẹp về thủ đô Hà Nội 18
  15. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi 19