SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non

doc 19 trang binhlieuqn2 18686
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non

  1. b. Thông qua giờ thể dục buổi sáng để phát triển vận động cho trẻ. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Ví dụ: Hàng ngày đến trường tôi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng theo các bản nhạc như: “Dậy đi thôi”; “Bé khỏe bé ngoan”; “Chú gà trống” nhằm giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Ảnh trẻ tập thể dục sáng Trẻ được tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Vì vậy, tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 5- 6 phút. Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 3-4 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trườn, nắm, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ. c. Dạo chơi ngoài trời : 12
  2. Dạo chơi ngoài trời được tổ chức vào các buổi sáng các ngày tuần khi thời tiết đẹp, tổ chức cho trẻ đi trong khuôn viên nhà trường. Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời giúp trẻ được tham quan, khám phá môi trường cảnh quan bên ngoài, củng cố kĩ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giúp trẻ trẻ có ý thức chấp hành kỉ luật, tính tập thể, sự tự tin tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. Tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời tôi thường lựa chọn các nội dung cho trẻ như: Cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng trên sân trường, quan sát vườn hoa, cây cảnh, vườn cây ăn quả, quan sát vườn rau đi trên từng đường đi lối lại của các luống rau để quan sát khám phá trường nhằm giúp trẻ có ý thức khi tham gia hoạt giúp trẻ cảm thấy thật hứng thú, thoải mái, dễ chịu, tinh thần thật phấn khởi để tham gia vào các hoạt động khác trong ngày ở lớp học. d. Trò chơi vận động trong giáo dục thể chất: Đối với trẻ nhà trẻ ở độ tuổi này, trò chơi vận động là một hình thức trong giáo dục phát triển vận động, nó có vị trí quan trong trong cuộc sống và trong hoạt động hàng ngày của trẻ. Trò chơi vận động có thể tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày ở trường mầm non (sau khi đón trẻ, trước giờ trả trẻ, trong giờ thể dục, trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều ). Nó có thể tổ chức bất kì đâu (trong lớp, ngoài sân, ở nhà ) không phụ thuộc vào số lượng ngời hay dụng cụ chơi. Cho dù trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi đều đem lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi. Vì thế, có thể cùng một chủ đề nhưng thường trò chơi này khác trò chơi kia, chơi lần này khác với lần kia. Trò chơi vận động được coi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.Khi lựa chọn trò chơi vận động cần phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhu cầu và khả năng vận động của trẻ; Mục tiêu giáo dục phát triển vận động ,các thời điểm tổ chức các trò chơi trong ngày, điều kiện để tổ chức trò chơi. Để đạt được mục tiêu phát triển vận động cho trẻ thông qua việc sử dụng các trò chơi vận động cần đưa chúng vào hệ thống: Lập kế hoạch hướng dẫn trò chơi vận động trong năm học và cụ thể hóa chúng thành các kế hoạch tháng (chủ đề)/tuần và ngày hoạt động. Với mục tiêu thay đổi trạng thái vận động, hoàn thiện các kĩ năng vận động đã học và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ, việc lựa chọn trò chơi vận động phù hợp cho giờ thể dục phải thực hiện theo nguyên tắc: Trò chơi được tất cả trẻ biết và cùng tham gia chơi với lượng vận động tương đương nhau. Kiểu vận động của trò chơi và bài tập vận động cơ bản nên khác nhau, tính chất động - tĩnh của vận động trong trò chơi với bài tập vận động cơ bản có thể ngược nhau. Trò chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ, mang tính giáo dục cao. Trò chơi vận động bố trí trong giờ thể dục khi mà phần trọng động chỉ dạy một vận động cơ bản. Ví dụ: Trong giờ hoạt động chung bộ môn thể dục với vận động cơ bản “ Bò chui qua cổng”, tôi đã lựa chọn trò chơi để tổ chức cho trẻ là trò chơi: “Gà trong vườn rau”. Khi tổ chức trò chơi vận động cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần (cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi). Khi chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ kịp thời không chê bai trẻ). 13
  3. e.Phút thể dục trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Ngoài giờ hoạt động chung của bộ môn thể dục, trong mọi hoạt động học khác, giáo viên đều có thể tích hợp, lồng ghép giáo dục thể chất phù hợp với chủ đề của lớp một cách phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao. Trong thực tế qua các giờ học, giáo viên đã linh hoạt cho trẻ thư giản trong các giờ nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, làm quen thơ, chuyện, hoạt động tạo hình, âm nhạc trong đó giáo viên đều lồng ghép phút thể dục vào các phần của trò chơi chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng với sự tham gia của phút thể dục sẽ làm cho tiết học trở nên thoải mái hơn. Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ hoạt động (khi ta thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, giảm tập trung) nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, giúp trẻ tỉnh táo hơn. Bởi chỉ lồng ghép một cách đơn giản có thể người nhìn không để ý thì không biế đó là phút thể dục chỉ đơn giản dừng bút- dừng bút, nghĩ tay- nghĩ tay Đó chính là phút thể dục dành riêng trong giờ hoạt động chung thật đơn giản nhưng cảm thấy sảng khoái vô cùng. *Phút thể dục trong giờ âm nhạc: Ví dụ trong giờ hoạt động chung bộ môn âm nhạc, dạy vận động minh họa bài hát “Con chim hót trên cành cây”-Nhạc và lời Trọng Bằng. Cô cho trẻ hát và vận động minh họa theo bài hát để thay đổi tư thế. *Phút thể dục trong giờ văn học: Trong giờ làm quen văn học chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” dạy trẻ đọc thơ “Yêu mẹ”, mở đầu trò chuyện có thể cho trẻ hát và vận động bài: “Cô và mẹ”, khi đó trẻ được cử động nhẹ nhàng cùng với bài hát, sau đó trò chuyện về nội dung bài hát để dẫn dắt vào hoạt động . Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, chuyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó nhanh hơn, hiệu quả hơn. * Phút thể dục trong giờ tạo hình: Lồng ghép phát triển vận động giờ hoạt động tạo hình mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, ví như tiết “Tô màu quả cam”, khi trẻ tô màu một thời gian cô cho trẻ tập nói và làm cùng cô chỉ đơn giản dừng bút- dừng bút, nghĩ tay- nghĩ tay Hay trong tiết nặn, xâu hạt, di màu giáo viên linh động tổ chức hình thức như vậy sẽ giúp trẻ thay đổi tư thế, thư giãn, kích thích thêm sự hứng thú của trẻ, tạo tinh thần vui vẻ, sảng khoái cho trẻ khi tạo sản phẩm tạo hình của mình. f. Tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” ở trường mầm non. Tổ chức “Tuần lễ sức khỏe”; Là lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động ở độ tuổi nhà trẻ nên tôi tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” cho trẻ 2 lần /năm, nhằm tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái ngoài trời, bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận động khác nhau trong các hoạt động của trẻ. Hình thành cho trẻ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình. Từ đó có sự chuẩn bị tâm lí cần thiết cho hoạt động về sức khỏe. Ở tuần lễ sức khỏe tôi lựa chọn nội dung, phương pháp để hướng dẫn trẻ vận động. Ví dụ: Chọn các bài tập phát triển cơ hô hấp, cơ tay, cơ chân, bàn chân và rèn luyện tư thế đúng. Đưa thêm các bài tập để rèn luyện thị giác như: “Sóc nâu nhảy từ cành nọ sang cành kia” Cô có thể trò chuyện với trẻ về các đề tài khác nhau như: 14
  4. Cách giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống hợp lí, cách tập luyện, cấu tạo từng phần trong cơ thể Tổ chức “Ngày hội thể dục thể thao” cho trẻ 1 lần /năm vào khoảng tháng tư trong năm học. Trong ngày hội cô chuẩn bị địa điểm, dụng cụ tập luyện, trang trí băng cờ, khẩu hiệu có thể thông báo cho phụ huynh biết và cùng tham gia với lớp. Khi vào ngày hội, cô đưa ra yêu cầu trò chơi, khẩu lệnh bắt đầu và kết thúc trò chơi, bài tập vận động, đưa ra kết luận, làm trọng tài chính của cuộc thi, bao quát và thúc đẩy trẻ, kịp thời nhắc nhở và tác động đến không khí chung của ngày hội. Các trò chơi bắt đầu từ đơn giản sau đó phức tạp hóa và đưa ra yêu cầu vận động cao hơn. Qua ngày hội nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Đặc biệt chú trọng phát triển vận động cho trẻ thông qua các giờ học như: Giờ hoạt động tạo hình trẻ được cử động các ngón tay khi tiếp xúc với đất nặn, khi cầm nắm bút vẽ nét ngoạch ngoạc, di màu theo ý thích; tô màu. Hay tham gia các trò chơi trong các tiết học nhận biết tập nói, âm nhạc, nhận biết phân biệt Thông qua, giờ chơi tập của trẻ ở các góc như góc: “Bé tập làm người lớn” trẻ được bế em, khuấy bột cho em ăn hayở “Góc vận động” các bé chơi xâu vòng bằng các hột hạt, xếp dường đi, xếp ngôi nghà bằng cách xếp chồng khối gỗ hình tam giác lên khối gỗ vuông để tạo thành hình ngôi nhà. Thông qua các hoạt động giúp trẻ cử động các ngón tay, trò chơi xếp hình ở góc “hoạt động với đồ vật” tất cả những hành động chơi đó của trẻ sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển vận động tinh cho trẻ. Có thể nói, ở mọi lúc mọi nơi giáo viên nên tìm cơ hội, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ tham gia vận động tích cực. 2.2.5. Biện pháp 5. Giáo dục thể chất mọi lúc, mọi nơi. Thực tế giáo dục thể chất ở độ tuổi mầm non cho thấy, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phải trải qua một quá trình: Học mà chơi – chơi bằng học tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ tham gia vào hoạt động thể chất mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Giờ đón trẻ: Đón trẻ đến lớp là khâu đầu tiên mà mỗi một cô giáo phải biết được tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ khi được đến trường. Khi bố mẹ gửi gắm con của mình cho cô giáo trong ngày đến trường cô giáo phải tạo bầu không khí cởi mở thân thiện gầm gủi với trẻ và phụ huynh. Chính vì vậy cô giáo cần vui vẽ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu độ tuổi nhà trẻ hay khóc nhè cô giáo cần quan tâm âu yêm vỗ về nhẹ nhàng với trẻ để trẻ dễ quên đi nỗi nhớ mẹ khi đến lớp và cùng được chơi với cô và bạn. * Sau giờ ngủ trưa : Giờ ngủ trưa là lúc trẻ được nghỉ ngơi sau một buổi hoạt động tích cực. Sau khi trẻ ngủ dậy trẻ cảm thấy mệt mõi, chưa muốn dậy dứt khoát, cô giáo dùng nhiều thủ thuật giúp trẻ trở nên thoải mái hơn như: Cô nói các con nằm tư thể chân thẳng ra tập thể dục với cô nào. Ngay chân thẳng, co duỗi 2 chân, giơ hai tay vươn nhẹ các con thấy thoải mái chưa nào?( ) thôi cô và các con dậy đi nào các con thấy khỏe hẳn chưa đến đây để cô chải tóc và buộc cho con nhé. Cô cho các con đi vệ sinh nào. * Hoạt động chiều : Khi xây dựng chương trình tôi luôn chú trọng lồng ghép lĩnh vực phát 15
  5. triển thể chất vào các hoạt động trong ngày như: Sinh hoạt chiều thứ 2 tổ chức hoạt động góc để giúp trẻ được chơi ở các góc mới, chiều thứ 3 tổ chức cho trẻ làm quen trò chơi có luật tổ chức hướng dẫn những trò chơi mới phù hợp với chủ đề, tình hình của lớp của lớp để kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào hoạt động. Trẻ tham gia vào các trò chơi mạnh dạn, tự tin. 2.2.6. Biện pháp 6. Phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng ở lớp tôi không chỉ có bản thân tôi mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của 3 giáo viên cùng lớp. Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng giữa giáo viên chính và giáo viên phụ để tổ chức hoạt động cho trẻ diễn ra liên tục, hấp dẫn, có hiệu quả. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ và cũng là môi trường giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đứa trẻ. Mahatma Gandi đã từng nói “Không có một ngôi nhà nào tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ”. Jacquie Mc Taggard, trong cuốn sách ‘Từ chiếc bàn của giáo viên” xuất bản năm 2013 đã viết “Các bậc cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng mang lại những phần thưởng vô cùng to lớn”. Chính vì thế bản thân tôi đã tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ đầu năm học bẳng nhiều cách như thông qua tài liệu, trong các cuộc họp phụ huynh của lớp, các giờ đón trả trẻ; thông qua các bảng biểu dành cho góc phụ huynh tại trường; phối hợp với đài truyền thanh địa phương phổ biến kiến thức và tuyên truyền đến các bậc cha mẹ. Ngoài ra bản thân phối hợp cùng phụ huynh để hướng dẫn trẻ thực hiện các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình theo yêu cầu của nhà trường, khuyến khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường, động viên phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động khác như hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, tham quan hay các giờ thể dục mở do nhà trường tổ chức. Từ đó phụ huynh nhận ra và hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ để rồi đồng hành cùng cô giáo hỗ trợ, giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Qua hàng quý bản thân cùng phối hợp với phụ huynh để tổ chức cân, đo, khám sức khỏe cho trẻ. Sau đó thông báo kết quả về chiều cao, cân nặng, tình hình sức khỏe để phụ huynh có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn. Phối hợp phụ huynh trong việc tìm kiếm các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Lốp xe đẻ làm ống chui, tre làm cầu treo, long bia làm tạ Môi trường giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non có thể là môi trường trong lớp học, ngoài lớp học. Việc xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động an toàn, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động có ảnh hưởng lớn đối với việc đạt được mục tiêu giáo dục phát triển vận động đề ra. Chính vì thế, việc tuyên truyền vận động phụ huynh và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non là vô cùng cần thiết. Giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh biết vai trò của cha mẹ 16
  6. và cộng đồng trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để từ đó phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình, khuyến khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường mầm non, từ đó góp phần phát triển giáo dục thể chất cho trẻ được tốt hơn. Ví dụ: Ở lớp giờ học thể dục một số trẻ thực hiện vận động “bò”, “ném” chưa chính xác, cô sẽ phối hợp cùng phụ huynh luyện thêm cho trẻ ở nhà trước và sau khi tổ chức hoạt động để trẻ được luyện tập nhiều. 2.2.7. Biện pháp 7. Thông qua ngày hội, ngày lễ Các dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức là cơ hội để trẻ được biểu diễn cho các bạn, cho các bậc cha mẹ xem tài năng của mình. Trẻ rất hứng thú khi được tập luyện các bài tập và hưởng ứng các các tiết mục văn nghệ đơn giản phù hợp với độ tuổi để cùng được biểu diễn với các bạn trong lớp. Khi dàn dựng chương trình các giáo viên cố gắng lựa chọn các tiết mục vui nhộn, các bài nhảy sôi động phù hợp với trẻ để tập luyện cho trẻ. Giáo viên cùng phụ huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười. Thông qua các lễ hội trong năm học như ngày khai giảng năm học mới, kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, vui tết trung thu là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng nhằm giúp trẻ nhà trẻ được thích thú vui múa với các anh chị và được thưởng thức các tiết mục văn nghệ vui nhộn nhằm giúp trẻ hứng thú ham thích được đến trường hơn.Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, giáo dục thể chất gắn liền với con người từ lúc chào đời. *Kết quả đạt được: Qua bốn tháng nghiên cứu đề tài, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trên cùng với sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn tôi tiến hành khảo sát chất lượng học kỳ 1 đạt kết quả như sau: * Mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển thể chất: TT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Tỉ lệ Không Tỉ lệ % đạt % 1 Trẻ nhận biết tên bài tập vận động, tên trò 32 91,4% 3 8,6% chơi vận động. 2 Thực hiện các bài tập phát triển chung 33 94,2% 2 5,8 % theo cô kết hợp mở nhạc. 3 Thực hiện đúng kĩ năng các vận động cơ 33 94,2% 2 5,8 % bản 4 Kĩ năng thực hiện các vận động thô 34 97,1% 1 2,9% 5 Kĩ năng thực hiện các vận động tinh 32 91,4% 3 8,6% 6 Trẻ chơi tốt các trò chơi vận động 33 94,2% 2 5,8 % 7 Thực hiện các vận động đúng theo hiệu 33 94,2% 2 5,8 % lệnh của cô 8 Trẻ hứng thú, tự tin khi thực hiện các vận 33 94,2% 2 5,8 % động và biết thể hiện một số nhu cầu tự phục vụ. 17
  7. Đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm đến bây giờ ta thấy kết quả khảo sát trên trẻ có những chuyển biến rõ rệt. Về kết quả cân đo đợt 2 vào tháng 12. Số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còiso với đầu năm giảm tỷ lệ rõ rệt. Số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 1/35 cháu; tỷ lệ 2,8%; trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 02/35 cháu; tỷ lệ 5,7%. So với đầu năm suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm 2,8%, suy dinh dưỡng thấp còi giảm 2,8%. *Đối với giáo viên: Giáo viên nắm vững mục tiêu bài dạy về kiến thức và kỹ năng, nắm chắc nội dung, phương pháp dạy của từng loại tiết. Dựa trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu của chuyên đề cũng như điều kiện của lớp mình. Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận động. Lĩnh hội được những kinh nghiệm về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Vững vàng hơn trong công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ, sưu tầm và sáng tác được nhiều bài hát đưa vào dạy trẻ. Giáo viênlinh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động đúng phương pháp tạo sự hứng thú cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực, lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động. Luôn luôn tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động phát triển thể chất. Qua các tiết hoạt động phát triển vận động được đồng nghiệp và BGH nhà trường xếp loại tốt. * Đối với phụ huynh: Phối kết hợp với phụ huynh nắm vững các yêu cầu về môi trường giáo dục phát triển vận động bên trong, bên ngoài lớp học. Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đối với việc phát triển vận động cho trẻ. Phụ huynh hiểu về sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ. Phụ huynh trong nhóm lớp nhiệt tình, giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Phụ huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc kết hợp với giáo viên cùng quan tâm chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ. Phụ huynh đã quan tâm hơn tới nội dung phát triển vận động, biết hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà. 3. Phần kết luận. 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi tuổi là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó, mỗi một giáo viên cần phải hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển vận động cho trẻ. Các nội dung phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các vận động cơ bản, chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ thể. Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, chính xác khi vận động. Trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động, đảm bảo huy động được tối đa các giác quan của trẻ. Thời gian luyện tập cần đủ để đảm bảo trẻ được trải 18
  8. nghiệm, kiên trì thực hiện các hoạt động nhằm hình thành khả năng chịu đựng và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động khác nhau như (đi, chạy, nhảy, bò, trườn ).Giáo viên khích lệ trẻ tham gia vào các trò chơi vận động phong phú và đa dạng. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong và ngoài lớp học. Đồng thời, giúp trẻ hiểu được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong quá trình chơi. Giáo viên cần chú trọng xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động, đổi mới phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng giúp trẻ được trải nghiệm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Trong thời nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, ra sức nỗ lực phấn đấu làm tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để góp phần làm tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm đáp ứng tốt nhất với chương trình giáo dục Mầm non hiện nay với quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học các cấp! 19