SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_am_nhac_ch.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
- - Sử dụng tranh, ảnh, hình ảnh, video có nội dung liên quan đến bài hát dạy trẻ, màu sắc tươi tươi tắn, hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động giúp trẻ tri giác và cảm nhận. Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài hát: “Cả nhà đều yêu” (Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn) tôi sử dụng một số bức ảnh chụp gia đình mà trẻ mang theo đến lớp, cho trẻ truyền tay nhau xem để trẻ nhận ra đó là gia đình của mình hay của bạn khác. Từ đó khơi gợi tình yêu thương của trẻ với gia đình mình, giúp trẻ thể hiện bài hát tình cảm hơn. Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài hát: “Lời ru của mẹ” (Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường), tôi sử dụng đoạn video mẹ đang ru con ngủ trong vòng tay à ơi: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Để trẻ cảm nhận được lời ru tha thiết và tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. - Sử dụng bài thơ, câu đố, ca dao, đồng dao để lôi cuốn trẻ vào bài. Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Vật nuôi” (Nhạc Anh), tôi sử dụng bài đồng dao: “Vè loài vật” cho trẻ đọc với nhịp điệu vui vẻ và tưởng tượng ra trong bài vè có những con vật gì, sau đó hỏi trẻ những con vật nào trong bài vè sống trong gia đình, đặc điểm của con vật đó ra sao để khuyến khích trẻ tự sáng tạo ra động tác vận động theo bài hát. Hoặc khi dạy trẻ hát bài: Chú voi con ở bản Đôn” (Nhạc và lời: Phạm Tuyên), tôi sử dụng câu đố: “Bốn chân như bốn cột đình Giúp bà Trưng đuổi quân thù lưu danh Giúp người qua được sang sông Giúp người kéo gỗ bạn nói mau con gì?” (Con voi). Hay khi dạy trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác” (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu) tôi đọc cho trẻ nghe câu ca dao: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Hỏi trẻ câu ca dao nói về ai? Tình cảm của con đối với Bác như thế nào? Kính yêu Bác con sẽ làm gì? 10
- Khi dạy trẻ hát bài: “Hoa kết trái”, tôi sử dụng bài thơ: “Hoa kết trái” cho trẻ đọc để trẻ có thể hát thuộc bài hát nhanh hơn. - Sử dụng nhạc cụ: Ví dụ khi dạy trẻ vận động bài: “Múa với bạn Tây Nguyên” (Nhạc và lời: Phạm Tuyên), tôi sử dụng mô hình chiếc đàn tơ rưng, cho trẻ nghe tiếng đàn tơ rưng để trẻ thấy được âm thanh khác biệt của tiếng đàn tơ rưng với tiếng đàn yamaha mà trẻ vẫn thường được nghe, hỏi trẻ đàn tơ rưng có ở vùng nào, sau đó dẫn dắt để dạy trẻ vận động theo bài hát. - Sử dụng một số trò chơi mang tính chất gây tò mò. Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo lời ca bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt”, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”: Để ba cuộn chỉ: xanh, đỏ, vàng vào trong một chiếc túi vải tối màu cho trẻ thò tay vào túi, mắt không nhìn sờ vào đồ vật bên trong và đoán xem đó là gì để dẫn dắt vào bài dạy. - Sử dụng trang phục: Ví dụ: Khi hát cho trẻ nghe bài hát: “Mùa xuân ơi”, tôi mặc áo dài truyền thống có thêu cành mai vàng, cho trẻ nhận xét bộ trang phục của cô để trẻ liên tưởng những họa tiết trên chiếc áo dài với hình ảnh tươi thắm của mùa xuân. Hay khi hát cho trẻ nghe bài “Cây trúc xinh” (Dân ca quan họ Bắc Ninh), tôi mặc bộ áo tứ thân, đội nón quai thao để trẻ liên tưởng đến vùng quê Bắc Ninh và thả hồn theo giai điệu bài hát. - Sử dụng đạo cụ: cho trẻ đội các loại mũ về các con vật, các loại hoa, nơ đeo tay phù hợp với từng bài hát theo chủ đề. Với những hình thức trên khi sử dụng để gây hứng thú cho trẻ, giáo viên có thể kết hợp hình thức này với hình thức khác một cách linh hoạt, logic để giờ hoạt động âm nhạc trở nên sôi nổi, cuốn hút ngay từ đầu, khiến trẻ không thể không tham gia. * Biện pháp 2: Tận dụng mọi cơ hội để củng cố và rèn kĩ năng ca hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc (gọi chung là kĩ năng âm nhac) cho trẻ. Ngoài giờ hoạt động chung, thì trong các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường, người giáo viên có thể tận dụng để củng cố và rèn kĩ năng âm nhạc cho trẻ. Bởi như đã nói ở trên là đặc điểm của trẻ rất dễ mất tập trung nên dễ quên, vì vậy giáo dục trẻ ở mọi lúc mợi nơi là phương pháp hữu hiệu nhất. - Trong giờ đón trẻ: Để tạo không khí vui tươi, chào đón một ngày mới và thích đi học tôi mở đĩa CD những bài hát có giai điệu nhanh, rộn ràng với lời ca mang hình ảnh của trường, lớp, cô giáo và các bạn như: “Vui đến trường”, “Lời 11
- chào buổi sáng”, “Chào ngày mới”, “Bài ca đi học”, “Nắng sớm” đồng thời khuyến khích trẻ hát theo hoặc tự hưởng ứng cảm xúc của mình theo đĩa CD. - Trong giờ thể dục sáng: Ngoài việc dạy cho trẻ tập các bài tập với các động tác theo nhịp hô của cô, tôi kết hợp sử dụng các bài hát hoặc các bản nhạc nước ngoài có nhịp điệu nhanh, vui tươi cho trẻ tập thòa như: bài hát “Em tập thể dục buổi sáng”, “Con chim vành khuyên”, “Vui đến trường” ; bản nhạc: “Nào cùng nhảy các bạn ơi”, “Lucky lucky”, - Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời: Với nội dung dạo chơi, tham quan tôi cho trẻ hát bài: “Dạo chơi”, “Ra chơi vườn hoa”, “Trời nắng trời mưa” ; Với nội dung quan sát có mục đích tôi cho trẻ hát những bài hát phù hợp chủ đề như: Khi cho trẻ quan sát cây xanh -> trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”; Khi cho trẻ quan sát một số loại hoa -> trẻ hát bài:“Vườn trường mùa thu”; Khi cho trẻ quan sát công việc của bác làm vườn -> trẻ hát bài “Trồng cây” không những trẻ ôn lại được những bài hát đã học mà còn giúp trẻ hào hứng, hứng thú và thích được hoạt động. - Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo các góc, cụ thể là góc âm nhạc: Tôi đã khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức như: vỗ tay, dậm chân, lắc lư, nhún, múa , biểu diễn với nhạc cụ như: trống, song loan, phách để bài hát thêm sinh động và phát huy khả năng biểu diễn và thể hiện cảm xúc của trẻ. - Trước giờ ngủ của trẻ: Tôi chọn những làn điệu hát ru, những làn điệu dân ca hay những bản nhạc không lời sẽ giúp trẻ vừa cảm nhận được giai điệu mượt mà, êm dịu của bài hát, bản nhạc vừa đi vào giấc ngủ thật dễ dàng hơn như: “Ru con”, “Ru con mùa đông”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Lý chiều chiều”, “Thư gửi Elise”, “Bản Sonat ánh trăng” góp phần hình thành cho trẻ nhân cách tốt, tâm hồn trong sáng. - Sau khi trẻ ngủ dậy, tôi mở những bài hát, bản nhạc mang tính chất hành khúc như: “Làm chú bộ đội”, “Đội kèn tí hon”, “Đàn kiến nó đi” Chính nhịp điệu nhanh, rộn ràng sẽ giúp trẻ có tác phong nhanh nhẹn, tạo thành nền nếp, thói quen mà không cần đến hiệu lệnh của cô. - Trong giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn lại những bài hát đã học dưới hình thức tổ chức cuộc thi “Bé tập làm ca sĩ”, “Đội nào hát hay hơn”, hoặc tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để tất cả trẻ trong lớp được tham gia. * Biện pháp 3: Tích hợp củng cố kĩ năng âm nhạc cho trẻ thông qua các môn học khác. Đây là phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tích hợp chủ đề và tôi có thể khẳng định rằng các môn học khác sẽ trở nên trầm, buồn và kém hiệu quả nếu thiếu âm nhạc. Do đó, trong các giờ hoạt động khác tôi luôn chú ý lồng 12
- ghép những nội dung âm nhạc phù hợp để củng cố và rèn luyện kĩ năng âm nhạc cho trẻ như: Trong giờ làm quen với văn học: Bên cạnh mục đích chính là dạy trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ; hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, tôi chọn những bài hát, bản nhạc đã được phổ nhạc theo nội dung bài thơ, câu chuyện đó để giúp trẻ dễ dàng nhớ nội dung bài thơ, câu chuyện một cách sâu sắc hơn. Ngoài chọn những bài hát, bản nhạc có sẵn, tôi đã phổ nhạc cho những bài thơ, sáng tác bài hát theo nội dung câu chuyện để kết hợp dạy trẻ. Ví dụ: Thông qua việc dạy bài thơ: “Hoa kết trái” sau khi trẻ đọc thơ xong tôi cho trẻ hát bài hát “Hoa kết trái” (đã được phổ nhạc); Dạy trẻ bài thơ: “Chim Chích Bông”, tôi cho trẻ hát bài “Chim Chích Bông” (đã được phổ nhạc). Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Sự tích bánh chưng, bánh dày”, tôi đã sáng tác bài hát “Sự tích bánh chưng, bánh dày” để dạy trẻ như sau: “Đố bạn biết sự tích bánh chưng bánh dày? Ngược dòng thời gian hỏi chàng Lang Liêu đó. Ấy là lễ vật quí dành tặng vua cha, dâng lên trời đất vào ngày đầu năm. Bánh chưng hình mặt đất, bánh dày hình mặt trời. Ôi thật quí giá trong ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam.” Trong giờ hoạt động tạo hình: Trong khi trẻ vẽ, nặn, xé cắt dán theo từng chủ đề, tôi kết hợp cho trẻ nghe những bài hát phù hợp chủ đề hay những bản nhạc không lời nhẹ nhàng, êm dịu để kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ giúp trẻ có những sản phẩm đẹp mắt, phong phú và đa dạng. Ví dụ: Khi trẻ vẽ mưa: cho trẻ nghe bản nhạc: Kiss the rain. Khi trẻ xé dán đàn cá bơi: cho trẻ nghe bài hát: Cá vàng bơi. Khi trẻ nặn một số loại quả: cho trẻ nghe bài hát: Miền Nam của em Trong giờ khám phá khoa học: Việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài: “Tìm hiểu về một số loại hoa” có thể kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hoa trong vườn” hoặc “Ra vườn hoa” của Văn Tấn hoặc như bài: “Tìm hiểu một số nghề” có thể kết hợp cho trẻ hát bài “Ước mơ xanh” Trong giờ Làm quen với chữ cái: ngoài việc yêu cầu trẻ nhận biết, phát âm chữ cái bằng nhiều biện pháp khác nhau, tôi sử dụng các bài hát trẻ đã học để kết hợp oonh nhận biết phát âm các chữ cái như: bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” – ôn nhóm chữ: a,ă,â; bài hát “Cô giáo” – ôn nhóm chữ: o,ô,ơ; bài hát “Đèn xanh, đèn đỏ” – ôn nhóm chữ: p, q * Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ thông qua các ngày hội: Hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ là hình thức biểu diễn văn nghệ được xây dựng trên kế hoạch và có sự chuẩn bị trước về nội dung. Mục đích của biện pháp này nhằm tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Khi trẻ được 13
- tham gia biểu diễn sẽ có cơ hội được củng cố rèn luyện kĩ năng hoạt động nghệ thuật. Mặt khác tăng thêm sự mạnh dạn, lòng tự tin trước người khác cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Trẻ được tham tham gia biểu diễn cùng cô, cùng bạn. Chính vì vậy thông qua những ngày hội, ngày lễ được tổ chức tại trường tôi đã tạo cơ hội cho trẻ được tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ như sau: - Thứ nhất, chọn tiết mục phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại để tất cả trẻ cùng được tham gia. - Thứ hai, thiết kế sân khấu, chuẩn bị đạo cụ, trang phục cho trẻ biểu diễn. - Thứ ba, tập luyện cho trẻ dưới nhiều hình thức: hát đơn ca, múa hát tập thể, biểu diễn ca cảnh, hoạt cảnh. - Thứ tư, cho cả lớp biểu diễn theo các tiết mục đã tập. Ví dụ: Ngày hội: “Bé vui tết trung thu” - Tôi chọn các bài hát: “Đêm trung thu”, “Ánh trăng hòa bình”, “Đếm sao”, “Vầng trăng cổ tích”, “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Rước đèn tháng tám”. - Thiết kế sân khấu: Treo phông chữ: “Bé vui tết trung thu”, trang trí hình ảnh cây tre, ông trăng tròn và các bạn nhỏ đang vui múa sư tử; chuẩn bị mâm cỗ. - Tập luyện cho trẻ dưới hình thức hoạt cảnh với các vai: chị Hằng Nga, chú Cuội, các nàng tiên nữ, nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn. + Trẻ dân gian cầm loa chạy ra: "Loa loa loa loa ! Trung thu ngày hội Đón chị Hằng Nga Cùng với chúng ta Rước đèn phá cỗ " + Trẻ dân gian: . Kìa các bạn ơi chị Hằng Nga đã xuống rồi. Đi cùng với chị Hằng Nga còn có cả anh Cuội và các nàng tiên nữ nữa. Chị Hằng Nga xinh quá. . Chúng em chào chị Hằng Nga, chào anh Cuội và các nàng tiên nữ. + Chị Hằng Nga: Chị chào tất cả các em! Chị ở trên cung trăng thấy các em múa hát rất vui, chị cùng anh Cuội và các nàng tiên nữ xuống đây để vui trung thu cùng các em đấy. Nào chị em mình cùng múa hát bài “Ánh trăng hoà bình” nhé. + Chị Hằng Nga: Các em nhìn kìa! Nàng Bạch Tuyết cùng 7 chú lùn đang đến vui trung thu cùng chúng ta đấy. + Các cháu: Chúng em chào nàng Bạch Tuyết, chào 7 chú lùn. + Nàng Bạch Tuyết: Chị Bạch Tuyết chào tất cả các bé. Chị và 7 chú lùn đi chơi ngang qua đây, thấy các em đón trung thu vui quá, chị đến để vui cùng các em. Và chị muốn tặng các em một bài hát rất hay. Nào mời chị Hằng Nga, anh 14
- Cuội, các nàng tiên nữ và tất cả các em cùng múa hát cho thật vui nào. -> Múa hát bài “Đêm trung thu”. + Chị Hằng Nga: Chị Bạch Tuyết hát hay quá, bây giờ cả hai chị muốn nghe các bé lớp 5TA hát, các em đồng ý không nào? + Các bé lớp 5TA múa hát các bài: “Đếm sao”, “Vầng trăng cổ tích”, “Rước đèn dưới ánh trăng”. + Chị Hằng Nga: Các em ơi, tiếng trống múa lân đang thúc dục chúng ta hãy mau mau đi rước đèn phá cỗ. -> Cho cả lớp rước đèn xung quanh mâm cỗ và phá cỗ. ( Mở nhạc các bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Rước đèn tháng 8” ). * Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong hoạt động âm nhạc: Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm giúp trẻ có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Nhờ có môi trường dạy học hiện đại mà trẻ cảm nhận được sự mềm mại trong câu hát, cảm nhận được tính chất đặc trưng của tác phẩm qua những tính năng của các phần mềm mà giáo viên sử dụng. Hiện nay, tôi thường sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu thay cho đồ dùng trực quan để dạy trẻ hát, nghe hát và chơi trò chơi âm nhạc. Để việc ứng dụng phần mềm Powerpoint phát huy hiệu quả một cách tối đa, tôi chọn những hiệu ứng phù hợp cho những âm thanh, hình ảnh liên quan đến nội dung bài hát, bản nhạc để thu hút trẻ, phát huy tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ, không chọn những hiệu ứng gây rối mắt, khiến trẻ không tập trung. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng. Phần mềm này thích hợp cho việc dạy trẻ từ xa (học trực tuyến). Sau khi thiết kế một hoạt động âm nhạc trên phần mềm này, giáo viên có thể in ra đĩa hoặc copy vào USB cho phụ huynh tham khảo để kết hợp dạy trẻ hát, múa ở nhà mà không cần đến cô giáo. Do đó, với mỗi một tuần có một tiết âm nhạc, giáo viên có thể thiết kế một bài giảng trên phần mềm Adobe Presnter (Bài giảng E-learning) để phối hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ. Trẻ vừa được học ở lớp, vừa được học ở nhà sẽ giúp cho hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao. * Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ: Để tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt kết quả tốt và có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ, giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt và thể hiện được những kĩ năng âm nhạc: - Tôi dán nội dung bài hát cần dạy ở góc tuyên truyền của lớp, thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện 15
- bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc mình yêu thích. - Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đạo cụ phục vụ cho hoạt động âm nhạc tại lớp. - Kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. - Mở băng nhạc có nội dung nói về ngày hội sắp diễn ra để phụ huynh cùng hưởng ứng như: băng nhạc về ngày hội đến trường, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ,mời phụ huynh tham gia những hoạt động chuẩn bị cho ngày hội của các cháu. 2.5. Kết quả thực hành: Qua việc áp dụng những biện pháp trên vào thực tiễn công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng hiệu quả việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A được nâng cao rõ rệt: a. Về phía trẻ: - Trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Đa số trẻ đã thực hiện kĩ năng ca hát tốt. Trẻ mạnh dạn, tư tin, sôi nổi, tích cực tham gia hoạt động và có có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. - Với những tiết vận động âm nhạc trẻ vận động uyển chuyển nhịp nhàng, thể hiện đúng tính chất của bài hát. - Với hoạt động nghe hát trẻ đã mạnh dạn múa hát cùng cô, hưởng ứng theo cô. - Số trẻ hát chưa rõ lời đã giảm hơn nhiều so với đầu năm. Qua khảo sát cuối năm kết quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ ở lớp 5-6 tuổi A tuổi đạt được cụ thể như sau: Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Kết quả Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 30/35 85,7 33/35 94,2 Tăng 8,5% âm nhạc Trẻ thực hiện kĩ 23/35 65,7 30/35 85,7 Tăng 20% năng ca hát Trẻ biết vận động 25/35 71,4 28/35 80 Tăng 8,6% theo nhạc, hát, múa 16
- Trẻ có kĩ năng biểu diễn và cảm thụ âm 19/35 54,2 24/35 68,6 Tăng 14,4% nhạc tốt Trẻ hát chưa rõ lời 6/35 17,1 2/35 5,7 Tăng 11,4% b. Về phía giáo viên: - Phương pháp truyền đạt các tác phẩm âm nhạc tới trẻ linh hoạt, sáng tạo hơn. - Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, lôi cuốn trẻ. - Nâng cao được kĩ năng thể hiện các tác phẩm âm nhạc. - Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay, nhiều trò chơi âm nhạc sáng tạo đưa vào dạy trẻ. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao. - Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp loại tốt. - Hoạt động ngày hội, ngày lễ được tổ chức một cách sôi nổi, hấp dẫn. c. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức âm nhạc. - Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. - Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp. 2.6. Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Muốn thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt hiệu quả cô giáo cần phải: Chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện trước khi thực hiện hoạt động Tích cực nghiên cứu, chịu khó đầu tư, sáng tạo ra hình thức gây hứng thú, hình thức rèn các kĩ năng âm nhạc cho trẻ hay, mới, phong phú, sinh động, khơi gợi tính tích cực chủ động của trẻ. Hát đúng, hát chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bộ minh hoạ cho bài hát. Phải biết sử dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học. Cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ. Xây dựng thư viện âm nhạc ở lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ. 17
- Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc. Tạo cho trẻ thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ. Phối hợp tốt với gia đình trẻ để cùng thực hiện hoạt động mang lại hiệu quả. 18
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Âm nhạc là một môn nghệ thuật mang tính hình tượng. Ngôn ngữ của âm nhạc là những lời hát, những nốt nhạc du dương, những cung bậc trầm bổng sâu lắng khi thể hiện sự vui vẻ, lúc thể hiện sự đau buồn mà người nghe sẽ cảm nhận được. Âm nhạc cũng đem đến cho con người nguồn cảm hứng vô tận, để con người thêm yêu cuộc sống, cảm nhận cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn, rộng mở hơn. Âm nhạc cũng giúp cho con người hướng thiện, thêm yêu quê hương, đất nước, yêu thương người thân của mình. Và còn đặc biệt hơn, âm nhạc là cửa đầu tiên mở ra giúp các bé dễ dàng hiểu được thế giới xung quanh và phát triển ngôn ngữ, không chỉ vậy nó còn giúp bé có những giây phút thực sự thư giãn mà cũng rất đáng yêu đối với gia đình, cha mẹ. Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói trên được thực hiện thông qua giờ hoạt động chung ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong chương trình Giáo dục mầm non. Từ những biện pháp được áp dụng trong đề tài, tôi mong trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi sẽ mạnh dạn, tự tin đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực âm nhạc. phát huy được tính chủ động của bản thân và giờ hoạt động âm nhạc sẽ đem lại hiệu quả cao. 3.2. Kiến nghị: Để thực hiện tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: * Đối với nhà trường: - Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: Đàn organ, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc; tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa cho giáo viên tham gia. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Lăng 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp – Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Trang Web: mamnon.com.vn 4. Hoàng Văn Yến “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo” 5. Trẻ mầm non ca hát – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 20
- MỤC LỤC Nội dung Trang 23