SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng phòng học bộ môn ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay

pdf 46 trang thulinhhd34 9053
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng phòng học bộ môn ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_khai_thac_su.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng phòng học bộ môn ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay

  1. Huy động các nguồn lực xã hội cho việc xây dựng PHBM để tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục của các nhà trường phát triển nhanh có chất lượng cao hơn. 3.2.5.2. Nội dung biện pháp Nhà trường tăng cường nguồn lực tài chính bằng nhiều con đường khác nhau, mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để giúp nhà trường tăng cường về CSVC trong điều kiện có hạn về ngân sách. Luôn bổ sung các TBDH để phù hợp với yêu cầu dạy học và sự phát triển của nhà trường. Chú ý đến các TBDH hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho GV giảng dạy ở PHBM. GV và HS tích cực làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho thiết bị ở PHBM. 3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp Tham mưu với các cơ quan chức năng xây dựng đề án phát triển giáo dục trong đó đầu tư xây dựng hệ thống PHBM có trọng tâm trọng điểm. Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp các PHBM, gửi các tiêu chuẩn PHBM đến các thành viên trong Hội đồng giáo dục của xã để mọi người cùng nghiên cứu và cho ý kiến tham mưu với lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa nâng cấp hoặc xây mới phòng học bộ môn. Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học để tuyên truyền vận động về công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương để xây dựng, nâng cấp hệ thống PHBM và trường đạt Chuẩn Quốc gia, huy động các nguồn lực tài chính, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, vận động các nhà tài trợ, huy động việc đóng góp của cha mẹ HS để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh. Giám sát việc xây dựng và hợp đồng mua các trang thiết bị đảm bảo đúng tiêu chuẩn để các PHBM của nhà trường đảm bảo chất lượng, thiết thực theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa và góp phần để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đầu tư mua sắm cần phân bổ nguồn vốn thích đáng cho mua thiết bị hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu qua đầu, các phần mềm dạy học, phần mềm TKB Đầu tư mua sắm và bổ sung thêm các TBDH trong PHBM. Tăng cường biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn cho GV về cách tự làm các phương tiện dạy học hoặc hướng dẫn các tính năng, tác dụng của các phương tiện dạy học hiện đại theo hướng đổi mới phương pháp, tạo hứng thú cho GV dạy học ở PHBM. 33
  2. 3.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng CNTT trong quản lý sử dụng PHBM 3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin (CNTT). Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác những tiềm năng thế mạnh của CNTT, thúc đẩy những ứng dụng và phát triển CNTT. Trong giáo dục, CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định sự phát triển sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục. Công nghệ thông tin giúp cho mọi công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, tối ưu cho quản lý. 3.2.6.2 . Nội dung và cách thực hiện biện pháp - BGH cần lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học, hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy học để giáo viên có thể khai thác đưa vào giảng dạy nhằm thực hiện đổi mới PPDH, trong đó cần chú ý đến các TBDH ảo: Thí nghiệm ảo, mô hình ảo ; tạo điều kiện thuân lợi về thời gian, CSVC, môi trường thuận lợi để giáo viên có thể thực hiện việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình dạy học tích cực. - PHBM có kết nối Internet sẽ giúp giảm bớt gánh nặng trong việc lưu trữ thông tin và các ghi chép, như vậy cách truyền đạt kiến thức tới HS sẽ nhiều hơn và chi tiết hơn. Việc sử dụng các bài giảng điện tử, các phần mềm dạy học ở PHBM sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của GV. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của PPDH truyền thống và của các công nghệ hiện đại. Vì thế các trường cần xây dựng kho học liệu điện tử để GV tham khảo. Nhà trường có thể dùng phần mềm Quản lý TBDH để ứng dụng trong quá trình quản lý PHBM. Đến năm học 2018-2019 phần mềm tiếp tục được nâng cấp với nhiều tính năng hơn, tiện lợi hơn cho công tác quản lý, đăng ký sử dụng TBDH, PHBM. Phần mềm không chỉ có chức năng quản lý việc đăng kí sử dụng TBDH, PHBM; số lượt sử dụng TBDH, PHBM của mỗi GV mà còn có chức năng tổng hợp số lượt sử dụng TBDH, PHBM của GV toàn trường theo từng tháng, học kì và năm học.Trên cơ sở đó BGH nhà trường có thể nắm bắt được thực trạng sử dụng TBDH, PHBM của từng GV ở các thời điểm, từ đó có các biện pháp tác động kịp thời nhằm đạt mục tiêu đề ra. 34
  3. 3.2.7. Biện pháp 7: Tiến hành công tác kiểm tra đánh giá kịp thời và có chế độ thi đua khen thưởng để tạo động lực cho việc sử dụng PHBM. 3.2.7.1. Mục đích Hiệu trưởng nắm được việc thực hiện chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của GV, đánh giá được tinh thần, thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót của GV trong việc thực hiện các qui chế chuyên môn và quá trình dạy ở PHBM. Kiểm tra có tác động nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV, là cơ sở để khen thưởng và động viên kịp thời GV dạy ở PHBM có hiệu quả. Tăng cường kiểm tra để hoạt động dạy học ở PHBM đi vào nề nếp kỷ cương. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng là biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua các đợt thi đua để phát hiện những cá nhân tập thể làm tốt, khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho GV phấn đấu vươn lên, những cá nhân tập thể làm chưa tốt có biện pháp khắc phục. 3.2.7.2. Nội dung biện pháp Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá gồm đổi mới nhận thức về công tác kiểm tra đánh giá và đổi mới phương tiện, hình thức thực hiện đối với GV, nhân viên và HS. Tiến hành công tác thi đua khen thưởng là phải xây dựng được tiêu chí thi đua cụ thể đối với các hoạt động của GV và HS, để tạo động lực cho QTDH. 3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp. * Công tác kiểm tra đánh giá cần được tiến hành theo quy trình sau: Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận CM lập kế hoạch kiểm tra đánh giá cho cả năm học, thông báo cho Hội đồng sư phạm về các hình thức nội dung sẽ kiểm tra đánh giá cho hoạt động ở PHBM. Thành lập Ban kiểm tra về hoạt động PHBM gồm có Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó Hiệu trưởng phụ trách PHBM là phó ban, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên nòng cốt của các tổ. Từ đó phân công trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong ban kiểm tra. Kiểm tra các hoạt động sau : - Kiểm tra về cơ sở vật chất ở PHBM. - Kiểm tra kế hoạch hoạt động của giáo viên ở PHBM - Kiểm tra hồ sơ giáo án, phân phối chương trình. 35
  4. - Kiểm tra đăng ký dạy ở PHBM và nhật ký dạy của giáo viên, của lớp học. - Kiểm tra nề nếp dạy học ở PHBM qua dự giờ thăm lớp định kỳ hoặc đột xuất. - Kiểm tra chất lượng sử dụng TBDH và PHBM của giáo viên. - Kiểm tra việc rèn luyện ý thức học tập cho học sinh ở PHBM như: hoạt động nhóm, sử dụng TBDH, làm thí nghiệm thực hành, - Kiểm tra hoạt động tổ nhóm và các sinh hoạt chuyên đề ở PHBM - Kiểm tra việc nhân viên quản lý, sử dụng, bảo quản PHBM - Kiểm tra CSVC ở PHBM theo định kỳ hoặc đột xuất. - Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở PHBM qua các giờ dạy, các bài kiểm tra và kết quả của các cuộc thi đối với học sinh. - Kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng của GV và nhân viên phụ trách PHBM. - Qua công tác kiểm tra, đánh giá để tiến hành rút kinh nghiệm tạo hướng đi đúng cho công tác quản lý khai thác, sử dụng PHBM. * Công tác thi đua khen thưởng Công đoàn nhà trường xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể trong đó có nội dung về hoạt động khai thác, sử dụng PHBM của GV và nhân viên. Các hoạt động thi đua cần gắn với các ngày lễ mang nhiều ý nghĩa như 20/11; 22/12; 3/2; 08/3; 26/3; 30/4 Qua đó, tìm ra những GV thực hiện tốt và những GV còn hạn chế trong công tác này, góp phần tạo động lực phấn đấu cho GV. Bản thân mỗi GV được khen thưởng cũng có dịp nhìn lại mình để tiếp nối sự phát triển bền vững. Động viên, khuyến khích kịp thời để giúp GV tự giác và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác, bảo đảm cho sự phát triển đồng bộ và tích cực thúc đẩy giáo dục chất lượng phát triển. Tuy nhiên, trong thi đua – khen thưởng cẩn phải đảm sự công bằng, khách quan, công minh thì nó mới có thể trở thành động lực phấn đấu cho mỗi cá nhân và cả tập thể. Từ năm học 2018 – 2019 nhà trường đã xây dựng và bổ sung tiêu chí thi đua cho công tác thai thác sử dụng PHBM và đã được áp dụng hiệu quả trong các phong trào thi đua tai nhà trường. 36
  5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Dạy học ở PHBM là yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh hoạt động nhận thức và phát triển năng lực nhân thức cho người học. Việc dạy học hiệu quả ở PHBM tại các trường phổ thông đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. - Quản lý khai thác, sử dụng PHBM là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức nhằm đảm bảo việc trang bị, sử dụng PHBM phù hợp với mục tiêu giáo dục. Các nội dung quản lý khai thác sử dụng PHBM bao gồm: quản lý xây dựng PHBM, quản lý sử dụng PHBM, quản lý bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy học, PHBM; quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên thiết bị. - Việc sử dụng PHBM là điều kiện giúp người học lĩnh hội tri thức: các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở người học các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo việc thực hiện mục đích giáo dục và dạy học; Dạy học ở PHBM góp phần giúp người giáo viên thực hiện QTDH đạt hiệu quả cao. - Công tác quản lý khai thác, sử dụng PHBM tại trường THPT Nguyễn Viết xuân trong những năm gần đây tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, việc khai thác sử dụng PHBM chưa thật sự phát huy hết hiệu quả của nó trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học, ý thức sử dụng, bảo quản TBDH, PHBM trong quá trình giảng dạy chưa thật sự trở thành động lực bên trong của GV và HS. Công tác tự làm TBDH, sử dụng PHBM chưa trở thành phong trào thường xuyên ở nhà trường và chất lượng chưa cao. - CSVC, điều kiện bảo quản TBDH trong PHBM chưa đầy đủ, công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa chưa kịp thời, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của TBDH cũng như PHBM, đã gây lãng phí trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng PHBM hiện nay. Xuất phát từ cơ sở lý luận về PHBM và thực tiễn công tác quản lý PHBM ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân hiện nay, tác giả đã áp dụng đồng bộ 7 biện pháp vào công tác quản lý khai thác, sử dụng PHBM từ năm học 2018- 2019 đã đem lại kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, bước đầu đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 37
  6. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Tiếp tục có những nghiên cứu về PHBM, về các PPDH trong PHBM từ đó ban hành các tài liệu cập nhật về PHBM. Tiếp tục phối hợp với Viện thiết kế trường học để ban hành các mẫu cấu trúc xây dựng PHBM cho các địa phương lựa chon áp dụng. Bộ GD & ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo sát sao hơn nữa về hoạt động dạy học ở PHBM. Bên cạnh Quyết định 37 cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc quy hoạch cũng như tổ chức dạy và học ở PHBM. Chỉ đạo các cấp quản lý tổ chức các hội thảo, đào tạo bồi dưỡng về kĩ năng quản lí, kĩ năng sử dụng PHBM cho các nhà trường. 2.2 . Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc Tham mưu với UBND Tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư để xây dựng PHBM đạt chuẩn theo quy định, hỗ trợ đầu tư mua sắm cho PHBM, đặc biệt là các TBDH có ứng dụng CNTT dạy trong PHBM cho các nhà trường. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng đủ NVTB cho các nhà trường; tổ chức đào tạo bồi dưỡng GV, NVTB, nâng cao các kỹ năng Tin học cho cán bộ quản lý và GV để ứng dụng hiệu quả CNTT trong các hoạt động dạy học và quản lý PHBM ở các nhà trường. Chỉ đạo tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc THPT hàng năm theo hướng dạy học ở PHBM và khai thác các TBDH nhằm tạo môi trường sư phạm thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc đổi mới phương pháp sử dụng TBDH, PHBM. Tiếp tục tổ chức phong trào thi sáng tạo và khai thác sử dụng TBDH, PHBM, triển lãm về các loại hình TBDH dạy tại PHBM. Có kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá, xếp loại công tác quản lý, trang bị, bảo quản, sử dụng PHBM của các trường theo tinh thần của các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên. 38
  7. VIII. Những thông tin cần được bảo mật (không) IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Nhà trường có đủ các điều kiện: + CSVC, TBDH, PHBM + Đội ngũ làm công tác TBDH + Đội ngũ GV X. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến X.1. Đánh giá của tác giả SKKN: X.1.1.Khảo sát tính cấp thiết và khả thi đối với các biện pháp. Sau khi đã đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng PHBM, tác giả đã tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của 72 CBGV, NV nhà trường, thu được kết quả sau: Bảng 10.1: Tổng hợp khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp Mức cấp thiết Kết quả TT Các biện pháp Rất cần Cần Ít cần Thứ % thiết thiết thiết bậc 1 Biện pháp 1 63 9 0 87.5 1 2 Biện pháp 2 57 15 0 79.2 5 3 Biện pháp 3 62 10 0 86.1 2 4 Biện pháp 4 56 16 0 77.8 7 5 Biện pháp 5 59 13 0 81.6 5 6 Biện pháp 6 61 15 0 84.7 3 7 Biện pháp 7 60 16 0 83.3 4 Từ kết quả số liệu trong bảng 10.1 cho thấy: 7 biện pháp đều rất cấp thiết. Tất cả các biện pháp đều có trên 77% người đồng ý, số rất ít ý kiến còn lại được cho là cấp thiết. Giữa biện pháp đạt tỉ lệ cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau không lớn (khoảng 10%). Điều đó có nghĩa các biện pháp đưa ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 39
  8. Bảng 10.2: Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp Mức khả thi Kết quả TT Các biện pháp Rất khả Khả Ít khả Thứ Giá trị thi thi thi bậc 1 Biện pháp 1 67 5 0 93.1 1 2 Biện pháp 2 56 16 0 77.8 6 3 Biện pháp 3 65 7 0 90.3 2 4 Biện pháp 4 55 17 0 76.4 7 5 Biện pháp 5 60 12 0 83.3 5 6 Biện pháp 6 64 8 0 88.9 3 7 Biện pháp 7 63 9 0 87.5 4 Qua bảng 10.2, phân tích tính khả thi của các biện pháp đề xuất, mặc dù tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp là cấp thiết nhưng khi đánh giá tính khả thi thì lại có một số còn do dự về tính khả thi của các biện pháp như biện pháp 2,3,5. Đây là một vấn đề không đơn giản, không phải giải quyết được trong một sớm một chiều. Với các biện pháp này cần phải có sự nỗ lực của cán bộ giáo viên nhà trường chưa đủ mà còn cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều lực lượng, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ chế và sự đầu tư cho giáo dục. X.1.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ cơ sở lý luận về PHBM và thực tiễn công tác quản lý PHBM ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân hiện nay, tác giả đã áp dụng đồng bộ 7 biện pháp vào công tác quản lý khai thác sử dụng PHBM từ năm học 2018 - 2019. Trong đó có 04 biện pháp được kế thừa và cải tiến từ năm học trước (biện pháp 1,2,3,4) và 02 giải pháp mới được áp dụng từ năm học 2018 - 2019 đã cho kết quả khả quan (biện pháp 6,7). Biện pháp 6: Sử dụng CNTT trong quản lý khai thác sử dụng PHBM : Sử dụng phần mềm quản lí khai thác sử dụng PHBM, tăng cường sử dụng các thiết bị CNTT, sử dụng các thí nghiệm ảo dạy trên PHBM. Biện pháp 7: Kiểm tra đánh giá kịp thời việc khai thác sử dụng PHBM của GV, NV và có chế độ thi đua khen thưởng hợp lí, đưa vào tính thi đua mỗi năm học. ( Phụ lục 1: Thang điểm thi đua công tác TBDH) 40
  9. X.1.3. Kết quả cụ thể: - Số lượt, tần suất sử dụng TBDH, PHBM của GV tăng rõ rệt (Phụ lục 2: Thống kê, so sánh số lượt sử dụng TBDH, PHBM của 4 học kì trong 2 năm học: 2017- 2018; 2018 - 2019) - Ý thức, kĩ năng khai thác sử dụng PHBM của giáo viên, nhân viên thiết bị tốt hơn; Thiết bị ít bị hỏng hơn; GV đạt điểm thi đua ngày càng cao. - Hiệu quả khai thác sử dụng PHBM cao hơn, hiệu quả học tập của học sinh tốt hơn; đáp ứng ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay (Qua việc so sánh kết quả học tập của học sinh ở 2 lớp: Đối chứng và thực nghiệm) * Kết quả học tập của học sinh trong giờ không sử dụng PHBM: Tác giả tiến hành bài kiểm tra 15 phút trên cả 2 lớp (10A3, 10A4) sau giờ học không sử dụng TBDH, thu được kết quả như sau: Bảng 10.3. Đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học không sử dụng PHBM SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ % ĐẠT ĐIỂM NHÓM ĐIỂM 0 - 3 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 TRUNG KÉM Y TB KHÁ GIỎI BÌNH LĐC 10A3 2 5 24 8 4 6,6 (43h/s) 4,7 11,6 55,8 18,6 9,3 LTN 3 5 22 6 3 6.1 10A4 (39h/s) 7.7 12.8 56,4 15.4 7.7 Kết luận: Căn cứ vào kết quả khảo sát ở bảng 10.3 cho thấy : Trước thực nghiệm, điểm trung bình của lớp 10A3 cao hơn lớp 10A4 là 0, 5 điểm. * Kết quả học tập của học sinh sau giờ học tại PHBM: Sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng PHBM trong một giờ học khác tại lớp 10A4, tác giả cũng tiến hành bài kiểm tra 15 phút trên cả 2 lớp, thu được kết quả như sau: 41
  10. Bảng 10.4: Đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học có sử dụng hiệu quả TBDH SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ % ĐẠT ĐIỂM LỚP ĐIỂM 0 - 3 3 - 4 5 - 6 7 - 8 10 -10 TRUNG KÉM Y TB KHÁ GIỎI BÌNH LĐC 0 5 25 8 4 6,7 10A3 (43h/s) 0 11,6 58,1 18,6 9,3 LTN 0 4 23 8 4 6.7 10A4 (39 h/s) 0 10,3 58,9 20,5 10,3 Kết luận: Căn cứ vào kết quả khảo sát ở bảng 10.4 cho thấy: Với giờ học có sử dụng hiệu quả PHBM tại lớp 10A4, điểm trung bình của lớp 10A4 đã tăng lên 0,6 điểm, hai lớp đã có điểm trung bình bằng nhau. X.2. Đánh giá của tập thể/cá nhân tham gia áp dụng SKKN - Năm học 2018 – 2019 nhà trường áp dụng các biện pháp của đề tài SKKN mà tác giả đưa ra đã nâng cao được hiệu quả khai thác sử dụng PHBM tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. XI. Danh sách những cá nhân/tập thể đã tham gia áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Số Tên tổ chức/ Địa chỉ Lĩnh vực TT cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Phan Thị Nhàn PHT trường THPT Nguyễn Viết Xuân Quản lý TBDH 2 Nguyễn Thị Vân NVTB trường THPT Nguyễn Viết Xuân Quản lý TBDH 3 Trần .T. Xuân Mai NVTB trường THPT Nguyễn Viết Xuân Quản lý TBDH 4 Tạ Thu Hương NVTB trường THPT Nguyễn Viết Xuân Quản lý TBDH 5 GV bộ môn Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Các môn học thực nghiệm , ngày tháng năm , ngày tháng năm , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) 42
  11. PHỤ LỤC I. Thang điểm thi đua công tác Thiết bị dạy học II. Tổng hợp số lượt sử dụng TBDH, PHBM học kì 1, năm học 2017 - 2018 (File kèm trong bản mềm SKKN) III. Tổng hợp số lượt sử dụng TBDH, PHBM học kì 2, năm học 2017- 2018 (File kèm trong bản mềm SKKN) IV. Tổng hợp số lượt sử dụng TBDH, PHBM học kì 1, năm học 2018 - 2019 (File kèm trong bản mềm SKKN) V. Tổng hợp số lượt sử dụng TBDH, PHBM học kì 2, năm học 2018 - 2019 (File kèm trong bản mềm SKKN) 43
  12. THANG ĐIỂM THI ĐUA CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐIỂM NỘI DUNG CỘNG, GHI CHÚ TRỪ Sử dụng thiết bị dạy học, PHBM Tính theo học kì - Thực hiện 100% số giờ dạy phải sử dụng TBDH, + 5đ/ Học kì PHBM đúng quy định. - Thực hiện 80% -> dưới 100% số giờ dạy phải sử + 4đ/ Học kì dụng TBDH, PHBM đúng quy định. - Thực hiện 70% -> dưới 80% số giờ dạy phải sử dụng +3đ/ học kì TBDH, PHBM đúng quy định. - Sử dụng dưới 50% số TBDH, PHBM theo quy định - 2đ/ học kì - Sử dụng dưới 40% số TBDH, PHBM theo quy định - 3đ/ học kì - Sử dụng dưới 30% số TBDH, PHBM theo quy định - 4đ/ học kì - Sử dụng dưới 20% số TBDH, PHBM theo quy định - 5đ/ học kì Tính theo đăng Đăng ký TBDH, PHBM kí hàng tuần - Đăng kí sử dụng TBDH, PHBM chậm -1đ/ lần - Không đăng kí sử dụng TBDH, PHBM theo quy định -2đ/ lần chương trình. Tính sau mỗi Bảo quản TBDH, PHBM lần sử dụng - Bảo quản TBDH, PHBM không đúng quy định - 1đ/ lần - Làm hỏng TBDH - 1đ/lần - bồi thường (tùy theo mức độ hư hỏng). 44
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy định về phòng học bộ môn. 3. Chính Phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. 4. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo ( 2006) Quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 5. Nguyễn Vinh Hiển (2011) Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục, Tạp chí Thiết bị giáo dục tháng 12. 6. Luật giáo dục (2005 ), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Vũ Đình Luyến (2004) Giải pháp tính toán thiết kế phòng học bộ môn trong trường phổ thông bậc trung học, Tạp chí giáo dục, số 93. 8. Phạm Văn Nam, Đặng Thị Thu Thủy, Trần Đức Vượng (chủ biên) Phan Viết Ban, Cao Thị Phương Chi, Hà Văn Quỳnh, Lê Ngọc Thu( 2012), Một số vấn đề về PHBM, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 9. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TW. 10. Hà Văn Quỳnh (2005), Mô hình phòng học bộ môn phục vụ dạy học phân ban trường THPT, Đề tài cấp Bộ MS: B2005-80-2. 11. X.I. SAPÔVALENCÔ, Hệ thống phòng học bộ môn trong trường trường học phổ thông, Bản dịch, Lưu hành nội bộ, Viện KHGD 12. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 13. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI. 14. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Nghị quyết số 06/NQ-TU (Khoá XIV) về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015 định hướng đến năm 2020. 15. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về Một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. 16. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Nghị quyết số 38 về Ban hành một số cơ chế, chính sách tăng cường CSVC trường học đến năm 2015. 17. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 45