SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường Mầm non

doc 32 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3222
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường Mầm non

  1. chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao? Với những câu hỏi đó trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện tính độc lập cá nhân, mạnh bạo hơn, tự tin hơn, đồng thời kích thích được tính ham hiểu biết của trẻ. Khi trẻ được tham gia hoạt động kiến thức sẽ được khắc sâu trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng để trở thành một tuyên truyền viên tốt về chăm sóc và bảo vệ cây cũng như môi trường xung quanh trẻ. Tôi luôn dẫn trẻ vào sự việc thật gần gũi để trẻ thấy được sự phong phú đa dạng, sống động của môi trường bên ngoài, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quí thiên nhiên gần gũi thân thiện với môi trường , mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường, rèn trẻ có kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường Cô giáo thường xuyên củng cố kiến thức bảo vệ môi trường để trẻ có thói quen ghi nhớ có ý thức về bảo vệ môi trường trong nhà trường, gia đình, xã hội d. Thông qua hoạt động lao động Ngoài hoạt động học chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua bảng phân công trực nhật hàng ngày. Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết xắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Trẻ biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. Từ đó, trẻ biết yêu thiên nhiên yêu lao động. Kết quả: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện, nhưng biện pháp trên tôi đã áp dụng thành công. Thông qua việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày, trẻ được làm, được trải nghiệm. Từ đó trẻ có ý thức phải giữ cho môi trường sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia lau chùi vệ sinh đồ chơi trong , ngoài lớp sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, Không để nước chảy liên tục, biết khóa vòi nước khi dùng xong . Bản thân giáo viên có thêm nhiều kinh
  2. nghiệm trong công tác truyền thụ kiến thức nên sau mỗi giờ hoạt động thu được kết quả tốt đó là nguồn động lực thúc đẩy tôi có thêm niềm xay mê hơn. 2.2.3 Biện pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ: Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ. Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó là trẻ rất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh. Đặc biệt, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có một vốn kiến thức phong phú về môi trường xung quanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ. Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệm mang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ. Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Ví dụ : Cô giáo tạo tình huống làm môi trường lớp học bừa bộn có nhiều rác, đồ dùng đồ chơi không ngăn nắp . Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay bẩn. Trẻ đưa ra cách giải quyết: Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân trực nhật và thực hiện công việc. Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường của lớp học trước khi lao động với sau khi lao động . Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại
  3. Cung cấp kiến thức về mối quan hệ gắn kết giữa con người với động, thực vật từ đó hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vật nuôi, cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho gia đình, nhà trường và xã hội. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt , cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp. Một điều không thể thiếu khi giáo dục trẻ đó là giúp trẻ hiểu con người, động vật, cây cối không thể tồn tại nếu không có đất, vì vậy cần sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và bảo vệ đất làm sao để không bị ô nhiễm. Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn giải thích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi ích và tác hại của mưa, gió, nắng để từ đó trẻ có các biện pháp phòng tránh: Trời nắng phải đội mũ, ra đường phải đeo khẩu trang, khi trời mưa phải che dù, mặc áo mưa; không chơi đùa dưới trời mưa, trời nắng. Khi trời mưa to, có sấm sét, không nên đứng dưới các gốc cây to, không cầm các vật bằng sắt . Đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật. Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân công trực nhật theo lịch đã kích thích tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện. - Phân nhóm trẻ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm kiếm và sưu tầm các đồ dùng, nguyên liệu để làm các tác phẩm tập thể. Biện pháp này giúp trẻ tăng cường hoạt động và có ý thức làm việc theo nhóm. - Trẻ thể hiện sự hứng thú khi được khám phá các loại nguyên vật liệu phế thải và được tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích.
  4. 2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ: Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với chị em giáo viên trong lớp đã lập ra kế hoạch xây dựng môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện. Trang trí các nội dung theo chủ đề, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Đặc biệt ở trong lớp có bảng phân công trực nhật và ở mỗi góc chơi tôi thường đề ra những nội qui nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội qui của từng góc chơi. Hàng ngày, hàng tuần, trẻ lớp tôi chỉ cần nhìn vào bảng phân công đó mà có thể tự giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định. Việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” trẻ được chơi, được khám phá, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho trẻ, qua đó hình thành cho trẻ có tính thiện cảm về thiên nhiên, có ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, lớp tôi có hiên sau làm góc thiên nhiên với diện tích rộng, thoáng mát, thuận tiện cho trẻ vui chơi và hoạt động. Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cho cơ sở vật chất, các đồ dùng phục vụ cho góc thiên nhiên, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số chậu hoa, cây cảnh, hạt giống, dây thép để làm dàn cây cho mát. Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên, tôi luôn kết hợp với giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Tôi nhận
  5. thấy, có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ đã hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ. Đồng thời, tôi cũng chú ý sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ. Nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào các hoạt động một cách tích cực. Một hoạt động chỉ được tổ chức thành công khi trẻ thể hiện sự hứng thú, tập trung chú ý vào bài học. Chính vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội có thể, nhằm cho trẻ được thực hành trải nghiệm, luôn luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Từ những thực nghiệm của chính bản thân mình, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, óc phán đoán, biết giải thích, suy luận, qua đó có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ. Ví dụ : - Trong lĩnh vực con người với môi trường, cô tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm : Thí nghiệm về sự phân hủy cuả lá cây; thí nghiệm về không khí bị ô nhiễm từ khói Trong lĩnh vực con người với thế giới thực vật : Cô tổ chức các thí nghiệm: cây cần nước, ánh sáng, không khí; điều kiện hạt nảy mầm Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi thường trò chuyện cùng trẻ về lợi ích của cây xanh như cây xanh làm cho không khí trong lành, làm giảm ô nhiễm môi trường cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn ngăn chặn lũ lụt Bên cạnh đó trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ trong vườn, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con vật gần gũi con gà, con mèo hay cho trẻ chơi bán hàng nấu ăn, làm nón, quần áo Qua đó chúng tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà mình đang sống. Kết quả: Với hình thức xây dựng lớp học và lập kế hoạch đề ra những nội qui nhỏ cho mỗi góc như vậy, trẻ lớp tôi đã có nhiều cố gắng, có ý thức tự giác lao
  6. động, chăm sóc bảo vệ cây, ban đầu trẻ có một số kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt một số công việc được giao.Các nhóm thực hiện không bị chồng chéo, đúng thời gian, trẻ rất thích thú tham gia vào hoạt động, thích được thực hành gieo hạt, chăm sóc cây, theo dõi sự trưởng thành của cây. Từ những công việc phân công, cô và trẻ đã tạo được môi trường lớp học xanh- sạch – đẹp, đặc biệt góc thiên nhiên của lớp rất đẹp và mát mắt. 2.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh. Tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi, chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo viên mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Quý bậc Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên có thể tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng thời, cũng thông qua công tác này, Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở cả gia đình nữa. Phụ huynh là nguồn động viên lớn, khích lệ và luôn sát cánh bên tôi trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. Vì thế để nhận được sự hỗ trợ đó, tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường” phụ huynh đã ủng hộ cho lớp tôi những chậu cảnh nhỏ, cây xanh để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn. - Qua giờ đón, trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên nhắc trẻ cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, khi nhìn thấy vỏ bánh kẹo nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thùng rác ngay đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
  7. - Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở gia đình. Tập cho trẻ có thói quen biết vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường. - Tuyên truyền với phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải( Các chai, lọ nhựa, vải vụn, bìa cattong ) phụ huynh cung cấp cho để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, còn nhằm giúp cho phụ huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường. Song song với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh, tôi còn thường xuyên tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng sự về nêu cao tinh thần, ý thức bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. Kết quả: Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ hơn như thường xuyên dành thời gian để dạy trẻ về kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết phân biệt được hành vi đúng, sai, môi trường bẩn, môi trường sạch - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp những chậu cây cảnh nhỏ, cây xanh, hạt giống để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn. - Phụ huynh cung cấp thêm cho lớp những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi. Cũng từ đó mà giáo viên lớp tôi đã có thêm điều kiện, thuận tiện rất nhiều giảm bớt khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng sáng tạo mà đặc biệt là sự chú ý của trẻ phát triển một cách rõ rệt. 2.3. Kết quả đạt được:
  8. Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả như sau: Khuôn viên của trường, lớp ngày càng " xanh - sach - đẹp" và an toàn, thoáng mát đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn. + Đối với trẻ: - 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản: Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường, trẻ biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên, có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp, của trường luôn luôn sạch đẹp. Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn singum xong biết vứt giấy gói bọc bả singum lại bỏ vào thùng rác. Khi có nhu cầu vứt rác, mang rác tới thùng vứt hoặc vứt rác vào nơi quy định. Không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chổ. Biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong biết đánh răng tiết kiệm nước. - 96% Trẻ khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi biết nhắc nhở. - 95 % Trẻ có ý thức nhắc nhở người lớn không hút thuốc lá nơi công cộng và biết nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường. - 100% Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động trực nhật khi được yêu cầu. - 93% Trẻ biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ, biết nhắc nhở bố mẹ mang những nguyên vật liệu phế thải đến lớp để làm đồ chơi và những đồ dùng tự tạo. - 90% Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa con người với động vật, thực vật. Các nguồn tài nguyên như nước, đất, không khí. Có
  9. kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương, đồng thời trẻ nói được những điều nên làm và không nên làm của con người có ảnh hưởng tới môi trường sống. + Đối với giáo viên: - Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tìm hiểu kỹ và sâu sắc những vai trò của môi trường trong cuộc sống của con người. Để từ đó tôi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để bảo vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường thường xuyên và liên tục. - Luôn luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng người khác bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. - Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện ) một cách hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của bản thân, mang lại ích lợi cho bản thân. - Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dung, đồ chơi. + Đối với phụ huynh: - Phụ huynh đã quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên vật liệu phế thải cho Giáo viên ở lớp. - Luôn phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. - Biết sử dụng các nhiên liệu (Xăng, gas, điện) và các nguồn tài nguyên ( Nước) một cách hiệu quả, tiết kiệm.
  10. - Nắm chắc kiến thức, hiểu biết cơ bản về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. III. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1: Ý nghiã của đề tài: Trong điều kiện hiện nay môi trường bị ô nhiễm, việc xây dựng và bảo vệ môi trường để tạo ra môi trường xanh- sạch – đẹp là việc làm rất cần thiết. Đòi hỏi mỗi người đều phải có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo nhằm giúp cho con người có được những hiểu biết, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường, biết cách sống tích cực với môi trường.Việc xây dựng và bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên, liên tục đã đem lại một số hiệu quả nhất định trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Môi trường thiên nhiên ở trường có xanh- sạch - đẹp sẽ là môi trường gần gũi thân thiện nhất, tạo điều kiện cho giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi, hoạt động tích cực với thế giới xung quanh, qua đó hình thành và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ lứa tuổi mầm non và được thực hiện mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức như lồng ghép vào các giờ học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, tuyên truyền, trò chơi tạo hứng thú, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà lại đạt hiệu quả cao . Mục tiêu của hoạt động này là giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch và môi trường bẩn, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Từ đó trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, chăm sóc cây làm cho môi trường luôn xanh- sạch-
  11. đẹp. Có được kết quả đó cũng là nhờ sự kiên trì bền bỉ, tâm huyết, linh hoạt sáng tạo của chính bản thân tôi đã lựa chọn các hoạt động để lồng ghép vào giáo dục trẻ. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng nếu được sử dụng các biện pháp một cách đồng bộ, thường xuyên chắc chắn rằng việc có ý thức bảo vệ môi trường không còn xa lạ với trẻ mà trở thành thói quen tốt cho gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy tôi đã áp dụng dạy cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, góp phần giáo dục trẻ thực hiện những việc tốt và hình thành những thói quen tuy nhỏ, nhưng từ những việc nhỏ hàng ngày sẽ làm nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này “ những chủ nhân tương lai của đất nước”. Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách không những chỉ cho thế hệ trẻ hôm nay mà còn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc phụ huynh và cộng đồng. - Thực hiện tốt chuyên đề "Chung tay bảo vệ môi trường" có thể nói chuyên đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường và quý bậc phụ huynh về ý thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt là việc phối hợp với giáo viên trong công tác hỗ trợ nguồn nguyên vật liệu thải bỏ tận dụng để làm đồ chơi cho trẻ. 3.2. Một số khuyến nghị, đề xuất. Nhìn lại thực tế qua việc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non, tôi có một số đề xuất sau: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, hội thảo, kiến tập về các chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường.
  12. Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học hỏi, kiến tập trường bạn và tổ chức kiến tập tại trường để chị em trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi của bản thân tôi. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp bổ sung, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện, được áp dụng có hiệu quả trong và ngoài nhà trường.