SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4

doc 4 trang Giang Anh 20/03/2024 5650
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦ CHI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THẠNH ĐÔNG 3 CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm trang bị cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng có nền tảng vững chắc để phát triển một cách toàn diện, bên cạnh 2 môn Toán và Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản như đọc, viết, nghe, nói, tính toán, phát triển óc tư duy sáng tạo, tình cảm đối với quê hương đất nước, cộng đồng Nhà trường tiểu học còn phải trang bị cho các em những hiểu biết về tự nhiên xã hội, rèn luyện thể chất, giáo dục tình cảm hành vi đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và âm nhạc. Từ xưa đến nay, âm nhạc góp phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi người chúng ta. Từ âm nhạc, chúng ta có thể dùng những âm thanh để thể hiện xúc cãm, tình cảm, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Âm nhạc làm cho con người đến gần nhau hơn, góp phần tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, trẻ trung hơn. Hơn thế nữa, giáo dục âm nhạc trong trường tiểu học còn góp phần giữ vai trò quan trọng. Vì thông qua việc học hát và nghe nhạc, các em được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh. Từ đó các em có thể tự tin hơn và giáo viên cũng dễ dàng định hướng cho học sinh tự bồi dưỡng tình cảm đó cho bản thân. Vì thế, Trường Tiểu học Tân Thạnh Đông 3 chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4” để rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Nhìn chung, sách giáo khoa đã xác lập được một hệ thống tri thức âm nhạc nhẹ nhàng, phong phú. Trong chương trình từng lớp và toàn cấp học các nội dung được sắp xếp đan xen một cách hài hòa, hợp lý. Tạo cơ sở để học sinh rèn luyện kỹ năng hát đúng, hát hay, giúp phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. 2. Khó khăn Học sinh hát theo thói quen, thuộc lời ca là chủ yếu. Học sinh ít có cơ hội trình diễn trước đám đông, ít được tham gia các phong trào văn nghệ nên thường rụt rè, nhút nhát trong giờ học. Học sinh chưa làm quen với hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát.Vì thế, các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1
  2. 1. Đổi mới công việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên Giáo viên cần nắm vững nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt của từng bài học Âm nhạc. Tìm ra những phương pháp, hình thức dạy học mới để áp dụng cho từng bài dạy sao cho có hiệu quả nhất. Giáo viên phải có ý thức soạn bài kĩ càng, có kế hoạch bài dạy rõ ràng, chi tiết và cụ thể như sau: + Kiến thức và kĩ năng cần đạt trong một giờ dạy học âm nhạc ở tiểu học phải lấy nội dung học hát làm trung tâm. + Lượng kiến thức và kĩ năng của mỗi bài học phải đảm bảo tính vừa sức, dễ hiểu, dễ làm và hấp dẫn học sinh. + Phương pháp chủ đạo trong tiết dạy âm nhạc là phương pháp thực hành, ôn luyện nhiều lần ở các dạng hoạt động khác nhau nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Đặc biệt giáo viên cần có những hoạt động phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong từng tiết học. + Phương pháp và các (hình thức phải luôn được cải tiến, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, khả năng học tập của học sinh từng lớp, thậm chí của từng học sinh. + Giáo viên cần dự kiến trước những tình huống sư phạm có thể nảy sinh trong giờ học để lựa chọn hình thức tương ứng. + Giáo viên có thể linh động bố trí thời gian tổ chức các hoạt động phù hợp trong thời lượng cho phép từ 35-40 phút cho một tiết. 2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh Giáo viên phải hạn chế tối đa phương pháp truyền khẩu, cần tích cực hóa hoạt động học hát của học sinh bằng cách kết hợp cho các em nghe giai điệu của lời ca qua tiếng đàn rồi hát lại. ( được minh họa qua tiết dạy) Ngoài việc thực hiện đúng qui trình, vận dụng linh hoạt các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung học hát người giáo viên cần phải: + Nghiên cứu nắm vững bài hát, phân biệt các kiểu gõ đệm của mỗi bài hát để hướng dẫn học sinh gõ đệm chính xác. Vd: * Hát gõ đệm theo phách bài “ Bàn tay mẹ” Câu hát: Bàn tay mẹ bế chúng con. Bàn tay mẹ chăm chúng con X X X X X X X Xxx * Gõ đệm theo tiết tấu: Câu hát: Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun X X X X X X X X X X X X + Học sinhtập luyện để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thực hiện đúng cao độ, trường độ, phát âm chính xác,rõ lời khi hát mẫu, thể hiện được sắc thái của bài hát và có sức biểu cảm khác nhau. 2
  3. + (Giáo viên) Phân chia câu hát phù hợp, đánh dấu và hướng dẫn để học sinh biết lấy hơi, ngắt nghỉ đúng chỗ để học sinh hát đúng. Vd: bài hát : “Bàn tay mẹ” chia làm 5 câu Câu 1: Bàn tay mẹ bế chúng con.Bàn tay mẹ chăm chúng con. Câu 2: Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun. Câu 3: Trời nóng bức gió từ tay mẹ, con ngủ ngon. Câu 4: Trời giá rét cũng vòng tay mẹ, ủ ấm con. Câu 5: Bàn tay mẹ vì chúng con, từ tay mẹ con lớn khôn. Khi hướng dẫn học sinh giáo viên cần lưu ý: + Có thể sử dụng nhạc cụ ( hoặc đĩa tiếng) cho học sinh nghe giai điệu, Đếm hiệu lệnh chính xác, phù hợp với từng bài hát và đảm bảo thống nhất trong quá trình dạy học. + Cần chọn và giữ ổn định giọng chuẩn của mỗi bài hát để hướng dẫn học sinh hát đúng cao độ. + Thực hiện phần nhạc dạo rõ ràng và có điểm nhấn để học sinh dễ bắt vào bài hát khi luyện tập. + Kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức tổ chức hoạt động luyện tập, tránh sự đơn điệu trong quá trình học tập của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. + Cần xây dựng những động tác phụ họa đơn giản, phù hợp với nội dung bài hát và phù hợp với khả năng thực hành của học sinh lớp 4. + Nên sử dụng phương pháp noi gương khi hướng dẫn học sinh thực hiện động tác phụ họa (tránh quay lưng lại học sinh). 3. Tổ chức thi đua biểu diễn trước lớp - Giáo viên mời đại diện hai nhóm lên biểu diễn trước lớp - Học sinh nhận xét phần biểu diễn của các nhóm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm trình diễn hay, đúng giai điệu bài hát IV. KẾT QUẢ Sau một thời gian thực hiện những biện pháp nêu trên, chúng tôi nhận thấy học sinh được khơi dậy niềm hứng thú khi học hát. - Đa số học sinh hát đúng cao độ và gõ đệm chính xác các bài hát đã học. - Học sinh tự tin biểu diễn. - Khả năng phát triển âm nhạc của học sinh tiến bộ rõ rệt. - Trường xây dựng được nhiều tiết mục văn nghệ và thường xuyên biểu diễn trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa và các ngày lễ - Hầu hết học sinh đều yêu thích môn Âm nhạc. 3
  4. V. KẾT LUẬN Giáo dục âm nhạc trong trường Tiểu học là phần tất yếu trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, là tiền đề cho các em có một nền móng vững chắc để phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 4, các em sẽ tự tin bước vào lớp học mới. Trên đây là chuyên đề “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4” rất mong sự đóng góp của quí thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Tân Thạnh Đông, ngày 28 tháng12 năm 2016 BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hồng Liên 4