SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_cam_xuc_tham_mi_cho_tr.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường Mầm non
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. + Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước ( đặc tính của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh). Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động, tôi cho trẻ in bàn tay hoặc “ Vẽ không cần bút” có nghĩa là hướng dẫn trẻ dùng tay trực tiếp chấm vào màu nước để vẽ, trang trí. Trẻ rất hứng thú, say sưa mỗi khi được vẽ, in đồ chơi với màu. + Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông, bút bông phết màu, bôi màu lên những con tượng bằng thạch cao. Yêu cầu kỹ năng trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi ra xung quanh. Sau đó, trẻ có thể phết màu theo mẫu của cô. Ở kỹ năng này, tôi dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có màu sắc đẹp. Hình ảnh bé sử dụng màu nước tô tượng Và từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt. 3.5. Biện pháp 5: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực phát triển khả năng tạo hình của trẻ. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi là tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh lớp, các biểu tượng phong phú về đối tượng trước khi tham gia tạo hình. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ. Do đó, tôi cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan để lĩnh hội. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, hỏi, tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. Tôi cho trẻ được tiếp xúc như được ngắm nghía qua tranh ảnh, đĩa video về các con vật, quan sát hiện tượng thời tiết hay trẻ được quan sát, sờ trực tiếp các loại hoa, quả vv. Trong quá trình cung 14
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. cấp, tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ, đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng và chung. Từ những hình ảnh thật của đối tượng, tôi giúp trẻ quy ra thành những hình khối cơ bản, nét vẽ đơn giản. Ví dụ: Dán con gà con Trẻ đã được quan sát hình ảnh, cử động của những chú gà con. Trẻ biết được các bộ phận của gà. Tôi gợi ý giúp trẻ quy hình ảnh con gà ra các hình cơ bản: đầu và thân có dạng tròn. Từ đó, khi dán hình con gà, trẻ biết chọn hình tròn màu gì, to hay nhỏ để dán làm đầu, dán làm thân. Hình ảnh bé dán con gà Ví dụ2: Tập vẽ mưa Trẻ đã được quan sát trời mưa nên trẻ biết đặc trưng của trời mưa (mưa nhỏ thì ít hạt mưa, mưa to thì nhiều hạt mưa) đặc điểm của những giọt mưa. Tôi gợi ý giúp trẻ quy hình ảnh những giọt mưa thành các nét vẽ đơn giản: nét xiên, nét thẳng. Vẽ nhiều nét xiên, nét thẳng sẽ tạo thành bức tranh trời mưa. Từ đó, khi trẻ tập vẽ mưa, trẻ sẽ biết nếu vẽ càng nhiều nét xiên hay nét thẳng thì trời mưa càng to. Ngoài ra, tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được tự thể hiện, tôi luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật. Tôi tăng cường các câu hỏi gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau vào hoạt động tạo hình. Tôi động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng tư duy, khả năng ghi 15
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. nhớ có chủ đích. Động viên, khuyến khích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện. Tôi vừa làm vừa gợi ý trẻ làm thế nào, bắt đầu từ đâu, sử dụng cái gì để vẽ, tô màu, dán, chấm hồ ra sao vv. Để trẻ được linh hoạt, tích cực hơn trong khi quan sát cô dán mẫu. Tôi gợi ý hỏi trẻ: + Các con ơi! muốn dán được hình ô tô cô cần có những hình gì? + Dùng ngón tay nào để chấm hồ? Hình ảnh bé dán ô tô Hoặc các đề tài khác, tôi cũng hỏi tương tự và cho trẻ tự sáng tạo theo ý thích của mình như: đề tài “ Dán con gà con”, “Dán rèm cửa sổ”, “ Dán lá cây”, “Dán quần áo cho bạn” Sau khi áp dụng phương pháp này, Tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích thú khi tham gia hoạt động tạo hình. Trẻ được trải nghiệm nhiều qua thực tế. Trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình không chỉ riêng một đối tượng mà cả nhiều đối tượng khác. Chính vì vậy mà khả năng tái tạo lại những hình ảnh mà trẻ đã được trải nghiệm được nâng lên rõ rệt. Khả năng tập trung chú ý, khả năng sáng tạo, xúc cảm thẩm mỹ, sự tưởng tượng của trẻ ngày càng trở nên phong phú. 3.6. Biện pháp 6: Xây dựng một số đề tài tạo hình sáng tạo theo chủ đề. Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn hiểu biết, thì khả năng lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động, người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những đề tài tạo hình sáng tạo. Mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì. Khả năng tạo hình của trẻ 24 - 36 tháng tuổi rất hạn chế. Do đó, các đề tài tạo hình dành cho lứa tuổi này yêu cầu trẻ dễ thực hiện, các thao tác tạo hình phải đơn giản, gây hứng thú cho trẻ. Tuy 16
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. nhiên, những đề tài tạo hình dành cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng thường đơn điệu, đôi khi dập khuôn khiến trẻ dễ nhàm chán và không có hứng thú dẫn đến kỹ năng cũng như khả năng tạo hình của trẻ luôn bị hạn chế. Mọi người thường nghĩ rằng trẻ nhà trẻ chỉ biết di màu, chấm hồ và đặt hình vào vết chấm hồ theo những mẫu sẵn đơn điệu rồi vẽ các nét nguệch ngoạc lên giấy. Tại sao chúng ta không thử cho trẻ được làm? Tại sao chúng ta không để khả năng sáng tạo tiểm ẩn của trẻ nhà trẻ được bộc lộ? Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, khi nhận được phiên chế chương trình nhà trẻ 24 - 36 tháng, ngoài các đề tài sẵn có trong vở “Bé chơi với hình và màu” và một số đề tài được gợi ý trong chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ, tôi đã xây dựng thêm một một số đề tài tạo hình sáng tạo phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ nhà trẻ. Trẻ sẽ được trải nghiệm và được tiếp xúc với nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Sau đây là một số đề tài mà tôi đã cho trẻ thử làm và trẻ cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động này: - Chấm màu nhị hoa và cắm hoa vào giỏ, chấm màu trang trí cái bát - Vẽ cửa cho ngôi nhà bé, vẽ quả bóng bay, vẽ quả cam - Nặn chiếc vòng tặng mẹ, nặn quả trứng, nặn viên bi, nặn những cái bánh 3.7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ thì cần phải có sự phối kết hợp giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường. Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh. Lớp tôi được Ban giám hiệu Nhà trường phân công làm lớp điểm chuyên đề tạo hình khối Nhà trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình, tôi đã tổ chức 1 số tiết học để mời phụ huynh đến dự xem thực tế các con được học tạo hình là như thế nào. Qua các hoạt động dự trực tiếp đó, phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tạo hình của con em mình hàng ngày trên lớp. Vậy làm thế nào để phụ huynh hiểu được các hoạt động tạo hình của con mình hàng ngày ở trên lớp?. Khi phụ huynh được xem bài vẽ của con nhiều phụ huynh đã chia sẻ : “ Mình thật sự không tin nổi thằng bé nhà mình lại vẽ được con cá đẹp như thế” (Lời chia sẻ của phụ huynh bé Linh Anh ) hay lời chia sẻ của mẹ bé Thành Nam : “ Cảm ơn các cô, nhờ các cô mà bé Thành Nam càng ngày càng ngoan hơn đấy!” Bên cạnh đó, trước khi thực hiện chủ đề mới hay thực hiện các đề tài tạo hình, tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về tình hình của lớp, tình hình của trẻ qua bảng tin của lớp, nhờ phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, 17
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. phế liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động hay trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn , có cảm xúc về đề tài, trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm - Qua 1 năm áp dụng và thực hiện các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi cũng cảm thấy càng yêu thích môn tạo hình hơn vì hiệu quả của hoạt động tạo hình có tác dụng rất thiết thực cho việc phát triển thẩm mỹ cảm xúc của trẻ mầm non, nhất là trẻ lứa tuổi Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi mà tôi đang được phân công chăm sóc nuôi dưỡng. Tôi nhận thấy sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, các cháu đã dần có kĩ năng cơ bản về bộ môn tạo hình. Đặc biệt là một số khả năng, kĩ năng của trẻ đã tiến bộ rõ rệt. a. Về trẻ - Đa số trẻ biết cầm bút tay phải - Trẻ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động tạo hình - Nhiều trẻ từ chỗ chưa biết di màu đã biết tô màu hình vẽ mẫu đều, mịn, không bị chờm ra ngoài: Nhật Minh , Mai Phương , Minh Nhật, Gia bảo - Một số trẻ còn nhát biết tự thể hiện khả năng vẽ của mình dù sản phẩm của trẻ còn phải cố gắng nhiều: Thế Thiện , Ngọc Bích , Thảo Nhi , Khánh . - Nhiều trẻ đã biết cầm sử dụng các loại bút vẽ khác nhau để vẽ tạo thành các sản phẩm. Hiệu quả đó được thể hiện rõ nhất ở kết quả so sánh giữa số lượng điều tra khảo sát đầu năm và kết quả khảo sát đánh giá cuối năm học. 18
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. Bảng kết quả khảo sát đánh giá cuối năm Biết sử dụng,thao tác đơn giản Bước đầu Trẻ tập Trẻ hứng với một số biết nói , giới trung chú ý thú tham gia nguyên vật thiệu về sản quan sát cô hoạt động Thời Nội liệu tạo hình phẩm của làm mẫu cùng cô Gian Dung ( bút sáp, mình giấy, màu, đất ) Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Tổng số 16 24 18 22 15 25 9 31 trẻ Đầu Chiếm tỷ 40 60 45 55 37 63 22 78 năm lệ % Tổng số 34 6 35 5 33 7 31 9 trẻ Cuối Chiếm tỷ 85 15 88 12 83 17 78 22 năm lệ % - Về việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học rõ ràng không chỉ cung cấp cho trẻ hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc tuyên truyền đến phụ huynh học sinh những kết quả học tập của trẻ, giảng dạy của cô. Trẻ bước đầu yêu thích cái đẹp, thích đến trường, biết cùng cô tạo ra những sản phẩm đơn giản .Trẻ hứng thú học tập hơn, cô hăng say tìm tòi sáng tạo để mỗi ngày môi trường học tập trong và ngoài lớp học lại càng đẹp hơn. Tôi phấn khởi nhất là khi trẻ bi bô giới thiệu sản phẩm tự tay mình tạo ra qua hoạt động tạo hình với bố mẹ. Từ đó, phụ huynh rất quan tâm đến môi trường học tập của lớp, của trường , tạo cho môi trường trong và ngoài lớp học đẹp hơn, sinh động hơn, phong phú, ngộ nghĩnh hơn -Kỹ năng tạo hình cơ bản của trẻ đã tiến bộ rõ ràng. Từ chỗ trẻ còn ngỡ ngàng với bút lông, bút dạ, màu nước, dưới sự hướng dẫn kiên trì, tỉ mỉ của cô, trẻ đã thành thạo hơn khi cầm bút, nhất là với mỗi loại bút, mỗi loại nguyên liệu, trẻ đều phân biệt và bước đầu biết cách sử dụng hợp lý. Với bút sáp, trẻ đã biết di đều, không bỏ sót. Với bút lông, màu nước, trẻ biết sử dụng để tô những sản phẩm to, cẩn thận không vấy bẩn ra ngoài, giữ gìn ngay cả khi đặt bút xuống 19
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. không để màu nước còn đọng trên bút vương vãi ra. Trẻ lớp tôi đã biết chấm màu, gõ nhẹ vào thành ống đựng màu rồi mới tô sao cho màu không xuống quá nhiều sẽ thủng giấy hoặc chảy màu khiến sản phẩm không đẹp. Qua việc cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình quen thuộc, trẻ có những kỹ năng tạo hình cơ bản mà trẻ đã thể hiện được khả năng sáng tạo ban đầu nhất là hoạt động chơi với đất nặn. Trẻ có những kỹ năng lăn, xoay, ấn dẹt tạo thành các sản phẩm ngộ ngĩnh đáng yêu . - Để tạo nên thành công của sáng kiến kinh nghiệm này, đó là sự phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu, như bút màu , đất nặn, giấy và các nguyên vật liệu để cô và trẻ thực hiện tốt môn học tạo hình . - Nhờ có cách tuyên truyền hiệu quả là hàng ngày sản phẩm của trẻ được trưng bày tại hành lang lớp học, gửi sản phẩm của trẻ làm được cho phụ huynh vào cuối buổi học, do đó, phụ huynh học sinh đã hiểu được sự cần thiết của học liệu của trẻ. Cho nên, khi tôi có ý kiến huy động những nguyên vật liệu từ phía phụ huynh là phụ huynh sẵn sàng ủng hộ mà ủng hộ tích cực, nhiệt tinh, trách nhiệm. Kết quả lớp tôi không chỉ phải về sản phẩm tạo hình của trẻ sau những giờ di màu, tô màu mà giá đồ dùng, đồ chơi của lớp lúc nào cũng phong phú đa dạng. Đây chính là sự phối kết hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường để cùng tạo ra môi trường học tập tốt nhất, đặc biệt là phát triển cảm xúc của trẻ qua hoạt động tạo hình ở lưa tuổi nhà trẻ. b. Bản thân Có thể nói, một kết quả qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, mà với tôi, sau khi kết thúc năm học, tôi mới tự cảm nhận hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm với bản thân . Hoạt động tạo hình không chỉ phát triển được thẩm mĩ của trẻ mà bản thân tôi và đồng nghiệp của tôi đã nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao được cách tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ. Chúng tôi thấy say sưa, yêu thích hơn môn học tạo hình mà trước kia hầu hết giáo viên đều ngại, không muốn nói là sợ môn tạo hình vừa khô vừa khó, vừa phụ thuộc vào kết quả của trẻ. Sau sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thấy tự tin hơn và có lẽ đây sẽ là động lực thúc đẩy tôi tiếp tục tìm tòi khám phá vào những môn học khó 20
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Từ thực tế chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ lớp Nhà trẻ NT1, nhất là từ kết quả sau khi triển khai áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động tạo hình ở lớp, tôi càng nhận thấy hoạt động tạo hình có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng bởi đây là lứa tuổi đầu tiên trẻ được làm quen với môi trường tập thể. Với trẻ, mọi điều đều mới mẻ nên ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, vỗ về yêu thương để trẻ chóng quên cảm giác xa mẹ, xa người thân, xa gia đình, trẻ còn được hòa mình vào môi trường mới, được xà vào vòng tay yêu thương chăm sóc của cô. Trẻ còn được làm quen với nếp sinh hoạt tập thể, biết sẻ chia những suy nghĩ, đồ chơi với bạn, được ngắm nhìn môi trường lớp học với bao hình thù mới lạ, màu sắc tươi sáng; trẻ được làm quen với việc học qua những câu truyện, câu thơ, bài hát Một hoạt động khiến trẻ thích thú được thể hiện rõ nhất khả năng của cá nhân là hoạt động tạo hình. Nhờ có hoạt động này, tôi đã phát hiện ra một số trẻ rất thích xé dán đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì; có trẻ lại thích di màu, tô màu; có trẻ lại thích nặn Và qua hoạt động tạo hình, các con như mạnh dạn hơn, chủ động chia sẻ với cô, với bạn nhiều hơn. Đặc biệt, ý thức hoạt động nhóm của trẻ lớp NT1 của tôi ngày càng tốt hơn. Rõ ràng, khi chúng ta đã tìm ra những biện pháp phù hợp trong giáo dục trẻ thì kết quả sẽ đáp ứng với mục đích mà chúng ta đã đặt ra. Vì vậy, là một cô giáo mầm non cần phải yêu thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ nhiều hơn, từ đó, trẻ thấy mình thực sự được an toàn và các con sẽ tích cực tham gia vào hoạt động và lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái và trọn vẹn. Nhờ đó mà trẻ rèn luyện kỹ năng tạo hình và phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực theo cách riêng của mình. Lúc này chúng ta mới thực sự đưa hoạt động tạo hình của trẻ đạt đến mức độ hoạt động nghệ thuật. Đó là: "nghệ thuật của trẻ thơ" hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào đời. Vì vậy, chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân thiện, nhất là đối với trẻ nhà trẻ . Hoạt động tạo hình sẽ càng có ý nghĩa hơn khi ngay từ lứa tuổi nhỏ nhất của trường mầm non, các con được trải nghiệm, khám phá, sang tạo, bồi đắp cảm xúc về cái đẹp. Dần dần, cái 21
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. đẹp thêm những tri thức vốn sống theo thời gian sẽ nuôi dưỡng năng khiếu cho những nghệ nhân tương lai. 2. Bài học kinh nghiệm Sau một năm học áp dụng nội dung yêu cầu và các biện pháp trên, bản thân tôi đã đã rút ra một số kinh ngiệm như sau: Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn, nắm rõ tâm lí, khả năng, sở thích của trẻ để lựa chọn đưa đồ dùng vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý. Cô có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ, thường xuyên khích lệ trẻ để trẻ tự tin, yêu thích, bắt chước và sáng tạo ra sản phẩm của mình Cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ, tạo sự tò mò, mong muốn tạo ra cái đẹp ở trẻ, từ đó khuyến khích trẻ phát triển cảm xúc thẩm mĩ, yêu thích hoạt động tạo hình. Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp học phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu cái đẹp của thiên nhiên, yêu môi trường, yêu lớp, yêu trường, ham thích học, hứng thú đến lớp. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với khả năng của từng trẻ, quan tâm, phát hiện những tài năng, những trẻ có năng khiếu để bồi dưỡng, vun đắp tình yêu nghệ thuật của trẻ. Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên để dạy trẻ, để trẻ có thể tự làm được, trẻ tự tin, thích khám phá. Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ, giúp trẻ có kỹ năng tạo hình phong phú , đa dạng. Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép. Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng. Giáo viên có thể cho trẻ tổ chức và thể hiện kỹ năng tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi. 3 . Kiến nghị - Đề xuất Để trẻ có những kĩ năng tạo hình tốt nhất, tôi rất có một số kiến nghị như sau: * Về phía nhà trường 22
- Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. Để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tôi rất mong nhà trường cho tôi được tham dự kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ, nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động tạo hình tốt hơn nữa. - Thiết lập các kênh thông tin về chăm sóc giáo dục trẻ để giáo viên trong nhà trường cập nhật nhanh nhất những tri thức khoa học hiện đại về quá trình nuôi dạy trẻ, vận dụng có hiệu quả những tri thức đó vào giảng dạy . * Về phía giáo viên - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chương trình đổi mới trong giáo dục - Chuẩn bị môi trường giáo dục sưu tầm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn của địa phương phục vụ cho tiết dạy để trẻ hứng thú . - Thường xuyên đánh giá hoạt động dựa trên các mục tiêu yêu cầu đề ra trong từng chủ đề trong các hoạt động tạo hình . - Tiếp cận các kênh thông tin các phương tiện kỹ thuật hiện đại để vận dụng vào các hoạt động tạo hình đạt hiệu quả cao . Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm nhỏ: “Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong suốt năm học vừa qua. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bổ sung cho tôi có những kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để tôi tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ, để trẻ được hứng thú, phát huy tính tích cực với hoạt động tạo hình, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ một cách toàn diện và hiệu quả. Tôi xin trân thành cảm ơn! 23