SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

pdf 9 trang binhlieuqn2 27755
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_than.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

  1. I. TÊN SÁNG KIẾN: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 25 - 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON THANH NÊ - KIẾN XƯƠNG - THÁI BÌNH" II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ II. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Tình trạng giải pháp đã biết Như chúng ta đã biết ngôn ngữ luôn có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ để giúp phát triển tư duy và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp trẻ trở thành những con người phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi 25 -36 tháng. Trẻ ở độ tuổi này rất thích nói và nói rất nhiều, trẻ tò mò thích tìm về sự vật hiện tượng xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu sử dụng được những câu đơn giản và thường hay hỏi “ Cái gì đây?”, cuối độ tuổi trẻ còn biết hỏi “tại sao?” “thế nào?” trẻ có thể hỏi đến khi nhận được câu trả lời của người lớn. Việc phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn trẻ 25-36 tháng tuổi là một việc rất quan trọng bởi giai đoạn này sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có nhiều điểm riêng biệt, không lặp lại ở bất kỳ một giai đoạn nào khác và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ngôn ngữ lâu dài về sau. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có thể thông qua rất nhiều các hoạt động nhưng tôi nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện là một biện pháp rất hiệu quả. Qua các câu chuyện cô kể trẻ được biết về thế giới loài vật cỏ, cây, hoa, lá, ngôi nhà, mảnh vườn, tiếng chim hót, ếch kêu Các câu chuyện cô kể giúp trẻ nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ ý tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật, tình yêu con người quê hương đất nước, tính cảm yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ, biết yêu thương đoàn kết với bạn bè, biết thế nào là ngoan. hư, tốt, xấu. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện còn giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn gọn. biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Là cô giáo trực tiếp dạy trẻ nhóm 25 – 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, chính xác đúng Tiếng Việt. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - - 1 -
  2. 36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình" làm đề tài sáng kiến của mình. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.1. Mục đích của giải pháp - Giúp trẻ có vốn từ phong phú, hiểu được nghĩa của những từ đơn giản, phát âm chính xác, nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc, trả lời được các câu hỏi và biết trò chuyện, bày tỏ nhu cầu mong muốn của bản thân với người khác. - Thông qua sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” người giáo viên sẽ tìm tòi ra các biện pháp hay, phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả nhất thông qua hoạt động kể chuyện từ đó tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. - Giải pháp còn giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là việc phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện kể, từ đó tuyên truyền đến các bậc phụ huynh phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. 2.2. Nội dung giải pháp Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tôi thực hiện một số biện pháp sau: 2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn đề tài phù hợp Để có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả thông qua hoạt động kể chuyện, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kỹ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi 25-36 tháng, căn cứ vào kết quả mong đợi của trẻ, nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành để xây dựng kế hoạch năm học cho nhóm lớp mình chủ nhiệm, trao đổi thảo luận cùng với đồng chí tổ trưởng sắp xếp bố trí các chủ đề trong năm học phù hợp với đặc điểm của trẻ và với tình hình thực tế của trường. Trong khi thực hiện tôi sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất, trước khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi luôn phải suy nghĩ kỹ càng khi lựa chọn đề tài để dạy trẻ. Với các chủ đề khác nhau tôi sẽ lựa chọn các câu chuyện khác nhau. Các câu chuyện được lựa chọn phải phù hợp với chủ đề, nội dung đơn giản gần gũi với trẻ nhưng phải có tính giáo dục cao. VD: Chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp” tôi lựa chọn các câu chuyện: Cây táo, Quả thị - 2 -
  3. Còn với chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì?” tôi lại chọn những câu chuyện: Chuyến du lịch của Gà trống choai, Câu chuyện về chú xe ủi, Bé Mai đi chơi công viên Qua các câu chuyện cô kể bước đầu trẻ đã có thêm hiểu biết về những điều tốt đẹp, hứng thú say mê tìm hiểu về thế giới xung quanh từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển một cách tích cực. 2.2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. * Môi trường hoạt động Môi trường hoạt động rất quan trọng đối với trẻ đặc biệt là môi trường phát triển ngôn ngữ. Khi tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ tôi luôn chú ý lựa chọn hình ảnh đẹp màu sắc hấp dẫn, tạo môi trường phải kích thích được trí tò mò, thích khám phá của trẻ. Ở lớp tôi luôn dành một không gian rộng dễ quan sát để tạo góc “Bé kể chuyện theo tranh”. Ở trong góc hoạt động tôi sắp xếp nhiều quyển truyện tranh với những hình ảnh đẹp, nội dung gần gũi, phù hợp chủ đề để trẻ có thể lật giở xem tranh, tập kể theo sự gợi ý của giáo viên trong các giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động góc Từ đó trẻ bắt đầu được làm quen với sách, bước đầu hình thành ý thích ham “đọc sách”. Qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển nhanh hơn. Ngoài ra trên các mảng tường tôi gắn hình ảnh các nhân vật trong truyện trông giống một bức tranh lớn để trẻ dễ quan sát. Các hình ảnh gắn lên tường có thể tháo ra lắp vào để trẻ được trải nghiệm. Mỗi chủ đề khác nhau tôi lựa chọn các câu chuyện khác nhau phù hợp và làm nổi bật được nội dung của chủ đề đang học. VD: Chủ đề “Những con vật đáng yêu” tôi lựa chọn nội dung câu chuyện “Đôi bạn nhỏ” Tôi in hình ảnh Gà con, Vịt con trông ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo những thảm cỏ màu xanh, cây côi, ao để trẻ có thể hoạt động sắp xếp tự gắn hình ảnh ở góc theo ý thích. Còn ở chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu” tôi sử dụng hình ảnh của câu chuyện “Cả nhà ăn dưa hấu” với các nhân vật được cắt rời, hình ảnh đẹp vì vậy trẻ rất hứng thú được hoạt động qua đó trẻ sẽ nhớ và hiểu nội dung câu chuyện hơn Tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích sự chú ý của trẻ từ đó trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian rộng đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được quan sát trò chuyện về nội dung câu chuyện mọi lúc mọi nơi nên trẻ nhanh hiểu và dễ dàng nhớ được tên các nhân vật, nội dung cốt truyện. Khi trẻ được quan sát hình ảnh nội dung các câu chuyện còn kích thích cho trẻ tò mò, đặt các câu hỏi dẫn đến ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh. * Đồ dùng trực quan - 3 -
  4. Đồ dùng là phương tiện rất cần thiết, trẻ sẽ rất hứng thú nếu trẻ có thể tìm được trực tiếp, được tự tay sử dụng đồ dùng. Vì vậy song song với phương pháp và nghệ thuật kể chuyện diễn cảm cần quan tâm chú ý tới việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi đưa ra đúng lúc, đúng chỗ tạo yếu tố bất ngờ để gây hứng thú với trẻ: tranh động, tranh lật, rối tay, rối dẹp, mô hình bản quay tôi còn dùng những phương tiện hiện đại để hỗ trợ như giáo án điện tử, ti vi, băng đĩa, phim tài liệu để đưa vào tiết học . VD: Câu chuyện “ chú thỏ thông minh: Sử dụng mô hình sân khấu là một khu đầm lầy nhỏ có hoa, cỏ cây Nhân vật trong chuyện được cách điệu hóa, thỏ mặc quần áo đi bằng hai chân. Khi chạy lồng cánh tay vào con rối điều khiểu con rối bằng 3 đầu ngón tay: Ngón cái, trỏ và giữa sao cho cử chỉ phù hợp với lời thoại. Tùy vào từng bài mà tôi chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp như tạo cảnh, sân khấu rối với màu sắc tươi sáng. Và thành công nhất của tiết học là tôi đã xây dựng được hình ảnh liên hoàn kết hợp lời kể tôi đã ghi âm sẵn được đưa vào sử dụng bằng công nghệ thông tin và như đang được một bộ phim hoạt hình với những cảnh quay chi tiết, hình ảnh sinh động. Trẻ như cùng cô hòa mình vào một thế giới diệu kỳ, không gò bó, áp đặt. VD: Đối với truyện “Vệ sinh buổi sáng” tôi bố trí quay một đoạn video 1 bạn đang vò khăn ướt để lau mặt, rửa tay, để trẻ quan sát. Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ và giới thiệu vào bài học. Với đề tài “Chiếc ô của thỏ trắng” Kể chuyện tôi tạo các Slide với hình ảnh các nhân vật có thể di chuyển, cử động được để kể chuyện cho trẻ nghe. Khi được xem các hình ảnh động với các nhân vật đẹp mắt trẻ rất hứng thú Cùng với việc sử dụng phương tiện hiện đại tôi cũng kết hợp với đồ dùng truyền thống đó là tranh ảnh vật thật, đồ dùng sẵn có đặc biệt là tôi thường tận dụng các phế liệu hay nguyên vật liệu rẻ tiền sẵn có như: Hộp bìa cứng, vải vụn, giấy màu, giấy xốp, để làm những nhân vật, cây cỏ, ngôi nhà, các quả bóng, đĩa nhựa đồ chơi để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len móc làm váy phục vụ cho tiết dạy và trong quá trình làm, cắt tỉa sao cho những đồ dùng đó hấp dẫn trẻ nhưng lại phù hợp với bài dạy và gắn liền với chủ đề. VD: Khi dạy kể chuyện “Thỏ con không vâng lời” tôi tận dụng những mảnh vải vụn của các cửa hàng may để khâu các con rối các nhân vật Thỏ con, Bác Gấu, Thỏ mẹ . Sử dụng bìa cứng, giấy màu làm nhân vật bươm bướm đang bay để kể chuyện cho trẻ nghe Khi đó có đủ đồ dùng cho tiết học tôi luôn suy nghĩ bằng mọi cách phải khai thác sử dụng đồ dùng có hiệu quả, lưu ý chỗ để đồ dùng sao cho khoa học dễ sử dụng với cô và trẻ phải quan sát được. Bằng việc chuẩn bị đồ dùng phong phú về - 4 -
  5. thể loại, sinh động hấp dẫn về màu sắc mà tiết học của tôi luôn tạo được hứng thú cho trẻ. 2.2.3. Biện pháp 3: Nghệ thuật thu hút trẻ trong giờ kể chuyện Như chúng ta đã biết những câu chuyện muốn đến được với trẻ phải qua giọng kể, giọng đọc của cô giáo. Cô giáo truyền đạt tác phẩm tốt bao nhiêu thì trẻ sẽ cảm nhận nội dung tốt bấy nhiêu. Song có được sự tập trung chú ý cao của trẻ khi nghe cô đọc, kể thì cô giáo phải thực sự có nghệ thuật đọc, kể hấp dẫn. Nghệ thuật đọc, kể hấp dẫn ở đây là: Giọng đọc, kể phải hay, hấp dẫn, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt sao cho phù hợp với đặc tính của từng nhân vật trong truyện. Với những câu chuyện trước khi kể cho trẻ nghe tôi tập kể đi kể lại nhiều lần, sửa lại giọng kể của mình bằng cách kể cho người khác nghe, ghi âm lại câu chuyện mình kể để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa được. Cứ như vậy qua giọng kể, toát lên được những hình ảnh động trong truyện và gắn mình vào vai các nhân vật để thể hiện rõ sắc thái của từng nhân vật. VD: Câu chuyên “Đôi bạn nhỏ” khi gà con bị cáo đuổi bắt Gà con kêu cứu giọng phải hoảng, giọng của Vịt con thì nhanh, dứt khoát để đi cứu bạn. Trong khi kể cho trẻ nghe, tôi luôn căn cứ vào diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật mà thể hiện giọng điệu cho phù hợp. Có khi cùng một nhân vật nhưng trong bối cảnh khác nhau sắc thái, ngữ điệu được thể hiện khác nhau. VD: Truyện “Chú vịt Xám” khi kể đến đoạn “Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên nhưng chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. chú nhẩy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ. Gần đấy có một con Cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy. Nó lẩm bẩm: Chà thịt vịt non ngon lắm đây” .Giọng Vịt Xám lúc này run run hoảng sợ. giọng của Cáo thì chậm, rứt khoát, nhưng đến khi Vịt Xám được mẹ cứu thoát chết thì giọng của Vịt xám vui mừng còn Cáo không ăn thịt được Vịt Xám Cáo quay vào rừng giọng của Cáo Lúc này buồn thất vọng. Do có phương pháp nghệ thuật kể hấp dẫn nên trẻ rất thích nghe cô kể chuyện, và luôn hứng thú say mê với những câu chuyện. Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi thường thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn với từng bài dạy. Đan xen giữa các lần kể tôi sử dụng các bài hát có nội dung phù hợp với câu chuyện cho trẻ vận động hoặc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ bổ trợ tạo không khí vui tươi hấp dẫn trẻ, tránh cho trẻ phải ngồi lâu nghe cô kể dẫn đến trẻ nhàm chán không hứng thú với bài giảng. VD: Đề tài kể chuyện “ Vịt con lông vàng ” Gây hứng thú: Tôi đặt câu đố để trẻ đoán tên nhân vật HĐ1: Kể lần 1: Bằng cử chỉ điệu bộ - 5 -
  6. Hát vận động bài “Một con vịt” HĐ2: Kể lần 2 sử dụng màn hình PowerPoint Cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng bắt chước dáng đi của vịt con HĐ3: Kể bằng mô hình Cho trẻ ngồi xung quanh mô hình, hát và vận động bài “Đàn vịt con” Ra ngoài. Như vậy với cách vào bài nhẹ nhàng, sinh động khác nhau tôi đã tạo cho trẻ có một tâm thế, vui vẻ hào hứng khi bước vào giờ kể chuyện. * Hệ thống câu hỏi: Trong hoạt động kể chuyện thì hệ thống câu hỏi rất cần thiết đối với trẻ từ những câu hỏi cô đặt ra xuyên suốt câu chuyện trẻ sẽ nhớ và hiểu được nội dung câu chuyện cô muốn kể. Đối với trẻ lứa tuổi 25-36 tháng các câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, rõ nghĩa, phù hợp với nội dung câu chuyện. Giáo viên cần tránh sử dụng các câu hỏi dài, hoặc sử dụng quá nhiều câu hỏi trong một bài dạy. Câu hỏi phải khai thác được sự suy nghĩ, kích thích được hoạt động của trẻ. Luôn tránh câu dập khuôn máy móc, hay những câu hỏi mà trẻ trả lời chung chung hoặc đồng thanh "Có" hoặc "Không". Khi cô hỏi trẻ phải suy nghĩ tìm câu trả lời và trả lời cô giáo từ đó trẻ biết thêm được nhiều từ mới, vốn từ của trẻ tăng nhanh như vậy cô đã phát triển được ngôn ngữ cho trẻ. VD: Truyện “Đôi bạn nhỏ” - Cô vừa kể cho cac scon nghe câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật gì? - Hai bạn gà con và Vịt rủ nhau đi đâu? - Vì sao gà con kêu lên: Chiếp, chiếp - Bạn gì đã cứu gà con? Từ những câu hỏi trên tôi khái quát lại nội dung của câu chuyện và giáo dục trẻ phải đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp hoạn nạn. Đối với câu hỏi khó trẻ chưa trả lời được cô tránh trả lời giúp trẻ mà nên gợi mở giúp trẻ để trẻ dễ dàng trả lời được các câu hỏi của cô như vậy mới kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” tôi luôn luôn chú ý đến từng trẻ đặc biệt là trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn. Với những trẻ này, tôi đưa ra câu hỏi vừa sức khuyến khích trẻ trả lời và khi trẻ trả lời tôi luôn lắng nghe để sửa sai, dạy trẻ nói đủ câu, trọn nghĩa và kết quả cuối cùng là nhiều trẻ trả lời được câu hỏi cũng như bộc lộ những suy nghĩ cảm nhận của mình về nội dung câu chuyện. Với việc thay đổi nhiều hình thức tổ chức kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau trẻ ở lớp tôi rất hứng thú nghe cô kể chuyện và hăng hái trả lời được các - 6 -
  7. câu hỏi của cô, qua đó vốn từ của trẻ tăng mạnh, trẻ biết nói đủ câu, rõ nghĩa, nhiều trẻ nói được câu dài. 2.2.4. Biện pháp 5: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh Ngoài cô giáo bố mẹ là người gần gũi với trẻ nhất, việc phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Trong các giờ đón, trả trẻ hoặc trong các buổi họp phụ huynh, cô giáo cần trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện kể. Cuộc sống ngày càng hiện đại, cha mẹ thường bận rộn với công việc nên thường cho trẻ xem ti vi, điện thoại ít dành thời gian để trò chuyện, chơi cùng con nên trẻ rất ít nói, không được giao tiếp nhiều vì thế vốn từ của trẻ còn hạn chế. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất tôi luôn trò chuyện trao đổi với các bậc phụ huynh nên dành thời gian để trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ nói, đặt câu hỏi để trẻ trả lời, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước. Để phụ huynh nắm được tình hình, chương trình học của trẻ tôi làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần, đồng thời in thêm nội dung các câu chuyện, bài thơ trong chủ đề để phụ huynh nắm được qua đó khi ở nhà bố mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện hay vào buổi tối hoặc trò chuyện hỏi trẻ các câu hỏi có nội dung về các bài cô dạy ở lớp. Khi trẻ được trò chuyện, chơi cùng cha mẹ trẻ sẽ được nói nhiều hơn, vốn từ của trẻ sẽ phong phú, đồng thời tình cảm gia đình giữa cha mẹ và con cái ngày càng gắn kết. Trẻ mạnh dạn tự tin, hay nói, và nói được những câu đa dạng từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách toàn diện. 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Với sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn trường mầm non Thanh Nê hoặc các trường mầm non khác. 2.4. Hiệu quả, lợi ích khi áp dụng giải pháp Sau một thời gian thực hiện đề tài "Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trong trường mầm non Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình" với 23 học sinh tôi đã đạt được một số kết quả sau: Trước khi áp Sau khi áp ST dụng sáng kiến dụng sáng kiến Nội dung đánh giá T Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % Trả lời các câu hỏi: Ai đây, cái gì đây, 1 13/23 56,5 21/23 91,83 làm gì? - 7 -
  8. Trả lời về các câu hỏi về tên truyện, 2 15/23 65,2 22/23 95,6 tên và hành động của các nhân vật. 3 Phát âm rõ tiếng 16/23 69,5 20/23 86,9 Nói được câu đơn giản, câu có 5- 7 4 12/23 52.1 22/23 95,6 tiếng Nói to, đủ nghe, lễ phép 14/23 60.8 21/23 91,3 5 Qua các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia hoạt động, trẻ mạnh dạn tự tin, nói rõ ràng, nói đủ câu, không nói ngọng, nói lắp ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh. 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến TĐ S Năm Nơi công Chức ND công việc hỗ Họ và tên chuyên TT sinh tác danh trợ môn MN GV Cao Cùng tham gia áp 1 Thân Phương Tám 1980 Thanh Nê 25-36 A1 đẳng dụng sáng kiến MN GV Trung Cùng tham gia áp 2 Trương Thị Huyền 1995 Thanh Nê 25-36 A3 cấp dụng sáng kiến MN GV Cao Cùng tham gia áp 3 Nguyễn Thị Gấm 1969 Thanh Nê 25-36 A2 Đẳng dụng sáng kiến 2.5. Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến tại lớp, tôi nhận thấy để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ 25- 36 tháng cần một số điều kiện sau: * Về trình độ chuyên môn: - Khi dạy trẻ kể chuyện cô giáo phải có phong thái tự tin, giọng đọc, giọng kể phải truyền cảm, nói đủ câu, không gò bó áp dặt trẻ, giờ học tiến hành một cách thoải mái phù hợp với từng độ tuổi . - Là một môn học đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Vì thế cô giáo thường xuyên rèn luyện giọng đọc, kể sao cho diễn cảm, từ ánh mắt nét mặt, cử chỉ thu hút sự chú ý của trẻ. - Cô giáo phải nắm chắc phương pháp lấy trẻ làm trung tâm luôn tạo cơ hội để trẻ tham gia giờ học một cách tích cực luôn động viên khen ngợi trẻ kịp thời. *Về cơ sở vật chất: - 8 -
  9. - Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng giảng dạy phong phú đa dạng hấp dẫn. - Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn kê chuyện, viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trong trường mầm non Thanh Nê. Trong quá trình triển khai thực hiện chắc chắn sẽ còn gặp một số vướng mắc, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc triển khai thực hiện sáng kiến đạt hiệu quả tốt hơn. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, không sao chép của bất kỳ ai. Thanh Nê, ngày tháng 12 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ĐƠN VỊ Nguyễn Thị Hoa - 9 -