SKKN Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non

pdf 21 trang binhlieuqn2 07/03/2022 13121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_khu_vui_choi_phat_tri.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non

  1. 11 Hành lang, tiền sảnh cũng như dưới các góc cây dâm mát được tận dụng để sữ dụng làm góc phát triển vận động hoặc đặt các đồ chơi phát triển vận động cho trẻ được hoạt động . Các khu vui chơi được sắp xếp hợp lí về thiết bị vận động, giúp trẻ thuận tiện trong quá trình chơi, tạo được không gian, cơ hội cho nhiều trẻ được vui chơi vận động, giúp trẻ thuận tiện trong việc lấy và cất các thiết bị, đồ chơi và giúp giáo viên dễ quan sát, hỗ trợ trẻ trong quá trình chơi. 2.2.4: Lên kế hoạch thực hiện và chỉ đạo tốt phần hành phân công: Sau khi đã được lãnh đạo các cấp phê duyệt kế hoạch, phụ huynh trẻ thống nhất đồng thuận với nhà trường, cùng với khảo sát xong thực trạng, tiến hành triển khai có hiệu quả việc thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó tập trung vào nội dung “ Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” để làm tiền đề thực hiện các nội dung tiếp theo. Là một CBQL nằm trong ban chỉ đạo phong trào thi đua; tôi xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, từng tổ để họ có trách nhiệm. Quán triệt kỉ mục tiêu thực hiện phong trào, kiểm tra đánh giá sau từng giai đoạn thực hiện, sau từng phần việc được giao. Cụ thể: Ngoài việc chỉ đạo xây dựng góc vui của lớp thì tôi còn phân công cụ thể cho từng tổ để làm các đồ dùng đồ chơi phát triển vận động chơi. Tổ lớn làm cổng chui, thang trèo, đích ném kích thước của khối mình. Với khối nhở, bé, nhà trẻ cũng tương tự. Các tổ làm dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, có như vậy trách nhiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động có hiệu quả, tăng số lượng đồ dùng Ngoài việc phân công phần cứng thì trong quá trình thực hiện có những phát sinh khác chúng tôi phân công bổ sung công việc qua từng thời điểm, từng giai đoạn phù hợp trong quá trình triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ. Triển khai hiệu quả cho cả hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh nắm rõ về mục đích, ý nghĩa và vai trò trong việc: “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ”trong trường mầm non là đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ từ đó mọi người có trách nhiệm cao trong việc thực hiện phong trào. Dựa vào các nội dung trên, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên một cách phù hợp, hiệu quả, thì mọi công việc sẽ nhanh chóng hoàn thiện. 2.2.5. Chỉ đạo Xây dựng góc vận động ở các lớp: Góc vận động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ, đây là môi trường vận động thu nhỏ trong phạm vi lớp học mà trước đây tuy các trường mầm non chú ý đến song vẫn chưa phong phú và đa dạng. Tôi đã chỉ đạo 10/10 lớp trong trường sắp xếp lại lớp học và bố trí góc vận động hợp lý để tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào
  2. 12 góc chơi đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Ngoài ra tôi hướng dẫn giáo viên trang trí góc vận động của lớp sao cho phù hợp và đẹp mắt để thu hút trẻ. Bên cạnh đó tôi xác định, để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thể chất của trẻ thì cần phải có các dụng cụ luyện tập bởi vì các dụng cụ này giúp nâng cao hứng thú của trẻ đối với việc thực hiện nhiệm vụ vận động, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ. Các dụng cụ này phải đảm bảo tính an toàn, tính thẩm mỹ đồng thời các nguyên vật liệu phải thân thiện với môi trường và đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó kích thước, chiều cao, trọng lượng phải đảm bảo phù hợp với độ tuổi. Do đó tôi đã chỉ đạo giáo viên làm các đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ từ các nguyên vật liệu sẵn có. Ví dụ 1: Làm tạ tay bằng ống nước và quả bóng: Ống nước cắt thành từng đoạn nhỏ ( kích thước tùy thuộc vào từng độ tuổi), bóng nhựa được khoét lỗ rồi dùng xi măng đổ vào trong các quả bóng ( trọng lượng tùy thuộc từng độ tuổi), sau đó cắm ống nước vào bóng và dùng keo gắn chặt lại. Ví dụ 2: Làm cà kheo đơn: đây là dụng cụ nhằm phát triển cơ chân và rèn luyện sự khéo léo cho trẻ. Tôi hướng dẫn giáo viên làm dụng cụ cho trẻ tham gia vận động đi cà kheo từ nguyên liệu là các vỏ hộp sữa bột. Vỏ hộp được đục lỗ để xuyên dây thừng qua, hai mặt phẳng của hộp sữa được dán bằng xốp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi không bị trơn trượt. Ví dụ 3: Làm đường đi mát-xa chân: tôi dùng thân cây nứa và tận dụng các hạt nhỏ tròn từ đệm ghế xe ô tô bỏ đi để kết thành đường đi mát-xa chân cho trẻ. Ví dụ 4: Làm dây kéo tay: Tôi hướng dẫn giáo viên làm dây kéo tay đơn ( dùng cho 1 trẻ) và dây kéo tay đôi ( dùng cho 2 trẻ) từ nguyên vật liệu và các ống tre và dây chun. Khi chơi với dụng cụ này trẻ phải sử dụng lực của cánh tay để kéo giãn dây chun làm ống chui bằng chai sữa chua, là đích ném bằng cây quạt hư 2.2.6. Đổi mới trong chỉ đạo dạy học có hiệu quả: 1.Tổ chức phát động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho từng chủ đề: Phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động cũng được nhà trường phát động thường xuyên trong năm học. Ngoài việc tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi, chúng tôi chỉ đạo cho giáo viên làm đồ chơi, trang trí các góc phát triển vận động, thay đổi cách trang trí ở góc tùy theo, tổ chức cho giáo viên sưu tầm các nguyên liệu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động, định hướng cho giáo viên nên làm những đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương, hiệu quả sữ dụng bền, đẹp, đảm bảo an toàn và có tính thẩm mỹ cao đặc biệt là phù hợp với độ tuổi trẻ. Chỉ đạo giáo viên vận động cha mẹ học sinh tìm kiếm, hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm như các loại hộp sữa, đầu gội, can nhựa, can xà phòng, lon bia, lốp xe ô tô, xe máy,
  3. 13 phao tròn để làm đồ dùng, đồ chơi như lốp xe làm ống chui con sâu, đích ném, cầu khỉ phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. 2. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong tổ chuyên môn. Gần gũi, gắn bó và giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất cho giáo viên chính là tổ chuyên môn. Do đó, xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là một trong những biện pháp không thể thiếu được. Vì vậy, ngay từ đầu năm khi phân lớp tôi tham mưu với Hiệu trưởng để phân giáo viên đều ở các tổ, giáo viên có thể tự kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình, năng động, có khả năng tập hợp giáo viên phân làm tổ trưởng để điều khiển tổ sinh hoạt. - Tạo điều kiện cho giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi tham gia tập huấn các chuyên đề do Sở, Phòng triển khai. Sau đó, về trường tổ chức lại các nội dung lý thuyết và tổ chức dạy mẫu cho toàn trường dự giờ, góp ý để đưa ra các giải pháp hay và sáng tạo. - Sắp xếp, bố trí trong mỗi lớp có một giáo viên giỏi kèm cặp một giáo viên còn hạn chế hoặc một giáo viên mới ra trường để trao đổi, học hỏi và giúp đỡ nhau trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. - Hàng tháng, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng tôi luôn chú ý đến việc tổ chức cho giáo viên thực hành hoạt động chung chú trọng đến lỉnh vực phát triển thể chất nhằm giúp giáo viên có cơ hội được trải nghiệm và đưa ra các phương pháp, biện pháp hay cho đồng nghiệp, ban giám hiệu dự giờ rút kinh nghiệm. 3. Công tác tự học, tự bồi dưỡng: Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu cần được quan tâm, đây là công việc không thể thiếu trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên. Nếu giáo viên có chuyên môn vững vàng và sâu rộng thì chất lượng giáo dục sẽ đi lên.Vì vậy, tổ chức bồi dưỡng giáo viên phải những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng mới để giáo viên có đủ năng lực dạy tốt các hoạt động giáo dục, vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau 2.2.7. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trong trường mầm non là quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường. Xác định rõ mục đích, các tiêu chí vạch định kế hoạch cụ thể đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi và chỉ đạo thực hiện các hội thi có hiệu quả, nhằm khêu gợi tính sáng tạo lòng say mê nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tốt hội thi cần có khoa học có sự đầu tư thích đáng và được sự tham gia bàn bạc, thảo luận đồng tình nhất trí cao của toàn thể đội ngủ giáo viên, phải làm cho cán
  4. 14 bộ giáo viên thấy được tham gia hội thi là nhu cầu, động lực, là yếu tố cần thiết, trau dồi năng lực sư phạm cho bản thân. Để tổ chức hội thi có kết quả cao thì trước hết phải xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi; kế hoạch là toàn bộ các hoạt động được sắp xếp thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định mục đích yêu cầu của hội thi, đối tượng tham gia, nội dung phải bám sát bộ tiêu chí. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho hội thi như chuẩn bị biểu điểm chấm thi, chuẩn bị kinh phí tổ chức hội thi, thời gian tổ chức, thành lập BGK hội thi, tổ chức chấm thi Quy trình hội thi được chuẩn bị chu đáo kỷ lưỡng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và hội phụ huynh để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện có chất lượng, đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường và đặc biệt là sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh và các cháu hồ hởi phấn đấu khi tham gia hội thi đạt kết quả cao ở cấp trường, cũng như cấp Huyện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tích cực ở trẻ. Trong thời gian qua chúng tôi đã tổ chức được các hội thi có kết quả gây ấn tượng trong phụ huynh và địa phương, như hội thi “ Góc vui chơi phát triển vận động” hội thi “làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động” cấp trường nhiều lớp và tổ đạt giải. Nhà trường đã chỉ đạo và chuẩn bị mọi điều kiện để tham gia thi cấp huyện và cấp tỉnh song vì dịch bệnh covid 19 nên toàn huyện cũng như toàn thỉnh không tổ chức được 2.2.8. Đưa nội dung” Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” thành một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm: - Triển khai kế hoạch cụ thể đến từng giáo viên nội dung yêu cầu, tiêu chí Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động ngay từ đầu năm học. Cuối năm học đưa nội dung này vào việc đánh giá xếp loại giáo viên. - Xây dựng kế hoạch cụ thể rỏ ràng, phân công nhiệm vụ rỏ người rỏ việc. Giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ, lớp về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi của lớp mình và của nhà trường. - Kết quả nhận xét đánh giá vào cuối tháng, giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn hàng tháng đánh giá thực chất để lấy kết quả cho việc xét thi đua học kỳ và cuối năm, phải kịp thời khen những giáo viên thực hiện tốt phong trào. * Hiệu quả được đánh giá sau khi thực hiện đề tài, sáng kiến, giải pháp: Sau một thời gian thực hiện đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ” ở trường mầm non, đơn vị chúng tôi đã đạt được kết quả như sau: - Đối với nhà trường: Nhà trường đã xây dựng môi trường học tập tốt về phát triển vận động cho cả 2 điểm trường.
  5. 15 + Cơ sở vật chất của nhà trường đã được cải thiện, một số hạng mục đã được nâng cấp, sửa chữa. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động được trang cấp và bổ sung thêm. + Hệ thống cây xanh được trồng thêm và phát triển tốt bước đầu đã cho bóng mát, vườn cổ tích được cải tạo và bổ sung thêm một số con vật, khu vận động, sân bóng đá mi ni, góc dân gian, khu chơi cát nước, góc vận động tinh thu hút được sự tham gia chơi của trẻ. - Đối với giáo viên: + Đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thương yêu, chăm sóc học sinh tận tình chu đáo. Tổ chức các hoạt động phát triển thể lực cho trẻ chủ động, sáng tạo, đã biết tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, biết phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ. Giáo viên thân thiện, gần gũi với các bậc phụ huynh và học sinh, tạo được niềm tin cho cha mẹ học sinh khi gửi con em vào trường. + Giáo viên thể hiện vai trò vai trò trách nhiệm của cô giáo, yêu thương trẻ, năng lực sư phạm, phát triển tốt có nhiều giáo viên tham gia hội thi đạt kết quả cao, hội thi “Tự làm đồ dùng đồ chơi” có 4/4 tổ tham gia, đạt loại A có 3 tổ, loại B có 1 tổ. Hội thi “ Góc vui chơi phát triển vận động” cấp trường có 10/10 lớp tham gia 7 lớp đạt giải. Hội thi GVDG cấp trường 17 cô tham gia có 11 cô đạt giải, 6 cô đạt. - Đối với trẻ: + Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm phát triển thể chất, trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Bảng 1: Khu phát triển vận động T Mức độ đạt được Tiêu chí khảo sát T Tốt khá TB yếu 1 Quy hoạch, thiết kế các khu vực vui chơi, vận động X cho trẻ phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương 2 Phòng giáo dục phát triển vận động sử dụng được X trong mọi điều kiện thời tiết; diện tích tối thiểu 80m2 đối với các đơn vị vùng đồng bằng và 60m2 đối với các đơn vị miền núi. 3 Phòng giáo dục phát triển vận động có mái che được X làm bằng tôn, bạt, dù, hoặc phủ bởi tán cây xanh đảm bảo thuận tiện, vệ sinh và an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng. 4 Mặt sàn của phòng giáo dục phát triển vận động X được trồng cỏ xanh/thảm cỏ nhân tạo hoặc được lát
  6. 16 gạch, đảm bảo an toàn, hiệu quả khi trẻ vận động. 5 Khai thác, tận dụng các khoảng đất trống bằng X phẳng, sân, tiền sảnh, hành lang, hiên chơi, phòng học, các khu vui chơi khác trong sân trường để sắp xếp, bố trí thiết bị, đồ chơi, mô hình phát triển vận động phù hợp. 6 Có khu vực riêng dành cho các hoạt động phát triển X vận động tinh, khu vực chơi với đất, cát, sỏi, đá hoặc những phế liệu an toàn như nệm mút, nệm lò xo, sân nền bằng chất liệu mềm như cao su, một số thiết bị bọc vải hoặc nhựa mềm 7 Có khu vực chơi ngoài trời rộng rãi, đảm bảo thoáng X mát để trẻ có cơ hội được tắm nắng, gió, cảm nhận khí hậu thời tiết của các mùa, tập thích ứng cơ thể và rèn luyện sức khỏe. 8 Các khu vui chơi được sắp xếp hợp lí về thiết bị vận X động, giúp trẻ thuận tiện trong quá trình chơi, tạo được không gian, cơ hội cho nhiều trẻ được vui chơi vận động, giúp trẻ thuận tiện trong việc lấy và cất các thiết bị, đồ chơi và giúp giáo viên dễ quan sát, hỗ trợ trẻ trong quá trình chơi. Bảng 2: Thiết bị, đồ chơi vận động T Mức độ đạt được Tiêu chí khảo sát T Tốt Khá TB Yếu 1 Đảm bảo số lượng và đa dạng, phong phú về chủng loại thiết bị, đồ chơi giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động: X các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn trèo; tung, ném, lăn, bắt, 2 Thiết bị có thể mua sắm hoặc tự làm từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra các mô hình, thiết X bị, đồ chơi phát triển vận động phù hợp, gần gũi trẻ và thân thiện với môi trường. 3 Các thiết bị, đồ chơi phát triển vận động phải đảm bảo các mức độ vận động khác nhau để mọi trẻ đều X có thể thực hiện được, có các thiết bị, đồ chơi chuyên
  7. 17 biệt, phù hợp dành cho trẻ có các khuyết tật về vận động (ở những trường có trẻ hòa nhập); khuyến khích trẻ tích cực hoạt động. Thiết bị, đồ chơi đảm bảo chắc chắn, thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, hiệu quả sử dụng cao và đảm bảo an toàn X tuyệt đối cho trẻ trong quá trình thực hiện vận động. Đối với các thiết bị, đồ chơi vận động được bố trí liên hoàn, mỗi thiết bị, đồ chơi phải được đánh số thứ tự X hoặc có ký hiệu chỉ dẫn gợi ý giúp trẻ biết được nên chơi liên hoàn thiết bị nào trước, sau, Đối với thiết bị, đồ chơi vận động ở các khu vực ngoài sân trường phải có mái che bằng tôn, dù, lưới, giàn cây hoặc bóng râm cây lớn, ; các đồ chơi như X cầu trượt, ống chui, thang leo, phải có những thiết bị lót mềm phía dưới như tấm thảm, nệm mút, thảm cỏ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi Bảng 3: Việc khai thác, sử dụng hiệu quả khu vui chơi phát triển vận động và các thiết bị, đồ chơi vận động T Tiêu chí khảo sát Mức độ đạt được T Tốt Khá TB Yếu 1 Phát huy tối đa hiệu quả khu vui chơi phát triển vận động; sử dụng các thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo theo mục tiêu giáo dục và kết quả mong đợi X đối với trẻ ở từng độ tuổi trong Chương trình GDMN 2 Bố trí môi trường phù hợp với hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, quan tâm đến sự phát triển của X từng cá nhân trẻ đảm bảo trẻ "học bằng chơi, chơi mà học 3 Sắp xếp, bố trí các thiết bị, đồ chơi đảm bảo tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo và thích thú; thực hiện các hoạt động rèn luyện sức khỏe, X sự mạnh dạn, tự tin, nhanh nhạy và chính xác khi vận động; đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với
  8. 18 đặc điểm vận động của trẻ từng độ tuổi. 4 Việc sắp xếp, sử dụng các thiết bị, đồ chơi vận động chú ý đến các hoạt động phát triển thể lực của trẻ theo hướng mở (theo nhu cầu vận động của trẻ) và khai thác sử dụng hiệu quả; khuyến X khích trẻ sáng tạo ra các đồ chơi, mô hình chơi để thực hiện các vận động theo ý tưởng của riêng mình 5 Hệ thống bảng biểu, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền, bảng chỉ dẫn quy trình chơi được thiết kế X đẹp, sáng tạo, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ 6 Huy động sự tham gia, đóng góp tích cực, hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, các bậc phụ X huynh trong xây dựng khu vui chơi phát triển vận động của nhà trường. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Thật vậy việc“ Xây dựng góc vui chơi phát triển vận động cho trẻ” trong trường mầm non thực sự quan trọng và cần thiết. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. nhờ vậy đã nâng cao vị thế của trường trong công tác nâng cao chất lượng dạy học. Đối với nhà trường: Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh. Cảnh quan nhà trường đổi sắc, đồ dùng đồ chơi tự làm và trang thiết bị trong lớp và ngoài trời chất lượng và hiệu quả đáp ứng đủ các tiêu chí. Đối với giáo viên: Sáng tạo hơn, nâng cao tay nghề hơn trong việc làn đồ dùng đồ chơi, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy phù hợp với đối tượng trẻ, trẻ dễ tiếp thu kiến thức. Đối với trẻ: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Tạo cho trẻ có một môi trường vui chơi, học tập an toàn, lành mạnh. Đồng thời trẻ được rèn luyện kỹ năng học tập và các trò chơi lành mạnh và bổ ích để phát triển thể lực đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
  9. 19 3.2 Kiến nghị đề xuất: *.Đối với sở Giáo dục - Đào tạo: Tiếp tục tăng cường mở các lớp tập huấn chuyên đề, tăng cường các giờ thực hành chuyên đề, tăng số lượng giáo viên tham dự chuyên đề. *.Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo: - Tham mưu hỗ trợ kinh phí cho các trường Mầm non để trang cấp thiết bị phục vụ công tác phát triển thể chất cho trẻ. - Mở các lớp bồi dưỡng hè, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các đợt tham quan các trường trong tỉnh, ngoại tỉnh để CBQL, GV học tập về môi trường phát triển vận động cho trẻ. *. Đối với đội ngũ giáo viên của trường: Giáo viên cần ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Có mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động thân thiện hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. *. Đối với lãnh đạo địa phương: Tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng cơ sở vật chất cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Từ kết quả của việc chỉ đạo xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ trong năm học 2020-2021 bước đầu có những hiệu quả tích cực. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn, để tổ chức chỉ đạo xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non có kết quả tốt. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ sung để đề tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có giá trị hơn nữa trong thực tiễn. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
  10. 20 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MN NGƯ THỦY BẮC
  11. 21 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PGD & ĐT LỆ THỦY