SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ph.doc
- 102_PHAM_CONG_THANH_GDCD-_2_-_Copy_1c24479ca6.doc
- 102_PHAM_CONG_THANH_GDCD-3_41c2129075.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
- + GV và lớp kết luận nội dung. - Ưu điểm: + Nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm + Xây dựng ý thức nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên + Nâng cao tính trách nhiệm của cá nhân. + Hình thành nhiều kỹ năng tích cực như giao tiếp, xã hội - Hạn chế: + Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, không làm việc + Tốn nhiều thời gian + Dễ gây ồn ào 3.2.2.2. Dạy học theo dự án - Dạy học theo dự án là gì? Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó nhóm người học xác định một chủ đề làm việc (được giao một dự án), cùng thống nhất về nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc, thống nhất về nội dung làm việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được. - Cách tiến hành + Giao dự án cho nhóm (xác định chủ đề, mục tiêu của dự án). + Nhóm thực hiện dự án (Nhóm xây dựng kế họach, phân công nhiệm vụ, thực hiện dự án và xác định thời gian hoàn thành). + Nhóm trình bày (giới thiệu) dự án. + Đánh giá, nhận xét dự án. - Ưu điểm: + Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động. + Gây hứng thú, phát huy tính tích cực, tính tự lực và tinh thần trách nhiệm của học sinh. + Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. + Hình thành nhiều kỹ năng tích cực như giải quyết vấn đề, hợp tác - Hạn chế: + Không phù hợp với các bài dạy lý thuyết trừu tượng. + Đòi hỏi nhiều thời gian. 22
- + Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và tài chính phù hợp. + Không phải giáo viên nào cũng làm được (giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định). 3.2.2.3. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề: - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là gì? Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được mục đích học tập khác. - Cách tiến hành + Xây dựng (phát hiện) tình huống có vấn đề. + Giải quyết vấn đề. + Trình bày việc giải quyết vấn đề. + Góp ý, nhận xét giải pháp. + Kết luận. - Ưu điểm: + Rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. + Phát triển được khả năng tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. + Hình thành nhiều kỹ năng tích cực như giao tiếp, hợp tác. - Tồn tại: + Mất nhiều thời gian để xây dựng tình huống và giải quyết tình huống + Tìm và phát hiện vấn đề không phải bài nào cũng có + Tìm và phát hiện vấn đề không phải giáo viên nào cũng làm được. 3.2.3. Áp dụng cụ thể trong chương trình dạy học pháp luật chính khóa môn GDCD lớp 12. Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chính khóa và ngoại khóa GDCD 12 là hết sức quan trọng. Nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp các em hứng thú học tập, từ đó áp dụng tốt trong thực tế cuộc sống. Sau đây là một số phương pháp dạy học tích cực mà bản thân đã áp dụng trong dạy học GDCD lớp 12 năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020. 3.2.3.1. Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. Khi dạy bài 1 tiết 3 (Mục 4. Vai trò của pháp luật với đời sống) 23
- Ta thực hiện hợp tác theo nhóm như sau: Chia lớp thành 4 nhóm (các bước theo lý thuyết đã trình bày). Câu hỏi thảo luận nhóm như sau: Nhóm 1, 3: Vì sao cần quản lý xã hội bằng pháp luật? Làm thế nào để quản lý xã hội bằng pháp luật có hiệu quả? Cho VD? Nhóm 2, 4: Tình huống: Gia đình anh A bị gia đình anh B chiếm lần phần đất giáp ranh giữa hai gia đình. Gia đình anh A cần làm gì để lấy lại đất. Từ đó rút ra pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi đặt ra. Sau khi kết thúc mời đại diện nhóm lên trình bày Nhóm khác có cùng nội dung sẽ thể hiện quan điểm, đồng tình, không đồng tình ở nội dung nào, và bổ sung nội dung nào Các nhóm khác còn lại nhận xét, bổ sung thêm (nếu có) Giáo viên sẽ kết luận nội dung vấn đề thảo luận và cũng là nội dung cần đạt của bài học. * Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được mọi hành động của cá nhân, tổ chức. VD: Công an huyện Tân Kỳ ra quân dẹp hành lang giao thông ở hai bên đường. (Nhờ có văn bản quy định của pháp luật nên Công an được làm việc này). • Quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ, thống nhất và có hiệu lực. Vd: Ông Đinh La Thăng - ủy viên Bộ Chính trị. Vi phạm pháp luật đã bị bắt và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này chứng tỏ văn bản pháp luật có tính dân chủ, thống nhất và hiệu lực cao. * Nhà nước quản lý xã hội bằng cách. - Ban hành pháp luật (VD: Quốc hội ban hành luật khiếu nại tố cáo ) - Tổ chức thực hiện pháp luật trong toàn thể nhân dân (VD: Anh H đăng ký kinh doanh và nạp thuế cho nhà nước). - Kiểm tra, giám sát, xử lý, đánh giá việc thực hiện (VD Công an giao thông kiểm tra việc chấp hành luật ATGT của người dân và xử lý khi người dân vi phạm). Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định cách thức để công dân thực hiện quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (Anh A viết đơn lên chính quyền địa phương nhờ can thiệp và giải quyết dựa trên quy định của 24
- pháp luật) Từ đó GV kết luận cho học sinh biết được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. 3.2.3.2. Áp dụng phương pháp dạy học bằng dự án. Dạy học bằng dự án phải có kế hoạch trước, cho học sinh chuẩn bị và giáo viên tiến hành kiểm duyệt. Sau đó đến giờ dạy cho học sinh trình bày dự án và lớp cùng tham gia nhận xét, đánh giá các sản phẩm. Ví dụ khi dạy tiết ngoại khóa của lớp 12 trong học kỳ 1. Tên bài dạy Ngoại khóa (tên dự án): Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật của học sinh trường THPT Tân Kỳ. Giáo viên giao trước cho học sinh chuẩn bị trong 2 tuần Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm. Nội dung cần làm: Làm một phóng sự về việc thực hiện pháp luật của HS trường THPT Tân Kỳ và giải pháp để học sinh nhà trường thực hiện pháp luật ngày càng tốt hơn. Trong đó nhóm 1 sẽ nói về mặt tích cực, nhóm 2 sẽ nói về mặt tiêu cực. Sau 1 tuần giáo viên kiểm tra tiến độ thực hiện, thúc gục nếu tiến độ chậm, góp ý để sản phẩm đạt được mục đích đề ra. Còn 2 ngày đến giờ thực hiện trình bày sản phẩm, giáo viên kiểm tra lại lần cuối và yêu cầu nhóm hoàn tất trong thời gian còn lại. Đến giờ thực hiện cho nhóm trình bày. Các thành viên trong nhóm và nhóm khác góp ý, bổ sung. GV đánh giá, nhận xét (khen là chính), ghi nhận sự nỗ lực của học sinh. GV cho học sinh nắm bắt những vấn đề cần đạt được. Về mặt tích cực: - Học sinh tham gia giao thông trật tự. - Học sinh đội mũ bảo hiểm có cài quai khi tham gia giao thông. - Học sinh chở người ngồi sau đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - HS tham gia giao thông gặp đèn đỏ dừng lại. - Gặp bạn đi lại khó tự nguyện đèo bạn về nhà - Khuyên bạn giao nạp pháo cho nhà trường khi thấy bạn tàng trữ pháo - Báo cho GVCN về việc xích mích của các bạn trong lớp để GV giải quyết kịp thời. Về tiêu cực: 25
- - Học sinh đánh nhau. - Học sinh đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. - Học sinh chở ba. - Học sinh chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. - Học sinh nổ pháo trong trường. - Học sinh đi xe máy, xe đạp điện lạng lách, đánh võng. - Học sinh vượt đèn đỏ Mỗi vấn đề các em ghi lại bằng hình ảnh, hoặc quay clips Có một số vấn đề ghi lại thực tế, có một số vấn đề có thể diễn lại. Cả lớp cùng đưa ra giải pháp để học sinh THPT Tân Kỳ chấp hành tốt pháp luật của nhà nước (giáo viên tổng hợp các giải pháp do học sinh đưa ra và có thể bổ sung thêm để hoàn thiện hơn bộ giải pháp đó). Giải pháp: - Nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho học sinh. - Tăng cường công tác quản lý học sinh. - Xử lý nghiêm minh khi học sinh vi phạm. - Khen thưởng, tuyên dương những việc làm tốt về thực hiện pháp luật của học sinh Giáo viên chốt lại: Cơ bản học sinh trường ta thực hiện tốt pháp luật trong nhà trường. Những vi phạm cần xử lý vừa nghiêm minh, mang tính giáo dục, để từ đó làm cho học sinh nhà trường ngày càng thực hiện pháp luật tốt hơn trong cuộc sống. 3.2.3.3. Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp giáo viên sử dụng khá nhiều trong quá trình dạy, đặc biệt là chương trình pháp luật trong GDCD 12. Ví dụ khi dạy bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật. Ở mục “Khái niệm Bình đẳng trước pháp luật”, ta nêu vấn đề như sau: Vấn đề 1: Anh D là người dân tộc Kinh, còn B là người dân tộc Thái. Cả hai cùng phạm tội buôn ma túy với mức độ bằng nhau và Tòa tuyên phạt cả A và B đều 20 năm tù. B kháng cáo vì cho rằng mình là người dân tộc thiểu số nên mức án phải thấp hơn. Hỏi: B lý giải như vây có đúng không? Vì sao? Ở mục 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: 26
- Vấn đề 2: Anh N 20 tuổi là gia đình hộ nghèo. Ban quân sự xã gọi anh N đi nghĩa vụ quân sự. Anh N chối vì lý do gia đình còn nghèo. Hỏi: Anh N chối như vậy có đúng không? Vì sao? Vấn đề 3: Trong lớp có bạn M gia đình hộ nghèo ở vùng 135, được nhà nước miễn học phí và trợ cấp kinh phí học tâp (gạo, tiền). Còn bạn D ở xã đồng bằng, gia đình bình thường, không được miễn mà còn phải đóng học phí. Hỏi: Như vậy có vi phạm về quyền bình đẳng không? Vì sao? Từ việc nêu các vấn đề đó, giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề đã đặt ra. Học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và cả lớp cùng kết luận cách giải quyết vấn đề và kết luận nội dung chính của bài học. Những vấn đề trên được giải quyết và kiến thức cần đạt được như sau: Vấn đề 1. B lý giải như vậy là không đúng.Vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền lợi cũng như nghĩa vụ. Nội dung bài học: “Khái niệm Bình đẳng trước pháp luật”: Bình đẳng trước pháp luật: Nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử về quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Vấn đề 2: N giải thích như vậy là không đúng. Vì mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội Nội dung bài học: Quyền, nghĩa vụ không tách rời nhau, công dân được hưởng quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. Việc hưởng quyền và nghĩa vụ theo nguyên tắc bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Vấn đề 3: Qua tình huống đó ta thấy vấn đề đưa ra không vi phạm quyền bình đẳng. Vì trong điều kiện như nhau công dân được hưởng quyền, nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền, nghĩa vụ đó đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Việc bạn M được miễn học phí và hỗ trợ là do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội nơi bạn sống hoàn toàn khác bạn D. Việc làm đó chứng tỏ chúng ta đang rất bình đẳng về pháp luật khi có sự tạo điều kiện cho người khó khăn hơn để họ có thể có được những cơ hội như những người khác. Điều đó không những thể hiện tính nhân văn của xã hội ta mà có thể hiện sự bình đẳng trong pháp luật của Việt Nam. 27
- Như vậy khi dạy học sử dụng phương pháp mới không phải là quá khó, nhưng lợi ích mà nó đưa lại vô cùng to lớn. Nó góp phần tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh. Khi học sinh có hứng thú, việc tiếp nhận kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều, từ đó giúp các em biết điều chỉnh hành vi pháp luật phù hợp hơn, qua đó giảm bớt tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, trên hết là công tác giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua môn học GDCD trong nhà trường mang lại hiệu quả hơn. Chỉ cần mỗi giáo viên chịu khó, đầu tư, suy nghĩ chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Một vài hình ảnh về sử dụng phương pháp dạy học tích cực 28
- 3.3. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. 3.3.1. Phối hợp liên ngành giữa nhà trường với chính quyền địa phương, Công an, gia đình học sinh nhằm giáo dục pháp luật cho HS của nhà trường. Vào đầu năm học cần tham vấn ngay công tác này với nhà trường cụ thể là BGH. Để thực hiện tốt công tác này, BGH cần làm môt số công việc sau: Thứ nhất, nhà trường phải chủ động phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan chức năng ở địa phương để có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường giáo dục pháp luật, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác của học sinh trước sự lôi kéo của những đối tượng xấu hoặc với những âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Tuyên truyền, giáo dục, quản lý để học sinh không bị kích động, lôi kéo tham gia tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật. Thứ hai, nhà trường có kế hoạch cụ thể và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là cơ quan Công an trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Định kỳ phối hợp với công an địa phương tổ chức giao ban, kiểm tra để nắm tình hình, bàn biện pháp quản lý HS ở ngoại trú và ở từng địa phương. Thứ ba, nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, công an địa phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong việc sử dụng dịch vụ internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động, đối với người học. Chủ động kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát, giải toả các hàng quán, dịch vụ xung quanh trường học, phòng trọ nếu có biểu hiện phức tạp về an ninh, trật tự, hoạt động vi phạm pháp luật. Cơ quan Công an, địa phương thường xuyên trao đổi với nhà trường, về các thông tin liên quan đến tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch nhằm tác động lôi kéo HS và cán bộ, nhà giáo để chủ động phối hợp phòng ngừa. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh và nhà giáo. Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành quy định quản lý các hộ gia đình cho học sinh thuê phòng trọ và quy chế phối hợp quản lý HS ở ngoại trú, định kỳ kiểm tra việc ăn, ở, sinh hoạt, việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy của HS ở ngoại trú. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong các hoạt động dịch vụ: hàng 29
- quán, internet, trò chơi điện tử, karaoke làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của HS và an ninh, trật tự khu vực xung quanh nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đặc biệt là các hành vi đe doạ, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của HS ở khu vực xung quanh trường học. Thông báo kịp thời với nhà trường các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến HS, cán bộ, nhà giáo để cùng phối hợp, xử lý. Tham mưu, phối hợp gữa nhà trường với cơ quan công an, địa phương phát động và nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến trong phong trào tuyên truyền phổ biến pháp luật, làm tốt công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn, làm tốt công tác bảo đảm an ninh trong nhà trường và địa phương. Công an huyện và công an xã, thị trấn cùng địa phương định kỳ chủ trì tổ chức giao ban với cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường trên địa bàn quản lý để nắm tình hình và bàn biện pháp phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại các nhà trường và địa phương. Bên cạnh nắm vững các nhiệm vụ trên, để công tác GDPL thực sự mang lại hiệu quả, nhà trường cần đẩy mạnh tăng cường phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn trường đóng và địa phương có nhiều học sinh học tại trường gồm lực lượng công an thôn, công an xã, các tổ chức đoàn xã, đoàn xóm nhằm thực hiện hai nội dung cơ bản đó là phối hợp tuyên truyền, GDPL và tham gia quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật của HS trong thời gian các em tham gia học tập, sinh hoạt tại địa phương và ở trọ trên địa bàn. Thiết lập đường dây liên lạc giữa BGH nhà trường với Công an, chính quyền địa phương. Nhà trường cần thiết lập đường dây liên lạc giữa nhà trường với công an huyện, xã, thị, chính quyền địa phương có con em học tại trường để nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục HS trên cả hai địa bàn: trường học và dân cư. Cụ thể: Ở trường, phân công đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục pháp luật, an ninh trường học trực ban hoặc Ban thường vụ Đoàn trường thay phiên nhau trực liên lạc thường xuyên, báo cáo kịp thời khi có vấn đề. Tại địa phương, đơn vị công an huyện, xã thị cử đồng chí phụ trách như đội trưởng đội an ninh trường học thuộc công an huyện, xã thị Các đồng chi được phân công phụ trách có trách nhiệm lạc thường xuyên với nhà trường khi có vấn đề liên quan đến học sinh của nhà trường. Để phát huy hiệu quả đường dây liên lạc này, hàng tháng nhà trường và cơ quan công an địa phương cần có báo cáo bằng văn bản hoặc điện thoại về tình hình thực hiện pháp luật về chấp hành pháp luật ATGT và những vấn đề 30
- khác, báo cáo tình trạng HS vi phạm tệ nạn, vi phạm pháp luật tại nhà trường và địa phương để cùng phối hợp giáo dục hoặc xử lý. Khi thiết lập đường dây liên lạc giữa nhà trường và cơ quan chức năng, nhà trường và các đơn vị sẽ có được thông tin thường xuyên các vấn đề an ninh trật tự xã hội, đặc biệt là vấn đề liên quan đến mất an ninh trật tự trường học, các hiện tượng đối tượng vi phạm pháp luật ở các địa phương để chủ động các biện pháp đấu tranh phòng ngừa hiệu quả, đồng thời nâng chất lượng công tác giáo dục ý thức pháp luật cho HS trong nhà trường. 3.3.2. Phối hợp giữa nhà trường với GV, GVCN, Hội cha mẹ học sinh, ban tư vấn học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để giáo dục pháp luật cho học sinh. Học sinh ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Học sinh lại là người đã có trình độ nhận thức nhất định, vì vậy họ tiếp cận với những thông tin khoa học rất nhạy bén. Tuy vậy họ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể, các ban ngành trong nhà trường và xã hội cần quan tâm định hướng, tạo môi trường thuận lợi để học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cần tổ chức GDPL bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp học sinh, rèn luyện học sinh theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng, tuân thủ pháp luật. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong học sinh. Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục pháp luật trong nhà trường vào các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội LHTN, các câu lạc bộ nhằm thống nhất định hướng giáo dục ý thức pháp luật trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS. Cho HS tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: tình nguyện hè, thể dục, thể thao, đền ơn đáp nghĩa, , nhằm góp phần tạo môi trường thân thiện, môi trường hoạt động tích cực để HS tham gia. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên, các câu lạc bộ, ban hỗ trợ học sinh thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục phát triển nhân cách cho HS. Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, TDTT lôi cuốn HS tham gia các phong trào cho địa phương trong dịp hè, đó chính là tạo sân chơi lành mạnh nhằm mục đích giáo dục nhân cách cho HS. Trong quá trình GDPL, nhà trường thông qua giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ HS, ban hỗ trợ học sinh, các đoàn thể xã hội để đưa nội dung giáo dục pháp luật tới học sinh. Các tổ chức trong nhà trường có thể mời các chuyên gia pháp luật, các tình nguyện viên, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ 31
- tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của nhà trường dưới nhiều hình thức: báo cáo viên, người đỡ đầu, nhà tài trợ. Mời các cố vấn cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, câu chuyện pháp luật, , nhằm mục tiêu GDPL cho HS đạt hiệu quả cao hơn. Cách thức tổ chức với nội dung giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú sẽ giúp các em mở rộng tầm mắt, tiếp thu các kinh nghiệm, kiến thức pháp luật được nhiều hơn, hiểu biết pháp luật đầy đủ hơn. Điều đó sẽ tác động mạnh đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em làm cho các em biết sống, lao động, học tập, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Hình ảnh minh chứng về việc kết hợp các tổ chức trong trường để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại trường THPT Tân Kỳ. 32